Hôm nay,  

Nụ Cười Và Trái Tim

28/05/200300:00:00(Xem: 153337)
Người viết: TAM GIANG
Bài tham dự số 3214-812-vb30526

Tác giả sinh năm 1936, cựu sĩ quan quân lực VNCH, từng trải qua trên 10 tù tại các trại tập trung của Cộng Sản sau đó định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O., hiện cư trú tại Santa Ana.
Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông, kể chuyện về một bạn đồng khoá...
*
- Ai đó"
- Liêu Đình đây, hì hì...hì hì...
Cứ mỗi lần gọi điện thoại cho Liêu tôi lại nhận được tiếng cười thoải mái và đầy tự tin trên, nhưng lần nầy Liêu báo cho tôi một tin mới là anh sắp đi mổ tim.
Tôi không ngac nhiên lắm vì Liệâu đã nói nhiều lần về những triệu chứng bất thưòng mà Liệu thường cảm thấy khi hai hàm răng bị tê buốt trong lúc tim đập mạnh và khó thở. Liệu còn nói thêm bà thân sinh của anh cũng có những triệu chứng như thế trước khi bị lên cơn trụy tim và ngất xỉu rồi mất sau đó.
Tôi lắng nghe Liệu nói một hồi rồi hỏi:
- Bác sĩ nói thế nào"
- Sau nhiều lần khám và trị liệu, bác sĩ đề nghị mổ để làm "bypass".
- Còn mầy quyết định thế nào"
- Hi, hì... Mổ cho nó khoẻ, nếu có gì thì cũng chẳng làm sao.
- Tao thấy nhiều thằng bạn mổ rồi mà vẫn sống phây phây. Mầy yên trí chẳng có gì đáng lo vì khoa học và ngành mổ xẻ bây giờ tối tân lắm.
Nói thế chứ khi thấy nhiều ca mổ tim được chiếu trên TV, tôi cảm thấy toát mô hôi khi những quả tim đỏ hói dính đầy máu được bàn tay bác sĩ giải phẫu lấy ra từ lồng ngực bệnh nhân rồi ông ta đưa con dao mổ vào như người ta dùng con dao mà bổ trái táo ra làm đôi. Trái tim vẫn còn đập trong lúc chủ của nó nằm bất tỉnh. Cả hai cùng làm việc, người chủ tiếp máu cho tim trong lúc trái tim cố gắng duy trì nhịp dập. Nhưng giữa mối tương quan sống chết đó còn còn có một mối tương quan vô hình và đầy tâm linh khác giữa trái tim và người chủ của nó, đó là khát vọng yêu đời, những giấc mơ chưa trọn vẹn, cũng như những điều chưa nói hết.
Trên bàn mổ, có lẽ Liệu và trái tim chắc chắn đang hướng về ba đứa cháu nội và ba đứa cháu ngoại mà hằng ngày anh săn sóc từ cái ăn cái mặc, giấc ngủ cho đến việc đưa đi đón về. Anh làm việc nầy từ lâu thay vợ và các con anh đi làm việc ở tiểu bang xa. Săn sóc, dạy dỗ sáu đưa bé ở xứ Mỹ nầy không phải là một chuyện dễ làm, thế mà anh đã làm chu đáo. Sáu cháu đều ngoan ngoãn, học hành tấn tới và chúng xem anh như một ông già mẫu mực và quyền uy nhưng đầy tình thương, đầy bảo bọc. Chúng là nguồn an ủi sau cùng của đời một con ngựa già sau bao năm tháng nắng mưa dãi dầu mà vết hằn vẫn còn trên lưng.
Là người lính biển chì sóng, là anh hùng của trận Bồ Đề ngoài khơi tỉnh Cà Mâu năm xưa, anh cũng là người đầu tiên của khóa được ân thưởng anh dũng bội tinh với ngành dương liễu do Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu gắn.
Anh không hổ thẹn với chính mình nhưng anh lại là người chịu nhiều thiêt thòi nhất trong đời quân ngũ. Người ta cho anh là kẻ cứng đầu vì anh dám đương đầu với bao thử thách mà cấp chỉ huy trực tiếp giáng xuống cho anh. Cuối cùng anh bị đưa lên vùng cao nguyên làm sĩ quan đại diện Hải Quân tại Quân Đoàn 2 Chiến Thuật. Lúc bấy giờ bạn bè gọi đùa anh là tư lệnh hành quân lưu động "suối"vì đã có tư lệnh hành quân biển, hành quân sông rồi thì anh phải là suối.
Sau đó là những năm tháng dài trong nhà tù cộïng sản, anh đã chứng tỏ là một con người bất khuất trước kẻ thù hung hãn. Anh đã hai lần trốn trại nhưng cả hai lần đều thất bại, anh đã bị hành hạ thể xác lẫn tinh thần tưởng chừng như chỉ có phép lạ mới kéo anh ra khỏi tay tử thần.
Anh vẫn còn sống để qua Mỹ theo diện HO. Với số tuổi đã cao, anh vẫn chiến đấu một cách đơn độc để mưu sinh. Anh đã từng làm những việc nặng nhọc mà ít ai với số tuổi như anh có thế làm được như đốn cây mướn, dọn nhà mướn sau đó anh làm nghề chạy bàn tại nhà hàng 'Fast Fơod ' ở thành phố Anaheim thế mà anh vẫn cảm thấy chưa thích hợp với khả năng đầy năng động của mình nên quyết định tìm đường sống khác bằng cách lái xe đi khắp nước Mỹ. Mỗi tiểu bang anh cùng người vợ dừng lại để tìm công việc làm ăn mới. Từ miền nam đầm lầy Louisiana cho đến miền bắc lạnh gíá NewYork anh đều sống và làm việc một thời gian.


Cuối cùng anh đã tìm được một nghề tương đối nhẹ nhàng đó là nghề 'Nail' tại vùng sa mạc Arizona gần LasVegas. Cái tuổi sáu mươi, mái tóc trắng phau, trên đỉnh đầu lưa thưa vài cọng tóc thế mà anh vẫn mài giũa sơn phết móng tay cho đàn bà, con gái để tậu nhà và mua xe. Thời gian rảnh rỗi anh lái xe rong ruổi khắp nẻo đường đất nước Cờ Hoa để thăm anh em, bạn bè. Lúc nầy anh có tên mới là 'Liêu Xuyên Bang'.
Là con người đầy nghệ sĩ tính, anh đã làm bạn bè thích thú . Hơn nữa, tính cởi mở và rộng rãi lại được phái nữ để ý ngay từ thời còn là sinh viên ở xóm Nhà Lá, biệt danh của đám sinh viên sĩ quan ham chơi hơn ham học . Nhiều lúc gia đình con cái anh không được hạnh phúc anh lại tự an ủi: 'Tại cha ăn mặn nên con khát nước đó thôi'. Con người anh là thế, không che đậy, không giấu giếm điều gì. Ngay cả khi anh làm nghề nail, bạn bè hỏi:
- Mỗi lần cầm tay, cầm chân đàn bà mầy cảm thấy thế nào"
- Tao chẳng cảm thấy gì khi nắm tay nắm chân người Mỹ trắng hay Mỹ đen, nhưng khi nắm tay người đàn bà Á Châu nhất là người đàn bà Việt Nam thì tao cảm thấy hơi run.
Đó là lời thú nhận thành thật của anh. Biết đâu trái tim của anh làm việc hơi nhiều nên ngày nay nó cũng phải chịu cái hậu quả của sự rung động bất thường và lãng mạn đó.
Ba năm miệt mài ở Arizona, anh đã có một cuộc sống tạm ổn. Nhìn lại mình đang đi vào những nấc thang cuối cùng của cuộc đời , anh quyết định dời nhà về miền nam California để hưởng nắng ấm, gần bà con và bạn bè.
Anh mua một căn 'Mobilehome' bốn phòng ngủ gần khu trung tâm Little Saigon. Anh đam mê căn nhà nầy như người thủy thủ mê con tàu của mình. Anh dành trọn thời giờ lúc các cháu đang ở trường học để làm đẹp cơ ngơi sau cùng nầy của anh. Anh sơn phết, sửa sang, sắp xếp trong ngoài căn nhà nầy sao cho giống một con tàu. Có lần anh nói: ''Nhiều lúc tôi có cái cảm giác như mình đang sống trên con tàu mà các thủy thủ là mấy đứa cháu. Con tàu nầy luôn luôn sống động, với đủ tiếng khóc, tiếng la, tiếng cười. Người thuyền trưởng còn làm đủ mọi việc từ nấu cơm, tắm giặt, thay tã rồi làm cả quan tòa xử án, thưởng phạt phân minh". Đám thủy thủ khó tính mà dễ thương nầy làm anh mệt nhưng cho anh niềm vui vô tận. Nhiều lúc đi đâu xa vài ngày anh lại cảm thấy nhớ chúng và thèm cái không khí ồn ào, bừa bãi do chúng tạo nên.
Có lẻ cái năng nổ không ngơi nghỉ đã làm cho bệnh tim của anh mỗi ngày một thêm trầm trọng nhưng anh vẫn tươi cười như không có chuyện gì xảy ra.
Anh lai bắt đầu một dự án mới là biến cái sân sau của căn nhà anh ở thành một phòng họp lộ thiên giống như sân sau của một chiếùn hạm để có thể chứa được ba mươi bạn bè hay anh em cùng khóa đến vui chơi. Anh liền đến Home Depot mua cây, ván, đinh. Hai tuần cậm cụi cưa, xẻ, đục, đẽo anh đã hoàn tất dự án một cách xuất sắc. Sân sau của căn nhà trở thành một bao lơn với đủ cây xanh bóng mát. Trong lúc thực hiện công trình anh vẫn không xao lãng việc 'baby sister' mà vợ và con anh đã giao phó.
Bây giờ mọi việc mà anh dự định làm cho gia đình, cho các cháu và cho chính anh để có một cuộc sống yên ổn tại vùng đất mới định cư ở nam California xem như đã gần xong, còn lại là sự chờ đợi ngày bác sĩ gọi đi mổ trái tim mà anh đã cưu mang nó từ khi còn trong lòng mẹ, hiến dâng nó cho đời, cho gia đình và cho bạn bè. Đời là những mắt xích mà ta phải trải qua, anh đã vượt qua những mắt xích đó với trái tim và nụ cười.
Để có chút tình gửi bạn, tôi xin có đôi vần thơ:
Thuyền đời phiêu dạt bến quê xa
Đã mấy mươi năm vẫn đậm đà
Nhà lá năm xưa còn in nét
Trái Tim nồng thắm vẫn là ta.

Tam Giang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,960,503
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.