Hôm nay,  

Đàn Ông Bế Con

13/06/200300:00:00(Xem: 164041)
Người viết: TỐNG CHÍ LINH
Bài tham dự số 3226-824-vb50612

Tác giả cho biết ông 58 tuổi, đã về hưu, hiện cư trú tại tiểu bang Minnesota. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông. Tựa đề độc đáo của bài viết thể hiện tình trạng và tâm trạng chung trong đời sống ở Mỹ hiện nay. Hy vọng đề tài này sẽ còn được soi sáng thêm bởi nhiều bài viết khác.
+++

Bế con ai cũng làm được. Nhưng biết cách bế và dỗ dành trẻ con không phải là chuyện dễ.
Người đàn bà được Thượng Đế ban cho tài khéo léo chăm sóc con cái chẳng những về nghệ thuật mà còn sự thông minh nhạy cảm khi giữ gìn trông coi trẻ nhỏ.
Con khóc mẹ cho bú là chuyện thường ; con hát mẹ vỗ tay khen hay là chuyện tất nhiên. Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa là một nghệ thuật của người phụ nữ bế con. Khi muốn dứa trẻ ngủ ngon, họ cất tiếng ru:
"Ru ơi ru hỡi là ru,
Ru em chóng lớn đi tu nhà trường.
Em tôi ngoan ngoãn dễ thương.
Chị mong em được theo đường chân tu
Em tu rồi chị cũng tu
Em tu các chú, chị tu các bà... "
Người đàn bà vừa làm mẹ vừa làm vợ với sức chịu đựng và chiều chuộng thật bền bỉ:
Hỡi chị em ơi có biết không"
Một bên con khóc một bên chồng.
Hồ Xuân Hương.
Nhưng vai trò của người phụ nữ trong vấn đề nội trợ bế con dần dần cũng được thay đổi qua thời gian và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy đàn ông ra tay trong vấn đề:
Đàn ông làm baby-sit
"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Đàn ông nhảy vào "thị trường baby-sit"coi bộ làm ăn khá và đang thịnh hành, có khi cho đó là đều thú vị nữa. Âu cũng là cái nghiệp phải không ". Thưa các cụ.
Trước năm 1975 ở VN, người ta ít khi nhìn thấy hoặc để ý người đàn ông bế con. Có chăng chỉ ở môi trường nào đó thật kín đáo !. Khi đến Mỹ thì đó là chuyện thường không tránh khỏi-Nhập gia tùy tục, nhập sông tùy khúc. Tuy nhiên, không phải đàn ông nào cũng bế con!!!". Người đàn ông Mỹ hoặc Tây bế con là thói quen cốt để chia sẻ những khổ cực với phụ nữ. Quan niệm ấy đối với xã hội tây phưong là sự trưởng thành và tiến bộ đáng được duy trì và hoan nghênh, thì ngược lại xã hội VN chỉ dành cho người phụ nữ trong vai trò nội trợ và buộc chặt họ vào "chuyện đàn bà con nít"như một th6ng lệ khó thay đổi được. Ngày nay với trào lưu dân chủ và nhân quyền;t ư tưởng phóng khoáng tự do, người phụ nữ nghĩ rằng người đàn ông nên "đồng hành"với họ cho hợp với tinh thần tiến bộ chung.
Đàn ông bế con và baby-sit là một nghịch cảnh". - Cảnh gà trống nuôi con không phải là chuyện hoang đường! Câu chuyện ông nghè, ông cử, ông đội, ông cai, ông lớn ông bé bế con, bế cháu thật bình thường trong đời sống hằng ngày. Từ chuyện lên voi xuống chó, ngã ngựa, lăn xe ngày trước bây giờ đi vào dĩ vãng để đối đầu với thực tế.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa là trường hợp người bạn tri kỷ của tôi. Ông là một người trực tính hay đặt vấn đề khi nhìn thấy những trái tai gai mắt là ông không chịu đuợc. Khi qua Mỹ nhìn những đổi thay của người mình ông bực bội lắm chẳng biết làm sao được, than thân trách phận chỉ là vấn đề thừa thãi. Chán nản, ông bắt đầu uông rượu hút thuốc nhiều hơn và hay gắt gỏng với vợ con.
Ông làm việc cho một công ty khá lâu và để dành dược một số tiền để phòng thân lúc tuổi già. Trước ngày về hưu ông thường nói với bạn bè ông sẽ dùng tiền để dành đi chu du đó đây cho thỏa thích bù lại những ngày tháng làm ăn vất vả. Bạn đồng nghiệp thường gọi ông là ông Hai may mắn vì được về hưu sớm trong khi các bạn ông còn ở lại "đi cày".
Ngày chia tay bạn bè tại hãng là ngày kết thúc sự chịu dựng gian khổ để về sống với thằng con trai út và sắp xếp chương trình du lịch. Gia đình này có năm người: ông và hai vợ chồng có hai con nhỏ;dứa lớn hơn hai tuổi và dứa nhỏ hơn một tuổi.
Sau hai tuần lễ thảnh thơi, ông Hai cảm thấy dời mình bắt đầu lên hương khi có cơ hội sống thoải mái : ban ngày ông ở nhà một mình có thời giờ ôn lại những kỷ niêm xưa, thỉnh thoảng thắp hương tưởng niệm trước bàn thờ bà Hai-vợ ông đã qua đời khi đến Hoa Kỳ dược bốn tháng-đến tối hai vợ chồng con trai về nhà sau khi tan sở và đón hai cháu nhỏ từ nhà giữ trẻ. Mỗi lần cháu về nhà là ông Hai vui vẻ bế bồng một cách thành thạo và niềm nở cho nên hai đứa bé quen hơi cứ nhìn ông nội là toe tóet cười; ông cũng cảm thấy tình ông cháu sâu đậm hơn bao giờ hết. Một hôm sau bữa cơm tối, đôi vợ chồng thưa chuyện với ông về những trở ngại của nhà giữ trẻ như họ cho ăn uống không vừa ý, vệ sinh không đúng cách v. v. , nếu kéo dài thì bất tiện vô cùng. Ông Hai nghe qua câu chuyện gật gù đồng ý một cách tự nhiên. Cậu con trai ông mừng quýnh vì ít khi Ba cậu tán đồng ý kiến cậu, nhất là những câu chuyện liên quan đến đàn bà con nít. Lợi dụng cơ hội này, cậu đi vào vấn đề:
"Ba có thể giúp chúng con coi cháu một thời gian được không"".
Gương mặt ông Hai đổi sắc, tai ông có cái gì đó đang kêu vù vù, chưa kịp nói thì con dâu ông phụ theo chồng:
"À phảI đó Ba ơi, Ba hy sinh cho cháu đi, chúng con hứa hàng tháng biếu Ba it tiền để Ba tiêu vặt thay vì trả tiền baby-sitter cho ngườI khác".
Mẫu đối thoại ngắn của hai vợ chồng con trai đối với ông là một thử thách lớn trong dời. Có ba vấn đề khó xử là baby-sit, chỉ một thời gian và tiền bạc không làm cho ông nhìn thấy tương lai:
1- Baby-sit là đều tối kỵ vì ông hay chế diễu đàn ông bế con thiếu nghệ thuật, không hội đủ các yếu tố để chinh phục con nít. Có lắm ông còn tham lam vừa bế con vừa xách hai ba cái giỏ cho vợ và tã, sữa của con cũng không giống nét đoan trang của phụ nữ.
2- Chỉ một thời gian là bao lâu". Đây là lốI chơi chữ có tính toán và ràng buộc ông vào đánh cờ tướng mà không được chiếu tướng.
3- Vấn đề tiền bạc ông không mấy quan tâm vì ông có đủ tiền hưu dưỡng để tiêu xài.
Hai vợ chồng chờ đợi, nhưng ông Hai vẫn chưa có câu trả lời. Ông đặt giả thuyết nếu đồng ý giữ cháu thì coi như việc về hưu của ông không còn thú vi, vì tuổi đời qua đi rất mau. Còn nếu ông không chấp nhận coi cháu thì con trai ông sẽ buồn, và hình ảnh hai cháu nội cứ thúc giục ông bế bồng, hơn nữa ông đang ở tại nhà con trai mình mà không giúp gì thì coi sao được. Thật khó xử, cuối cùng ông tìm ra giải pháp :- giả vờ quên câu chuyện cho qua đêm may ra chúng nó không nhắc đến nữa. Nhưng ông tính sai nước cờ. Hai vợ chồng không chịu đi ngủ mà còn đến ngồi bên cạnh ông, cô con dâu hỏi nhỏ:
"Ba tính sao""
"Được".
Ông trả lời cộc lốc để hai con "đỉa đói" không làm phiền ông nữa. Hai vợ chồng mở to mắt nhìn nhau và sung sướng. Còn ông Hai đưa mắt về phía di ảnh bà Hai rưng rưng nước mắt... như muốn bà chứng giám cám cảnh tang thương từ khi bà bỏ ông về bên kia thế giới.
Trăm hay không bằng tay quen
Công việc hằng ngày của ông khá bề bộn: Cho trẻ bú chừng bốn lần và cho hai đứa thì nhiều hơn. Cứ thường thì khi chúng ngủ dậy phải cho ăn, nếu không chúng sẽ gào lên như ai đánh đập... Có những lúc hai đứa cùng gào thét một lượt thì ông Hai phải đem hết tài năng của mình ra để vỗ về chúng, vì thế chẳng bao lâu bàn tay ông trở nên mềm mại và quen thuộc khi xoa nắn lúc ru trẻ ngủ. Ngoài ra, ông còn có những công việc khác như nấu nước sôi, lau nhà, thay tã, pha sữa, giặt quần áo, nấu cơm, pha nước trà, trả lời điện thoại v. v. . Ông chỉ được có giờ nhàn rỗi vào chiều tối khi vợ chồng con trai ông về nhà.


Một hôm tôi gọi điện thoại để đến thăm ông, vì chỗ thân tình mà ông nhận lời-Sự thường thì ông không muốn tiếp xúc với ai cả kể từ khi ông nhận cái "nghiệp chướng" này-Tôi bước vào nhà thì ông đang bế đứa nhỏ cho bú, nhà cửa đầy đồ chơi và ngổn ngang những sách báo. Tôi đoán là ông không có thời giờ thu dọn. Sau những thủ tục xã giao, tôi tò mò đi vào nghề nghiệp của ông:
"Thế nào có gì vui không ông""
Ông lúng túng và có vẻ bất bình,
"Vui cái con khỉ gì được, chán bỏ me.ï"
Ông trả lời như thế đối với tôi là chuyện thường, vì chúng tôi thật tự nhiên khi chuyện trò thân mật. Như tìm được nguồn sinh khí vui tươi khi tôi tiếp tục trò chuyện với ông. Ông đặt đứa bé vào nôi ngủ, pha nước trà mời khách, tiếp chuyện bâng quơ không phù hợp với những lời đối thoại của bạn mình. Tôi tò mò muốn biết nghề nghiệp bất đắc dĩ của ông và ông nghĩ rằng có người thông cảm với mình về chuyện đổi đời đã là may lắm rồi, chẳng xấu hổ gì. Ông Hai tâm sự:
"Một hôm trời nắng, tôi cắt cỏ ngoài sân, khi vào nhà thì hai đứa cùng khóc vì đói, tôi sực nhớ mình đã quên cho chúng bú, vội vàng pha sữa cho mỗi "thiên thần" một bình. Theo kinh nghiệm khi trẻ đói cứ cho bú là xong, nhưng lần này kỳ cục chúng vừa bú vừa khóc, dỗ mấy cũng không nín. Tôi bực mình làm kiếp người hùng quát thật to : "Câm đi", lạ lùng thay hai đứa con nít im hơi lăng tiếng. Tôi hiểu được rằng chúng nó nghe to tiếng mà sợ chứ không phải uy quyền của tôi."
Kể xong câu chuyện, chúng tôi cười với nhau thật thoải mái. Được đà tiến lên, ông Hai cảm thấy mình kể chuyện có duyên lại được đồng minh gật gù tán thưởng. Ông kể tiếp:
"Cũng một lần tôi cho đứa nhỏ bú, thì tự nhiên đau bụng muốn vào toilet nhưng không biết làm sao được. Tôi nhờ thằng Củn, tên tôi đặt cho cháu lớn, ngồi gần em nó cầm bình sữa cho bú. Bé Củn dành thức ăn của em đẻ đứa nhỏ kêu la thảm thiết;tôi ngồi trong nhà cầu nói vọng ra những tiếng khác thường làm nó mất bình tĩnh trả sữa lại cho em;thay vì Củn cho sữa vào miệng em, nó lại cho vào mũi, làm đứa bé ngộp thở. Chút xíu nữa nếu tôi không đến kịp thì phiền lắm ông ơi."
Tôi nhìn ông Hai mà thông cảm, hiểu được sự chân thật, thấy nét mặt của ông vẫn không dấu được nỗi ưu tư.
Chúng tôi có dịp đấu láo đủ mọi vấn đề: chuyện xưa chuyện nay thật hăng say thì điện thoại reng làm cho bé út thức giấc, khóc đòi ăn. Tôi ra tay nghĩa hiệp bế hộ trong lúc ông Hai đang nói chuyện với ai đó qua điện thoại. Thằng bé ngộ nghĩnh và khôn ranh nếu có người bế thì chẳng nghe một tiếng đông, vả lại lấy kinh nghiệm bản thân, tôi vừa bế vừa lắc và còn u ơ hát bài ông Nỉnh ông Ninh. Ông ra đầu đình, ông gặp ông Nang...
Một mùi hôi thối không quen thuộc xông lên thật khó chịu và bàn tay tôi cảm thấy ướt át, thì ra đứa nhỏ không cần biết ai đang bế mình cứ tự do đùn&ra.
Biết khách gặp chuyện lôi thôi, ông Hai vội vàng cúp điện thoại đến gật đầu ngầm ý xin lỗi rước lấy bé, để tôi lo việc vệ sinh cho bản thân.
Thấy bạn sắp sửa cáo từ ra về, ông có vẻ không bằng lòng vì chưa nói dược sự hối tiếc việc vừa xảy ra, hơn nữa ông Hai rất hiếu khách và ý tứ mỗi lần làm phật ý người khác. Ông khen tôi đáo để:
"Khéo quá, giữ trẻ hồi nào mà sành điệu đến thế thì đàn ông ít ai làm được!"".
Lối nịnh đầm này quá quen thuộc đối với tôi, mà lần này ông lại khám phá chuyện tôi đã từng giữ trẻ. Để đánh tan nghi ngờ, tôi mỉm cười trả lời, vừa thú tội vừa châm biếm:
"Thỉnh thoảng coi hộ mấy tiếng, không baby-sit dài hạn như ông đâu. "
Chúng tôi cười trừ như cảm thông với nhau trong chức nghiệp. Nụ cười của ông có cái gì sung sướng khác thường ít khi bắt gặp trên môi, làm tôi nghi ngờ thái độ ông cười cợt sự ngây ngô và lúng túng của tôi khi bị trẻ nít xịt mùi hôi thối vốn ông quá quen thuộc.
Tôi chào ra về thì ông đến cầm tay tôi bày tỏ cám ơn, bộc lộ một niềm vui bất thường làm cho tôi ngạc nhiên thái độ lạ lung này. Ông Hai vừa cười vừa nói thật to:
"Tớ vừa có tin vui là đứa con dâu gọi về báo tin bị lay off. "
Ông Hai kéo tay tôi vào ghế ngồi, tôi ngoan ngoãn làm theo vì muốn tò mò tìm hiểu tại sao cô dâu thất nghiệp mà làm cho ông vui. Qua câu chuyện ông kể, nếu ông cứ ở nhà coi cháu cho đến ngày chúng nó lớn khôn thì coi như đời ông tàn, vì vậy ông có lý do được làm "con chim sổ lồng" cất cánh tung bay . Hiểu được tâm trạng đó, lòng tôi tôi như xót xa cho tuổi già và nghĩ đến tương lai của mình cũng không mấy sáng sủa.
Biết người biết ta...
Nhu cầu vật chất là vấn đề chính yếu sau nhu cầu tinh thần đối với gia đình ông. Sự chi tiêu không còn thoải mái như trước vì lợi tức gia đình chỉ trông vào cậu con trai, tiền cấp dưỡng thất nghiệp của cô dâu chẳng giải quyết dược chi phí nhà cửa, thỉnh thoảng ông cũng phụ giúp khi cần thiết và cứ đà này con dâu ông phải đi xin việc thì ông lại rơi vào quỹ đạo cũ:-lại baby sit-. Ông nghĩ đến lời người xưa dạy : "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" làm kim chỉ nam cho nỗi ưu tư cần giải quyết càng sớm càng tốt. Ông Hai hỏi tôi:
"Ông có ý kiến gì không""
"Bây giờ thì chưa!", tôi trả lời thật gọn và ở tư thế "thầy đời".
Đây là lần đầu tiên ông Hai hỏi tôi khi gặp khó xử, ngược lại tôi thường thường nhờ ông giải quyết những rắc rối mỗi lần phải nhờ đến vì ông rất thông minh và nhạy ý trong các trường hợp khó giải quyết. Ông Hai hỏi như vậy vì ông biết tính tôi bộc trực và nóng nảy, có khi rất được việc.
Cơ quan xã hội địa phương mời hội người già đến nghe thuyết trình về nhiều vấn đề xã hội trong đó có vấn đề săn sóc trẻ con, chúng tôi rủ nhau đi nghe cho vui và học hỏi được gì chăng!. Thuyết trình viên là những người chuyên nghiệp từ bộ Xã Hội Liên Bang gửi tới. Đề tài săn sóc trẻ em thật hấp dẫn: " quý vị tránh đừng để trẻ em đói, không đánh đập, cho uống thuốc khi đau ốm, khám bác sĩ thường xuyên, đừng để trẻ một mình không người coi ngó kẻo phạm vào tội child abuse".
Chữ child abuse làm cho chúng tôi lạnh người, vì cả hai ít nhiều cũng đã vi phạm nhưng may mắn không ai biết.
Nhiều người đã ra về, hội trường còn lại hai người, tôi có dịp tâm sự với ông về đứa con gái mà tôi thương mến có bầu được mấy tháng nay. Hai vợ chồng chúng nó bàn tính khi sanh xong thì nhờ ông ngoại coi sóc cháu. Cũng như ông Hai, chẳng lẽ tôi từ chối.
Ông Hai chăm chú nhìn và nghe tôi kể chuyện, rồi mượn hai câu thơ của cụ Nguyễn Công Trứ vừa thúc giục vừa hỏi:
Còn trời còn đất còn non nuớc,
Có lẽ ta đâu mãi thế này!
Sau buổi hàn huyên, chúng tôi bắt tay tạm biệt và từ đó không còn gặp nhau nữa.
Lời tác giả: " Tên tuổi trong chuyện nếu có trùng hợp, chỉ là sự ngẫu nhiên. Mong bạn đọc thông cảm."

Tống Chí Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến