Hôm nay,  

Khi Nắng Vào Thu

27/05/200300:00:00(Xem: 157121)
Người viết: NGUYỄN THUÝ PHƯỢNG
Bài tham dự số 3211-809-vb70523

Tác giả Nguyễn Thuý Phượng cho biết bà là một tiểu thương, cư trú tại San Jose. Lần đầu tham dự Viết Về Nước My,õ bà kể lại kinh nghiệm và cảm xúc của chính bà khi phải trải qua một cuộc giải phẫu vì “những cái bướu (tumors) khá lớn ở trong và mặt ngoài của tử cung”. Bài viết rất nhẹ nhàng, tình cảm. Ước mong bà Phương sẽ còn tiếp tục viết.
*
Trong ánh nắng vàng hiền hòa của buổi sáng, tôi bước nhanh qua bãi đậu xe, vào thềm bệnh viện. Hai cánh cửa kính tự động mở ra, đưa tôi vào dãy hành lang nhộn nhịp với ánh điện trắng, tường và sàn nhà cũng màu trắng. May là ở xứ này, các nhân viên y tế ngoại trừ bác sĩ đều mặc áo màu chứ không phải áo trắng như ở Việt Nam nên khung cảnh bệnh viện bớt lạnh lùng.
Tôi dùng thang máy trên lầu hai, hấp tấp tiến vào phòng đợi của khu phụ khoa. Tôi xuất trình thẻ bảo hiểm cho người nữ nhân viên ngồi sau quầy "reception", cô tươi cười bảo tôi ngồi đợi ở ghế. Ngay lúc đó bác sĩ K cũng vừa vào tới. Sau khi tay bắt mặt mừng, ông bảo tôi:
- Bà làm thủ tục xong rồi chúng ta sẽ vào văn phòng tôi nói chuyện nhé.
Tôi nhỏ nhẹ cám ơn. Ông quay lưng vào trong. Tôi đến ngồi vào một trong những chiếc ghế kê dọc tường. Người Á Đông và Tây Phương đều đặc biệt kính trọng thầy thuốc và thầy giáo, nhưng người Á Đông khép nép giữ lề, còn người Tây phương thì thân mật, cởi mở hơn.
Sáng nay, bác sĩ K đã phải vào sớm hơn giờ thường lệ vì buổi gặp mặt bất thường này với tôi. Cách đây một tháng, tôi đột nhiên khám phá một cái bướu khá lớn và rất cứng ở bụng. Như phần lớn người dân Hoa Kỳ ngày nay, tôi đặt câu hỏi ngay "Có phải là ung thư không"" với tất cả sự sợ hãi. Ai trong chúng ta cũng đã nghe đầy dẫy những câu chuyện về những người đang trẻ trung khỏe mạnh, bỗng một ngày họ nhận thấy một triệu chứng lạ, đi bác sĩ và được cho biết mình đã bị một chứng ung thư nào đó, thường thường là đã quá trễ và chỉ còn sáu tháng, một năm để sống.
Tôi vội đến bác sĩ tổng quát (general practice) bà gởi tôi đi chụp phim bằng ultra sound và hồ sơ của tôi được giao cho bác sĩ K, một bác sĩ của bệnh viện về giải phẫu phụ khoa.
Bác sĩ K chịu gặp tôi ngay sau khi có kết quả chụp Ultra Sound.
Vì thời khóa biểu đã đầy, ông phải gặp tôi trước giờ sửa soạn giải phẫu cho một bệnh nhân khác. Nhìn thấy ông trong bộ y phục phòng mổ, tôi hồi hộp lại càng thấy căng thẳng hơn. Ông cho tôi biết tôi có những cái bướu (tumors) khá lớn ở trong và mặt ngoài của tử cung nhưng không phải là ung thư. Một phần ba phụ nữ có bướu này và thường thì chúng vô hại nhưng những cái bướu của tôi thì lại tăng trưởng và trong tương lai chúng sẽ đè sang các bộ phận khác trong thân thể. Tuy nhiên, ông trấn an tôi rằng đây không phải là một vấn đề nguy cấp. Ông cặn kẽ trình bày với tôi về hai phẫu thuật để giải quyết bệnh trạng và cùng tôi chọn lựa phương cách thích hợp nhất. Ông bảo tôi theo lịch trình giải phẫu của ông hiện thời thì đến tháng mười một, tức là ba tháng nữa, ông sẽ mổ cho tôi nhưng nếu có thể sắp xếp để làm sớm hơn, ông sẽ liên lạc với tôi. Ông đưa danh thiếp cho tôi và bảo nếu cần hỏi gì cứ gọi cho ông.
Bác sĩ K người tầm thước, cân đối, giọng nói nhân từ nhưng chắc chắn. Ở lứa tuổi năm mươi, ông vừa đủ tuổi đời và tuổi nghề để có những quyết định chín chắn nhưng vẫn còn đủ trẻ để nhận định mọi vấn đề một cách sáng suốt và tân tiến. Tôi hoàn toàn tin tưởng ở ông nhưng tôi vẫn không khỏi ra về với một niềm sợ hãi. Tôi chưa hề qua một cuộc giải phẫu nào trong đời, tôi chưa phải nằm nhà thương một ngày nào. Điều tôi sợ nhất là khi mình bị đánh thuốc mê, cảm tưởng đó cũng gần giống như sự chết. Trong một vài trường hợp, đã có những người mê rồi không bao giờ tỉnh lại nữa, mặc dù theo lời bác sĩ K những trường hợp đó rất hiếm hoi.
Cách đây một tuần, một nữ y tá gọi tôi cho biết bác sĩ K đã sắp xếp để giải phẫu cho tôi vào ngày 30 này, hai tháng sớm hơn dự trù và bác sĩ cần gặp tôi hôm nay để sửa soạn cho cuộc giải phẫu đó. Tôi mừng thầm vì không muốn kéo dài thời gian bồn chồn chờ đợi, mặc dù vợ chồng tôi vừa bán xong căn nhà đang ở và đang dọn sang nhà mới.
Người nữ y tá cầm hồ sơ ra gọi tên tôi. Tôi đứng lên đi theo vô như một cái máy. Cô chào hỏi, tôi chỉ mỉm cười gật đầu. Cô cân sức nặng, lấy nhiệt độ và đo máu cho tôi.
Cô khen tôi mặc áo đẹp. Tôi cám ơn và mới để ý đến chiếc áo bà ba lụa màu vàng nghệ mình đang mặc, quà tặng của một người quen đi Việt Nam đem về. Trước khi rời nhà, tôi đã trang điểm, thay quần áo mà hồn vía thì để ở đâu đâu.
Cô y tá đưa tôi vào văn phòng bác sĩ, đặt hồ sơ của tôi lên bàn giấy trước mặt ông rồi đi ra, đóng nhẹ cửa lại. Vị bác sĩ bảo tôi ngồi. Tôi ngoan ngoãn ngồi xuống chiếc ghế đối diện.
- - Tôi có bổn phận phải giải thích với bà về những rủi ro có thể xảy đến trong cuộc giải phẫu này, ông chạm rải. Ông giải thích chi tiết về hai mối rủi ro:
- Những bộ phận chung quanh tử cung có thể bị hư hại trong cuộc giải phẫu.
- Chúng cũng có thể bị nhiễm trùng sau khi giải phẫu.
Luật lệ Hoa Kỳ bắt buộc bác sĩ phải cho bệnh nhân biết quá nhiều. Ước gì ông không phải cho tôi biết những điều này. Ước gì ông chỉ nói gọn một câu "Mọi điều hãy cứ trông vào tay ta" tôi lo lắng hỏi:
- Nếu những điều đó xảy ra, bác sĩ phải làm gì"
Sự khẩn khoản trong mắt tôi làm người lương y xúc động. Dường như sự cách biệt về văn hóa khiến ông lúng túng không biết phải trấn an, vỗ về cách nào cho phải.
- Thì tôi phải giải phẫu một lần nữa, ông chớp mắt. Nhưng tôi hứa với bà tôi sẽ làm hết sức mình để cuộc giải phẫu được thành công mỹ mãn.
- Tôi tin tưởng điều đó, thưa bác sĩ.
Cái duyên của người Á Đông nằm trong sự kín đáo, tế nhị, nhưng người Mỹ dễ mến ở sự thật thà, không che dấu tình cảm.
Trưa ngày 30 tháng 9 mẹ và chồng tôi đưa tôi vào bệnh viện. Nắng vào thu không còn chói chang như những ngày mùa hạ, nắng đẹp dịu dàng đằm thắm như người chinh phu trong thơ cổ.
Chỉ có một thân nhân được theo tôi vào khu vực "tiền giải phẫu". Chồng tôi nhường cho mẹ tôi. Anh hôn tôi. Tôi ôm siết Xa nhàgần hai mươi năm chung sống êm ả, tôi cố xua đuổi ý nghĩa rằng đây có thể là phút cuối.


Bước chân đi theo người y tá, tôi quay lại nhìn lần nữa hình ảnh người chồng cố tươi cười ở cuối hành lang.
Trong thủ tục hành chánh sau cùng trước cuộc giải phẫu, cô thư ký hỏi tôi về tôn giáo. Cả mẹ tôi và tôi đều biết để làm gì nhưng chỉ đưa mắt nhìn nhauà.
Sau đó, chúng tôi được hướng dẫn đến một căn phòng lớn, có nhiều chiếc giường cao, chia cách nhau bằng những tấm màn. Một vài giường có bệnh nhân đang nằm hoặc ngồi trên đó, đây là nơi bệnh nhân được các nhân viên y tế sửa soạn trước khi đưa vào phòng giải phẫu.
Một anh nhân viên trẻ, trong bộ áo xanh nước biển vui vẻ tiếp đón chúng tôi, đưa cho tôi một chiếc áo "bệnh nhân" và bảo tôi thay ra. Anh chỉ định cho tôi ngồi lên một trong những chiếc giường trong phòng, anh đưa tôi một đôi vớ bảo tôi mặc vào chân.
Hai người y tá bước vào, một người lấy nhiệt độ của tôi. Người kia loay hoay làm gì tôi chưa rõ thì người thứ ba xuất hiện tự giới thiệu là phụ tá của bác sĩ sẽ phụ trách việc đánh thuốc mê. Rồi đến một thiếu nữ tóc vàng đến bên tôi chào rồi khẽ nói:
- Tôi là A.H bác sĩ tập sự sẽ phụ tá bác sĩ K trong cuộc giải phẫu này. Tôi mỉm cười nghiêng đầu.
- Good morning, doctor
Lại thêm một thiếu phụ khác mặt cũng tươi như hoa. Bà đâm mũi kim vào mạch máu ở cánh tay tôi để chuyền nước biển. Tôi đoán một phần của thuốc mê sẽ vào bằng đường này. Gân máu của tôi nhỏ và có lẽ khó tìm. Bà đâm mấy bận mà vẫn chưa trúng. Tôi chế ngự sự sợ hãi, như một người chiến sĩ đến giờ ra trận làm mặt tươi cười.
Bác sĩ K bước vào, mọi người ồn ào chào hỏi ông
- Bệnh nhân của ông thật cam đảm! Một người nói. Ông chào mẹ tôi rồi vồn vã quay sang tôi
- Lúc nãy tôi thấy bà vào thang máy, tôi gọi mà bà không nghe.
- Chào bác sĩ. Xin lỗi tôi không nghe.
Mọi người tạm dạt sang một bên. Tiếng chuyện trò tíu tít của họ làm bầu không khí nhẹ nhàng hơn. Bác sĩ K tự nhiên ngồi ngay lên mép giường tôi:
- Hôm nay bà thấy trong người thế nào"
- Rất khỏe, thưa bác sĩ.
- Sáng nay đáng lẽ trước bà tôi phải giải phẫu cho một bệnh nhân khác nhưng vào giờ chót bà ta sợ hãi muốn thói lui nên tôi tạm đình lại cho bà ta về.
- Riêng tôi thì bây giờ chỉ có tiến tới không có lui. Tôi cười. Ông vỗ vai tôi
- Tốt lắm. Nói với tôi thêm về một vài chi tiết của cuộc giải phẫu rồi ông đứng dậy nói đùa:
- Bệnh nhân tốt như bà này có thể trở lại bất cứ lúc nào!
Mọi người ồn ào phản đối. Vị bác sĩ tươi cười vừa bước ra khỏi phòng. Tôi nói vói theo:
- Không, tôi chỉ đến phòng mổ này một lần thôi! Mẹ tôi khẽ đùa với tôi bằng tiếng Việt:
- Cái ông này ăn nói như thế phải đốt "vía"
Bà y tá trở lại đâm kim chuyền nước biển cho tôi và một nữ bác sĩ khác người á đông lại vào cho tôi biết bà tên L..cũng sẽ tiếp tay cuộc giải phẫu này.
Tiểu đội y tế bây giờ vây kín chung quanh tôi. Hình ảnh cuối cùng tôi được thấy trước khi nhắm mắt bất tỉnh là hình ảnh mẹ tôi làm dấu đọc kinhà
Khi tôi tỉnh lại, trời đã tối và tôi được đưa vào phòng riêng. Mẹ và chồng tôi đến bên giường tôi mừng rỡ, tôi có cảm tưởng như khi vừa đến được bến bờ tự do sau cuộc vượt biển.
Mẹ và chồng tôi kể lại rằng sau cuộc giải phẫu, trong khi tôi còn nằm trong phòng hồi sinh, bác sĩ K đã ra báo tin cho hai người thân của tôi được biết là mọi chuyện đều tốt đẹp và chuyện trò thân mật với họ, mặc dù theo lời chồng tôi toàn thân ông đẫm mồ hôi và áo ông dính đầy máu, trông rất dễ sợ.
Bác sĩ K lúc đó đã rời bệnh viện nhưng suốt buổi tối và đêm đó bác sĩ L và đông đảo các nhân viên y tế khác liên tiếp vào trông chừng thăm hỏi lấy nhiệt độ cho tôi.
Mặc dù từ nhỏ đến giờ tôi vẫn được sống trong tình thương gia đình, tôi chưa bao giờ được săn sóc chiều chuộng kỹ lưỡng đến thế!
Sáng hôm sau, tôi thức dậy lần đầu tiên trong căn phòng bệnh viện. Nhân viên đem Jello sữa và trà cho tôi điểm tâm.
Hôm đó là ngày nghỉ của bác sĩ K nhưng ông vẫn vào thăm tôi vào lúc chín giờ sáng. Nhìn thấy ông, người đã gìn giữ mạng sống mình qua những giờ phút nghiêm trọng, tôi cảm động chỉ gọi được một chữ "doctor" rồi khẽ nhích mình sang một bên nhường chỗ cho ông ngồi xuống mép giường mà không thốt được tiếng cám ơn hay chào hỏi nào.
Ông ngồi xuống nhìn tôi ân cần:
- Bà bình phục mau quá. Chỉ có khoảng năm phần trăm bệnh nhân là bình phục được như bà!
- Nhờ tài năng của bác sĩ và quý vị phụ tá!
- Cuộc giải phẫu thành công tốt đẹp. Điều kiện cho phép tôi giữ lại được cả buồng trứng và cổ tử cung của bà. Điều này sẽ bảo đảm đời sống chăn gối giữa bà và ông nhà vẫn được như trước.
Tôi mỉm cười tránh ánh mắt ông, bây giờ tôi mới líu ríu nói được tiếng cám ơn.
Từ khi bắt đầu công việc trị liệu bịnh tình cho tôi, bác sĩ K luôn quan tâm đến những ảnh hưởng tâm lý và tình dục một nét đặc thù của nền y khoa hiện đại.
Tôi chợt nhận thấy bác sĩ K thì mày râu nhẵn nhụi áo quần tươm tất, còn tôi thì đầu tóc chưa chải, mặt mày trần trụi không son phấn, thân thể cũng chưa được tắm. Ngoài chồng tôi ra, tôi không muốn người đàn ông nào nhìn thấy tôi trong tình trạng thế này. Đột nhiên tôi hiểu cái cảm giác của người đàn bà Ả Rập cổ truyền phải cởi khăn che mặt trước người đàn ông lạ.
Vị bác sĩ nhẹ nhàng mở áo tôi, xem xét vết mổ. AÔnh mắt ông phảng phất sự quan tâm của người mẹ hiền. Mẹ tôi và nhà tôi kể lại rằng ông rất tử tế. Hôm qua ông ra trò chuyện với họ rất thân mật. Vừa sửa áo, đắp chăn lại cho tôi ông vừa mỉm cười, vui vẻ:
- Người miền Trung Tây chúng tôi ai cũng giản dị thân tình như vậy cả. Rồi nghiêm giọng một chút ông dặn dò:
- Để tránh bị làm độc, để các bộ phận trong thân thể làm việc lại bình thường, bà cố gắng ra khỏi giường đi lại càng sớm càng tốt.
- Vâng, tôi sẽ làm điều đó, tôi nói ngay, mặc dù toàn thân còn đeo treo lủng củng toàn những giây và ống. Bác sĩ K cũng nhận thấy điều đó, ông nói:
- Một lát y tá sẽ gỡ bớt những thứ này cho bà.
Rồi ông đứng dậy mở màn khung cửa kiếng lớn. Bên ngoài ánh nắng đầu thu huy hoàng trên những ngọn cây xanh tươi, chào đón một ngày mới..

Nguyễn Thúy Phượng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến