Hôm nay,  

No Smoking!

26/06/200300:00:00(Xem: 128036)
Người viết: LÊ ĐẶNG
Bài tham dự số 3235-833-vb20623

Tác giả Lê Đặng, cựu Thiếu tá Hải Quân QLVNCH, hiện cư trú tại Anaheim, đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*
Cứ mỗi lần va chạm trước cái bảng chần dần "No Smoking", tôi cảm thấy ngứa ngáy làm sao ấy& Tham dự buổi tiệc vui gia đình, đi đám cưới vào nhà hàng, thậm chí có việc vào Rest Room, chỗ khỉ nào cũng có nằm, nó dán chềnh -ềnh đập vào mắt
Dân them thuốc đi hội hè mà có chút rượu vào, đố khỏi tòn ra ngoài cửa nhả khói. Nghĩ lại, lắm khi cũng tự mình bực lấy mình. Cơn ghiền đến, hay có chút niềm vui, có chút gì phải suy nghĩ, cứ y như rằng phải gắn cái của nợ này lên môi phì phèo, lỡ mà đi trên đường phố, để ý mà xem thiên hạ lơ-láo nhìn mình. Các bà có dẫn con nít cũng nhẹ nhàng lách con mình ra khỏi " vùng hỏa lực". Thuốc tàn điếu, muốn quăng cái đuôi cũng là cả một vấn đề. Lúc phải tiếp xúc với phái nữ, mặt cứ ne-né sang một bên, sợ phát ra mùi hôi miệng- cái mũi của qúy bà thính lắm, cứ hơi thuốc, hơi rượu là bắt mạch được ngay. Có lần đi dự đám cưới tận SanDiego, qúa giang xe bạn đời 2000. Đường dài, để tráng buồn ngủ, tôi lôi thuốc ra hút. Ông bạn chủ xe quạt liền :
- Xe của con gái tao, nó sợ mùi thuốc lắm, tắt đi cha nội!& Đành tịt thôi.
Cũng tội cho phe hít, đâu chỉ có phe mày râu vấp phải cố tật này, cứ trông các bà tóc vàng, tay cầm vô lăng, tay kè điếu thuốc hiếm gì"
Xứ cờ hoa mà! Văn minh, tự do, cấm thì cứ cấm, cộng thêm chữ nghĩa in ràng-ràng bên hông gói thuốc, lưu ý hút thuốc có hại cho sức khỏe, các bà có bầu né đi v.v. Ai nhả khói cứ nhả, ai cấm mặc cấm. Mấy dòng chữ đó hình như bị khói thuốc xóa nhòa cả, chả ai nhìn thấy, hay chẳng cần nhìn thấy.
Thuốc bán tha hồ bầy la liệt, hang xưởng sản xuất thuốc cứ ồ ạt tuôn ra thị trường đủ loai nhãn hiệu, đủ cở dài ngắn. Các đại ca xi-gà, thuốc píp còn hách-xì-xằng hơn. Muốn tê-lê-mê vơí cở bự này còn lắm gay go cấm đóan. Tóm lại, muốn cho đỡ ghiền hợp-pháp, nhập phe đồng điệu, chỉ chịu khó bật TV. xem phim. Đủ loại tài tử Âu Á đóng phim, Ôi chà! Phun khói bất phân thắng bạI, đâu cần phân biệt ở trong nhà, ở công sở, hay nơi công cộng. Vụ này các nhà Đạo-diễn hình như muốn gíup diễn viên bớt thừa tay chân, hay muốn nhấn mạnh về một nhân vật có thói quen cần làm cho nổi bật. Ở nhũng đọan này, cứ trố mắt mà nhìn cũng chẳng tìm đâu ra cái bảng No Smoking!
Nói sao thì nói, bỏ được hút thuốc cũng tốt lắm. Trước mắt dè sẻn thêm tí tiền, tạo thiện cảm cho ngườI xung quanh, lại nữa , tai đỡ phải nghe các lời:" Biết rồi, khổ lắm nói mãi!"
Theo thiển ý tôi, hầu hết phe nam ở Việt Nam đều thiện nghệ về cái thú này. Lằng nhằng thì chơi thuốc rê, thuốc vấn sẵn, điếu cày, khá hơn thì thuốc gói. Tay chơi chọn nhãn hiệu xịn hơn, phaỉ thuốc ngoại cơ! Khói thuốc tha hồ phun ở bất cứ nơi nào, thậm chí những nơi cần cấm, cũng hiếm thấy cái bảng oan gia No Smoking. Có cái lạ, ít ai ca-cẩm về tác hạicủa thuốc đem đến bệnh hoạn, tử vong, trái lại còn cho đó là một thứ không thể thiếu để làm cho thư giản tâm hồn. Nói chi đến các tay có máu văn-nghệ, văn gừng... có lấy roi phết thật kỹ vào "đ..." cũng phe lờ. Lắm ngài còn chơi tiên nâu, bắn khỉ với dọc tẩu để tận hưởng thú đi "mây về gío" và tìm cảm hứng cho nghề-nghiệp
Thụt lùi chút xíu, "cụ" nào đã học đại học " Tù Cải Tạo", không mấy ai mà không đậu cái bằng :" Điếu Cày". Chả là khí hậu núi rừng lạnh gía, lao cực hằng ngày lại thêm nỗi nhớ vợ con, thăm nuôi thì họa hoằn, có gì để giải trí, để nuôi dưỡng tinh thần ngắc ngoải đợi chờ một cách vô vọng ngày thoát cũi sổ lồng bằng " Học tập Lao Dộng Điếu Cày. Nhiều "cụ" được thả ra tù, về nhà vẩn còn vấn vương cái thứ này khá lâu mớI dứt áo, tuyệt tình đươc.Nói đâu xa, ở xứ Mẽo này, cũng có nơi bày bán đủ thứ từ điếu bát, điếu cày và thuốc lào Thuốc lá bị lên giá soành-soạch đến chóng mặt, thế mà các đệ tử khói, vẫ n đâu chồn chân. Cô nàng thuốc này đỏng đảnh hơn rượu, ít khi bị hỏi tuổi lúc mua, còn anh chàng rượu hễ thò tay xách thùng bia đến quầy trả tiền là được lịch-sư hỏi :" Ai Đi"(ID)Rõ nởm :" Bố đi chứ ai đi !" Không biết trò hỏi giấy tờ này, thoảng mới chộp một người để làm tuồng, hay trông gà hóa cuốc, nhìn lão già thành cậu nhóc dưới 18 tuổi chăng" Nếu như thế, qủa là tuyệt cú mèo! Nhiều tiệm mang bảng : Payless Cigarettes, nhưng xin đừng tưởng bở, đụng vô gía cũng không vừa. Lác đác vài chỗ buôn bán kiểu VN. thường kêu là tiệm tạp hóa, vẫn xuất hiện giá 30 tì cho cây 555 v.v. Dân hút liền môi rất rành mấy tổ tò-vò này.


Tin đồn trong giới "ống khói tàu" loan truyền, có ông "Mít" thuộc cở lý-lịch dầy cộm về tay nghề hút, những ngón tay kẹp thuốc đều lên màu nghệ vàng ệch trên các móng. Tay này rất biết thân, hễ tới cử phải ăn thua, là lỉnh ra ga-ra bách bộ chiến đấu. Cẩn thận như vậy, nhưng đâu có xong. Bà xã ông ta bực bội vì chốc chốc lại nghe tiếng rột rẹt mở cửa, nhứt là đang châu-bẩu xem phim chưởng dến hồi gay cấn. Nhịn mãi, nguýt dài, nguýt ngắn vẫn chứng nào tật nấy, lại thêm ám ảnh bởi các bà thầy dùi thêm thắt. Nổi cơn tam bành " Bảo vệ sức khoẻ", bà "Lét đi phượt" này vốn đã thuộc nắm lòng cái vụ mớm cơm Ly-Dị. Dễ ợt, chỉ cần "xừ luỷ" làm tới mình chịukhông nổi, như : Thằng chả ngủ ngáy rền trời, nước miếng, nước dãi lòng thòng. Nằm mơ hét tóang, ngủ gác chân nè, thậm thọt đi ăn lẻ nè,hôi nách nè& Nói chi là "bập bập" tối ngày, cái miệng hôi rình, lỡ để hắn "bú mồm" một phát, thì eo-ơi! Cứ mà lộn mửa!&" Đi vzọt, đi vzọt" là vừa! Đủ cớ, đủ chứng lắm rồi!
Giận hờn là vậy, dẫu sao cũng gốc , cũng nguồn " Ngàn năm Văn Hiến", lại còn cái câu chết dở "...Gái chính chuyên một chồng", đâu dễ gì đùng một phát mà lôi nhau ra tòa . Gượm, gượm đã, đợi xem ông tròi thần này ra sao rồi sẽ tính cũng chưa muộn. Nghĩ lại, ông mãnh này cũng còn được việc, dù là cái điếu thuốc nho nhỏ như đuôi con "thắn lằn" nhưng gắn vào "môi" phập lên, phập xuống cũng hay hay, được việc !
Xứ Mỹ phong trào khuyến dụ bỏ thuốc mạnh mẽ và thường xuyên. Các khu vực công cộng như Nhà thờ, chùa chiền, trường học, bệnh viện đều cấm trương bản, cắm cọc rao chào hàng thuốc lá&. Anh VN, mới đây, theo báo chí cũng nhẩy sổ vào chương trình cấm kiếc loạn-xị thuóc này.Loan báo sẽ cắt xén các đoạn phim có màn hút thuốc( có mgoại lệ). Biện pháp trình làng là thế, nhưng phải đợi hạ hồi phân giải.
Tối ở trong tình thế "chẳng đặng dừng.cứ phải lăm le "Cai" thuốc. Chợt lại nhớ câu đáng ghi vào Guiness :" Đã chôn điếu xuống, lại đào đếu lên!" lại ấm ức, ngập-ngừng& Cuối cùng thì một chống sao lại mười, tôi quyết định " Tự Trị ", không dám bén mảng đến cửa bác-sĩ, biết đâu mấy quan đốc này lại lằng nhằng này nọ, hay thẩy đánh bộp vào một chương trình cai nghiện nào đó, thì chỉ có " Rũ Miệng!".
Theo chỉ dẫn của các sư phụ đức cao trọng vọng, tôi mua loại thuốc ngậm mới có "ép-phê", , 48 thỏi, na ná như kẹo gum về thoải mái ngậm.
Theo đúng bài bản hướng dẫn trong hộp thuốc, cũng như của các sư phụ, tôi trịnh trọng thi hành :
- Dán 3 mẫu hình có in hình đỏ choé : No smoking vào bàn làm việc, đầu giường ngủ và Rest Room.
- Vứt vào sọt rác, không thương tiếc: hộp quẹt nè, cây thuốc còn nửa nè, gạt tàn nè!
- Nhai kẹo đúng giờ, không được ăn hay uống trước 15 phút khi bỏ kẹo vaò miệng.
Tôi ước-lượng nếu kết qủa tốt đẹp chỉ hao tốn cở trên trăm. Rẻ chán! So với tiền đốt cũng xêm-xêm.
Được hai mươi ngày, tôi qủa thật chẳng ngó ngàng gì đến thuốc lá, chẳng thèm hơi men. Thấy người ta hút, tôi vẫn lạnh nhạt. Đôi lúc gập bạn bè chìa thuốc mời hút, tôi nhếch mép xua tay, mặt lộ vẻ khinh-khỉnh.
Sự đột biến này làm cả nhà tôi vui mừng đến há hốc mồn, nhứt là thằng con trai ở chung nhà có" ba-bì" ba tháng tuổi, hoan nghênh hết mình, mời cả nhà ra tiệm $1.99 mừng thành công! Bà xã tôi, đệ tử của phim chưởng , xoa tay phán một câu rặc mùi phim Chệt "Đó là ý Trời!".
Hiệu qủa của thuốc cai dần lùi mà chẳng tiến! Tôi bắt đầu thấy lạt mồm, lạt miệng, hễ ngửi mùi cá, chiên xào là lánh mặt, bữa ăn may lắm độ chừng lưng chén. Vào những buổi sáng, ngồi bên ấm trà mới thật là khốn khổ, cứ như là có trăm ngàn con kiến bò lên, tụt xuống trong người. Tôi chống chỏi đến phờ phạc. Đành thôi, chỉ còn dùng lý-sự cùn biện bạch cho việc ngả nón chào thua mà thôi. Dù có mồm năm, miệng mười, cũng không "cả vú lấp miệng em" được! Tôi mất đi sự kiên cường, dễ dãi nuông chiều cá tánh, dể trở về "con đường xưa lối cũ".
Tôi tư an-ủi với cái cớ rất ư là bình dân giáo dục:
- Bỏ mặc, tới đâu thì tới, gìa sắp xuống lỗ đến nơi, còn kiêng khem nỗi gì"
- Điếu thuốc lá lại chào mời!
Đến bây giờ tôi mới thấm thía câu " Vợ chồng cũ, không rủ cũng đến". Ngậm nó lại trên miệng, thật bố khỉ, lại có vẻ đậm đà, thấm tháp hơi hơn trước. Bao thuốc lại càng mau... tỗng ruột !
(Kẻ hèn kể khổ, không nhằm cổ võ cho sự việc ca-cẩm trong bài!)

LÊ ĐẶNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,316,943
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.