Hôm nay,  

Chuyện Giáo Xứ Tôi: A Phóong

12/07/200300:00:00(Xem: 205432)
VIẾT VỀ NƯỚC MY Õ/ Gửi Thu Sáu 11-07 -03

Người viết: LONG NGUYỄN
Bài số 3247-845-vb3080703

Tác giả tên thật là Nguyễn Thăng Long, 50 tuổi. Sinh sống tại Oregon và Vancouver, WA, làm việc cho hãng Boeing Co. từ năm 1987. Loạt bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là "chuyện giáo xư tôiù". Lần trước, đã giới thiệu "cà phê Liếm" và "Ông Trùm Móm". Lần này là một nhân vật mới.
*

A Phoóng đổ mấy bịch ny lông to tổ bố xuống sàn. Chai lọ lăn tứ phía. Mỗi ngày A Phoóng đi nhặt lon từ sáng tới tối, la cà hết thương xá này đến shopping mall nọ thấy chai lọ là bỏ vô bịch, chỉ về nhà khi cái xe shopping cart vun đầy có ngọn hoặc trời đã ngả tối. Về nhà phải làm inventory từng món, cái nào refund cái nào không refund để riêng qua 1 bên. Ông bà ta có câu: nhất nghệ tinh nhất thân vinh thật không sai. Ra đường ngồi vào xe Lexus, dù đang ế vợ nhưng ngón đeo nhẫn cũng lấp lánh 1 cái cà rá hột soàn to bằng hột gạo. Ai biết ai lượm lon"
Tổ tiên A Phoóng ở bên Tàu. Ôm mộng phản Thanh phục Minh ông cố A Phoóng theo tướng Lưu Vĩnh Phúc xuôi nam lập căn cứ phục quốc gần biên giới Việt Bắc. Không biết phản Thanh thế chó nào mà lại tọt vô tận Chợ Lớn mang theo được mỗi đôi quang gánh dùng làm nghề buôn ve chai lông vịt. Ấy thế hết đời nọ đến đời kia nối tiếp. Cho đến khi A Phoóng được thân phụ trang trọng truyền ngôi cho cũng đôi quang gánh cũ ấy, đã lên nước bóng láng mồ hôi: "Ngộ hết xí quách dồi, cái lày ngộ iả (ddể cho nị". Thời buổi kinh tế thị trường có định hướng, đến chai lọ bây giờ cũng định hướng thành đồ mủ, nghề móc bọc ny lông đang trở nên 1 quốc sách. Chính phủ ta đã chẳng nói: đất nước ta tiền rừng bạc bể, Mỹ Nguỵ xâm lăng đất nước ta cũng vì tài nguyên bọc ny lông cả đấy. Nhân dân cứ chịu khó móc bọc chỉ trong vòng 5 năm thôi ta sẽ thành con rồng Á Châu ngay. Thế là ve chai ế. Vịt sống cũng chẳng có mà ăn lấy đâu ra lông mà buôn với bán. A Phoóng ôm mộng vượt biên. Ngày xưa chẳng biết làm thế chó nào ông cố A Phoóng tọt vô Chợ Lớn, ngày nay cũng chẳng biết làm thế chó nào A Phoóng tọt qua Mỹ, định cư ở Cali, mướn được cái nhà ở sát nách nhà cụ Trùm .
A Phoóng không làm nghề lượm lon. Nhặt chỉ vì bỏ thì phí của. Siêng thì làm không thì thôi.. Bắt đầu A Phoóng cũng có 1 cái nhà mua trả góp và 1 cái xe hiệu Lexus. Việt nam ta kỳ lắm. Ra đường cứ thấy ông nào đeo cà vạt, tay lấp loé mấy cái vừa lắc vàng vừa hột xoàn, lái xe Mercedes, Lexus thì ... phi cắt cỏ cũng làm nghề hớt tóc hoặc bài bạc chuyên nghiệp. Có những ông những bà weenkend nào cũng không quên lái chiếc xe ăn nói của mình đảo một vòng quanh khu business cho bà con lé con mắt rồi mới thay bộ đồ com lê, đánh bộ đồ nhì nhằng vô, lái chiếc xe cũ đi làm. Có những vị mất mẹ cả cái job bưng phở chỉ vì mải khoe xe xịn, đi làm trễ.
Chẳng HO cũng chẳng lính tráng gì mà A Phoóng cũng nằm trong diện oeo phe ngay từ lúc đặt chân lên đất Mỹ. Thế mới tài. Chẳng khó nhọc gì hết. Ðầu tiên là đi bác sĩ khai bị chứng mất ngủ kinh niên. Sau đó lên oeo phe giả bộ tửng tửng. Nói tiếng Mỹ tiếng Việt lẫn lộn, câu nào "yes" mà bà Mỹ phụ trách phỏng vấn người tị nạn có vẻ khó chịu, đang cười bỗng nghiêm mặt hẳn lại thì vội vàng nói "no". Cứ thế là nằm trong diện tâm thần ngay. Chẳng bao lâu vừa tậu nhà tậu cửa lại còn đánh được chiếc Lexus màu đỏ chói như chọc vào những con mắt ganh tị của đồng bào .
Dạo sau này người Mỹ tốt bụng ngày càng nhiều. Ra đường, gặp những công trình sửa đường sá, cầu cống, xây trường học, nhà thương v.v... bạn có thể nhún vai:
- Giời ơi. Chả tốt lành gì đâu. Tiền thuế cả đấy. Chính phủ cứ chờ người dân lãnh tấm check nào, cắt phéng đi 30 phần trăm thì xây cái gì chả được .
Nhưng bạn không thể phủ nhận rằng trong xã hội Mỹ, người hằng tâm hằng sản ngày càng nhiều. Có những vị giàu quá, tiền chả biết để làm gì, bắn tiếng cho nhà nước rằng để cho họ xây thư viện, xây sân vận động, cấp học bổng cho học sinh nghèo, nhà thương ... Lại có những vị lên TV, vừa diễn thuyết vừa rơm rớm nước mắt thương cho tiểu bang ta thua kém tiểu bang bạn, đề nghị bỏ tiền túi tặng không cho nhà nước hàng trăm triệu xài chơi. Chỉ xin được cấp giấy phép mở thêm ... sòng bài ở một nơi nào đó xa hẳn thành phố. Càng ngày sòng bài mọc lên như nấm. Phải !Sòng bài mọc lên như nấm. Chẳng ông Mỹ nào bảo ông Mỹ nào nhưng tất cả đều chăm sóc cộng đồng người Việt. Họ thương người Việt lắm.
Họ đối xử với người VN như bát nước đầy. Ở Las Vegas mỗi ngày lễ của VN như Trung Thu, tết Nguyên Ðán. .. họ đều có tổ chức ca nhạc giúp vui cho người Việt, vào cửa miễn phí. Tử tế đến thế là cùng. Có sòng chu đáo đến nỗi ngày 30 tháng 4 tổ chức .... ngày quốc hận cho đồng bào nữa mới quái. Sòng khác chơi luôn tưởng niệm giỗ tổ Hùng Vương, có Mỹ đen mặc áo dài sì sụp lạy bàn thờ quốc tổ trên sân khấu y như họ là con cháu bà... Jennifer Âu Cơ không bằng. Các ca sĩ như Mạnh Quỳnh, Như Quỳnh, Lưu Bích, Phi Nhung... đến trình diễn tay cầm cờ vàng 3 sọc đỏ rất là xôm tụ. Có ca sĩ chơi luôn bộ đồ Nhảy Dù đeo súng gỗ hát những bài ca thời chinh chiến cho những người già, có ca sĩ ăn mặc hở hang vừa rống vừa nhảy chồm chồm như phải gió giúp vui cho lũ trẻ. Hát xong xuống sân khấu là đánh bài, có ca sĩ thua cả tiền cát sê lẫn tiền túi.
A Phoóng thường nói các ông Mỹ ở Casino thương người Việt còn hơn thương chính họ. Hắn thường ví cái lão manager ở La Center với Chúa Giê Su, ngay cả cái thằng security đứng gác cửa cho Spirit Mountain nhìn cũng hao hao giống đức Phật. Này nhé, hôm nào bạn kẹt tiền, ví dụ là 5000 đi. Hỏi mẹ mẹ bảo tao chả có, hỏi bố bố giả vờ lãng tai, hỏi bạn bè thì từ xa nó đã tìm đường tránh mặt. Nhưng vô sòng bài muốn mượn bao nhiêu cũng được. Thế nên có bữa A Phoóng khóc hết nước mắt khi nghe tin một sòng bài bị bankrupt. Giáo xứ ta mấy phen làm lễ cầu hồn cho người Việt ... tự tử chết vì nghe tin sòng bạc bị đóng cửa. Cái bọn Việt Cộng thực là ác mồm ác miệng. Chúng độc nói xấu nào là cờ bạc là bác thằng bần, nào là hạnh phúc gia đình tan nát, nào là tư bản bóc lột người Việt v.v... Bọn chúng ghen ghét người Việt hải ngoại đó mà. A Phoóng chơi có bao giờ thua đâu" Thân lắm A Phoóng mới rỉ tai cho biết mánh khoé của hắn như sau:
- Chỉ mang đi 100.00 đô thơi. Thua thì nghỉ, về nhà ăn mì gói. Cái xe Lexus để ở garage, tạm ngưng đổ xăng đảo vài vòng ở các tụ điểm của người Việt. Không cầm bán bất cứ thứ gì mang tiền đi gỡ.
- Thắng 5000.00 là đứng dậy về ngay, không ham đánh thêm như những con bạc khác .Nấn ná ở lại chẳng chóng thì chầy sạch túi ngay. Lại có tiền đổ xăng, la cà các tiệm phở, móc tiền ra hàng cọc tiền trăm cho bà con lé con mắt .
Thằng cờ bạc nào chả chơi ngông. Có đến nhà chúng nó mới thấy thê thảm. TV chả có, đồ đạc toàn mua ở Goodwill, kể cả quần áo mặc ở nhà. Thế nhưng ra đường chúng nó sang lắm. A Phoóng có lần đáp máy bay đi tận Canada mua ... 1 chùm nhãn về trong ngày tặng cô bồ người Mễ. Ngông thế mới là ngông ! Tiền mua nhãn 10 đô. Tiền máy bay 400 đô. Ðược bạc huy hoàng như thế đấy. A Phoóng có lúc cao hứng nói phét:
- Ngộ là con nhà gia giáo. Tổ tiên ông pà ngộ làm quan thời nhà Minh nhiều lắm. Thằng cha cố nội ngộ làm tới chức ... chăn ngựa cho đức Sùng Chính hoàng đế. Ngộ xài sang quen dồi. Ngồi xe Lexus mà có khi còn pị ... đau lưng. Xe cũ ngộ ngồi hổng quen .
Dạo cụ Trùm dọn về ở bên cạnh A Phoóng thì cuộc đời A Phoóng bắt đầu xuống dốc. Tuy vẫn cờ bạc gạo kiếm tiền trả bill mà càng ngày thua nhiều hơn được. A Phoóng xin một chân thợ lôi ở chợ Ðồng Hương của bà Sáu trên đường Sandy. Chiếc Lexus vẫn không chịu bán. Vừa tiền tâm thần lẫn tiền thợ lôi, có bao nhiêu xả láng bấy nhiêu cũng lai rai đủ sống .
Nghề này A Phoóng học được bên Việt Nam. Việt Nam ta có 1 cái nghề tìm khắp nơi trên thế giới không đâu có. Ðó là nghề thợ lôi. Nghề này phát sinh từ bến xe Lam từ đời thủa nào chẳng ai biết nhưng nếu không có thợ lôi thì rắc rối lắm. Các bác tài xe Lam chẳng phải tranh giành khách của nhau vì lịch trình bến bãi đã được sắp xếp từ trước. Trước khi có lịch trình này, các bác tài gặp nhau trên đường lộ đua nhau về trước để tranh bến. Việc này gây tai nạn giao thông rất nhiều và lại vặc nhau bươu đầu sứt trán. Cho nên mới có 1 ông trưởng bến, sau này gọi là tổ trưởng, đứng ra lên danh sách cho mỗi xe theo thứ tự mà chạy chứ không bừa bãi như trước nữa. Nhưng 1 vấn đề do đó nảy sinh. Khách đi xe cứ thấy xe nào trống thì ngồi chẳng cần biết xe nào chạy trước, xe nào chạy sau, lại còn thấy xe chật quá dù chưa đủ khách để chạy, người ta tự ý xuống xe, ngồi xe khác cho rộng. Từ đó có nghề thợ lôi. Nhiệm vụ thợ lôi là chỉ cho khách xe nào sắp chạy, động viên khách đừng vì sốt ruột mà dời xe leo lên xe khác ... Mỗi chuyến đều có tiền công cho thợ lôi .
Bắt đầu từ xe lam, nghề thợ lôi phát triển sang mọi ngành nghề khác. Ta thấy thợ lôi ở bến xe đò, quán ăn, tiệm hớt tóc ... Tóm lại kinh doanh nào cũng có thợ lôi cả. Có khi các ông thợ lôi này lôi cả sư, đầu chả có tí tóc nào, vào tiệm hớt tóc. Có khi 1 cặp tình nhân vừa rời tiệm ăn mồm vẫn còn ngậm cái tăm, bị thợ lôi đưa tay nhúp cái tăm vứt đi, lôi vào 1 quán khác. Biết sao đây, thời buổi kinh tế thị trường .
Hàng ngày A Phoóng phải đứng ở bãi đậu xe, thấy ai đi ngang là lôi ngay vào chợ. Ngoài ra còn thu dọn mấy cái giỏ đi chợ, xe shopping cart cho ngay ngắn đẩy vào chỗ trước cửa cho ngay ngắn. Lắm bữa ế, A Phoóng lang thang xa lắm, lôi được những ông những bà vượt qua dăm ba đèn xanh đỏ, bốn năm phát quẹo phải quẹo trái vào chợ, bất kể người ta gân cổ:
- Tôi đi chợ rồi .
Bà Sáu thích lắm. Từ ngày có A Phoóng, chợ bà làm ăn khá ra. Lúc nào cũng đông khách .
oOo


Vừa sáng tinh mơ, còn co ro trong cái chăn rách, vừa bú ngón tay vừa lim dim ngủ thì thằng Ấc bị bà Trùm lôi ngay dậy. Chẳng nói chẳng rằng, bà lôi thằng cháu nội vào trong phòng tắm, mắm môi mắm lợi kỳ cọ tắm rửa. Ðã 8 tuổi đầu không phải bé nhỏ gì nữa mà không biết tự tắm 1 mình, nhưng không tắm cho nó thì chẳng bao giờ nó tắm cả. Vài lần hứa cho tiền đi bắn game, nó dội quàng vài gáo nước cho đủ ướt rồi ngửa tay đòi tiền công tắm. Thế nên năm hết tết đến, cứ đè nó ra mà tắm mới chắc ăn. Cháu giống ông là nhà có phúc, hai ông cháu ở bẩn như nhau.
Từ lâu Ấc coi cái mái tóc của mình là cái nùi giẻ tự nhiên, lúc nào cũng có sẵn. Mực giây ra tay, bôi lên đầu, chùi mũi cũng bôi lên đầu, ăn uống mỡ màng ra tay cũng bôi lên đầu. Tóc thằng bé cứ quện lại 1 nùi vừa cứng vừa dòn như bánh đa hay ví von 1 cách khác, dòn như những đôi vớ rách của bố nó. Bà Trùm thường tự an ủi:"Thế mà lại đỡ chấy, chả bù cho cụ Trùm, đàn ông đàn ang gì mà đầu tóc là ổ chấy. Ấy là mỗi tháng hai lần đều được bà cho tiền đi hớt: "Húi rõ ngắn nghe chửa" Tiền hớt tóc mà mua rượu thì về đây tôi hớt bằng búa"
Chả là đã mấy lần đi hớt tóc, cụ rủ thằng A Phoóng đi cho vui. Nói cho vui thì cũng chẳng phải. Thằng cả Trọng bận đi làm. Con Châu bận đi học, có đi đâu cũng phải nhờ thằng tàu hàng xóm này. Mả mẹ nó thằng tàu nào cũng thế. Tam thập nhi lập. Hễ 30 tuổi anh nào cũng nghiện rượu. Cái phong hoá người ta nó thế. Cụ Trùm thường nói vậy Với lại cụ cũng uống rượu chả thua gì nó. Thay vì đi hớt tóc, cụ với thằng A Phoóng mua ngay 1 chai hennessy bù khú với nhau hết mẹ nó cả tiền cụ bà cho để đi hớt tóc. Về nhà mang cái đầu bờm xờm với lại nụ cười trưcớ cái lỗ đen ngòm ở mồm vì hai cái răng gẫy, cụ bà chỉ biết chõ mồm qua nhà thằng A Phoóng chửi đổng. Nhìn dòng xà bông từ đầu cổ thằng bé chảy ngoằn ngoèo một dòng nâu đục xuống chân, xà bông cao cấp nhiều bọt mua ở chợ Ðồng Hương, xoa lên mình mẩy thằng bé thì chẳng thấy bọt đâu, màu trắng xà bông cũng xỉn ra, nhờ nhợ như nước ngâm vớ cụ Trùm. Mân mê con chim thằng bé, bà Trùm đăm chiêu: "Sắp phải lo tiền bạc sắm vợ cho thằng Ấc đây. Ông với cháu, rõ khổ !
Chuyện gì cũng có nguyên do. Trước ngày gẫy hai cái răng cửa độ hai tháng, con chó Bẹc Giê nhà thằng A Phoóng xồ ra đớp một phát ngay giữa bẹn mặc dù cụ chẳng trêu chòng gì nó. Nhìn sang thấy vắng, cụ vạch quần tưới qua hàng rào đỡ mất công vào nhà. Cái toa lét của cụ hồi này bị nghẹt. Ai ngờ con chó bẹc giê nhìn cái vòi phun nước thấy hay hay táp một phát.. Ði nhà thương. Ốm cả tháng. Thằng A Phoóng biết điều ra phết:
- Cái đó nị hổng còn xài được. Ðể làm gì.
Hắn móc túi "thền" cho cụ những 5000.00 đô. Hôm đó được bài. Sau đó chẳng thấy con chó bẹc giê đâu nữa. Từ lúc mất mấy con gà và tìm thấy mớ lông gà bên hàng rào nhà A Phoóng, cụ Trùm nghĩ thằng này dám ăn cả chó chứ chẳng bỡn. Mấy hôm sau, A Phoóng tha về một con chó bé tí. Kinh cung chi điểu. Cụ hãi cả con chó con .


Vui chuyện quên bố mất đang kể tới đâu. Hôm nay bà Trùm tắm cho thằng Ấc cũng có một lý do khác. Năm hết tết đến mọi thứ phải sách sẽ. Nhà cửa phải quét dọn, vườn tược cũng phải cắt cỏ cho vén khéo thì thằng Ấc cũng phải tổng vệ sinh. Sau đó là chở thằng Ấc đến nhà thầy Văn mắng cho một trận. Hai hôm trước thằng Ấc đi học Việt ngữ, đánh nhau với con nhà người ta, bị chúng nó thụi cho mấy quả sưng vếu môi. Về nhà, nó mếu máo nói với mẹ là thầy giáo ... đánh dù nó ngoan ngoãn nhất lớp. Hôm ấy bà Trùm nổi giận đùng đùng định xách tai thằng Ấc đến tận nhà ông giáo Văn chửi cho một mẻ, dạy cho lão ta biết thế nào là lương tâm giáo chức. Con người ta đẹp giai đáo để thế này mà lão thầy giáo nỡ thụi con bà. Sáng nay giời đẹp lắm. Xuân mà lị. Thường thường vào giờ này, khi sương mù còn la đà tầm tay với, bầy ruồi sáng lơ lửng trên đỉnh đầu chẳng hiểu bay như thế với mục đích gì, bây giờ cũng vắng bóng. Nơi nơi hoa lá xanh tươi, gió xuân hây hây thổi, vài chiếc xe vụt ngang thấp thoáng những khuôn mặt vui tươi như chưa hề âu lo chuyện kinh tế xuống dốc lẫn chuyện khủng bố khủng mẹ. - Một. Không nổ. Thằng Ấc tinh quái giơ 1 ngón tay chơi trò tiên đoán trong khi bà Trùm mắm môi mắm lợi vặn chìa khoá nổ máy. Hồi còn cái xe BMW thì chỉ vặn nhẹ một cái là nổ cơ đấy. Chẳng se sua gì đâu, chẳng nhẽ nhà thờ ai cũng Lexus với lại BMW mình lại đánh chiếc xe cà tàng thì làm sao lên thiên đàng được" Lại còn danh giá cụ Trùm nữa. Nghe thằng A Phoóng xúi dại,chở cụ lên thẳng Spirit Mountain nướng bay mất cái BMW của cái Châu dùng để đi học và chở hai cụ đi nhà thờ thì từ đấy cả nhà vét túi mua được cái xe Grant Torino to như cái xe bò, uống xăng như thằng Phoóng uống rượu, làm cái phương tiện di chuyển .
-Hai. Không nổ .
Thằng Ấc chĩa thêm 1 ngón nữa. Mỗi khi cụ bà ưỡn đít vặn cái chìa khoá là nó vội vàng đếm trước như 1 trò chơi lý thú lắm. Có lúc nó nói không nổ thì cái xe thổ tả lại nổ và ngược lại. Bà Trùm cũng chẳng lấy thế làm điều bực bội: "Trẻ con nó thế. Coi vậy chứ nó có hiếu lắm ". Bà Trùm có cái tủ tha được của tiệm Goodwill, đã cũ xỉn giá như nhà người ta thì cũng đáng chẻ ra làm củi nhưng được cái là có ổ khoá. Ngày ngày bà cất tiền trong đấy. Chẳng lo trộm đạo gì đâu, hiềm hồi xửa hồi xưa mấy lần bắt gặp cụ Trùm Móm mắt nhắm mắt mở, nửa đêm thức giấc mò tiền vợ gói trong cái ruột tượng vắt ngang lu đựng gạo. Từ dạo ấy, cái chìa khoá tủ bà buộc kỹ trong giải rút quần, chỉ rời ra mỗi lúc đi iả. Ấy thế mới khổ .
- Ấc! Ra ông bảo .
Mải coi hoạt hình trên TV, Ấc giật mình dạ 1 tiếng rõ to, chạy ù đến trước mặt ông, khoanh tay .
- Mày có thương ông không"
Mỗi lần cụ Trùm nói câu đó là 1 lần cụ sắp bày trò gì buồn cười. Ấc đáp:
- Dạ có .
- Bà mày đang đi iả. Cái chìa khoá ở chốc bàn độc ấy .
- Ðể làm gì hả ông"
Cái đầu bé tí của thằng Ấc chả tài nào hiểu nổi. Thằng bé ngây thơ hỏi .
- Ngu thế. Mau mở tủ ra lấy ít tiền ra cho ông. Chóng ngoan .
Cứ thế là chẳng làm gì ra tiền mà hai ông cháu, thằng nhớn thì rượu nốc tì tì, thằng bé thì bắn game đều đều. Thỉnh thoảng cụ bày trò đưa cho vơ một nắm tiền: "Mình đánh rơi tiền trong bếp này. Ðàn bà gì già đầu rồi mà còn đoảng". Chiêu này học được của thằng Phoóng, "chiến sĩ nhậu". Bà Trùm đi khoe khắp nhà thờ về đức thật thà của chồng con. Có lần bả ví cụ Trùm với Khổng Tử, thằng Ấc với Mạnh Tử .
- Ba. Không nổ .
Thằng Ấc chìa thêm 1 ngón tay nữa. Lần này "vận nội công" quá mạnh, khí từ đan điền chạy dọc ngang làm sao đó rồi tuồn ra đằng đít nghe 1 tiếng:"Tít". Thằng Ấc vội chữa:
- Nổ !
Thế này thì quá lắm ! Dựng cái xe không chịu nổ đâu vào đó, bà Trùm giơ bàn tay chuối già, mà 1 thời nào son trẻ, cụ Trùm Móm gọi là "bàn tay đưa anh đi gặp cuộc đời", vả vào mặt thằng bé:
- Nổ cái mả bố mày .
Sững sờ một lúc, thằng Ấc oà lên khóc, chạy ù vào nhà:
- Ông ơi bà đánh con .
Ngồi trầm ngâm bên đĩa đậu rán vàng khè. Ðợi mãi vẫn chưa thấy bà Trùm móc túi đưa tiền mua rượu, cụ ông nộ khí xung thiên:
- Alice ! Bà làm gì cháu ông đấy .
Gọi cụ bà bằng tên Mỹ là cụ ông cáu lắm rồi đấy .
-Làm gì" Nó hỗn thì dạy nó chứ sao" Ðịnh bênh nó phỏng"
- Mới sáng ra đã sanh giặc. Thế bao giờ mới đưa tiền mua rượu cho ông"
Bình thường thì bà Trùm vẫn tốt nhịn, hôm nay chả hiểu sao, ở ngoài sân cong cớn, quai miệng nói chõ vào:
- Này này hai ông cháu vừa phải thôi chứ. Gái già này khổ lắm rồi. Ra chuồng chồ mà uống đỡ đi. Gái này không có tiền .
Bốc miếng đậu phụ rán còn sót lại bỏ vào mồm, cụ Trùm lẳng cái đĩa không ra cửa trông y như ám khí trong phim chưởng:
- Mả mẹ mày đồ lăng loàn trắc nết .
-Soảng ... Không thèm nhìn mảnh vụn cái đĩa tung toé dưới chân, bà Ru vội nổ máy xe. May phước, lần này máy nổ:
- Tôi đi, mặc hai cha con ông sống sao thì sốn .
Tiếng máy xe rú lên, rồi cái xe xì ra một làn khói xanh vần vũ. Chả biết bà Ru đi đâu, chắc về nhà thằng Meta, con đỡ đầu như mọi bận giận chồng trước. Phen này hai ông cháu ăn cái tết chắc thê thảm lắm. Tiền đâu cho thằng bé đánh bầu cua, tiền đâu cho thằng lớn mua rượu"
- Bà mày có để chìa khoá ở nhà không hở"
Hỏi thì hỏi thế chứ cụ biết tỏng. Có bao giờ bà Trùm lại rời cái chìa khoá.
oOo

Hôm nay cái Châu diện lắm. Từ lúc có cái vụ internet cô nàng sinh ra làm dáng tợn. Ði đâu cũng lôi những thứ lỉnh kỉnh những vôi, phấn trét vào mặt. Mắt thì có cái kìm bóp một phát, lông mày cong tớn lên, chớp chớp nom đến hay. Bôi ít nhọ hai bên sống mũi cho nó đỡ tẹt, tóc thì ruộm vàng 1 góc nom như kiểu bãi cỏ nước tưới không tới. Ấy là nàng chủa dám xỏ một cái bù loong qua lưỡi như chúng bạn cho hợp thời. Nàng sợ đau với lại ngại hóc như hóc xương.
Các anh internet gọi nàng là thi sĩ Gió Xuân vì nàng làm thơ tài lắm. Bài :"Em là trinh nữ giời bắt đẹp" của nàng" được các anh chàng ế vợ internet ca tụng là KimVân Kiều của Nguyễn Du cũng không sánh nổi. Báo biếu các tiểu bang thi nhau bình luận, phân tích khuynh hướng mới trong thi ca Gió Xuân ì xèo, lôi hết cả lý thuyết lăng nhăng nói về văn chương hải ngoại mà Gió Xuân là tiêu biểu ra bàn cãi. Các ông hết phê bình xoay sang chửi nhau, gọi nhau thằng nọ thằng kia đủ quẻ. Có ông ngày xưa trốn quân dịch tố cáo ông cải tạo 10 năm là Việt Cộng chỉ vì những bài thơ của Châu. Rồi mồm sinh nói nhảm là thế .
*
Bà Trùm giận chồng rồi. Như thường lệ bà qua nhà Meta vài bữa rồi về. Chả cần cụ Trùm Móm năn nỉ bà cũng về. Bà giao cho cái Châu lo đi chợ Tết cho ông cháu chúng nó .
- Nhớ mua cho bố mày vài chai rượu với lại lì xì cho thằng Ấc. Bà nói với cái Châu thế .
Nhác trông thấy cụ, cái Châu và thằng Ấc mãi từ xa, chẳng ngó ngàng xe cộ, thằng Phoóng băng qua đường
- Mời anh chị quá bộ vào chợ em. Hôm nay sale nhiều thứ lắm .
Gớm quen mồm nói thế chứ A Phoóng biết thừa anh chị này. Hàng xóm cả lại là bạn nhậu. Cụ Trùm thắc mắc:
- Anh chị nào thế hả Phoóng .- So di. Tui quên. Mời hai cha con qua đường .
Thằng Ấc mau mồm:
- Ba cha, con, cháu nôi nữa chứ không phải hai .
Cụ Trùm không bỏ tật nói kháy:
- Từ lúc ăn gạo ba con nai ở chợ này, Mặt mũi chú mày dúm dó quá. Lại còn sinh tật hay quên nữa đấy .
Ba ông cháu bước vào tiệm bà Sáu .
Hôm nay chợ đông lắm. Bà Sáu mặt tươi tỉnh vừa đếm tiền thoăn thoắt, vừa chào hỏi khách đi chợ nhưng mắt vẫn dán vào cái xấp tiền trên tay .
- Năm mới mạnh giỏi .
Ai bà cũng nói câu đó. Chẳng thèm nhìn. Sáng giờ bà chúc mừng năm mới nhầm thằng Phoóng ... 8 lần rồi. Có lần cáu quá bà la:
- Ðã nói ở ngoài bãi đậu xe. Vô đây làm gì .
Châu bảo bố:
- Bố lại hàng thịt mua cho con ít thịt lợn quay. Bảo nó lọc xương ra rồi hẵng cân .
"Nó" đây là lão Tống. Lão này gian lắm, miếng thịt nửa ký đem về nhà cân lại chỉ còn 400 grams. "Giời nắng thế lày thịt ló ngót chứ chợ em có buôn bán điêu ngoa như thế bao giờ ". Chẳng hổ danh gái 18 thôn vườn trầu, cái Châu tả xung hữu đột, hẩy cái mông đít làm 1 ông lão đang chúi mũi ngửi chậu măng ngâm nước ngã dúi mặt vào chậu, đưa cùi chỏ huých vào mạng mỡ 1 bà việt kiều đứng lớ ngớ, giật 1 con cá từ tay của 1 bác nhà quê mới lên tỉnh, chỉ 1 ngoắng, 2 cái túi xách lớn căng đầy những bún khô, măng, miến, cá, thịt ... dủ quẻ lại có cả 2 chai rượu Lúa Mới của công ty rượu quốc doanh Bình Tây mà nhà nước cướp được của dân từ hồi mới giải phóng. Nhớ cũng được chia phần xách cái túi nhỏ. Chẳng hàng ngũ gì sất, Nhung lách vô đầu 1 hàng người dài ngoằng chờ tính tiền:
- Tính cho em trước, em có việc gấp .
Một anh thanh niên mặt tinh những mụn trứng cá, đứng đằng sau định mở mồm phản đối, Châu ngoái lại, nghiến răng, trợn mắt:
- Muốn gì" Hử"
Anh chàng khiếp quá ngó đi chỗ khác. Ngoảnh đi ngoảnh lại, anh chàng lẩn mất từ lúc nào. Bà Sáu cười toe toét:
- Năm mới năm me ... Ngoái vào trong nhà trong: " Ðê Vịt ơi lấy cái que đuổi ruồi ra cho mẹ". Thằng Ấc thầm nghĩ: "Vây mà cứ tưởng năm mới năm me, lấy que chọc đít ".
Bà Sáu tiếp:
- Chúng em chúc hai anh chị và cháu một mùa xuân hạnh phúc, làm ăn phát tài nhé.
Vẫn hai anh chị. Bực quá.
Một thằng bé ở trần, mặc độc mỗi cái quần sà lỏn trễ rốn, những đường gân xanh ngoằn ngoèo quanh cái bụng ỏng nhiều sán lãi hơn là cơm canh, lỗ mũi 2 dòng thò lò cái thụt ra cái thụt vào, linh động không ngừng, thỉnh thoảng từ cái mồm toàn răng sún, cái lưỡi thè ra, liếm ngược lên trên. Thằng Ðê Vịt, vua trốn học, bạn bắn game với thằng Ấc, mang cái que đuổi ruồi cho mẹ. Mặc cho đám người lớn đứng tính tiền, 2 thằng bé rủ nhau ra trước chợ, bàn tính mưu trốn học sau kỳ nghỉ Tết .
oOo
Cái Châu luôn tay luôn miệng. Vừa rửa rau, vo gạo, thái thịt, bày biện bánh mứt ra bàn. Có cả lỗ tai heo ngâm dấm đặt 1 góc mà Nhung nói là nhậu rất bắt rượu. Nó còn nói là trong Ti Vi người ta nói cái nhà ông võ sĩ Mỹ đen tên là Mike Tyson rất thích món tai ngâm dấm này. Rượu có đấy, thịt cá ê hề đấy mà lão Mong cứ nghệt mặt ra như người táo bón. Cái Nhung so đũa:
- Bố xơi đi cho thằng Ấc nó ăn với.
Mẹ cha cái lão Khổng Mạnh ngày xưa, bày ra lắm trò. Ăn uống thì cứ mạnh ai, nấy gắp có tiện hơn không" Sao lại cứ cha mẹ nhúng đũa rồi con cái mới được phép chi cho rắc rối. Nhắp 1 ngụm rượu nuốt đánh ực, khè 1 tiếng rõ to, cụ lại trầm ngâm không đáp. Cụ đang hồi tưởng.
Cụ nhớ năm 1975 Sài Gòn giải phóng kéo theo là đói cả nước. Giá mà chỉ dân đói thì nhà nước cũng chẳng lo, đằng này các bố trong bộ chính trị cơm rượu thịt thà cũng kém đi chất lượng. Tình cảnh này nói theo văn chương cách mạng là thời kỳ quá độ cho một Xuân tóc đỏ ra đời. Nhà nước ta nửa đêm lôi 1 bác sĩ tốt nghiệp ở đâu bên Liên Xô tên là Tôn Thất Tùng, đưa lên đài truyền hình Sài Gòn (Lúc đó nhà nước ta chưa rỡ được thiết bị truyền hình miền Nam khuân về Bắc) đọc 1 bài phát minh coi như trí tuệ nhất nhân loại: 3 bó rau muống bổ bằng 1 kí thịt bò. Dĩ nhiên cũng trình làng những công thức toán, những phản ứng hoá học, những phương trình gì đó để chứng minh cho mấy chục triệu cái bao tử lép kẹp cả nước lé con mắt. Thế là trừ các ông trung ương, cả nước thi nhau ăn rau muống. Còn lão bác sĩ thổ tả ấy thì được làm bộ trưởng y tế của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Ðộc Lập, Tự Ro, Hạnh Phúc. Bà Trùm từ khi đọc được tin ấy chỉ cho chồng ăn rau muống, có bữa chỉ rau muống thay cơm. May phước lúc đó thằng Ấc chưa ra đời để ăn rau muống với ông. Riêng bà Trùm thỉnh thoảng vẫn lén chồng, ra chợ ăn hết bún riêu cho đến bánh đúc .
Chẳng hiểu cái bao tử phản động của cụ Trùm không chịu hưởng ứng chính sách của đảng, biến rau muống thành thịt bò hay tại nốc nhiều rượu quá mà một hôm lăn quay ra phải gió. Trận ốm kinh hồn ấy bây giờ cụ Trùm còn nhớ. Chân thì dãy đành đạch, mồm thì sùi bọt mép, lại còn ra cái điều giối giăng:
- Mình à! Chắc tôi không sống nổi cho đến ngày tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa. Cái chiếu hãy còn mới, đừng đem bó xác tôi cho phí. Cứ quẳng mẹ xác tôi vào sau vườn thằng chủ tịch phường cho tiện .
Bà Trùm cõng chồng đi đến trạm xá phường, vừa bạn nhậu, vừa là dược sĩ phường, có bằng khen của tỉnh đàng hoàng. Công việc của dược sĩ phường là mỗi ngày bốc rỡ từ xe bò những lá lảu, cây cối vặt đâu trên rừng, băm nhỏ, hất ra sân, phơi phóng làm thuốc. Bốc 1 nắm Xuyên Tâm Liên, cũng là phát minh khoa học của ngài bác sĩ Tôn Thất Tùng mới sáng chế, đưng lưng 1 thúng dưới gậm giường, chẳng gói ghém gì cả, tuồn đại vào túi bà Trùm, vẫn cong lưng cõng cụ:
- Về cho uống mỗi ngày 3 viên, uống với rượu cho mau dẫn .
Có rượu thì cụ Trùm tỉnh ngay. Chỉ vài hôm lại thấy vợ chồng cụ rượt đuổi nhau cùng xóm vì ghen tuông ngậu xị cả xóm .
Cái hồi tưởng 1 thiếu phụ cõng chồng trên lưng đi chữa bịnh bước xiêu vẹo, thấp cao trên con đường đến nhà lão dược sĩ phường, hôm nay đây, giữa bàn tiệc xuân rượu thịt ê hề, có con bé Châu vừa ngoan vừa đảm đang quán xuyến, có thằng cháu giai nhấp nhổm chờ ông gắp mà giá như còn bé, thằng Ấc bắt cô Châu, nhai cơm mớm vào mồm nó, giờ đây hiện ra mồn một trong trí nhớ. Dẫu sao cơm nhá lại của cô cũng không hôi mùi giầu cau như mồm bà Trùm. Cái Châu gắp miếng thịt quay bỏ vào bát của cụ:
- Ăn đi cho cháu nó ăn với. Năm mới chúc bố mẹ sớm thuận hoà, làm ăn phát tài cho con mừng .
Bố thì đây mà mẹ ở đâu" Ngước nhìn tấm hình chụp ngày cưới ẩn hiện lung linh dưới ánh đèn dầu, dưới có hàng chữ: Ðích Tuyết trăm năm hạnh phúc treo hững hờ trên vách mới chụp lại năm ngoái, cụ Trùm ứa nước mắt. Bóng 2 ông cháu thằng Ấc ngả vào vách hao hao giống hòn vọng phu ở Nha Trang. Chắc thuộc loại hòn vọng phu đực .
Xa lắm khuất sau ngã tư, xa hơn cả cái a pạc tơ măng nhà anh Liêm, nơi thỉnh thoảng văng vẳng tiếng nhạc cải lương, dưới ngôi nhà bé tí của Meta, bà Trùm đang rửa bát, bỗng nghĩ gì, ngừng tay, đần mặt lại. Hẳn bà cũng chạnh nhớ đến ông cháu thằng Ấc .
Metamorph.
LONG NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,206,650
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến