Hôm nay,  

Welcome To America

26/05/200300:00:00(Xem: 153529)
Người viết: TỐNG CHÍ LINH
Bài tham dự số 3209-807-vb40521

Tác giả Tống Chí Linh lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết 58 tuổi, đã về hưu, hiện cư trú tại tiểu bang Minnesota.
*

Khi ngồi ghế nhà trường học sử thế giới, tuổi trẻ thường ước mơ đặt chân đến một nơi xa lạ nào đó để thỏa thích tính hiếu kỳ.
Năm 1975 bối cảnh lịch sử đã đưa người Việt Nam đến định cư khắp mọi nơi trên thế giới. Hoa Kỳ đón nhận người tỵ nạn trong chương trình nhân đạo nhiều hơn các quốc gia khác. Vì lẽ đó khi nói đến hành trình đi tìm tự do người ta nghĩ đến Hoa Kỳ để tiêu biểu cho chương trình tỵ nạn nói chung.
Người Việt Nam đi lánh nạn hay tỵ nạn" Tôi dùng từ ngữ lánh nạn cho riêng tôi, bởi vì trong cơn hoảng hốt lửa đạn tôi theo đoàn người vô định xuôi ngược để thoát chết, chuyện may rủi phó mặc cho trời đất. Có một điếu là không có lúc nào tôi van nài thượng đế cứu tôi cho bằng lúc này, lòng tin của kẻ ngoan đạo đôi khi không làm ấm lòng Hoàng Thiên, nhưng tôi một kẻ vô đạo đã được Ngài ban ơn "Trời làm loạn mới biết con có nghĩa" như là đề tài tu đức cho đời sống tâm linh tôi. Vì khi con người gặp tai ương nguy hiểm, định mệnh khắc khe thì tín ngưỡng là động lực chính để họ bám víu.
Hình ảnh vượt biên trên biển cả ngúùt ngàøn, cuồn cuộn sóng gió, tứ bề mây đen che phủ, hình ảnh thuyền nhân với những chiếc thuyền mỏng manh đi trong đêm tối như thách đố với tử thần hay hình ảnh cướp biển, hãm hiếp, đánh đập nạn nhân, thì con người tìm đến Thượng đế là lối thoát duy nhất để sống còn.
Những câu chuyện vượt biên thương tâm của người Việt không giống cuộc hành trình của Kha Luân Bố (Columbus) tìm ra Mỹ Châu (ngày 12 tháng 10 năm 1492) ngày trước vì ông ta và đoàn người tình nguyện xa xứ, có chuẩn bị và trang bị đầy đủ trên những con thuyền đi vào lịch sử mang tên Viking, Mayflower vvàngười VN vượt biển thì trái lại họ không muốn xa rời quê hương. Nhưng vì "vận nước nổi trôi" (nói theo Nhạc sĩ Phạm Duy) mà đành đi lánh nạn với những chiếc thuyền mong manh dễ làm mồi cho biển cả. Có người may mắn an toàn về tới bờ, có người không may chết giữa biển sâu.
Bỏ nước ra đi bằng cách này hay cách khác: Vượt biển, máy bay, đường bộ, diện con lai, ra đi có trật tự (ODP), nhân đạo (H.O) àcó chung một ý nghĩa là chấp nhận xa quê hương tìm tự do.
Xã hội Hoa Kỳ là một xã hội đa dạng gồm các sắc dân trên thế giới tập hợp, biểu tượng cho tinh thần dân chủ, tự do và bình đẳng qua bản hiến pháp qui định. Người Việt Nam khi đặt chân đến đây cũng thừa hưởng những giá trị pháp nhân, được sử dụng nhân quyền như bao nhiêu người khác.
Tự nhiên, sự lạm dụng quyền Tự Do và Bình Đẳng của những người có trình độ khác nhau của thế hệ già trẻ là mối bận tâm chung cho từng gia đình người Việt.
*
Một gia đình VN có 7 người con, hai vợ chồng và bà mẹ vợ qua Mỹ định cư: Đứa lớn nhất 8 tuổi, đứa bé nhất độ 6 tháng. Hồi đó chương trình định cư do các cơ quan thiện nguyện đảm trách, các cơ quan này tìm người bảo trợ (sponsor) cho người tỵ nạn sau một thời gian sống trong các trại tập trung gia đình xuất trại dưới sự bảo trợ của cơ quan USCC (United States Catholic Conference) đến một tiểu bang đầy tuyết phủ, được sự chăm sóc của các nhà thờ như tìm kiếm công ăn việc làm, ghi tên cho con cái vào trường học, tập đi shopping trong các siêu thị vv.. Người chồng bắt đầu "đi cày" sau khi được một hãng nhận làm công nhân, người vợ cũng tìm hiểu đời sống mới, các đứa con tập tễnh đến trường hội nhập văn hóa xa lạ, mẹ vợ lo giúp cơm nước và săn sóc mấy cháu, ngoài ra bà còn cố gắng nói tiếng Việt mỗi lần các cháu bi bô Hi Bà, hello bà mà chúng nó học được ở trường.
Dù ở xứ người, nhưng gia đình VN vẫn giữ được tinh thần đạo đức luân lý, tập tục: Con cái đi thưa về trình, hiếu thảo cha mẹ, vợ chồng tương kính, anh em hòa thuận giúp đỡ nhau. Nổi bật nhất là đời sống nội tâm, mỗi tối trước khi đi ngủ mọi người cùng nhau kinh nguyện cầu xin cho quê hương trở lại thanh bình, cho gia đình bình yên và tạ ơn Thượng đế đã thương giúp thoát được hiểm nguy.
Thế rồi cuộc sống nơi xứ người được ổn định một thời gian. Các đứa con lớn dần rồi đến tuổi biết "mùi đời" (từ 13-19 tuổi) thì gia đình bắt đầu bị xáo trộn trật tự. Như một cái đê đang vỡ, cha mẹ lo công việc làm ăn kiếm tiền nuôi gia đình, không có thời giờ chăm sóc con cái, bà ngoại thì bất lực trước chuyện đổi đời, quyền làm cha mẹ bị giới hạn bởi lập luận của con cái đòi Tự Do và Bình Đẳng trong gia đình. Gia đình không có luật pháp để nghiêm trị những đứa con lầm lỗi, chỉ có tình thương vỗ về. Nhưng đối với trẻ đã bị băng hoại bởi xã hội chỉ chú trọng về vật chất thì có ích gì! Rõ ràng như tờ giấy trắng bị bôi bẩn.
Những đứa con lớn lên đủ 18 tuổi đòi ra ở riêng, đứa chưa đến tuổi học đòi nết hư tật xấu, tự do nghe nhạc, xem phim ảnh đồi trụy, tự do ra khỏi nhà mà không cần phải xin phép cha mẹ, thường xuyên bỏ học trốn trường theo bạn bè rong chơi. Vì quá lo cho tương lai con cái, vì quá thương con, vì bổn phận làm cha mẹ phải răn dạy thì lại phạm vào tội hành hạ trẻ con (child abuse). Cảnh sát đến nhà vặn hỏi người cha chỉ vì tát thằng con trai hư hỏng trong lúc nóng giận. Sau khi được "học tập tại chỗ", ông cò còn bắt ký vào "chứng chỉ học tập tốt" để làm bằng chứng không tái phạm. Đứa con trai "yêu dấu" được cảnh sát hộ tống về "nơi an toàn" lánh nạn. Chưa xong, hôm sau nhân viên xã hội (social worker) được gởi tới giảng dạy về Tự Do và Bình Đẳng con người, tôn trọng nhân vị và tên tuổi người cha bắt đầu ghi vào sổ bìa đen của County.


Người đàn ông đau khổ bắt đầu xuống dốc về tinh thần, tìm nguồn tâm sự nơi bạn bè về chuyện đổi đời "Tưởng đem cây cam trồng trên đất mới có trái ngọt, không ngờ thành quả chanh". Mấy đứa con lớn lên là mối lo âu lo cho gia đình ông đã đành lài còn người vợ và mẹ vợ cũng đòi Tự Do và Bình Đẳng không chịu hợp tác trong vấn đề dạy dỗ con cái, cứ để chúng nó tự do khi người cha đi vắng. Vì được tự do, đứa con gái đầu lòng thì đang có bầu với ông Tây, thằng con trai mê nhạc Rock, một điệu nhạc quay cuồng khó chịu với ngưới lớn. Một bữa ông đi làm về, thấy bà ngoại ngồi coi TV với mấy đứa con. Những hình ảnh trên máy truyền hình không phù hợp với lứa tuổi dưới 18, ông tỏ ý không bằng lòng vì không nên để trẻ con bị đồi trụy và không cho coi. Từ đó ông bắt đầu bị coi như là lạc hậu độc tài được bà ngoại hướng dẫn làm cuộc cách mạng trong gia đình.
Ông ở trong hoàn cảnh khó xử: một mặt bạn bè chê cười, mặt khác trách nhiệm với gia đình mà khi ra đi đã thề hứa "Giấy rách phải giữ lấy lề" ông là trụ cột trong gia đình, ngoài công việc hãng xưởng thì còn những việc phụ giúp gia đình: cắt cỏ, xúc tuyết, bảo trì nhà cửa, làm đẹp vườn tược, đi họp phụ huynh ở nhà trường vv... Về xã hội thì tham gia công việc tổ chức cộng đồng, đoàn ngủ hóa thanh thiếu niên, hoạt động tín ngưỡng nhiệt tình.
"Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu", ông mượn lời nhà văn Vũ Trọng Phụng để tâm tình với người quen thân. Đúng thế, sau một thời gian chịu khó làm lụng vất vả dành dụm được một số tiền lo cho 10 người trong gia đình.

Một ngày nọ, không giống như mọi ngày, bà vợ đòi ly dị chia của, chia tiền, chia tài sản, bắt giữ con cái làm con tin để hưởng "child support". Lại chữ Tự Do lăng nhăng nó quay ta, nó đang bị lạm dụng để phá tan sự yên vui hạnh phúc, đảo lộn đạo đức và luân lý vững bền của một gia đình Việt. Người đàn ông bị thách thức bởi vợ, nàng vốn hiền thục thùy mị và tinh thần đạo đức rất tốt, mà nàng đã thay đổi hoàn toàn. Không còn cách chọn lựa, người chồng đầu óc quay cuồng vì đề nghị phản đạo đức của vợ, ông nghĩ rằng khi còn quê nhà chuyện ly dị rất ít khi được nghe nói đến trong các gia đình VN. Sẵn trong tay đang cầm ly cà phê đang uống, không giữ được điềm tính, ông ném ly xuống đất với mục đích là làm nản lòng vợ đang lải nhải một mực đòi chia tay. Chẳng may café tung tóe trúng phải áo quần bà, bà la lên. Sự thật café chẳng làm bà đau nhưng đây là cơ hội thuận tiện để 'tống" chồng bà ra khỏi nhà.
Hai cảnh sát đến gõ cửa, bà vợ gọi lúc nào không hay. Ông chồng bị đưa về quận điều tra với lý do "scare spouse" (làm cho vợ sợ) nộp phạt 500 đô rồi được thả, nhưng muốn trở về nhà lấy đồ dùng cá nhân thì phải có cảnh sát hộ tống, họ viện cớ rằng để bảo vệ cho cả hai bên. Được cảnh sát đưa về nhà, ông ta bắt đầu mất quyền tự do nhập cư, muốn vào bên trong phải có sự đồng ý của chủ nhà (bà vợ) và phải có cảnh sát theo. Ông bước vào nhà không ai hỏi han gì cả chỉ có mấy đứa con nhỏ ôm ông mà khóc. Trong nhà có nhiều người Mỹ cầm mỗi người một tờ giấy ghi chép gì đó bên cạnh bà vợ và đứa con gái làm thông dịch. Họ ngừng ghi chép và trò chuyện khi thấy ông vào. Ông vội vàng lấy những thứ cần thiết rồi ra đi với sự hộ tống của cảnh sát. Từ giờ phút này ông sống lang thang nhờ bạn bè cho tá túc.
Hơn một tuần sau, cảnh sát đến sở ông đang làm bắt ông ký nhận giấy tờ "Lệnh bảo vệ đàn bà" (Women protection order) lệnh truyền rằng: "Không được lai vãng trong khu vực gia cư khoảng 100 feet, mỗi lần về thăm con gái phải có cảnh sát đi theo vv..." người vợ khai với nhân viên bộ xã hội chồng bà hay rầy la con cái thì luật pháp buộc vào tội "child abuse" (hành hạ trẻ con). Bà khai chồng bà uống bia thì pháp luật ghép tội "Alcohol" để bắt ông phải đi thử nghiệm với hai người chứng, cũng may cho ông người chứng chẳng bao giờ thấy ông say sưa. Nhân viên điều tra cũng không nghĩ ông là người bê bối. Bà vợ khai ông không cho con gái chơi với Mỹ trắng (khu vực gia đình ông ở chỉ có Mỹ trắng). Ông chỉ khuyên con đừng chơi với bạn bè xấu, ông bị ghép tội kỳ thị. Bà vợ khai ông bắt con cái tối phải đọc kinh lần chuỗi vì bà cho rằng chuyện đó xưa rồi. Ông bị ghép tội cấm đoán thiếu tự do. Bà khai không bỏ sót, kể cả việc thông thường trong đời sống vợ chồng.
Liên tiếp giấy tờ được gởi tới ông: ra tòa, đi luật sư, tốn tiền bạc, cấp dưỡng con cái, hồ sơ ly dị, thuế má. Tinh thần ông sa sút và cuộc sống bắt đầu khó khăn.
Ông nhớ trước đây có một lần vào buổi tối ông đưa bà vào nhà thương. Bà khai với bác sĩ bị chồng đánh. Sự thật thì ông chồng đùa giỡn vỗ nhẹ vai vợ. Bác sĩ lắc đầu khi không tìm được dấu vết gì, bà nói với bác sĩ chồng bà cố tình đem bà đi nhà thương đúng đường để cho bà đau thêm. Bà có thiên phương bách kế (trăm kế ngàn cách) để hại chồng bà.
Ngày ra tòa ly dị, dứt khoát nợ "tang bồng trả vay". Bà đòi ông trả tiền "child support" tối đa, tiền bảo trì nhà cửa (maintenanceà) trả tất cả những nợ nần vay mượn, credit card vv... vì ông đi làm có đủ điều kiện.
Hai năm sau ông được tin mẹ ông mất tại Việt Nam, sau cơn nhức đầu dữ dội, chỉ vì nghe tin con đang gặp hoạn nạn. Ông được các hội đoàn tổ chức lễ cầu hồn cho cụ bà. Bà vợ không cho cháu nội đến tham dự và để tang.
Chừng bốn năm sau, bà vợ và mẹ vợ lần lượt vào nhà thương vì lý do bệnh hoạn và té ngã. Một năm trước khi child support sắp hết hạn. Bà vợ nhờ các vị lãnh đạo tinh thần đến "cầu hòa" với ông, muốn ông trở lại với chốn xưa. Nhưng qua bao nhiêu sự cố gắng và tiếp xúc đều vô ích. Và ông đã có quyết định "Không Trở Về".
Với gần 10 năm trả nợ cho con, ông có cơ hội học về con chuột giả vờ chết trong rương mà nhà học giả Tô Đông Pha tưởng nó chết thật, liền sai đầy tớ bắt bỏ xuống đất, thì con chuột bỏ chạy.
Làm người, có những chuyện bất ngờ xảy ra, may rủi đưa đến. Nhưng không ai biết lúc nào, thì không thể nói chuyện khôn dại. Dại là quá tin ở người vì khi gặp hoạn nạn thì bạn bè quay đi. Trong gia đình "càng yêu nhau lắm càng cắn nhau đau" tiếc thay, vật chất, tiền của, pháp luật đến từng gia đình, đánh mất giá trị tinh thần tốt đẹp của một số người Việt.
Luật lệ áp dụng đồng đều cho mọi người. Luật pháp cũng bảo vệ cho kẻ yếu thế. Nhưng lợi dụng pháp luật để trả thù và thỏa mãn cá tính không phải là tinh thần Bình Đẳng và Tự Do của con người trên xứ sở này.
Welcome To America!

Tống Chí Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,935,407
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”