Hôm nay,  

NgƯỜi ChẾt TrỞ VỀ

01/06/200300:00:00(Xem: 125268)
Người viết: TUYẾT TRINH
Bài tham dự số 3217-815-vb60530

Tác giả Tuyết Trinh, cư trú tại Nam California, lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ký về người anh trai cựu sĩ quan và cảnh sát Việt Nam Cộng Hoà. Sau đây là bài viết của bà.
*

Nhìn TV chiến sự Iraq hàng ngày thấy những tù binh Mỹ tôi nhớ đến anh trai tôi, nhớ mùa hè năm 1972.
Anh trai tôi Trịnh Đình Thông khóa 22-Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, năm 1972, anh là Trưởng chi Cảnh Sát Quốc Gia quận Lộc Ninh. Tôi viết bài này với lòng thương nhớ anh, nhớ khi anh “trở về từ cõi chết.”
Ngày 7/2/72 khi VC lấn chiếm quận Lộc Ninh, có tin dữ về: anh tôi bị mất tích. Bố mẹ, chị em tôi và toàn thể bà con nội ngoại, gia đình hai bên bạn bè thân thích tất cả đều bàng hoàng, xúc động, nhất là mẹ tôi và cô tôi.
Không ngày nào mẹ không khóc và thắp nhang cầu nguyện cho con trai được thoát chết, trở về với gia đình. Đáp lại sự nguyện cầu của mẹ, chỉ thấy toàn những tin thất thiệt. Nào anh tôi bị bắn chết, nào sắp được trao trả về trong những đợt trao trả tù binh.
Hàng ngày sau giờ làm việc và có khi tôi phải nghỉ làm để nhờ người quen đưa đến những nhà thương, quân y viện, trại trao trả tù binh để kiếm tìm anh tôi, may ra anh tôi có bị thương cũng còn có cơ hội được về với gia đình. Rồi một hôm bố tôi đem về một số tiền lớn. Bố nói với mẹ lãnh tiền tử của anh tôi, mẹ tôi hét lên bảo mẹ tôi không giữ tiền đó, mẹ chỉ muốn thấy anh tôi trở về. Bố tôi đề nghị lập bàn thờ anh tôi, mẹ tôi cũng bác đi, mẹ tôi vẫn hy vọng anh tôi còn sống. Cuối cùng bố tôi đem hết số tiền đó nhờ nhà chùa giúp cho những người di tản từ các vùng có đánh nhau về tạm trú ở trong sân chùa. Với những người này quần áo cũ, 1kg gạo, 1 chai nước mắm là điều quý giá cho họ lúc tản cư, chạy loạn.
Thời buổi loạn ly, gia đình lại hối thúc tôi nhận lời cầu hôn của một chàng lính mà tôi thương. Ngày đám cưới tôi, mẹ tôi và tôi khóc như mữ sa, mọi người ngạc nhiên nhưng rồi hiểu ra rằng vì nguyên nhân thiếu anh tôi. Ngày 30/4/75 gia đình tôi cũng di tản đi tìm đến bên bờ tự do nhưng rồi lại vì anh tôi, bố mẹ tôi nói chúng tôi đi trước bố mẹ ở lại may ra anh tôi còn có nơi để trở về, vì bố mẹ tôi vẫn còn hy vọng anh tôi còn sống sót. Tất cả lại kéo nhau về ngôi nhà cũ.
Nửa năm sau ngày CS chiếm miền Nam, gia đình tôi đã tuyệt vọng thì được tin anh tôi còn sống và ở trong trại giam Thủ Đức. Lúc đó chồng tôi đang trong trại cải tạo Long Khánh, tôi thì mới sanh cháu thứ nhì được mấy ngày, cả nhà vội vàng gửi cháu cho người hàng xóm, đi xe đò lên thăm anh tôi, lên tới nơi tại cổng trại giam họ hỏi giấy phép thăm nuôi của phường mới được gặp. Cả nhà chưng hửng ra về thất vọng. Hôm sau bố tôi nói để bố tôi xin phép đi một mình thử trước đã. Ròng rã thêm gần 3 năm (2 năm 9 tháng) anh tôi vẫn tiếp tục "học tập cải tạo." Hàng tháng, mẹ tôi lại chắt chiu giỏ xách nắm tôm khô, gỏi cá khô, gói đường, lon mỡ lên nuôi anh tôi. Dù là cực khổ nhưng mà mẹ vui vì anh tôi còn sống. Ngày anh tôi được thả về, sau khi được gọi học tập tốt, lao động tốt để trả xong "nợ máu" anh tôi được tha về. Cả gia đình tôi lại khóc lóc, bây giờ là khóc vui mừng vì anh tôi còn sống trở về từ cõi chết.
Sau một thời gian anh tôi lại phải đi kinh tế mới. Vì không được phép ở thành phố, thuộc thành phần ngụy quân, ngụy quyền.


Khi chính phủ Mỹ có chính sách nhân đạo cứu vớt những người cải tạo và gia đình họ sang Mỹ hưởng chế độ tự do, thì anh tôi lại lừng chừng vì nửa muốn đi nửa lại thương cha mẹ già (lúc này cha mẹ tôi đã già yếu lắm rồi) nếu bỏ đi thì thương cha mẹ không ai chăm sóc lúc tuổi già sức yếu. Tới khi quyết định vì bố mẹ tôi lại một lần nữa hy sinh cho con, anh tôi lại kém may mắn khi chính phủ Mỹ ban hành luật mới thời gian 3 năm tù binh của anh tôi không kể chỉ tính 2 năm 9 tháng cải tạo tù, anh tôi thiếu 3 tháng cải tạo. Thế là hồ sơ H36 của anh tôi bị bác đơn sau khi phỏng vấn phái đoàn Mỹ. Anh tôi buồn và gia đình tôi cũng buồn. Tôi thì may mắn hơn anh vì chồng tôi cải tạo 6 năm nên gia đình tôi và 3 con đến bến bờ tự do theo diện HO18.
Đến Mỹ tôi phải cám ơn chính phủ Mỹ, dân chúng Mỹ đã nhân đạo giúp đỡ gia đình tôi bước đầu, các con tôi được học đến đại học mà không phải tốn tiền vì nếu phải đóng tiền học, chắc suốt đời tôi làm cũng không đóng đủ cho con tiền học. Đến Mỹ một năm chữ nguôi nỗi nhớ nhà, thì tin mẹ chết đến với tôi, không giấy tờ cho phép không tiền bạc, tôi không về được để đữ mẹ tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi buồn đau vô cùng, tôi ân hận suốt một đời mẹ tôi cực khổ lo cho các con, tôi chữ trả hiếu một ngày, tôi buồn ray rứt chắc chắn đến ngày tôi nhắm mắt tôi cũng không nguôi thương nhớ người mẹ hiền. Mẹ tôi là một người đàn bà nhà quê ít học nhưng nhờ đọc sách nhiều, mẹ tôi biết nhiều lắm và mẹ dạy anh em chúng tôi đầy đủ đạo đức làm người và sống thật tốt với đời.

Sau khi mẹ tôi mất, bố tôi cũng buồn rầu và bệnh nặng, tôi bên Mỹ chỉ biết viết thư thăm hỏi sức khỏe bố. Anh trai và chị dâu tôi vất vả với vườn cây, gánh gạo và lo cho bố tôi. Bác sĩ nói bố tôi vì lớn tuổi nên dây thần kinh nhão không làm việc nữa nên mọi việc vệ sinh cá nhân, ăn uống đều không tự làm được. Tôi thương bố tôi nghiệp chướng nặng nề mặc dù cụ rất đạo đức tu hành và luôn giúp đỡ người nghèo gặp khó khăn lúc sinh thời. Tôi thương anh trai tôi anh sinh ra vào ngôi sao xấu, nên dù tính anh rất tốt anh được lòng bà con giòng họ, tất cả bạn bè thân quen anh, đều thương anh mà anh vẫn khổ. Anh tôi ngày ngày chăm lo cho bố tôi thật chu đáo tắm rửa, ăn uống, thuốc men…. cho tới khi người thanh thản ra đi sau khi ăn sáng và ngủ giấc ngủ êm dịu, không đau đớn không kêu ca. Tôi nghe kể lại là bố tôi đã mỉm cười với con cháu trước khi nhắm mắt lìa cõi trần về cõi Phật.
Thế là chúng tôi đã mất cả cha lẫn mẹ, mãi mãi chẳng còn nhìn thấy người nữa, tôi bây giờ chỉ mong gặp lại anh trai tôi ở bên ở bên bờ tự do nhưng sao thấy khó quá vì anh tôi năm nay đã 62 tuổi mà hồ sơ bảo lãnh anh em ruột theo luật di trú Mỹ phải mất 12 năm mới xét tới. Liệu anh anh tôi còn sống đến được năm 74 tuổi nữa không vì sau khi 3 năm tù binh, 2 năm 9 tháng cải tạo và suốt từ ngày về sau trại cải tạo là anh tôi gắn liền với miền đất kinh tế mới sỏi đá.
Mới đây tôi nhận được tin anh tôi sau bệnh cao máu sạn thận, sạn mật bao tử loét hành hạ lại thêm bệnh đường ruột viêm kinh niên phải uống thuốc thường xuyên. Tôi không lạ vì bệnh của anh xuất phát từ hậu quả bao năm tháng tù đày và những ngày tháng sống khổ cực thiếu thốn trên miền kinh tế mới sỏi đá khô cằn.
Bây giờ tôi chỉ còn biết cầu xin cho cha mẹ siêu thoát về cõi Phật và trời Phật cho anh em tôi đoàn tụ trên bến bờ tự do.
Tôi vẫn hy vọng anh em tôi sẽ gặp nhau trên đất tự do này. Sau những phân ly, khổ nhọc rồi sẽ là đoàn tụ, cũng như anh đã "chết đi sống lại" mà vẫn trở về với gia đình năm nào.

Tuyết Trinh
Tháng 4/2003
(714) 890-9961

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến