Hôm nay,  

Mùa Hè Rực Rỡ

12/06/200300:00:00(Xem: 188268)
Người viết: PHẠM PHONG DINH
Bài tham dự số 3225-823-vb30610

Tác giả ghi tên thật là Thoai Quoc Pham, cho biết ông sinh năm 1952 tại Cần Thơ, hiện định cư tại thành phố Winnipeg, Canada, Nghề nghiệp: Nhân viên hãng xe Motor Coach Industries. Ông cũng cho biết “nghề tay trái” là viết quân sử QLVNCH, cộng tác với báo chí và truyền thông Việt Nam hải ngoại tại Hoa Kỳ, Canada va Úc. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là một sưu khảo giá trị về dầu hỏa đã được phổ biến. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
+

Cuối cùng thì cái ngày Long chờ đợi trong nỗi âu lo lẫn hồi hộp từ mấy tháng nay cũng đã hiện đến bên ngưỡng cửa.
Long trông thấy cái dáng cao to trong chiếc áo sơ mi màu xanh da trời và chiếc quần kaki màu nước biển của người phát thư bước lên bậc tam cấp trước nhà, và một xấp thư dầy cộm được thảy vào nằm gọn gàng trong cái hộp thư sáng loáng màu đồng. Long phóng ra, nhanh như những con sóc nhỏ đang chạy giỡn với nhau trên nhánh cây xanh.
À há. Này đây là một cuốn báo của ba, cuốn đặc san quân đội ngoài bìa có vẽ hình lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ mà ba trân trọng chụp lại, phóng lớn và lồng vào một cái khung kiếng to ơi là to treo ngay trên bức vách ở giữa nhà, khách vào nhà chắc chắn phải thấy lá cờ trước nhất. Này đây là cuốn báo phụ nữ của mẹ đặt mua dài hạn có hình cô ca sĩ người mẫu đẹp ơi là đẹp trên bìa. Ủa, cô ca sĩ này có nụ cười và hai cái đồng tiền quá đỗi dễ thương, trông rất giống... Nhưng Long đang mong chờ một điều khác quan trọng hơn.
Xấp thư trong tay đã vơi dần mà Long vẫn chữ thấy "nó". Long nhắm mắt từ từ kéo bức thư cuối cùng ra đữ lên ngang tầm mắt. Chính là "nó". Là bức thư của trường Dược Khoa mà Long đã nộp đơn xin nhập học và đang chờ được gọi phỏng vấn. Bỗng Long nhảy lên kêu lớn :
- Yahoo ! Yes! Yes!
Bà Lộc đang lúi húi ủi quần áo bên trong cho chồng con, bà dựng chiếc bàn ủi lên trên bàn và hấp tấp chạy ra.
- Long, chuyện gì vậy con"
Long vung vẩ bức thư cười tươi :
- Mẹ ơi, thư của trường đại học, họ đã hẹn ngày phỏng vấn ...
Long ôm lấy mẹ xoay một vòng trong không khí cười hăng hắc. Bà Lộc làm bộ dùng dằng gỡ tay con tuột xuống :
- Cái thằng, lớn đầu rồi mà phá như con nít...
Long kéo mẹ ngồi xuống ghế hớn hở :
- Mẹ không biết đâu, những người được phỏng vấn coi như chắc ăn như bắp đến chín mươi lăm phần trăm đó!
Bà Lộc dịu dàng nhìn con, ánh mắt bà sáng lên niềm thương yêu chan chứa:
- Ừ, mẹ cầu mong ông bà phù hộ cho con được nhận vào học.
Buổi chiều ông Lộc đi làm về, ông thấy bà cứ len lén nhìn ông rồi tủm tỉm cười. Ông ôm lấy đôi vai nhỏ của vợ nhẹ nhàng hỏi :
- Có gì vui mà em cứ nhìn anh hoài vậy"
Bà nhẹ ngã đầu vào vai chồng :
- Anh ơi, hôm nay em vui lắm. Thằng cục cưng của anh đã nhận được thư hẹn phỏng vấn của trường Dược Khoa rồi...
Đến ngày đi phỏng vấn, Long thức dậy sớm.
Khi tiếng kèn xe của Trúc vang vọng từ ngoài đường vào, thì Long và ba mẹ cũng vừa xong bữa ăn sáng. Long ực một ngụm nước lọc, quơ lấy cái cặp đựng hồ sơ ôm vào lòng kéo ghế đứng dậy:
- Thằng Trúc bạn con đã đến, nó sẽ đữ con vào trường.
Bà Lộc vuốt tóc thằng con trai âu yếm :
- Mẹ chúc con được thỏa ước nguyện.
Ông Lộc đặt hai tay lên đôi vai đầy đặn của Long, đôi mắt ông long lanh niềm vui :
- Ba mẹ chờ tin vui của con gọi về, hôm nay ba nghỉ làm một ngày.
Long cảm động nhìn ba mẹ không biết nói gì. Mãi sau, chàng ấp úng :
- Ba mẹ vào nghỉ, thằng Trúc chắc đang nóng lòng chờ con.
Chỉ mấy bước, Long đã nhảy tỏm vào ngồi trong chiếc xe Mustang mui trần bóng lộn của bạn lên giọng vui vẻ :
- Lên đường...
Ông Lộc mở cửa hấp tấp bước ra nhìn theo. Từ trên bậc tam cấp ông bước xuống mở cửa rào che tay trông về phía chiếc xe màu đỏ đang phóng đến góc đường. Trúc bật đèn hiệu quẹo trái, nhìn kiếng chiếu hậu và bẻ tay lái. Long đang lúi húi giở chiếc cặp giấy tờ để xem lại hồ sơ. Bỗng chiếc xe thắng gấp, bánh xe kéo lết trên mặt đường nhựa rít lên những tràng dài ken két. Long chúi người tới trước, nếu chàng không kịp chống tay vào cái hộc nhựa thì có thể đầu chàng đã đã đập mạnh vào khung kiếng xe. Long còn đang ngơ ngác chữ hiểu chuyện gì đã xảy ra, thì Trúc đã cho xe quày một trăm tám mươi độ quay trở lại trong tiếng kêu thảng thốt :
- Thôi chết rồi! Ba của mày...
Long lạc giọng:
- Ba tao làm sao"
Trong kính chiếu hậu Trúc trông thấy ông Lộc đứng tựa bên hàng rào, bỗng nhiên ông già ngã chúi xuống nằm bất động. Chiếc xe nằm tênh hênh giữa ngã tư đường. Bất chấp đèn đỏ và nhiều tiếng kèn xe nhấn inh ỏi, Trúc đạp ga phóng trở về hướng cũ :
- Dường như ông già mày có chuyện không ổn...
Chiếc xe chữ kịp dừng hẳn, Long đã nhảy ra khỏi xe chạy đến. Bà Lộc đang kêu khóc cố đỡ ông Lộc dậy, nhưng tấm thân cao to của ông như một khối đá nặng vẫn nằm im lìm trên mặt thềm xi măng. Bà mẹ ràn rụa nước mắt nhìn lên:
- Long con, ba con làm sao rồi...
Long luồn tay dưới cổ ông Lộc đỡ người cha dựa vào ngực mình. Ông già lờ đờ nhìn con. Đôi mắt sáng như sao giờ đây đã chuyển sang màu đục ngầu, hai cái thủy tinh thể trợn trừng lên trong một trạng thái dẫy chết, đôi môi tái nhợt của ông mấp máy. Long trông rõ những đường gân xanh nổi trên trán ba mình. Ông Lộc cố hết sức muốn nói một điều gì, nhưng bất lực, bắp thịt hàm của ông căng cứng như đá. Trúc kêu hoảng :
- Stroke, nguy quá... Long, mày bồng ông bác lên xe tao mau.
Long lính quính ẳm ba chàng lên. Ông già nặng quá làm Long lảo đảo. Cái thân thể to lớn của ông choán hết băng sau của xe. Trúc vừa cài dây an toàn vừa nói với bà Lộc :
- Xe hết chỗ rồi, bác cứ ở nhà, tụi con sẽ gọi về báo tin ngay... Rồi bác sẽ vào sau...
Ở bệnh viện, hai người bạn lo âu ngồi chờ bên ngoài phòng cấp cứu.
Long đang hai bàn tay vào nhau lo lắng nhìn Trúc :
- Trúc, ba tao bị stroke phải không"
Trúc gãi đầu bối rối, giọng đặc sệt:
- Chắc là vậy, nhưng tao hy vọng tụi mình đã đưa bác vào kịp lúc.
Long gần muốn khóc :
- Ba tao có sao không Trúc"
- Hy vọng là không...
Bỗng Trúc nhảy nhổm lên :
- Thôi chết rồi, buổi phỏng vấn của mày, sợ trễ mất.
Long lắc đầu :
- Tình cảnh ba tao như vầy... tao không thể.
Trúc đứng dậy sốt ruột đi tới đi lui, rồi kéo tay áo nhìn đồng hồ :
- Chắc không xong ... Thôi mày để ông bác tao coi chừng cho, mày lấy xe tao phóng vô trường đi.
Long cảm động nắm lấy tay bạn kéo trở lại chiếc băng go.ã
- Mày ngồi xuống có được không, mày làm tao chóng mặt quá. Không được năm nay thì năm tới, mày làm gì cuống lên vậy.
- Phải lo chứ mày, công trình o bế cả năm nay, uổng lắm...
Trúc lơ đãng nhìn ra ngoài khung cửa, chợt chàng lắp bắp gọi bạn :
- Ơ hơ, bác gái đến rồi kìa, Long ơi, còn có... có Song Ngọc nữa.
Long nhảy đến khung kính. Mẹ chàng đang cùng với hai cô gái hấp tấp bước trên con đường trải đá dăm dẫn vào phòng cấp cứu. Đúng là chị em Thanh Ngọc, Bảo Ngọc, mà Trúc đã đặt cho họ cái biệt hiệu mỹ miều Song Ngọc. Bà Lộc nghẹn ngào ôm lấy Long:
- Long con, ba con sao rồi"
- Tụi con đang chờ tin bác sĩ, nhưng chắc không sao mẹ ơi.
Bảo Ngọc nắm tay chàng trai lo lắng :
-Long, bác trai....
Long không trả lời câu hỏi của cô gái :
- Ngọc, sao em biết tin của ba anh vậy"
Cô chị Thanh Ngọc liến thoắng chen vào :
- Bảo Ngọc rủ đến thăm hai bác, sẵn ngồi chờ tin lành của Long báo về.
Long cảm động đăm đăm nhìn Bảo Ngoc, trong lòng dậy lên một nỗi xôn xao lạ lùng. Cô gái đỏ mặt chớp mắt cúi đầu nhìn xuống. Bàn tay nhỏ mềm của nàng vẫn còn nằm trong những ngón tay chắc nịch của người yêu.
Bảo Ngọc ngước lên, bàn tay còn lại chạm nhẹ vào một bên vai của Long :
- Anh đi đi, đã có em với chị Thanh Ngọc ở đây cùng bác gái chăm sóc cho bác trai, anh cứ yên tâm.
Bà Lộc gật đầu đồng tình:
- Đi đi con, có mấy cháu ở dây với mẹ rồi.
Long tần ngần không biết phải quyết định như thế nào. Trúc sốt ruột nắm tay kéo bạn ra ngoài. Long cảm thấy đôi chân của mình nặng như đeo đá, chàng để mặc cho Trúc kéo đi đâu thì đi. Khi xe ra đến xa lộ, Trúc đạp ga phóng như gió cuốn. Trúc cứ đữ tay lên nhìn đồng hồ mãi làm Long phải kêu lên :
- Từ từ mày, làm gì dữ vậy"
- Trễ rồi con ơi, chắc năm nay con trợt vỏ chuối, hãy cầu nguyện đi...
Đang rầu nẫu cả gan ruột mà Long cũng phải cười phì lên. Tội nghiệp, cái thằng sốt sắng quá đáng. Nó cứ làm như nếu Long trợt vỏ dữ phen này, thì Long sẽ... tự tử chắc. Nhưng thực tình, thì từ tận đáy thâm tâm, Long cũng lo lắm. Ôi, phải chờ đợi thêm một năm dài đằng đẵng nữa, là cả một cực hình mà chàng không bao giờ dám nghĩ tới. Bỗng Trúc kêu lên hoảng hốt :
- Ái chà chà...


Trúc nghến răng đạp cần thắng đến lút tận đáy. Chiếc xe cày một đường dài lên mặt lộ, bánh xe rít lên rợn gáy. Khi nó khục khịch ngừng lại, thì cái đầu xe chỉ còn cách cái vè sau của chiếc xe phía trước không quá một tấc. Trúc quẹt tay lên cái trán đã đẫm đầy mồ hôi lạnh :
- Hú hồn...
Có chuyện gì đó không ổn ở phía trước rồi. Long nhóng người đứng lên nhìn. Hàng trăm chiếc xe đang dồn thành đống ngỗn ngang, kéo thành một vệt dài đầy màu sắc và ngoằn ngoèo. Xa lộ rộng thênh thanh với nhiều đường xe, giờ đây đã nghẹt cứng, xe cộ bất động lạ lùng, như trong một bãi nghĩa trang xe. Chắc là phải có một tai nạn khủng khiếp nào đó, mà thỉnh thoảng vẫn xảy ra trên những con đường cao tốc như thế này. Long quay nhìn phía sau. Hàng trăm chiếc xe ken đặc bít chặt lối tháo lui mất rồi. Một khoảng đường dài hàng cây số đã bị nén chặt. Long cố ghìm một tiếng thở dài. Như vậy là định mệnh đã tàn nhẫn trêu cợt chàng. Nó không cho phép chàng đến được khuôn viên mái trường Dược mà chàng đã dệt nhiều ước mơ từ hơn một năm nay. Phải làm gì bây giờ" Long quay sang Trúc nghiến răng trầm giọng :
- Trúc, cám ơn mày đã đưa tao đến đây, mày là thằng bạn tốt! Thôi, để tao thử chạy bộ!
Không chờ phản ứng của bạn, Long mở cửa nhẩy ra khỏi xe.
Long chạy. Không biết đã bao lâu. Có lẽ là chỉ mới chừng mươi phút, mà sao Long thấy thời gian dài như thăm thẳm. Hai bắp chân Long co lên co xuống trong những động tác nhịp nhàng. Hít vào,thở ra.
Con đường dài mấy cây số trước mặt càng lúc càng ngắn dần. Long đã có thể trông thấy từ xa, ẩn trong những tàng cây lá xanh, mái trường đại học đỏ au nhô lên khoảng trời trong xanh. Long có cảm giác mình chẳng khác một tay chạy marathon đang hổn hển đếm những bước cuối cùng trước vạch đến. Hai bắp chân của chàng đang ở trong trạng thái đau đớn ghê gớm vì sự co thắt của những sớ thịt. Ôi, cái mái ngói đỏ kia dường như cứ lùi mãi hoài theo mỗi bước tiến của Long.
Khi Long chạy qua cái vòm cao rộng của mái trường và đữ tay lên nhìn đồng hồ, thì chàng kinh hoàng thấy cây kim phút đã vượt quá cái giới hạn cho phép mười lăm phút của cuộc phỏng vấn. Khi chàng vịn tay lên cánh cửa gỗ vàng ối, dầy nặng, mà bên kia có những ông bà giám khảo đang chờ đợi chàng, Long cố lắm mới không khuỵu chân xuống. Chàng ôm ngực thở gấp,. Long há miệng to ra. Chàng trong tình trạng nguy kịch của những con cá đã lên bờ và đang dẫy chết. Long nhìn đồng hồ. Hai chục phút sau giờ ấn định. Định mệnh. Chàng không vượt thắng được định mệnh.
Cánh cửa phòng phỏng vấn bỗng mở toang. Long lờ mờ trông thấy mấy ông mấy bà giáo sư đang ôm cặp lục tục kéo ra ngoài. Long đứng thẳng người lên đứng nép qua một bên ấp úng :
- Xin lỗi, tôi tới trễ, xin vui lòng...
Lạ lùng quá đỗi, tiếng nói của chàng dường như đã tan loãng mất trong không khí. Đoàn người cứ thản nhiên bước, không nghe, không thấy, càng lúc càng xa dần. Đến lúc này thì Long đã có thể khuỵu chân, bàn tay chàng run run nắm lấy cái nắm tay cửa mạ đồng sáng chóa. Dường như có một giọt nước mắt rơi trên nền xi măng lámg mướt. Một bàn tay của ai đó đặt lên vai chàng trai, và một giọng trầm ấm :
- Kìa, có phải Long đây không, em làm gì ở đây"
Long ngẫng đầu lên. Chàng nhận ra ông viện trưởng đại học. Ông viện trưởng có biết Long. Những sinh viên tạo thành tích cho trường đều được ông cho treo ảnh trong phòng làm việc của viện trưởng. Long gượng gạo đứng lên. Ông viện trưởng chìa tay ra thân mật :
- Chào Long, kìa sao mặt em tái nhợt như vừa mới từ dưới địa ngục lên vậy"
Long cười hốc hác :
- Chào thầy, thầy nói đúng....
Ông viện trưởng ngơ ngác:
-Long, em vẫn ổn chứ"
Long lắc đầu :
- Thưa thầy, em không ổn!
- Nếu em không cho là tôi quá tò mò, tôi muốn biết em có cần giúp gì, nếu được thì tôi rất vui lòng.
. . .
Ông viện trưởng bấm số chiếc điện thoại cầm tay:
-Johnny đó hả, Bobby đây, bồ đã nổ máy xe chưa... Bồ có thể vui lòng trở vô đây một chút được không"
Ông John đã ngồi sau tay lái và xe đã nổ máy:
-Bob, có chuyện gì khẩn cấp vậy"
- Hê, có một cậu sinh viên đi trễ...
John cắt ngang:
- Bob, bồ là viện trưởng mà.... Nguyên tắc là nguyên tắc!
Ông viện trưởng thở dài :
- Johnny, tôi biết, tôi biết... Nhưng cậu sinh viên này đã đem về cho trường mình năm huy chương vàng Tae Kwon Do...
John tắt máy xe:
- Còn gì nữa"
- Ông thân sinh của cậu sinh viên hồi ở Việt Nam này cũng là dân Thủy Quân Lục Chiến như tụi mình...
- Bob, tôi cho bồ một câu nữa, nếu nghe được thì tôi sẽ dành cho cậu ấy một biệt lệ ...
- Cậu ta đi trễ là vì ông già bị stroke đúng vào giờ cậu ta lên xe đến đây. Nhưng điều đó không quan trọng, hãy nghe đây ông bạn. Ông thân sinh cậu sinh viên hồi đó là dân Tiểu Đoàn Trâu Điên đó. Thế nào"
John bồi hồi luồn tay vào sâu trong ngực. Những ngón tay của ông chạm vào một cái thẹo dài, như một con lươn chạy dưới vú phải của ông. Ngày đó, ông đã bị thương rất nặng. Mơ màng, giữa sống và chết, ông cảm biết cái thân thể nặng trên một trăm ký của mình đã được một người lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam nhỏ thó kéo về ẩn núp sau một cái mô đất, giữa những lằn đạn rải chằng chịt như một cái lưới đỏ lửa. Không biết nhờ phép nhiệm mầu nào mà ông và người lính vô danh đó đã có thể tồn tại được trong cơn bão lửa mà đến sắt đá cũng phải chịu tan tành thành tro bụi. Khi John bình phục ra khỏi bệnh viện, trước khi trở về nước, ông đã cố trở lại tìm cho bằng được người lính Trâu Điên đã cứu mạng mình. Ông theo một toán lính ra đến tận khu vực tiền tuyến. Vất vả lắm ông mới bò lên được gần chân cái thành cổ gạch đá đổ nát ngỗn ngang. Một người trung đội trưởng rầu rầu chỉ cho ông thấy một cái lổ nhỏ dưới chân thành “Nó đã chết sau cái lổ đó mấy ngày rồi với mấy thằng nữa. Bọn Charlie bắn dữ quá, tụi tui nhào vô lấy xác chưa được...”
...
Long hân hoan đứng dưới bóng râm của cái cổng trường cao to bề thế nhìn lên những đám mây trắng đang trôi bềnh bồng giữa bầu trời trong xanh.
Mặt trời mùa hè chói chang xuyên qua những tầng mây rải những tia nắng óng ánh vàng ối xuống những mảng tường gạch màu trắng, làm chúng bóng lên như những viên cẩm thạch. Long nhớ lại khoảnh khắc ông John hờ hững mở chiếc cặp đựng thành tích học tập và hoạt động xã hội của Long, lướt qua vài hàng rồi xếp lại. Tim Long đập thình thịch như tiếng trống trận. Thôi chết, đó là dấu hiệu xấu, rất xấu. Ông John không đá động gì đến chuyện nhập học. Lạ chữ, ông ta chỉ hỏi thăm về quãng đời quá khứ của ba mình. Rất tỉ mỉ. Chấm dứt giờ phỏng vấn, John mỉm cười thân mật đữ tay ra bắt:
- Mistơ Long, chúc mừng. Em sẽ còn gặp tôi trong những năm học sắp tới. Hoan nghênh em vào gia đình Dược Khoa chúng tôi. Một câu hỏi chót trứơc khi chia tay. Cái gì đã khiến em chọn ngành học này"
Long chờ câu hỏi này từ đầu cuộc phỏng vấn. Đây là câu tủ mà Long chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Nhưng đột nhiên sự vui mừng bất ngờ làm Long quên mất, hỡi ơi, toàn bộ nội dung của nó. Long ấp úng :
- Thưagiáo sư, em... có tâm nguyện nghiên cứu cho được phương cách trị bệnh ung thư và bệnh AIDS...
Chỉ đến đó thì Long tắt tịt, bài diễn văn hùng hồn về nghĩa vụ của một nhà dược học và khoa học chiến đấu chống những căn bệnh hiểm nghèo của thế kỷ đã theo gió bay mất rồi. Giáo sư John gục gặc đầu nhìn Long vẻ thích thú:
- Nếu vậy thì tôi chúc em được thành công như ý.
- Cám ơn thầy.
...
Long hồi hộp bỏ đồng hai lăm xu vào máy gọi công cộng và bấm số gọi cho chị em Bảo Ngọc. Chàng nghe tiếng hello trong trẻo của một cô gái. Không rõ là Thanh Ngọc hay Bảo Ngọc. Nhận được tiếng Long, cô gái bên kia đầu dây cười khúc khích :
- Thanh Ngọc đây, Long chờ chút nha...
- Chào Thanh Ngọc, cho tôi hỏi thăm...
- Chờ chút mà!
Một giây sau. Long bồi hồi nghe giọng nói êm đềm của Bảo Ngọc :
- Anh Long ơi, Bảo Ngọc đây. Suỵt, để em hỏi trước. Long nói đi, đậu chứ"
Long kêu lên :
- Đậu rồi. Bảo Ngọc ơi...
Chẳng có tiếng trả lời. Long áp tai vào ống nghe cố gọi:
- Bảo Ngọc...
- Long, mẹ đây.
Thôi chết, bà già. Chàng nhận ra giọng âu yếm của mẹ, dường như bà đang rất vui thì phải. Long run run hỏi:
- Mẹ ơi, ba ra sao rồi"
- Long ơi, ba con đã hồi tỉnh rồi. Bác sĩ nói chỉ là một cơn cao huyết áp thôi chứ không có gì nguy hiểm hết, nằm vài ngày là về.
Hít một hơi dài sảng khoái, Long nhìn lên khoảng không gian bao la trước mặt. Những đám mây trắng bị gió dồn đuổi chạy đến tận đầu đằng kia con lộ dài đen tít tắp. Chỉ còn có mỗi màu xanh của bầu trời và màu vàng chói lọi của mặt trời. Long bất chợt nhận ra mình đang đứng giữa một chùm ánh nắng thật ấm. Long yêu màu hè làm sao. Mùa hè năm nay, đối với Long, có lẽ là mùa hè rực rỡ nhất.

Phạm Phong Dinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến