Hôm nay,  

Trái Tim Của Người Nghệ Sĩ

23/06/200300:00:00(Xem: 242179)
Người viết: LÊ NHƯ ĐỨC
Bài tham dự số 3233-831-vb70621

Tác giả Lê Như Đức sinh năm 1962 tại Saìgòn, Việt Nam Nghề Nghiệp : Kỹ sư cơ khí cho Boeing, thành phố Houston. Gia Đình: Vợ và ba con. Học vấn: Cao học cơ khí.
Là tác giả được trao tặng giải thưởng chính thức Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2000-2001, Lê Như Đức đã góp nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Nghe tiếng xe đạp của đứa con trai lớn đi học về, vợ anh khẽ hé cửa vừa đủ cho con anh dắt xe vào. Dù giữa trưa nắng chói, nhà anh vẫn tối om vì tất cả cửa trong nhà, kể cả cửa sổ trên lầu dưới nhà, đều bị vợ anh đóng kín. Đứa con trai, con anh phải đứng yên lặng một lúc khá lâu để quen với cái tối tăm của căn nhà. Khi nhìn thấy vẻ mặt nghiêm trọng pha lẫn sợ sệt của mẹ và đứa em trai, nó lặng lẽ đẩy cái xe đạp dựng vào một góc nhà.
Anh đang nằm trên tấm phản dài, ngồi bật nhanh dậy hỏi con:
- Hôm nay con đi học có bị chúng gây chuyện gì không"
Nó khẽ gật đầu trả lời nhỏ:
- Thầy cô con chỉ nhìn thôi chứ chưa nói gì cả" Chỉ có mấy đứa trong chi đoàn nói xéo nói xiên về ba.
Vợ anh hỏi ngay:
- Chúng nói gì"
- Chúng nói ba phản quốc, bán mình cho đế quốc Mỹ.
Nó vừa trả lời vừa liếc nhìn anh. Anh cười to:
- Như vậy là con còn đỡ hơn em con nhiều. Cả trường nó họp nhau để nghe tên giám hiệu tố ba. Bắt đầu từ hôm nay, nếu chúng con thấy không thích thì khỏi tới trường làm gì. Bố không bắt các con đi học nữa đâu. Chúng có muốn đào tạo các con trở thành một con người đâu. Chúng chỉ muốn các con trở thành một cái máy để làm theo đúng ý muốn của chúng thôi.
Thằng con trai nhỏ nghe xong thích chí reo vang:
- Ba nói đúng đó ba. Tụi nó hùa nhau tố ba phản quốc. Chúng nói không muốn học cùng trường với con thằng phản quốc. Con nói ba tao có bán một thước đất nào cho người ngoại quốc đâu mà phản quốc. Đứa nào dâng không đất cho Trung quốc, thằng nào giao Ải Nam Quan cho Tầu cộng mới là phản quốc. Ba chỉ là một nghệ sĩ chân chính, một tài tử quốc tế thôi.
Ngưng một chút để lấy hơi, nó phân trần tiếp:
- Bọn chúng nó thật là lật lọng ba à. Mới mấy tuần trước chúng còn bu quanh con hỏi về ba, về những tài tử nổi tiếng của Mỹ. Thằng chi đoàn trưởng trường con còn gọi họ là đồng chí tài tử, người của nhân dân tiến bộ Hoa kỳ. Nó khoe Bác ngày xưa cũng quen với nhiều đồng chí tài tử của Mỹ như đồng chí Zên Phông Đa. Nó còn khoác lác với con là các đồng chí tài tử, người của nhân dân tiến bộ Hoa kỳ đã mời Bác tới Hồ-Ly-Vọng để đóng phim cuộc đời hoạt động kháng chiến, nhưng Bác từ chối. Bác khiêm nhượng không bao giờ khoe khoang thành tích của mình cả. Giờ chúng tố ba nhận tiền của đế quốc Mỹ để đóng phim bôi lọ quân đội nhân dân anh hùng. Thật là láo khoét, không biết ngượng miệng. Bác khiêm nhượng vậy sao còn giả tên Trần dân Tiên viết khoe khoang khoác lác mình quá trời.
Anh nhìn nó, thương mếm hỏi :
- Thế con có sợ chúng làm gì gia đình mình không"
- Làm gì thì làm. Chết là cùng chứ sợ gì ba. Sống trong xã hội này, người dân còn bị đối xử thua cả con chó nữa. Con chó nó muốn sủa lúc nào thì sủa, còn mình có muốn nói gì cũng không dám nói, đọc gì cũng bị cấm đoán, đi đâu cũng phải xin giấy phép, đêm nào cũng nơm nớp lo sợ chúng tới bắt. Con hỏi ba, sống như vậy thì thà chết còn sướng hơn.
Anh quay qua đứa con trai lớn nhướng mắt nhìn như muốn hỏi. Nó bước tới gần ôm anh hỏi lại:
- Chúng có giết ba không ba"
Anh cười to :
- Ba thách chúng đó. Ba còn muốn chúng bắn ba ngay để cả nhân dân tiến bộ Hoa Kỳ và trên thế giới thấy được bộ mặt thật của những tên Cộng sản. Ba cũng muốn những đứa theo chủ nghĩa Cộng sản hiện đang sống tự do ở nước ngoài hiểu thêm về cái thiên đường mà chúng vẫn hằng mơ tưởng. Con đừng lo chúng giết ba. Ngày nay không như hai ba chục năm về trước đâu con. Chúng không còn dám tự do thủ tiêu người như đã làm. Hình ảnh tên tuổi của ba hiện cả thế giới đều biết đến rồi. Chúng chả dại gì đem ba ra bắn đâu. Chúng chỉ muốn ba phải ký giấy nhận tội phản quốc để làm nhục ba và đe dọa, khủng bố những người không theo chúng thôi. Chúng muốn ba phải đứng ra xin lỗi những tên lãnh tụ bịp bợm để chứng tỏ cho mọi người hay là chúng đúng, mình sai. Ba còn lạ gì những gì chúng muốn.
Anh nhìn vợ và các con rồi ngập ngừng:
- Điều mà ba sợ nhất là chúng hành hạ má và chúng con thôi. Chúng cũng biết cái yếu điểm này nên ở trường thì dùng chi đoàn để khủng bố tinh thần của các con, ở nhà thì dùng công an phường đe dọa những người dân trong xóm để ai cũng phải xa lánh mình vì sợ liên lụy. Chúng là tổ sư khủng bố, các con à. Muốn thắng khủng bố phải dùng sự hiểu biết của mình. Khủng bố dựa trên sợ hãi của con người. Nếu mình cứ sống bình thường, các con vẫn tới trường học như thường, người dân trong xóm vẫn qua lại chào hỏi như mọi ngày thì khủng bố sẽ hết hiệu lực. Ngày nào mình còn sợ hãi, ngày đó khủng bố còn hoành hành. Bây giờ các con ra mở hết cửa nhà ra, cứ sinh hoạt bình thường, để coi chúng làm gì được mình. Ba chỉ cần má và các con đồng lòng, sống cùng sống, chết cùng chết, đừng hãi sợ gì cả thì chúng chỉ doạ già, doạ non năm bẩy tháng là cùng.
Năm ngày sau, chúng thấy nhà anh vẫn sinh hoạt bình thường, con anh vẫn tới trường học đều đặn nên đổi chiến thuật mới. Thiếu úy Trực, trưởng ban công an phường gửi giấy hẹn ngày anh ra phường làm việc.
Vợ anh cầm tờ giấy báo rung rung đưa anh. Anh cười ôm nhẹ chị an ủi :
- Em đừng lo gì cả. Anh biết ông thiếu úy công an này lắm. Ngoài mặt thì ta đây một lòng theo đảng, chứ trong lòng còn muốn chế độ này đổ hơn ai hết. Nếu em không tin, đi lên gác anh sẽ chỉ cho em thấy.
Anh kéo chị lên gác, mở cửa sổ ra chỉ căn nhà ba tầng nằm xéo bên kia đường. Anh nói :
- Căn nhà đó là của ông thiếu úy Trực. Có một buổi tối ông ta quên không đóng cửa sổ, anh thấy ông vặn lén nghe đài radio nước ngoài. Ông thấy anh, vẫy tay chào rồi khép cửa lại. Ba ngày trước, anh lên đây thấy bà Trực, bà vẫy tay ngầm ủng hộ anh. Từ hôm đó tới hôm nay, mỗi lần vô tình mở cửa sổ là anh thấy bà như đứng đợi để vẫy chào mình. Họ cũng vì con cái, vì miếng ăn manh áo nên đành phải đóng kịch thôi chứ trong lòng mọi người đều biết rõ ai là kẻ phản quốc, ai là kẻ hại dân.
Hình như bà Trực đã đứng chờ ở cửa sổ nhà mình từ lâu. Vừa thấy cửa sổ nhà anh mở là bà cũng mở lớn cửa sổ ra vẫy chào. Bà lấy tay chỉ vào người mình, chỉ vào hướng trong nhà rồi mở rộng tay ôm lấy mình như ngụ ý cả gia đình bà sẽ tìm cách ngấm ngầm che trở cho gia đình anh.
Anh vẫy tay ngỏ lời cảm ơn. Nét mặt cười rạng rỡ, anh nhìn chị khoe:
- Em thấy không. Đằng sau chúng ta không phải chỉ có gia đìng ông Trực, mà còn cả trăm ngàn gia đình khác nữa. Nhưng họ chỉ vì sự an nguy của gia đình họ nên đành lặng lẽ làm thinh. Tuy làm thinh nhưng bất cứ lúc nào có cơ hội là họ giúp mình ngay. Ngoài họ ra, anh biết giờ này ở hải ngoại có biết bao người sẵn sàng lên tiếng phản đối nếu thấy chúng xử ép anh. Họ không để yên cho chúng bắt giam anh đâu. Anh biết ngày mai chúng sẽ giở thủ đoạn ép anh ký nhận tội phản quốc. Nếu anh ký chúng sẽ đi bêu xấu anh để chứng minh là chúng đúng. Cộng đồng hải ngoại cũng sẽ thất vọng vô cùng. Thà chết chứ anh không để ngọn lửa đấu tranh vì tự do, vì nhân quyền này tắt đâu. Nếu giờ đây mọi người đừng sợ hãi gì cả, đồng lòng đứng lên, thêm vào sự gíup đỡ của người Việt hải ngoại là chúng chết chắc. Chính chúng cũng biết rõ. Điều chúng sợ nhất là mọi người trong nước đoàn kết đứng lên lật đổ chúng nên mới tìm đủ mọi cách để khủng bố người dân. Đụng một tí là kết tội gián điệp, hở một chút cho là phản quốc để xử tử, bỏ tù dằn mặt. Năm xưa chúng từng dùng những lời xảo trá để lừa bịp những người có lòng yêu nước theo chúng đứng lên biểu tình nên chúng hiểu rất rõ sức mạnh của người dân. Tuy nhiên, dân như nước, ép qúa tức nước vỡ bờ. Chả bao lâu chúng cũng sẽ chết thôi. Đàn anh của chúng, Liên sô vĩ đại còn xập tan tành. Tầu cộng đang chuyển mình tư bản hóa. Không bao lâu chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ biến mất, không còn trên quả địa cầu này. Chính chúng cũng biết vậy.
Chị nắm chặt tay anh ao ước:
- Hy vọng chúng chết sớm ngày nào, người dân mình đỡ khổ ngày ấy.
Anh giải thích thêm:
- Chết sớm hay chết trễ đều do sự hiểu biết của mình cả. Nếu tất cả đừng sợ sự khủng bố của bọn chúng. Sẵn sàng vào tù để kêu gọi cả những người trong tù đứng lên thì chúng sẽ chết ngay em à. Chứ cứ giúp nhau len lén như vợ chồng ông bà Trực, sợ liên lụy đến gia đình, sợ bị khai trừ khỏi Đảng, sợ bị cắt hộ khẩu, thì phải mất thêm một thời gian nữa. Cũng như anh ngày xưa, vì miếng cơm manh áo cho gia đình nên đành phải nhắm mắt đóng phim theo ý chúng muốn. Giờ hối hận cũng quá muộn. Tay đã dính chàm thì nói ai thèm nghe. Muốn mở miệng cũng khó vì ngày xưa theo chúng đóng phim ca ngợi láo khoét. Nhiều người đã chán ghét mình rồi. Giờ gặp nạn họ còn cầu cho mình chết thêm cho bỏ ghét.
Chị bỡ ngỡ, an ủi chồng:
- Em nghe những người theo tự do thường có tấm lòng bao dung hơn nhiều. Họ không cực đoan, không cố chấp như những tên Cộng sản đâu. Miễn là mình cho họ biết mình không mù quáng, biết rõ ai là ác, ai là thiện, sẵn sàng theo họ tranh đấu cho tự do, cho dân chủ thì họ sẽ bỏ qua cho mình ngay. Em nghe kể nhiều người trong nước đứng lên tranh đấu bị bắt bớ như ông đại tá Phạm Quế Dương, tướng Trần Độ cũng còn được cộng đồng hải ngoại ủng hộ, lên tiếng tranh đấu bắt chúng phải thả họ ra.
Hai hôm sau, anh ra phường trình diện thiếu úy Trực từ sáng sớm. Trong văn phòng chính của công an phường, thiếu úy Trực vỗ bàn hét to cho mọi người nghe:


- Anh đã biết tội của anh chưa. Anh đã bán rẻ dân tộc để trở thành ngôi sao sáng của Hồ Ly Vọng. Anh vì ham danh và ham tiền mà đã đóng phim bôi xấu quân đội nhân dân, trở thành phản quốc. Anh có biết Đảng đã nâng đỡ, dìu dắt anh bao lâu nay, cho anh đóng vai chính gần bốn mươi cuốn phim, giờ anh bám chân đế quốc Mỹ bôi lọ truyền thống đấu tranh của quân đội nhân dân, nhạo báng sự sáng suốt của Đảng. Anh đã làm thất vọng bao nhiêu người trong nước ái mộ anh. Anh có biết tội của anh chưa.
Anh ngập ngừng trả lời :
- Thưa đồng chí...
Thiếu úy Trực hét to hơn:
- Ai là đồng chí của anh. Yêu cần anh xưng hô cho chỉnh.
Anh cười mỉa :
- Tôi quen miệng dùng lối xưng hô này chứ thật ra anh cũng biết chúng ta không bao giờ đồng chí hướng cả. Thưa anh tôi có qua Mỹ đóng phim, có xin phép nhà nước, có được cấp giấy cho phép. Tôi đóng phim lịch sử ghi chép chuyện có thực. Có bán nước, bán tài liệu gì đâu mà phản quốc. Mà dù có muốn bán, tôi thấy nước mình cũng chả có gì để mà bán. Mà có tìm được thứ gì để bán tôi nghĩ người Mỹ cũng chả có lý do gì để mà mua cả. Đất nước họ đã có dư thừa, đâu thiếu thứ gì hay thèm thứ gì để mà mua. Chả lẽ họ thích mua nghèo đói và bệnh tật đem về ngắm chơi hay sao"
- Chúng có thèm mua đâu. Chúng tới cướp nước ta đó anh hiểu chưa. Chúng dựng lên chính quyền ngụy để làm tay sai cho chúng. Chúng...
Anh cướp lời thiếu úy Trực:
- Thưa anh nếu vậy lại càng không đúng nữa. Việc thứ nhất như tôi đã trình bầy như trước, đó là nước ta chả có gì để mà họ lấy đâu. Có cho không họ cũng chả thèm nhận thì việc gì mà phải tới cướp cho mệt. Còn vấn đề thứ hai là nếu chính quyền này thật sự lo cho dân thì dù họ có dựng lên chính quyền nào đó để làm tay sai thì người dân cũng không bao giờ theo cả. Khỏi nói tự động người dân Việt cũng biết phải làm gì. Các anh cũng không phải lo phản quốc hay không phản quốc. Còn cứ bỏ tù hay bỏ đói người dân thì dù chính quyền có của người Việt mình trăm phần trăm đi nữa, người dân cũng vẫn chống đối, không theo. Theo tôi nghĩ thì bất cứ chính quyền nào mà lo cho dân ấm no, hạnh phúc thì dù có là tay sai hay ngụy cũng sẽ được người dân bảo vệ. Đây chỉ là một lý lẽ rất thông thường, có lẽ các anh cũng biết từ ngàn xưa.
Thiếu úy Trực bước ra cửa phòng vừa khép lại, vừa nói to cho mọi người nghe:
- Anh còn giở giọng tuyên truyền phản động nữa à. Tôi không để cho anh có cơ hội đâu. Tôi sẽ làm việc riêng với anh.
Vừa đóng cửa phòng xong, thiếu úy Trực cười cười chỉ tấm hình Hồ chí Minh treo trên tường nói nho nhỏ :
- Chửi hay lắm. Thẳng thừng lắm. Hắn nghe chắc cũng đã tai lắm rồi. Giờ có mấy điều mình cần nhắc anh nhớ. Thứ nhất đừng nghe chúng dụ ký nhận tội phản quốc. Bút sa gà chết, anh nhớ cho. Chúng sẽ dụ, hứa tha sau khi anh ký nhận tội, nhưng chỉ cần ký xong là chúng xử lý ngay. Lúc đó chết sống sẽ trong tay chúng vì anh đã nhận có tội. Thứ hai, có anh chị em ở nước ngoài ráng năn nỉ nhờ họ bảo lãnh để rời khỏi cái đất nước khốn nạn này đi. Nếu bảo lãnh không được thì phải làm rùm beng lên, chúng sẽ không dám làm càn, chỉ hù sơ sơ rồi bỏ qua. Thứ ba, gặp tôi muốn chửi xiên, nói xéo gì cũng được. Nhưng gặp mấy tên cấp trên tôi thì phải coi chừng. Chúng không từ làm bất cứ việc ác độc nào đâu. Kể cả giết người. Tôi khi xưa cũng vì miếng cơm manh áo nên ngu muội lỡ theo chúng, giờ cố gắng làm được chút gì để lương tâm đỡ cắn rứt được phần nào hay phần đó. Chúng nó cũng biết tôi cũng chả ưa gì cái chế độ này, nhưng chưa nắm được bằng chứng nên vẫn còn để cho yên ngồi ở đây. Do đó tôi chỉ là đợt đầu đưa ra để dò thăm tình hình. Rồi đây anh sẽ còn phải gặp nhiều tên ác ôn tới làm việc với anh. Nhớ kỹ một điều: càng lì bao nhiêu càng ăn tiền bấy nhiêu. Tỏ ra sợ hãi là chết với chúng ngay. Đừng ký nhận một tội gì cả. Giờ chịu khó ngồi đây hút thuốc, uống trà với tôi ba bốn giờ đồng hồ nữa rồi về. Ngày mai anh phải ra đây thêm một lần nữa, rồi tôi sẽ báo cáo lên trên anh không chịu nhận tội gì cả, chỉ ngồi lý sự vòng vo thôi.
Ngày hôm sau anh lại ra trình diện thiếu úy Trực, cũng từ sáng sớm. Vẫn cái điệp khúc "bán rẻ dân tộc để trở thành ngôi sao sáng của Hồ Ly Vọng", thiếu úy Trực và anh lại phải nhai lại lần nữa. Anh thở dài lẩm bẩm trước khi ra về:
- Bao giờ dân tộc này mới hết phải đóng kịch đây.
Chị thấy anh về ngừng nấu ăn, quay ra hỏi:
- Hôm nay chúng có làm gì anh không" Em nghe người trong xóm đồn tên trưởng ban công an thành sẽ xuống đây trong nay mai để hỏi cung anh.
Anh không trả lời thẳng câu hỏi của vợ :
- Chúng lại chơi trò dọa hù nữa rồi. Em đừng nghe đồn chi cho mệt. Có ai đi nữa cũng không làm gì được anh đâu. Rồi đây chúng còn bầy trò khám nhà đêm khuya. Em cũng biết rõ, Việt cộng chuyên "thăm viếng" sau 12 giờ đêm để khủng bố người dân. Một nhà bị khám xét giữa đêm khuya là cả xóm hãi sợ. Một người bị công an tới nhà bắt là cả khu rét run. Cho dù không có chuyện gì đi nữa, lâu lâu chúng cũng tìm lý do này, lý do khác xét nhà, bắt người để khủng bố người dân. Phải hiểu rõ điều này thì mới thắng được chúng.
Chị lẩm bẩm thắc mắc:
- Cũng là người Việt Nam cả, tại sao chúng lại cứ thích đi hành hạ người mình để chi vậy" Nếu là người Tây, người Tầu hiếp đáp dân mình thì nghe còn có lý. Đằng này lại là người Việt mình mới thật là tủi.
Anh gật đầu đồng ý:
- Đúng là một điều tủi nhục. Nhưng suy cho cùng, em thấy, chế độ độc tài nào cũng đều đưa đến sự hành hạ người dân của chính mình để thỏa mãn tham vọng của những tên lãnh tụ mà thôi. Muốn duy trì chế độ độc tài thì phải làm cho người dân ngu. Dân mà có kiến thức thì nói ai thèm nghe. Ngu dân thôi cũng không đủ, phải thêm khủng bố, đàn áp mới thủ tiêu được hết những mầm mống chống đối. Bắc Hàn hành năm cho cả trăm ngàn người dân mình chết đói. Liên sô, năm xưa đầy cả chục triệu người Nga tới quần đảo ngục tù. Trung cộng xử bắn cả triệu người Tầu, Saddam giết hằng trăm ngàn người dân Iraq, Castro hành quyết người tỵ nạn Cuba cũng chỉ vì muốn duy trì chế độ độc tài. Do đó, em phải hiểu độc tài là phải giết, phải bỏ tù, đầy ải, và phải áp dụng chính sách ngu dân vào chính người dân mình. Thấy được điều này em sẽ không còn thắc mắc tại sao chúng cũng là người Việt nam mà lại cứ thích đi hành hạ người Việt nam.
Anh thở dài, ôn lại quá khứ:
- Năm xưa cũng vì miếng ăn, anh đã ráng tập cho có khuôn mặt của người nghệ sĩ. Anh không biết người nghệ sĩ chân chính cần có trái tim chứ không cần có khuôn mặt. Có biết bao người cũng đã như anh, ráng tập cho có khuôn mặt của người nghệ sĩ rồi quên đi bản chất chân chính của người nghệ sĩ là được sự tin yêu ái mộ của nhiều người nên phải là đầu tầu đứng lên tranh đấu cho bất công, vạch rõ áp bức. Nhiều người lại còn đi ngược lại. Trốn tránh trách nhiệm, chỉ ham kiếm tiền đầy túi, tiếng tăm cho thiệt mau. Ngày xưa trốn Việt cộng qua Mỹ. Giờ già xuống dốc không cạnh tranh nổi nên lại trở về đây kiếm ăn. Tuyên bố bậy bạ có lợi cho chúng để được cho trình diễn lại. Hai chữ Việt cộng cũng không dám nói, chỉ thưa nhè nhẹ là đồng bào miền Bắc. Ngày quốc hận 30 tháng tư cũng tránh kêu, chỉ nói là trước 75 hay sau 75. Có ông năm xưa chuyên viết về sự ngu dốt, lừa bịp của chúng. Ngày nay cũng vì đồng tiền nên đổi qua viết chuyện hoang đường và chuyện ma. Họ cũng như anh, chỉ có khuôn mặt của người nghệ sĩ chứ không hề có trái tim của người nghệ sĩ. Điều đáng buồn là ai ai cũng thích tới coi khuôn mặt chứ chả mấy ai thấy được trái tim của họ.
Chị ngần ngừ, hỏi:
- Thế theo anh thì ai mới là người có trái tim của người nghệ sĩ"
- Nhiều lắm em à. Những cụ già chống gậy đi biểu tình từ sáng sớm, những em nhỏ dán bích chương treo phản đối độc tài, độc đảng. Những người đầy nhiệt tâm cứu giúp, chia sẽ đau sót cho những người còn sống trong tù đầy, áp bức. Những người có tự do không quên người mất tự do. No ấm không quên đồng bào nghèo đói của mình. Những người quên mình, đêm ngày miệt mài tranh đấu cho tự do của dân tộc bằng lời ca, bằng câu hò, bằng vần thơ, bản nhạc, câu văn. Những người dám đứng lên phản đối bọn chúng mà không sợ tù đầy như Cha Lý, như Lê chí Quang, như Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Khắc Toàn, như Phạm Hồng Sơn, như Hà Sỹ Phu... Họ có thể có khuôn mặt không ăn ảnh, không bắt mắt nhưng lại có trái tim tuyệt đẹp của người nghệ sĩ. Họ có thể không cao ráo, không nổi, không tên tuổi, ăn bận lại không đúng mốt, nhưng có tấm lòng thật đẹp, con người sống đúng theo nghệ thuật làm người. Họ mới là nghệ sĩ chân chính. Anh chỉ là người khoát vai nghệ sĩ.
Chị từ tốn :
- Em thấy anh nhìn được vấn đề này nên cũng sẽ là người nghệ sĩ chân chính nay mai.
Anh cười nhẹ:
- Ngày xưa, anh nóng lòng muốn trở thành người nghệ sĩ nên bỏ bao giờ ra tập dượt đêm ngày mà càng đóng càng thấy không giống như mình muốn. Ngày nay hiểu được vấn đề nên đóng thấy dễ dàng hơn xưa nhiều. Cũng như cuốn phim vừa qua, muốn có khuôn mặt ác độc, anh cứ nghĩ tới bọn cộng sản, những gì chúng làm cho người dân mình là tự nhiên mặt đanh lại, thành ác. Giờ muốn có gương mặt hiền lành chỉ cần nghĩ tới những cụ già, những em nhỏ, những ai đang tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do ngoài hải ngoại cũng như trong nước. Có tấm lòng đẹp tự nhiên sẽ có gương mặt đẹp. Khỏi phải tập dượt nhiều cũng đóng hay, cũng tự nhiên. Vấn đề thật đơn giản mà mấy ai nghĩ ra. Em nói có đúng không"
Chị không trả lời, chỉ bước ra mở to hai cánh cửa sổ.
Nắng ngoài chiếu vào làm sáng căn phòng, báo hiệu những ngày tươi đẹp sẽ tới.
*
Mừng anh đã trốn khỏi thiên đường,

Houston, hè năm 2003
Lê Như Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,078,831
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.