Hôm nay,  

Nhân Chứng Khác Thường

27/05/200300:00:00(Xem: 169506)
Người viết: HỒ PHI
Bài tham dự số 3212-810-vb80524

Hồ Phi, 67 tuổi, hiện cư trú tại Fountain Valley, Orange County; Cựu giáo sư, Vietnam; Cựu VGS.12.4, D.A.O. Saigon. Thuyền nhân đến Mỹ 10/1976. Cựu EW2. DPSS Los Angeles County; Ông là tác giả bài viết "Thình lình đui mắt", một bài viết thật cẩn trọng, sâu sắc, hữu ích, và đã được trao tặng giải thưởng đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*
Chuyện cách đây đã phần tư thế kỷ khi tôi mới tạm cư ở Pasadena, mà mãi đến nay tôi vẫn còn nhớ như xảy ra không lâu:
Chiều thứ bảy đầu mùa hè năm đó, tôi ngồi nhà thấy nhớ quê buồn vô hạn vì do nhớ thói quen, cứ vào những chiều cuối tuần lúc còn ở Saigon, tôi thường dạo phố Lê Lợi mua đồ lặt vặt và ngồi quán cà rem, nhìn người qua kẻ lại hay đi xem cinéma giải trí với bạn bè. Giờ qua xứ nầy, bạn bè hiếm hoi, không biết đi thăm đâu, nhưng lại quen thói thích đi, tôi ra lái chiếc xe Buick Electra, đời 1970, loại sedan Mỹ to nhất, chạy giải buồn trên đường Los Robles về hướng Nam. Đầu óc tôi thẩn thơ trống rỗng. Khi đến South Pasadena, ngang qua thành phố giàu sang đẹp đẽ nầy, mỗi đơn vị gia cư đứng riêng, nhìn như một biệt thự với khung cảnh và kiểu cách kiến trúc khác nhau, mỗi nhà một vẻ, rất nên thơ. Khi vào một khúc quanh, thấy một đám trẻ con da trắng loai choai đang chạy chơi, đùa giỡn xô đuổi nhau trên bãi cỏ xanh ven lộ dưới nắng chiều, tôi cảm mình như đang lạc vào một cõi mộng mơ thanh tú. Bỗng thình lình thấy chúng lại đùa đuổi nhau đến sát lề đường, hình như muốn chạy băng qua trước đầu xe, tôi hoảng hốt đạp thắng, xe ngừng ngay cái rụp tức khắc. Tiếp theo là một tiếng "ành" sau xe, làm lưng tôi bị giựt mạnh, rung chuyển cả xe, và tiếp theo là tiếng bánh xe thắng rít mạnh rồi im lặng. Mấy đứa nhỏ tỉnh bơ băng qua đường, trước đầu xe tôi và kéo nhau đi mất hút về hướng Bắc.
Bước xuống xe, tôi thấy một chiếc xe thể thao, mui trần, màu xanh, ủi vào cản sau xe tôi, dàn đầu xe đó bị thun lại, bung mui hư hỏng khá nặng, không chắc còn chạy được. Một chiếc cadillac màu trắng cũng đã ngừng sau xe đó vài thước. Cản sau chiếc Buick của tôi hơi trầy, xây xát một ít, nếu không quan sát kỹ thì không thấy gì khác thường.
Chiếc xe mui trần nầy do một thanh niên da trắng 19 tuổi lái. Hai bên không cãi cọ gì, chỉ nhìn chỗ đụng và bình tĩnh trao đổi tên họ, số xe, địa chỉ, số bằng lái, và hãng bảo hiểm. Cậu nầy tên David Smith. Cả hai không thể gọi cảnh sát làm biên bản vì đó là khu gia cư sang trọng kín cổng cao tường, không có điện thoại công cộng và năm đó chưa ai có cellular phone. Ông Mỹ trắng trung niên lái chiếc Cadillac đi sau xe mui trần, ngừng lại kịp, ngay vài mét phía sau, không vướng đụng gì cả. Đáng lẽ ông ta có thể lách ra và bỏ đi cho yên việc. Nhưng không ông đứng lại tức tối, tỏ vẻ giận dữ. Ông xúi David nhất định phải đi kiện. Ông cho David số phone, địa chỉ và hăng hái tình nguyện sẽ ra tòa làm chứng cho rằng tôi có lỗi, tranh phần phải cho David. Ông còn cố vấn khôn dại cho David, khiến tôi buồn bực khó chịu. Tôi vội lên xe rời khỏi nơi xảy ra tai nạn, trong lúc hai người nầy vẫn còn đang đứng nói chuyện với nhau.
Trưa thứ hai kế tiếp, nhờ giờ nghỉ ở sở, tôi đem xe đến hãng bảo hiểm Farmers' Group của David, sắp hàng chờ khai trình. Người claim adjuster của hãng nầy xem xét, ghi chép, chụp hình phía sau xe tôi thế là xong.
Đến thứ bảy tiếp theo, tôi nhận được thư từ hãng Farmers'Group, trong đó có miếng card nhỏ bằng bàn tay, trên đầu có ghi chữ DRAFT và có ghi US$450. Chữ draft, đến lúc bấy giờ, tôi chỉ hiểu nghĩa là tờ giấy nháp hay bản thảo, hay sự triệu dụng có tính cách bắt buộc (như bắt quân dịch). Tôi tự hỏi không biết có được bồi thường" Sao bảo hiểm không gởi thư hay check, mà lại gởi cho tôi cái draft card nầy.
Tối hôm đó, thanh niên nọ (David) gọi phone bảo tôi phải thường cho hắn $1450, không thì hắn sẽ đưa tôi ra tòa và đòi nhiều hơn. (Lúc đó số tiền nầy tương đương 2 tháng lương của tôi sau khi đã trừ thuế). Tôi bảo chính hắn đụng phía sau (rear end), hắn có lỗi, tôi không thường, muốn đưa ra tòa thì cứ việc đi.
Tuần tiếp theo, tôi nhận được trát tòa do cảnh sát tòa án (marshal) đưa đến tận tay, phải ký nhận đàng hoàng. Trát tòa đòi tôi trình diện phiên tòa 8 giờ sáng, khoảng hai tháng sau tại Pasadena. Trong đó David kiện tôi với lời lẽ nguyên văn như sau: "He pulled in front of me then stop suddenly without warning and justification." (Ông nầy chạy ra trước xe tôi, rồi thình lình ngừng gấp, không cảnh báo và không lý do nào cả).
Đọc trát tòa nầy, tôi lo lắm, vì tôi nghĩ ông Mỹ trung niên kia đầy kinh nghiệm đã bày David thưa kiện và khai như vậy, chứ David còn trẻ, làm sao đã biết cách khai gian. Tôi lo tôi có thể thua vì David có nhân chứng tích cực rành rẽ xác nhận như vậy, gặp thứ dữ rồi. Tôi nghĩ, khi đọc lời khai nầy, ông tòa có thể hình dung tôi như một tên du côn tệ hại, theo lối yên hùng xa lộ, ỷ mình xe lớn chạy chận đầu xe người khác rồi thắng đứng lại, cố tình gây tai nạn, hại người khác để thỏa tính ưa chơi ác. Trước kia, ở quê, tôi đã từng thấy vài người trẻ háo thắng, xấu bụng đi xe chèn nhau trên mặt lộ để cho nạn nhân bị té thương vong chơi. Cũng như khi mới qua Mỹ, vì chưa biết, tôi đã có lúc lái xe thiếu tốc độ trên xa lộ, làm xe sau trở ngại, nên đã từng gặp phải tài xế xe vận tải lớn tức giận, qua mặt rồi ép vào chận đầu xe cho bỏ ghét, nếu không lách tránh kịp tôi cũng đã có thể bị tai nạn nguy hiểm rồi. Chuyện chèn chận nhau trong lúc lái xe, gây đụng xe nhau, nghĩ cũng đã có tiền lệ ở tòa.


Tôi đem tấm card "DRAFT" vào sở hỏi mấy người Mỹ làm bàn bên cạnh, về ý nghĩa của tấm draft card nầy.Tôi được biết là cái draft nầy cũng như cái check, nếu tôi bằng lòng số tiền bồi thường đó, thì cứ deposit vô trương mục của mình hoặc lãnh tiền ra.
Tôi lo sợ thua, và phải bồi thường cho David như nó đòi, và có thể bị phạt thêm về tội cố ý chèn ép trên đường lộ, vì nó có nhân chứng tích cực vu cáo tôi một cách thầy kiện khôn khéo, theo luật pháp. Nên sẵn cái draft $450 nầy trong tay, tôi hãy cứ lãnh đi cho chắc ăn, để rủi người ta đổi ý stop payment cũng uổng. Vả lại cái xe của tôi mua 600 dollars ở Georgia, lúc mới đến Mỹ, đã bị muối mục cả, body và sơn đã hư xấu hơn xe ở bãi phế thải, tôi cũng đã chạy được hơn 2 năm, đi dọc ngang qua lại hai bờ biển Đông Tây nước Mỹ đã 3 lần, còn chở gia đình, và kéo U haul nặng nữa. Xe cũ xấu rồi, nay hư hại thêm chút nữa, ăn thua gì, mà được thường $450 thì quá ngon lành rồi, còn tham gì nữa.
Trong suốt thời gian hai tháng chờ ra tòa, mỗi lần nghĩ đến vụ đụng xe nầy, tôi khó ngủ, vào sở làm tiếp khách hàng, mà có lúc tôi ngẩn ngơ lơ lửng như trên trời rớt xuống, phải khó khăn mới ghi được vào giấy tờ.
Nhưng việc đến phải đến, một sáng đầu mùa hè, tôi đến đúng giờ như đã ghi. Lúc tới case David Smith vs Phi Ho. Tôi, David và ông nhân chứng của hắn đều ra đứng trước mặt ông tòa. Ông tòa liếc qua hồ sơ và bảo nguyên cáo David khai trước. Hắn khai như trong tờ khiếu nại, nói thêm xe nó bị thiệt hại khá nặng không còn chạy được và đòi bồi thường mọi thiệt hại do lỗi tôi như đã ghi. Ông tòa liền nhìn qua hỏi tôi: "Vậy anh có chịu bồi thường cho nó không"" (Do you agree to pay for his complaint")
Tôi đáp: "Không". (No Sir)
Ông tòa hỏi: "Tại sao"" (Why")
Tôi đáp: "Tôi phải ngừng gấp, vì tôi thấy mấy đứa nhỏ đùa chơi trên bãi cỏ, thình lình chúng toan chạy xuống đường ngay trước mặt xe tôi." (I had to stop abruptly, because I saw several children play on the grass then suddenly they were about to jump into the pavement right in front of my car.)
Ông tòa lại quay sang hỏi David: "Anh có thấy mấy đứa nhỏ đó không"". (Did you see those children")
David trả lời: " Có." (Yes, Sir)
Nghe David nói yes, biết mình thắng, tôi thở phào mừng rỡ vì tai qua nạn khỏi. Cậu David nầy khôn mà không ngoan, bị ông tòa hỏi nhanh bất chợt, cậu phải trả lời nhanh và dứt khoát như tôi vậy, không kịp suy nghĩ gian dối, nên đã tiết lộ sự thật, nó thua chắc. Uổng công của ông nhân chứng thầy kiện nầy rồi.
Vừa nghe dứt tiếng "Yes", nhìn David, ông tòa liền phán ngay: "Vì sự an toàn cho mấy đứa nhỏ, người nầy có bổn phận phải ngừng, anh biết lái xe, anh phải biết ngừng xe. Xử cho bị cáo thắng." (For the safety of the children, this man had the duty to stop. You know how to drive, you know how to stop. Judgement for the defendant).
Trong thời gian chưa ra tòa, tôi nghĩ nó thưa như vậy, có nhân chứng xác nhận, tôi tưởng tượng ra đủ thứ để mà lo như là ông tòa sẽ khó xử, hoặc kéo dài thời gian phiên xử, hoặc phải điều tra đình hoản tới lui. Không ngờ phiên tòa lại dễ dàng ngắn gọn quá, chỉ kéo dài chưa đầy 3 phút. Tôi phục ở Mỹ người ta làm nghề nghiệp gì cũng chuyên môn giỏi và nhanh chóng hữu hiệu, ngay cả ông tòa cũng thế.
Cô thư ký đánh máy cái rụp vào bản án: "Judgement for the defendant"
Ông tòa xây qua hỏi tôi: "Anh có đòi bồi thường ngược lại gì không"" (Do you want to claim against him"). Ý như ông muốn tôi đòi David phải bồi thường để ông sẵn lúc xử luôn.
Trước khi ra tòa tôi chỉ mong khỏi bị lỗi, khỏi bị rắc rối, là mừng rồi, tôi đâu có ý khiếu nại gì định sẵn. Nghĩ mình đã lấy đũ $450 từ hãng bảo hiểm Farmers của David lâu rồi, thôi còn đòi gì nữa, tôi nói ngay " Không". (No). Chắc lúc đó ông tòa sẽ nghĩ người Á đông mình thật đại lượng và tốt bụng, vì bị húc đằng sau hư xe mà không đòi bồi thường gì.
Cô thư ký lôi cái rụp từ máy đánh chữ ra, trao cho tôi copy bản án, tôi mừng rỡ cầm lấy và quay lưng vội bước nhanh ra ngoài như vẫn còn sợ rủi ông tòa nghe lý lẽ 2 người kia cãi cọ mà đổi ý, xử ngược lại. Trong khi đó, David và ông Mỹ nhân chứng tức giận đứng ngay tại chỗ lao nhao lớn tiếng cãi cọ kịch liệt với ông tòa hoặc với nhau. Nhưng tôi vội đi ra không nghe được và không tưởng ra họ cãi nhau với lý gì.
Về sau ở Mỹ nhiều năm hơn, tôi mới biết đó là phiên tòa ở Small Claim Court. Ở đó người ta có thể kiện nhau, không cần đến luật sư, và chỉ đòi bồi thường về thiệt hại vật chất đến một giới hạn nào đó, mức tối đa qui định cũng được tăng dần theo thời giá sinh hoạt ngày càng cao. Hồi đó $1500 là tối đa. Bây giờ hình như đã cao hơn $5000.
Luật pháp Đông Tây xưa nay vẫn dựa vào nhân chứng. Nhưng nhân chứng lắm khi vì vô tình hay cố ý đã không thể khách quan, vô tư hay nói đúng sự thật hoặc có thể xuyên tạc sự thật. Cũng lắm khi vì một lý do riêng tư, bất lương, không chứng kiến gì cả, cũng được nhờ làm nhân chứng. Hoặc không gì cả cũng tự nhận là nhân chứng để khai gian, cho một bên để thủ lợi. Điều nầy không phải phạm vi tôi bàn tới.

Hồ Phi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến