Hôm nay,  

Duyên Tình

01/06/200300:00:00(Xem: 150647)
Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI
Bài tham dự số 3215-813-vb40527

Tác giả trước 1975 là giáo chức, quân nhân. Hiện là chuyên viên điện toán hãng Sypris Data Systems Co, California. Tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay những ngày đầu, năm đầu, cho tới nay ông vẫn liên tục viết và dành nhiều hỗ trợ quí giá cho sinh hoạt Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*
Anh Tư Chỉnh đang ngon trớn trên đường Colorado thành phố Pasadena với chiếc xe hơi hiệu Ford đời 86 mới mua hai tháng trước. Vừa lái anh vừa nghe đài phát thanh tần số 106.3Fm chương trình "Tiếng gọi non sông" với bản nhạc "Trái tim ngục tù".
Tiếng hát Đon Hồ sao nghe bùi tai và ngọt quá chừng đang làm anh khoái chí gật gù thì bỗng nhiên tiếng nổ xe của anh kêu khẹt khẹt, rồi bùm bụp, xịt xịt, chạy giựt giựt như muốn dừng lại. Tốc độ giảm xuống rõ rệt mặc dù anh trân mình cố nhấn lút ga mà chiếc xe cứ như muốn nằm vạ giữa đường không tăng vận tốc lên chút nào. Anh hoảng quá liền mở đèn emergency và đổi qua cần số thấp, nới lỏng ga, rà thắng và lẹ làng tấp vào lề đường. Dù anh lanh tay, lẹ mắt cho mấy đi nữa chiếc Toyota Camry chạy sát sau xe của vợ chồng ông Mỹ già cũng bóp còi inh ỏi. Đã vậy bà Mỹ ngồi cạnh ông chồng còn liếc xéo anh ra điều khó chịu.
Anh nhớ lại hôm đến Mỹ theo diện H.O tháng 2 năm 93, chú Tám em ruột anh có đến thăm, và trong câu chuyện "Trời mưa, trời nắng" khi đề cặp đến chuyện lái xe trên đất Mỹ chú ấy có nói "Ở Mỹ khi xe đang chạy trên đường phố mà nó bóp còi inh ỏi một là xe đi rước dâu, đám cưới hay xe cảnh sát, cứu thương, chữa lửa di chuyển trong trường hợp khẩn cấp, còn xe tư nhân mà bóp còi một là nó chửi mình đi chậm, chặt ngang, rẽ trái không báo trước hoặc sai luật lệ gì đó.”
Nghe vậy, anh đã nhủ thầm trong bụng " Chả bù ở xứ mình cứ ra đường hể thấy xe là nghe tiếng còi.”
Chiếc xe Ford này anh Tư mua lại của ông Tàu Hồng Kông hàng xóm tuy rẻ hơn mua dealer, tiết kiệm được cả ngàn đôla nhưng đúng là "Tiền nào của nấy". May mà anh Tư cũng là tay có nghề.
Trước 1975 anh là sĩ quan quân vận của QLVNCH nên anh biết khá nhiều về cách vận chuyển, hệ thống máy móc của chiếc xe nên chuyên tự sửa, bảo trì chiếc xe cho tốt đối với anh không phải là chuyện khó. Vậy mà anh cũng bị cái xe Ford này vật lên vật xuống đến mức chị Tư có lần phải than với con Liên “Ba mày cứ cuối tuần là ôm lấy cái xe, không thấy mặt thấy mũi đâu nữa”.
Liên là cô gái út của anh chị Tư vừa tốt nghiệp bằng Social works ở Đại học Cal State L.A tuổi 23 còn sống chung với anh chị Tư. Những đứa lớn đã có vợ, có chồng đều ra riêng cả.
Anh xuống xe mở carpot và tiếp tục tìm bệnh của chiếc xe. Mất gần cả tiếng đồng hồ chiếc xe vẫn nằm im thin thít, tay anh thì dính đầy dầu mỡ. Sau cùng, anh Tư đành phải kêu xe tow.
Chiếc xe tow đến, tài xế là một ông Tàu tuổi trung niên. Không biết nhìn anh Tư ra sao mà vừa xuống xe ông ta liền xổ ngay ra một tràng tiếng Tàu, anh Tư trố mắt ngạc nhiên không hiểu trời trăng gì. Ông tàu chợt nhớ ra mới nói lại bằng tiếng Anh, tiếng được, tiếng mất. Anh Tư liền xổ ra một tràng tiếng Anh ngọt như mía lùi:
- Ông kéo xe này về garage Thiên Phú ở đường Lake đó và ông "charge" là bao nhiêu" Chắc ông biết garage Thiên Phú chớ!
Sau câu tiếng Anh của anh Tư, thình lình ông Tàu xổ luôn ra một tràng tiếng Việt. Hoá ra ông ta là Tàu gốc Chợ Lớn.
- Từ hồi ra nghề đến giờ tôi đã kéo hàng trăm chiếc xe hư tới garage Thiên Phú đấy.
Vừa nói ông Tàu rút nhanh cái calculator trong túi và bấm lia lịa. Một chốc anh nhìn anh Tư tỏ vẻ nghiêm trọng và nói:
- Một trăm đô chẳn mà phải trả tiền mặt đấy. Tiệm tôi không nhận visa mà cũng không nhận check cá nhân đâu.
Anh Tư nghĩ thầm trong bụng tại sao tiệm nào, dịch vụ nào mà người Tàu làm chủ ở trên đất Mỹ này thường thích lấy tiền mặt nhỉ! Chắc họ dành thời giờ để làm việc hay hơn là phải tới nhà băng cash cái check hay lấy tiền ra từ những cái visa. Hay là họ nghĩ mình xài check không tiền bảo chứng! Vừa nghĩ anh Tư vừa trả lời:
- OK, No problem. Nhờ chú giúp cho.
Hôm mới đến Mỹ chú Tám nó có dặn là đừng bao giờ để nhiều tiền mặt trong ví chỉ để ba, bốn chục phòng ngừa đổ xăng hay mua lặt vặt thôi. Nhiều khi mình chỉ có 5 đôla trong túi mà gặp tụi xì ke nó cũng cho mình đi tàu suốt đấy. Ngoài mặt thì anh lắng nghe lời chú Tám nhưng trong ví anh lúc nào cũng thủ ba tờ giấy một trăm đôla đề phòng khi bất trắc nên khi ông Tàu đề nghị đưa tiền mặt anh thấy không có gì trở ngại nên OK liền.
Ông Tàu vui vẻ liền kéo chiếc Ford về garage Thiên Phú, anh Tư nhảy lên ngồi một bên và gợi chuyện:
- Độ này công việc làm ăn của bác có khá không, có bận lắm không"


- Bận lắm! Có nhiều khi đã quá mười giờ đêm mà còn khách gọi nữa đó. Vì nghề nghiệp không đi không được. Có bữa về tới nhà thì đã ba giờ sáng. Làm việc nhà mà, lấy công làm lời. Nhiều lúc gặp chuyện bực mình lắm thầy hai ạ. Như hồi nãy có chú thanh niên VN ăn mặc sang trọng đi chiếc Pontiac đời mới hai chỗ ngồi không rõ trục trặc máy móc sao đó nằm ở đường Allen. Tôi mới kéo về garage này mà trước khi kéo về tôi đã giao hẹn trước là phải trả tiền mặt chú ấy vui vẻ OK giá 80 đô nhưng khi về tới tiệm chú chỉ trả 40 đô tiền mặt còn lại chú lấy thẻ visa ra trả. Chú nói tôi không ngờ chỉ còn có 40 đô trong túi. Tôi không đồng ý thì chú ấy cự nự và to tiếng cải vã với tôi. Chú ấy còn thách đố tôi không bằng lòng thì gọi cảnh sát đi, chú ấy không care đâu. Thế có tức không".
Anh Tư tò mò hỏi tiếp:
- Rồi kết quả câu chuyện đi đến đâu rồi"
- Đang cãi qua cãi lại thì nghe điện thoại thầy Hai gọi, tôi xin lỗi đi kéo xe cho thầy ngay. Chú ấy còn ngồi chờ ở garage Thiên Phú đấy. Tôi nhất định không chịu thua chú nhỏ đó đâu.
Anh Tư thản nhiên nói:
- Chà, chuyện đâu có khó gì cũng dễ giải quyết thôi mà!
Xe vừa ngừng trước garage Thiên Phú anh Tư thấy ngay người thanh niên ăn mặc tươm tất, trông có vẻ đứng đắn đàng hoàng, mắt mang kiến cận ngồi nơi cái ghế dựa cạnh chiếc Pontiac đang chăm chú đọc tờ Việt Báo, anh đoán trạc tuổi bằng thằng Lẫm con trai lớn của anh (32 tuổi).
Vừa đậu xong chiếc xe tow, ông Tàu vội bước lại chỗ người thanh niên:
- Cậu đã gọi người nhà mang tiền đến hay cậu đã gọi taxi ra ATM rút tiền ra trả cho tôi chưa"
Im lặng, người thanh niên vẫn chăm chú đọc tờ báo dường như không quan tâm gì đến lời nói của ông tài xế tow xe. Không khí trông căng thẳng, khó thở. Một chốc anh ta mới chậm chạp để tờ báo xuống bên cạnh rồi ngẩng mặt lên trả lời:
- You không lấy visa số tiền còn lại thì cứ kêu cảnh sát đi. Tôi nhất định không gọi người nhà mà cũng không ra ATM rút tiền ra đâu.
Anh Tư lúc này mới lên tiếng trước mặt hai người:
- Hai người thôi đừng cãi qua cãi lại nữa. Chuyện cũng dễ thôi mà! Rồi anh xoay qua nói với ông Tàu:
- Chú em này không đủ tiền mặt trả cho cuốc xe kéo của bác. Vậy để tôi cho chú ấy mượn tiền mặt trả cho bác là xong chứ gì!
Người thanh niên bây giờ mới chú ý đến anh Tư và nói:
- Chào bác. Cho cháu xin lỗi. Hồi nãy giờ cháu bận nói chuyện với ông này (chỉ ông Tàu) không kịp chào bác. Cháu xin cảm ơn lòng tốt của bác nhưng bác đâu có biết cháu là ai mà cho mượn như vậy rồi cháu đi luôn không trả lại bác thì sao!
- Mấy chục bạc đối với tôi hiện giờ là lớn thật nhưng tình đồng hương của mình với nhau trong trường hợp này nơi đất lạ quê người còn lớn hơn chứ, nếu em không trả lại thì xem như tôi giúp em cũng được mà. Tiền bạc là phấn thổi, là phù du có gì đâu em. Gặp hồi khó khăn như vậy giúp nhau mới đáng quý.
Nói xong anh Tư móc hai trăm đô ra trả cho ông Tàu nói phần của mình và phần của chú em chiếc xe Pontiac.
- Đây 200 tiền công ông kéo xe tôi và tiền công kéo xe cho chú em này, còn hai chục là tiền tip đấy.
Ông tài xế Tàu lặng lẽ bỏ tiền vào túi. Người thanh niên vội đứng dậy như cái lò xo bật lên và chạy tới ôm anh Tư giống như hai người đã quen thân từ lúc nào:
- Trời! Cảm ơn lòng tốt của bác nhiều lắm. Cháu tưởng bác nói chơi. Ai dè đó là sự thật. Bác cho cháu xin địa chỉ và số điện thoại nhà bác để cuối tuần cháu đem tiền lại trả bác.
Anh Tư rút viết ghi vội cho người thanh niên tên Dũng số điện thoại của mình.
- Cháu xin cảm ơn bác một lần nữa…
Bẵng đi hơn ba tuần anh Tư vẫn không nghe người thanh niên chủ chiếc Pontiac gọi lại như đã hứa, trong lòng anh nghĩ chắc cậu ấy làm mất số điện thoại của mình rồi và anh Tư cũng quên mất chuyện mình giúp người thanh niên trả tiền mặt kéo xe hôm tháng trước ở garage Thiên Phú.
Sáng nay chín giờ cha mẹ đã đi làm cả mình Liên ngồi nhà sửa soạn để chuẩn bị đi interview job ở xã hội county Los Angeles thì chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia giọng đàn ông xưng tên là Dũng muốn nói chuyện với cha mình:
- Thưa cô! Tôi là Dũng hiện làm việc ở hãng data systems Los Angeles xin được nói chuyện với bác Tư.
- Ba má tôi đã đi làm từ sớm chiều bốn giờ mới về nhà xin ông cho biết số điện thoại lúc chiều về ba tôi sẽ gọi lại.
- Xin cô về thưa lại với bác là có Dũng mới quen bác ở garage Thiên Phú hồi tháng trước gọi. Tôi đi công tác xa cho hãng mới trở lại Cali. Số điện thoại của tôi là… chiều nay tôi xin gọi lại. Xin cảm ơn cô.
Dũng và anh Tư trở thành đôi bạn một già, một trẻ ra chiều tương đắc lắm. Cứ mỗi cuối tuần Dũng thường đến nhà anh Tư chuyện vãn, khi nào chị Tư nấu món gì đặc biệt thường gọi Dũng đến dùng với gia đình cho vui.
Một năm sau Dũng trở thành con rể của anh chị Tư và là chồng của cô Liên hiện là Social Worker của County Los Angeles sau một đám cưới có đông đủ bà con hai họ và bạn bẻ tại nhà hàng Furiwa Seafood ở thành phố Garden Grove, Orange County….

Nguyễn Hữu Thời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến