Hôm nay,  

Con Mắt Lười Biếng...

26/06/200300:00:00(Xem: 170349)
Người viết: XUÂN PHƯỢNG
Bài tham dự số 3234-832-vb80622

Tác giả tên thật Hoàng Ngọc Hoà, từng được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2002, với bài viết "Bảo Tồn Di Tích Cổ" Công việc của ông Hoà là Phụ tá giám đốc Quản trị thành phố (Assistant to City Manager), kiêm quản trị và tái thiết (Community Redeve-lopment Agency) tại một thành phố phía Nam tiểu bang Florida. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*
"Hữu Duyên Thiên Lý Năng Tương Ngộ,
Vô Duyên Đối Diện Bất Tương Phùng"

Hắn sinh trưởng và lớn lên trong một đất nước chiến tranh, loạn lạc. Thành phố nhỏ nơi hắn sinh ra, không biết bao nhiêu bạn bè của hắn đã nằm xuống, vì những viên đạn vô tình, thành phố mà hắn có khá nhiều kỷ niệm vui buồn về con mắt của hắn.
Trước khi sinh hắn ra, có ông thầy bói trong làng bảo với mẹ hắn, bà sẽ sinh quý tử, nhất định sẽ là con trai và phải có một cái tật nhỏ, ông nói: "có tật có tài, sau nầy tiếng tăm lừng lẫy nước ngoài", thế nhưng lúc hắn ra đời, mẹ hắn không thấy có tật gì cả, chỉ thấy con mắt trái nhỏ hơn mắt phải tí xíu, nhìn kỹ mới thấy được, nên bà cũng hơi lo, không biết ông thầy bói có đúng không.
Thời đó phần nhiều dân sống trong làng ai có con cháu sinh ra cũng đều đi xem bói hay chấm một lá số tử vi, xem sau này vinh hoa phú quý hay không. Trong một đất nước nghèo nàn, chiến tranh đang lan tràn, tin tưởng vào tướng số và bói toán hay mê tín dị đoan phần nào làm cho người dân cảm thấy có được sự tự tin, dù họ vẫn biết rằng "phúc đức thắng số".
Vào lớp tiểu học vỡ lòng trong làng, con mắt trái của hắn hơi bị lệch đi chút xíu. Những đứa trẻ cùng lớp của hắn hay chọc càng làm hắn bực mình thêm, lúc đầu hắn cảm thấy khó chịu, sau trở thành quen, không còn để ý những lời chọc ghẹo từ chúng nữa, cứ chăm chú học. Bù lại, hắn được các thầy cô thương mến vì học giỏi và viết chữ đẹp nhất lớp, thường được chọn lên bảng viết để các học trò bên dưới chép lại.
Hắn thi đỗ "càng cua"(concourse), cuộc thi tuyển chọn chỉ nhận 200 học sinh trên số dự thi hơn 3000 để vào lớp đệ thất trường trung học công lập lớn nhất thành phố. Đây không những là vinh dự, mà còn bớt nỗi lo về tài chánh cho phụ huynh. Các học sinh kém may mắn hơn, nếu cha mẹ có tiền gởi học các trường tư thục, còn không đành về quê làm ruộng hay đi lính. Mấy đứa trẻ hay châm chọc hắn, thường ngày ít lo học nên "trượt" cũng khá nhiều. Bớt được một số "kẻ thù", lên trung học hắn lại gặp một đám ngỗ nghịch mới, nhưng rồi hắn đỗ "primere", tú tài phần nhất rồi phần hai thứ hạng cao nên được tiếp tục đại học, không phải thu xếp vào quân trường như đám bạn của hắn, (định nghĩa "bạn" của hắn là những người không trêu chọc cái tật nhỏ của hắn).
Thời đó, trẻ con trong làng, trong lớp lúc chơi hay đánh lộn nhau thường mang tên ông bà cha mẹ ra chửi, hay những tật xấu của người khác làm trò đùa. Thế hệ nào, thời gian nào cũng có những đứa trẻ ngỗ nghịch. Nơi hắn sinh ra và lớn lên cũng không tránh khỏi tình trạng nầy, hắn buồn nhưng để trong lòng ít khi nói ra. Mẹ hắn đưa đến bác sĩ chuyên khoa về mắt thì họ cũng bảo không có gì. Thời đó giải phẫu là một điều hiếm thấy, bác sĩ về chuyên môn không có nhiều, phương tiện y khoa còn hạn chế, nên hắn đành bó tay dù biết có tốn bao nhiêu chăng nữa, mẹ hắn cũng dành dụm, kiếm cho được để chữa cho hắn. Lúc lên một tuổi, cha hắn hy sinh cho Tổ quốc khi ông đưa đoàn quân từ Huế ra Quảng Trị và bị địch quân phục kích ngay tại Đại lộ Kinh hoàng, một mất mát lớn cho hắn và gia đình không những về vật chất mà cả tinh thần, hắn nghĩ không chừng ông còn sống, có lẽ ông sẽ kiếm cách đưa hắn đi ngoại quốc chữa bệnh.
Bốn cái xấu mà bọn trẻ con trong làng, trong lớp hay mang ra đùa giỡn là nhất lé, nhì lùn, tam hô tứ sún. Với y khoa và tình trạng tài chánh thời đó, những tật nầy thường không được chữa trị, ai nhỡ sinh ra, có tật, đành chấp nhận.
Tại Mỹ bây giờ sún là điều dễ chữa nhất, nha sĩ cũng có thể làm cho hết hô. Hắn có người quen can đảm chịu ăn chất lỏng 6 tháng để làm lại nguyên hàm răng. Chỉ còn riêng tật lùn vì khi lớn lên cơ thể thiếu dinh dưỡng, các chất bổ xương, là chưa thấy có cách chữa. Trẻ con Việt nam sinh ra trên đất Mỹ cao hơn cha anh sinh trưởng từ Việt nam rất nhiều.
Trở lại căn bệnh của hắn, y khoa ngày nay gọi là strabismus (lazy's eye), một con mắt lúc sinh ra yếu hơn con mắt kia, nên nếu không chữa trước 6 tuổi, con mắt đó sẽ không còn thấy. Vì để tránh nạn nhìn 2 ảnh (double vision), bắp thịt để kiểm soát sự di động của mắt cũng dần yếu đi, có người bị một, có kẻ bị cả hai, thống kê cho biết 4 phần trăm trẻ em sinh ra bị bệnh nầy.
Từ lúc qua Mỹ, trừ thời gian còn nghèo khi mài đũng quần trên ghế nhà trường, sau khi ra trường, có công ăn việc làm, hắn tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa về mắt tại các khá nhiều trung tâm nhãn khoa. Ở Mỹ có 2 loại bác sĩ về mắt, một về mắt kính gọi là optometric doctor (O.D.) chỉ có thể khám và làm mắt kiếng, nhưng các bác sĩ Việt nam về ngành này ngoài cửa tiệm cũng treo bốn chữ bác sĩ nhãn khoa! Hai là opthamology doctor (M.D.) chuyên khoa mắt, có thể chữa hay giải phẫu các bệnh về mắt.
Đầu tiên hắn đi tìm các bác sĩ chuyên khoa mắt của Mỹ, vì các thành phố hắn ở không có bác sĩ Việt Nam. Lời khuyên của các vị này gần giống nhau là không đau chữa làm gì, cũng không thể trả lời là mắt hắn bị bệnh gì, sau khi chẩn bệnh đoán rằng tại lúc nhỏ bị ánh sáng mặt trời chiếu vào nên mắt bị mờ và lệch đi!
Sau hơn mười lăm năm tìm kiếm, nhân dịp hãng chuyển hắn về làm việc tại Cali, hắn tìm đến các bác sĩ chuyên khoa mắt người Việt tại đây, mong rằng giải thích bằng tiếng Việt khả dĩ họ có thể tìm cho hắn lối thoát chăng, hay họ có thể giới thiệu hắn đến các bác sĩ khác. Bỏ công tìm kiếm, lấy hẹn, khám xong , kết quả vẫn như cũ không gì khác hơn ngoài câu trả lời, y khoa chưa có phương tiện ghép mắt.. v.. v và v.. v.. có khi hắn nghĩ hình như phần đông các bác sĩ ở đây ít có ai để ý nhiều đến bệnh nhân. Đến phòng mạch bác sĩ có khi mất cả ngày ngồi chờ dù đã có hẹn trước, lỡ vào bệnh viện tâm trí gặp mấy ông bác sĩ tâm lý thì không bệnh cũng trở thành bệnh.


Hắn có người bạn, cô vợ hơi bị tâm thần, bác sĩ cho uống thuốc tâm thần đâm ra điên luôn, anh ta giận quá dọn về một thành phố nhà quê, không cho vợ thuốc anti-depression nữa. Sau một thời gian ngưng thuốc, cô ta trở lại bình thường.
Vợ một người bạn khác, cứ bệnh như tâm thần, nhưng không biết bệnh gì, đi bác sĩ nội thương tại thành phố hắn ở, kiếm không ra bệnh, ông cho thuốc tâm thần, người chồng giận lắm nghĩ vợ mình không bị bệnh đó, không cho uống thuốc, tình cờ quen được một gia đình Việt nam có người con trai ra trường y khoa, anh này gởi bà vợ đến bệnh viện thuộc trường đại học tại thành phố Miami để chẩn nghiệm biopsy, sau đó khám phá ra bà vợ bị viêm gan loại C (hepatitis C) hiện nay chưa có thuốc chữa. Từ lúc khám phá ra được bệnh, hai vợ chồng tuy biết chưa có thuốc chữa, nhưng như trút được gánh nặng, từ nay chỉ lo chữa bệnh chứ không đi tìm bệnh như trước.
Còn ông bác sĩ cho thuốc tâm thần kia có bà vợ chả học hành gì,ra ngồi phòng mạch lo lấy hẹn và để giữ chồng, cứ mỗi lần gọi đến xin hẹn, bà trả lời, để tôi xem có thể "nhét" ông hay bà... vào gặp bác sĩ không. Giận quá ông bạn của hắn có lần to tiếng với bả rằng: "tôi là con người chứ nào phải con vật, con mắm gì mà lúc nào bà cũng đòi nhét, đòi chêm" Tôi đi bác sĩ trả tiền đàng hoàng chứ có ăn xin ai mà đối xử với tôi như vậy". Sau khi ngưng được một thời gian, chứng nào tật ấy, người ta vẫn thấy bà tiếp tục "nhét" tên bệnh nhân vào sổ hẹn của ông chồng bà.
Nhất định không bỏ cuộc, hắn vẫn đi tìm kiếm, cho đến một hôm, con gái của hắn bị bệnh đỏ về mắt (pink eyes) lây từ trường học. Vợ hắn phải khẩn cấp dẫn con đi gặp bà bác sĩ nhi khoa gia đình. Bà bác sĩ giới thiệu đến một người bạn bác sĩ chuyên khoa mắt về nhi khoa (pediatric opthamology), ông này sau khi có sự giới thiệu đã nhận, khám và chữa trị cho cô bé ngay, nhưng ông bảo sau khi lành bệnh trở lại để ông thử nghiệm mắt, vì ông nghi có một con mắt yếu.
Cả tháng sau đó, tình cờ hắn cùng vợ dẫn con đi gặp bác sĩ, lúc ông nhìn hắn trong phòng khám bệnh, ông nói vỏn vẹn một câu ngắn: "Tôi có thể chữa cho ông luôn đấy". Hắn không ngờ là ông bác sĩ chuyên khoa về mắt dành cho con nít nầy lại là người hắn đi tìm kiếm gần cả 50 năm nay. Lúc dẫn con ra xin lấy hẹn, cô thư ký bảo ông bác sĩ nầy cũng chữa bệnh mắt người lớn nữa! Hắn còn nhớ mười lăm năm trước lúc ông nha sĩ của hắn nhổ hai cái răng khôn (wisdom teeth) đã hỏi hắn lý do nào mà để đến giờ nầy, trên 40 tuổi ông mới nhổ hai cái răng nầy, người Mỹ có cơ hội khám phá và thường chữa ngay lúc còn nhỏ.
Lần gặp đầu tiên tại phòng mạch, sau khi đã lấy các lăng kính ra đo, ông bảo với cô y tá lấy hẹn cho hắn đi mổ. Hắn ngỡ ngàng trả lời: "Ước gì tôi gặp ông 45 năm trước" bây giờ tuy có trễ, không chữa được để thị giác con mắt trái khá hơn, nhưng ông sẽ sửa và điều chỉnh lại, nếu làm chuyện nầy trước khi hắn lên 6, không những hai mắt hắn được bình thường, mà thị giác cũng được điều chỉnh lại.
Hắn nhận thấy tại Mỹ, ít có người lớn bị tật về mắt như hắn, hay bệnh sứt môi, chỉ vì họ đã có cơ hội chữa lúc còn nhỏ, đó cũng là lý do tại sao cứ đi tìm mãi các bác sĩ chuyên khoa mắt về người lớn, họ chỉ chữa các bệnh như võng mô bị rách, cataract, lasik.. . Còn nhớ lúc vợ hắn sinh con tại nhà thương, chỉ mấy ngày đầu đã có nhiều bác sĩ nhi khoa vào khám cho em bé, về cơ thể, da, tai, mắt, mũi... xem thử có bệnh gì là họ gởi đi chữa ngay, sau đó cứ việc mang con đi bác sĩ dài dài, nào là chủng ngừa, khám thường niên, dinh dưỡng.
Tại Hoa kỳ cũng nhờ phương tiện y khoa dồi dào và tân tiến, những cha mẹ ít lợi tức thì chính phủ cho bông sữa WIC để giúp về vấn đề dinh dưỡng cho các em bé vì thiếu dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến trí thông minh sau nầy, các em bé lúc đến tuổi vào trường phải nộp đủ hồ sơ, thiếu chích ngừa là trễ học ngay, trường không nhận, các bệnh như tê liệt, đậu mùa đã dần dần biến mất, các tật bẩm sinh khác thường được các bác sĩ tìm cách chữa trị.
Kết quả cuộc giải phẫu tđúng như những gì hắn chờ đợi. Quê hương thứ hai đã cho hắn cơ hội có một cặp mắt nhìn ngay thẳng, bình thường như mọi người, hết còn ai dám châm chọc cái tật nhỏ của hắn. Kết quả chữa mắt tuy trễ gần 50 năm, nhưng hắn thấy vững lòng và tự tin hơn bao giờ hết.
Từ ngày xưa, ước vọng của hắn chỉ là mong được làm một con người bình thường như mọi người khác, luôn vui vẻ và hài lòng với những gì mình đang có, không câu nệ chấp nhất, và luôn luôn hy vọng, đừng bao giờ bỏ cuộc, nếu cái duyên chưa hay không đến, hắn nghĩ. Nếu cô con gái của hắn không bị bệnh đỏ mắt, bà bác sĩ không giới thiệu người bạn, và hắn không theo con đến phòng mạch, vào gặp bác sĩ thì có lẽ hắn vẫn cứ đi tìm đâu đó xa vời. Hắn cũng hy vọng những người có thứ bệnh như hắn, hãy hy vọng lên vì đã có thuốc chữa, cách chữa. Những người có con, trước 5 tuổi, dù thấy hai mắt bình thường chăng nữa, nên đưa con đến thử nghiệm với các bác sĩ chuyên khoa mắt nhi khoa, nếu có bệnh hay cần mang kiếng, chữa ngay từ nhỏ sẽ có cơ hội trở lại bình thường hơn là chờ đến lớn tuổi.
Lúc hai vợ chồng hắn dẫn cô con gái ghé phòng mạch để tặng quà cho ông bác sĩ chuyên khoa mắt sau khi mổ xong, ông dịu dàng bảo: "Ông bà không cần phải làm vậy, đó là trách nhiệm và là công việc làm của tôi."
Ông ta nói vậy nhưng hắn biết trong lòng ông bác sĩ Mỹ nầy rất cảm động, có bệnh nhân đã cám ơn sau khi chữa lành bệnh, dù trễ hơn 45 năm. Hơn bốn mươi lăm năm về trước, nếu có duyên phận gặp ông, hắn nghĩ, lúc đó ông vẫn chưa ra đời!
Xuân Phượng
Mùa Xuân Florida 2003

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,221,345
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến