Hôm nay,  

Chuyện 30-4 Trong Tiệm Hớt Tóc

05/05/200300:00:00(Xem: 170055)
Người viết: QUANG DANH
Bài tham dự số 3194-792-vb60205

Tác giả Quang Danh đã góp một số bài viết đặc biệt ngay từ năm thứ nhất của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Bài mới nhất của ông lần này là chuyện đàm thoại giữa hai thế hệ trong một tiệm hớt tóc. Nhan đề được đặt lại theo nội dung bài viết.
*
Một buổi chiều thứ Bẩy, trong ga ra hớt tóc ... "chui" mà tôi thường lui tới. Cảnh trí một tiệm hớt tóc (chui) ở Mỹ tất nhiên cũng có đổi thay so với bên quê nhà, nhưng cái hồn của một tiệm hớt tóc bình dân ở Việt Nam như vẫn còn phảng phất đâu đây.
Anh chủ "tiệm" tôi quen cũng có bản tánh của nhiều ông "phó cạo" khác mà tôi để ý, là thích bàn xa tán gần đủ thứ thiên hạ sự, đẩy đưa theo khách. Anh cũng có sẵn một bàn cờ tướng để giải khuây lúc rỗi rảnh, để khách trổ tài, hoặc theo dõi một ván cờ và có cơ hội để bàn ra, tán vào cho quên thời gian chờ đợi tới phiên mình . . . xuống tóc. Anh cũng chế biến một cây đờn ghi-ta thành cây đờn ...vọng cổ, rồi đôi khi cũng hứng chí lên bổng xuống trầm, ngân nga vài ba câu lúc gặp khách đa tài ôm đờn phụ nhạc với anh. Còn báo chí thì ôi thôi, không thiếu một tờ Việt ngữ nào của địa phương, dù đã cũ cả năm anh cũng không muốn bỏ, anh quan niệm báo chưa đọc là báo mới. Khách tới đây thường là đồng hương, thuộc diện "dân nghèo thành phố", thuộc "típ" ghiền được cạo mặt và lấy ráy tai như hớt tóc ở Việt Nam, ngoài ra cũng còn khách lối xóm tới vì ghiền. . . Việt ngữ.
Khi tôi tới, “tiệm” của anh cũng đã khá đông... đực rựa . Người đọc báo, kẻ chơi cờ, còn cây đờn ghi-ta thì đang chờ... đờn sĩ. Anh "phó cạo" thì dĩ nhiên là đang trổ tài xuống tóc cho một ông.. dài tóc. Mặc dù bận rộn, thấy tôi anh cũng không quên vồn vã:
-Khoẻ hả" Chờ nghe! Hai ba người nữa là tới... ông, hổng lâu đâu!
Tôi tỏ dấu OK, rồi lục lọi vài tờ báo cũ đọc... chờ thời. Bỗng nghe một cái "bạch", anh "bạn đọc trẻ" ngồi bên tôi đập tờ tuần báo cũ xuống đùi rồi hỏi trỏng:
-Ha! Phải chi hồi đó Ba mươI tháng Tư mà có cha tướng tá nào kéo quân vô... bưng hay ra ngoài Phú-Quốc cố thủ như tụi Đài-Loan thì mình đâu có đến đổi... phải hông"
Chẳng ai trả lời, nhưng anh chủ tiệm đã quay qua và... giao banh rất lẹ, anh chĩa kéo về tôi:
- Lính đó. Cũng học tập hai, ba năm... Sao trả lời coi!
Tôi dẫy nẩy:
- Lính như tôi biết gì... bài báo đó tôi đã đọc... họ cũng nói còn quá sớm để trả lời.
Không ngờ anh "bạn đọc trẻ" quay qua tôi.. bắn một băng:
- Sớm"....Mất nước bao nhiêu năm rồi mà còn sớm" Chờ mấy ổng chết hết ai trả lời cho đúng" Viết dã sử thì sớm, chớ viết lịch sử... Coi bộ trễ rồi đa!
Nói một hơi, rồi làm như thấy quá lời, anh nhìn tôi và dịu giọng:
-Anh đã học tập hả" Không mất nước thì bây giờ anh cũng lên tới.. Tá!...Thử.. thử trả lời coi.. . xếp!
Thiệt là tức cườI cái nhà anh "bạn đọc trẻ" xỗ sàng này, tôi đáp:
-Sao anh không nghĩ là tôi đã.... "xanh cỏ" mà còn cho lên tới Tá" Lo kiếm sống chưa xong,.. đâu có văn ôn võ luyện gì mà giải với đáp.
Câu chuyện bất ngờ, khiến một vị có tuổi đang chăm chú chơi cờ bỗng đổi lại thế ngồi, và quay qua góp chuyện:
- Xin lỗi!.. tui đây không biết bài báo ra sao, trả lời sao... Thế nhưng tui nghĩ như vầy...
Chưa dứt câu, ông quay lại với đối thủ chơi cờ:
- Cứ lo "đi" đi! Tui nói mặc tui.. Nói cho cùng, lúc đó...hồi "Bẩy lăm", mấy ông tướng muốn lập chiến-khu hay lui ra ngoài đảo cũng không phải dễ. Mấy chú cứ coi cái thế của lãnh thổ miền Nam ắt thấy. Phiá Bắc giáp... Việt Cộng... trên Việt Cộng lại là Tàu Cộng. Phiá Tây bấy giờ có Lào Cộng, và Miên Cộng, vì lúc đó Miên, Lào đã mất về tay Cộng Sản trước mình rồi. Nam với Đông thì giáp biển, mà nói tới đảo, thì mình chỉ có Phú-Quốc với Côn-Sơn là lớn... Phía ngoài xa cũng còn mấy giải đảo... phân chim là Hoàng-Sa, Trường-Sa gì đó... Quan-trọng về chiến-thuật, chiến lược, hay dầu mỏ ở mấy cái đảo này thì tui không biết.... chứ lập căn-cứ cho cả ngàn dân, quân sống và chiến đấu thì Hoàng-Sa và Trường-Sa chắc khó sài... Mà thiệt ra lúc đó, Trung-Cộng nó đã chiếm của mình từ hồi "Bẩy tư" lận! Tui còn nhớ trước lúc bị chiếm ít tuần, mấy "ông làm báo" nói là... ai kiểm soát được Thái Bình Dương là kiểm soát được luôn thế-giớị... và lúc đó mấy "ông hạm đội số 7" của Mỹ còn lòng dòng ngoài đó... để nhòm vô vịnh Bắc Việt... Ai dè ít ngày sau, mấy "ông nhà báo" lại loan tin hạm-đội số 7 của Mỹ vừa rút khỏi biển Đông! Kế đó mấy ông Mỹ còn sắp hạng cho hải-quân của mình đứng hàng thứ 12 trên thế-giới bất kể mình chưa làm nổi một chiếc tàu lớn, nhỏ nào! Rồi mấy "ông hạm đội số 7" vừa dông, "ông hải-quân Trung-Cộng" nhào ra liền, cướp Hoàng-Sa với Trường-Sa của mình cái một! Hồi đó Việt-Cộng còn xía vô binh... là của ngườI ta thì ngườI ta... lấy! Ôi mà thôi! Chuyện mấy cái đảo này còn lu bu cho tới bây giờ...
Ông ta có vẻ quên hẳn bàn cờ tướng, tiếp tục:
- Để tui nói về Phú-Quốc với Côn-Sơn... Hai đảo này làm sao mà so với Đài-Loan! Mấy chú coi trên bản đồ thì ắt thấỵ Đài-Loan bằng cỡ hột phọng, còn Phú-Quốc cỡ hột mè, Côn-Sơn thì nào thấy tăm hơi gì... Đài-loan dài trên dưới bốn trăm cây... rộng trên dưới một trăm mấy chục cây.... Xa lục địa cũng cả trăm cây lận... Máy bay thời "bốn chín" nếu Trung-Cộng mà có, bay ra tới đó thả bom chắc hổng đủ xăng mà quay đầu lại! Mà ngày nay hỏa tiễn cỡ bự ở trỏng mà bắn ra coi như cũng còn bù trất!... Cái hồi "năm bẩy" , "năm tám" gì đó, tụi Trung- Cộng có bắn ra, nhưng chỉ tới mấy cái đảo ở gần như Kim-Môn, Mã-Tổ... điều này không chừng mấy chú biết hơn tui...
Nói cho một hơi, ông ngưng , quay qua đi tiếp ván cờ. Anh "bạn đọc trẻ" vội hỏi dồn: Vậy... vậy còn Phú-Quốc"
- Phú-Quốc".. Xứ tui mà... Nhưng tui chỉ biết phỏng chừng.. nó cách Hà-Tiên ba mươI cây, bề dài nhứt khoảng năm mươI cây gì đó... núi non sông rạch đâu đáng kể. Côn-Sơn còn nhỏ hơn... xa đất liền đâu chừng bẩy chục cây... dài hai mươi, rộng bảy hay tám cây gì đó thôi... Làm sao so vớI Đài-Loan, nó lớn hơn tới mấy chục lần Phú-Quốc, mặc dầu Phú-Quốc cũng có dân, có cơ sở, có doanh trại, có bến tầu, có phi trường nhưng đáng kể gì! Bởi đó tui nghĩ mấy ông tướng của mình mới bó tay, không còn đường nhúc nhích. Mấy ổng có ngu là ngu không nói trơn miệng mấy "trận đánh để đời" trong sách Tây sách U gì đó... chớ mấy ổng đâu có ngu để không thấy rõ tình thế chiến-tranh ở xứ mình nó không giống một con giáp nào hết trơn, hết trọi... Nó "leo thang", "xuống thang" tùy theo kế-hoạch của mấy ông kêu bằng đồng-minh của mỗi bên ở tuốt đâu bên Nga, bên Mỹ, bên Trung-quốc... thay đổi hoài hoài! ... Hồi năm "sáu ba", "sáu bốn" một ông tướng quân-khu còn có thể bay đi, bay về Sài-Gòn như cơm bữa để giải-trí phòng trà, bồ bịch... Nhưng tới "bẩy mốt", "bẩy hai" nó khác, kinh-nghiệm cầm dân giữ đất của mấy ông trước mà mấy ông sau xài theo là trật lất, chớ nói chi tới chuyện đánh nhau ở bên Tây với ở bên Tầu cả trăm năm... cũ. Mấy ông tướng lúc sau này nếu thật giỏi là phải biết bao dàn cả cầm quân, lẫn cầm dân, bao trùm luôn cả chiến lược, cùng với mấy thứ kêu bằng tiếp-liệu, tiếp-vận gì đó nữa... Đó là cái khó!! Mấy bữa rày coi TV chiến tranh với Iraq, mấy chú đâu có thấy một ngày mỗi lính Mỹ cần uống bao nhiêu chai nước, ăn mấy bịch lương khô, mỗi xe tăng phải đổ thêm bao nhiêu ga lông xăng, mỗi khẩu súng phải có thêm bao nhiêu viên đạn, mỗi cái máy truyền tin phải thay mấy cục pin. Nếu không có nhiều đoàn xe hoặc trực thăng, mỗI ngày đi đi,về về, chạy theo, bay theo tiếp tế thì làm sao mà đánh đấm.
Rồi làm như thấy mình nói xa đề, ông ngưng ngang, cúi xuống bàn cờ. Nghe cái điệu kể lể, lý luận dông dài như chuyện đờI xưa, nên ông khách vừa mới hớt tóc xong, trả tiền, phủi tóc dính áo quần, nhưng cũng còn hứng nghe, nên lặng lẽ kiếm chỗ ngồi hóng chuyện.
Anh "bạn đọc trẻ" thì vẫn còn nôn nóng:
-Vậy chớ, sao không vô rừng lập chiến-khu" Xứ mình rừng núi hiếm gì!
Vẫn ngó xuống bàn cờ, ông già vừa khôi hài vừa chán nản:
-Điều này chú phải hỏi mấy... ổng. Nhưng tui nghĩ như vầy...
Ông hắng giọng, đi một con cờ. Mấy người khách đưa mắt nháy nhau, biết ông già lại bắt đầu... "mở máy".
- Rừng núi xứ mình dĩ nhiên là đâu có hiếm... ba phần tư đất đai chớ ít gì... đâu có trơ trụi, hang động như bên Afghanistan hay hoang vu như sa mạc bên Iraq. Khổ nỗi, hồi nào tới giờ mình ở thế bị tấn-công, bị xâm-lăng. Xâm-lăng từ miền Bắc, từ Trung-Quốc, từ Liên-xô... đâm ngang hông từ Lào, từ Cam-Bốt. Phía mình thì cũng có Mỹ giúp cho chớ chẳng phải không có. Nhưng ông Mỹ dậy mình đánh nhau theo cái kiểu nhà giầu, có bao nhiêu súng đạn phải bắn xả láng, phải dàn quân bố trận đàng hoàng thì mấy ổng đánh mới hay. Trước khi muốn làm lớn chuyện, mấy ổng phải có thưa, có gởi với quốc hội của mấy ổng đàng hoàng. Bởi đó, giống mấy người đời xưa đánh võ, trước khi nhào vô, phải đi mấy đường quyền tạ thầy, tạ thánh... Rủi mà gặp địch thủ cao tay nó biết ngay là muốn đánh kiểu gì. Xứ của họ dân chủ, chi thu nhiều ít cho cuộc chiến phải công bố đàng hoàng, thế là địch quân nó biết "leo thang" hay "xuống thang" dễ ợt! Do đó mình lo thủ không hà, mỗi cây cầu, mỗi khúc sông, mỗi ngã ba đường là phải có rải quân canh giữ, trong khi bọn Việt Công khoẻ re, muốn đánh thì gom quân, muốn nghỉ thì phân tán, phây phây giả làm.. phó thường dân! Bộ đội chết nhiều, thì chúng gom luôn cả đàn bà, con nít, đánh cái kiểu "biển người", kiểu thí quân thì đâu cần huấn luyện. Hơn nữa tụi Việt-Cộng nó đã lập chiến-khu trong rừng từ hồi nào tới giờ. Còn quân lính mình hồi nào tới lúc đó, phải lo cả trăm việc bảo vệ dân ở bên ngoài, đâu có mấy khi nhào vô tới mật-khu của chúng. Mà điều -kiện Việt-Cộng nó lập chiến-khu thế nào, thì đương nhiên mình cũng phải làm tương-tợ. Ấy, đó là cái dẫm chân lên nhau, mình với chúng sẽ đụng nhau ở gần con sông, con suối, hay đường mòn liên lạc ra bên ngoài, lúc mình chưa đủ lông, đủ cánh... Ừa mà việc vô bưng cấp thờI kể như xong đi, nhưng rồi năm bữa nửa tháng, việc lương-thực, việc thuốc men, đạn-dược hao-hụt, ai là người trong nước, ngoài nước tiếp-tế cấp thờI đây" ... Nội giải quyết cái việc truyền-tin, liên-lạc cũng đâu có dễ như mình trở bàn ta!.... Mình là xứ nghèo, xứ rách nát vì chiến-tranh, chưa làm ra được mấy cái thứ giết nhau, mà lúc đó rõ ràng là mấy cái ông đồng-minh của mình đem mình tới...Paris để bỏ mình. Vậy cấp thời ai giúp đây" Nếu không thì mình đâu đến đổI xuống tinh-thần, đến đổI phải lo lập chiến-khu, phải không"


- "Đi" lẹ lẹ đi cha! Có con "xa" mà nhắc lên, nhắc xuống hoài!
Anh"bạn đọc trẻ" xen vô ấm ức:
- Biết là vậy, nhưng mấy chả không thử thì làm sao biết được khó khăn mà giải quyết hả...bác"
Ông già cười, chậm rãi ra điều rành rẽ:
- Ậy, chuyện quân-sự mà, thử là làm sao" Năm ăn, năm thua còn chưa dám thử, huống chi lúc đó bó tay. Tự mình liều chết đã đành, nhưng ba quân dưới trướng có niềm tin mà liều chết lúc đó hay không nữa chớ! Nói cho đúng, ai mà không khoái bên Quốc-gia. Nhưng kẹt lúc mấy ông lãnh-đạo của mình làm láo quá tay, nên tinh-thần chiến-đấu bị lung lay không ít. Lúc cấp bách đó chỉ-huy lính còn khó, huống chi "ông lớn" này cũng cần phải có tiếp tay cuả "ông lớn" khác. Tình thế đó đâu phải chỉ đặt câu hỏi lên đầu mấy ông tướng nhà binh, mà phải hỏi cả mấy ông... "quan văn", mấy ông kêu bằng đại diện dân ở tòa nhà quốc-hội. Lúc quốc-gia lâm nguy, họ đã làm gì, hợp tác được gì" Nội tôi với mấy chú đây mà bỏ chạy lúc đó, cũng thiếu người cầm súng chớ nói chi mấy người đóng vai trò lãnh đạo với ngoại giao. Bây giờ đọc sách của vài ông viết ra, đọc mà nản... Có ông nào nắm vững tình thế lúc bấy giờ!
Tay chuyển quân cờ, miệng ông vẫn nói:
- Mấy chú thử nghĩ coi, nhơn sự còn chưa nhứt trí, nói chi việc ra đảo, vô bưng. Muốn ra đảo, phải có tầu bay, tầu biển, xăng nhớt, đồ tiếp tế dự trữ cho nhiều. Muốn vô bưng phải có xe, có súng, nếu chạy bộ, đi tay không rồi tập trung chiến đấu làm sao" Chưa kể lúc cái bụng nó "gào" lấy chi.. giải đáp" Còn kẹt là như vầy... nếu ra đảo cũng cần phải đem theo súng lớn, xe tăng, xe ủi, chớ không lấy gì mà chống đỡ kịp thời lúc Việt-Cộng nó đem bom tới thả, đem tàu tới bắn vô" Chuyện cấp bách mà, đâu phải chuyện nay nghỉ mai làm mà được. Thử nghĩ coi, lúc đó mà tính được chuyện như vậy thì cố thủ tại chỗ còn chắc ăn hơn. Trước đó vài tháng thì mặc may còn làm được, nhưng ông Tướng nào mà sớm đề nghị như vậy.... mất đầu chứ dỡn sao" Ông tổng thống cuả mình lúc đó còn la làng là sẽ chiếm lại hết mấy tỉnh Phước-Long, Ban-Mê-Thuột kia mà! Mấy ông khác chẳng những không lo mất nước mà còn lo giành giựt chức quyền nữa chớ! Mấy ông, mấy bà chánh trị, chính em còn lo đứng... chàng hảng bên này, bên nọ cho chắc ăn, còn hy vọng kiếm.. chút cháo với mấy cái thành phần thứ ba, thứ tư, hòa giải, hòa đàm gì... gì đó! Nói cho một hơi, nhìn xuống bàn cờ ông bỗng giật mình: Chết cha! Nãy giờ tui mắc nói, còn cha này lo ăn gian tui mấy nước sao đây" ... Nếu không sao bỗng dưng tui...bí"
ĐốI thủ của ông lắc đầu cườI ngất:
-Thôi mà ông Hai! Cầm con cờ có khác gì cầm vận nước. Tướng. Sĩ, tượng, xe, pháo, mã ông nắm hết trong tay, nhưng cứ lo chuyện riêng tây thì tất nhiên việc... cờ tướng phải lơ là. Lúc cần công, cần thủ ông đâu còn sáng suốt để điều binh khiển tướng, tui có dở cũng thắng được ông. Nhưng lo gì, bàn cờ mà, xóa đi làm lại cái một!
-Đâu... đâu có được! Để tui nghĩ thử coi!
Nãy giờ "anh bạn đọc trẻ" như sợ câu chuyện bị ngắt ngang nên hỏi tiếp:
- Bác...Hai...Vậy chớ sao mấy ông tướng, có ông liều tuẫn tiết, mà cũng có ông bị mắc kẹt rồi ra hàng... hiền khô vậy"
Tuy nôn nóng vớI bàn cờ, nhưng ông già cũng kiên nhẫn trả lời:
-Trời ơi chú em! Tui đây đâu phải "ba đầu, sáu tay " gì mà biết, có chăng chỉ đoán mò chơi... Dám chết vì chuyện ăn, chuyện nhậu, chuyện ghen tương thì nhiều người phẫn chí cũng đã làm. Nhưng dám chết vì danh dự, vì vận nước đâu có được mấy người, nhứt là mấy ông chức trọng quyền cao. Tuy nhiên sự tuẫn tiết mình không nên đòi hỏi, vì sống để mà phấn đấu cũng là điều cần thiết. Còn tui nghĩ.. .mấy ông kẹt lại, cũng có ông vì.. kẹt, cũng có ông vì tự nguyện, vì tin ở cái thế đứng... chàng hảng của mình. Chứ không phải sao mà mấy chú cườI" Vừa được tiếng vì dân, vì nước mà còn vớt vát được chỗ ngồi cao... Ai dè, bể mánh hết! Công-Sản mà... hồi nào tới giờ chúng dụ thì hay, chớ giữ lời thì chưa có tới một lần. Mấy ông, mấy bà đó không oan... Còn một số ông phải ra trình diện... hiền khô thì mấy chú cũng phải hiểu.. Cộng Sản mà... "phó thường dân" nó còn kềm nghẹt thở, đói dã họng, huống chi mấy ổng. Bộ phải vô "học tập" mới là ở tù sao " Đâu như thời Quốc gia cứ đào ngũ là trốn về nhà với vợ, rủi bị bắt là tội ai nấy chịu. Chưa kịp trình diện là nó làm cái "đọp" liền, chớ dễ gì âm mưu này nọ... Tui tiếc là tiếc mấy ông chạy qua đây chỉ lo chuyện vợ con cho hết cuộc đời... quá tệ! Nhưng có cha còn tệ hơn, nếu cứ im hơI lặng tiếng chắc bà con mình cám ơn hơn là quậy bậy, nói xàm...
Câu nói vừa dứt, tay ông nhấc quân pháo đập xuống cái "chát", chộp lẹ con xe phía địch, làm đối thủ chơi cờ với ông ta xôi máu, cà khịa vào câu chuyện:
-Vừa thôi ông Hai!... Ông nói dai nhách, tôi không hiểu vấn đề nào ông suy tư, vấn đề nào ông không muốn suy tư hết trọi!
Ông mắc nói, tôi mắc nghe, rồi khi không ông "chớp" con xa của tôi cái "rụp". Tới tôi "đi" chớ nào tới ông "đi"!
Mọi người khoái trá cười, nhưng ông Hai, ông Ba gì đó không phải là người dễ bị "quê", ông cũng cười hả hê:
- Uả! "dậy" sao" Ăn gian không được bỏ. Thế nhưng chú mày nói tui không có vấn đề nào thắc mắc rõ ràng " Có chớ sao không! Đối với tui, chuyện đã qua mà lãng nhách thì thắc mắc làm chi cho mệt. Nhưng chuyện tương lai, chuyện trước mặt, thì mọi người mình phải có một chút lưu tâm. Bề gì đất nước đã chìm trong bể khổ quá sức là lâu. Ai nấy cứ lo tha phương cầu thực không thôi... nói nào ngay như tui đây, thì tội nghiệp cho kỳ vọng của hàng triệu bà con trong nước quá. Ngược đời nhứt đến lúc này mà còn cái màn giả nhân giả nghĩa kêu gọi hòa giải, hòa hợp vớI cái chế độ Cộng Sản hại dân, hại nước! Thiệt là hết cách nói! Tại sao lại kêu gọi Việt kiều hòa giải với cái bọn bạo quyền cố bám lấy cái chủ nghĩa ngược lòng dân" Tui không biết cái bọn Cộng Sản hà hơi tiếp sức cho mấy ổng, hay mấy ổng hà hơi tiếp sức cho Cộng Sản. Có bà còn nói ngon lành, nói chơi vớI Cộng Sản để tương lai giúp nhân dân chống Cộng. Thiệt tui không hiểu nổị... Mấy chú ắt phải thấy với cái bọn Cộng Sản núp danh nghĩa giành tự do, độc lập cho dân cho nước để la làng "chống Mỹ cứu nước" , đã gây biết bao nhiêu là thảm họa cho dân tộc. Rồi ngay khi chiếm được nước, đuổi được "ngụy" lại quay qua năn nỉ "chơi vớI Mỹ để cứu nước". Thì rõ ràng bọn chúng đang vô tình thú nhận cái tội ác tày trời dã gây ra cuộc chiến tương tàn vô lý, hủy diệt giống nòi và đất nước hàng mấy chục năm dài. Thằng Mỹ trước "bẩy lăm" với thằng Mỹ sau "bẩy lăm" nào có khác chi nhau! Vậy hóa ra cuộc chiến là một trận đánh ghen để giành quyền ôm lấy Mỹ sao" Mấy chú đừng cười, cứ ngẫm coi có đúng vậy không"
Anh chủ "tiệm" xen vô:
- Đúng, đúng rồi sao nữa"
Ông già thản nhiên tiếp:
- Nói nào ngay, không phải bà con mình qua đến xứ Mỹ này sướng quá rồi quên... quốc hận. Có điều mấy cái giới người ta cứ chê là chỉ biết đờn ca hát xướng, trái lại làm được việc hơn mấy ông bè nhóm. Có họ mớI nổi đình đám, mới quyên góp được tiền bạc để mà làm được nhiều việc thiện giúp đỡ đồng bào. GiớI trẻ cũng vậy, mấy đứa hồi mới qua đây, còn nhỏ đâu đã biết thế nào là Cộng Sản, mà đâu có cha mẹ nào dạy chúng căm thù, thế nhưng chúng học, chúng hiểu. Nếu không phải vậy thì làm gì có những sinh-viên trẻ tranh đấu bảo vệ lá cờ quốc gia của cộng đồng, làm gì có những ngày cả ngàn đồng bào mình xuống đường phản đối cái thằng cha khùng gì đó trưng hình, trưng cờ Việt Cộng"
Đối thủ chơi cờ với ông bèn hỏi:
-Vậy chớ bây giờ kêu ông cầm súng về diệt Cộng, ông có đi không"
- Không, không, giờ đâu phải là lúc nói đến chiến tranh, bây giờ là đấu tranh, đấu tranh ý thức về tự do, về dân chủ. Mấy chú về Việt Nam thăm bà con, không cần bươi cái xấu của chúng ra mà chửi, nó bắt cho thấy mẹ, mà còn kẹt bà con, chỉ cần giải bày cái hay, cái tốt của xã hội người ta cho bà con biết, để mà họ tự hiểu những gì là quyền căn bản của con người. Lần lần họ tự biết chống đối cách nào, bất bạo động, bất hợp tác cũng là tranh đấu. Con cháu mấy chú bên nhà, đi công an, đi bộ đội mà nó không tin những gì Cộng Sản nói nữa, thì có bắt nó kềm kẹp nhân dân nó cũng nới tay, cũng làm lơ. Tin tôi đi, thời đại "in-tợc-nết " mà, độc tài, dối gạt nhân dân là thất bại, trong bọn chúng thế nào cũng có ngày nổi lên những Gô-ba-Chóp, tự chúng tiêu diệt nhau, tự chúng... hồi chánh với đồng bào. Tin tôi đi, chính nghĩa quốc gia sẽ thắng, đừng có thấy lâu mà nản, vì đời người tuy ngắn, nhưng lịch sử một dân tộc rất dài, con cháu mình còn trẻ, không tranh đấu cho mình thì cũng cần tranh đấu cho thế hệ sau.
Nói một hồi, mắt ông đỏ ké nhìn vào mông lung, bỏ lửng ván cờ. Bỗng một cháu nhỏ ở cửa hông ga ra bước vô lắc tay ông:
- Nội ơi, má con mời nội về ăn côm!
Ông đứng lên theo cháu nhỏ:
- Thôi, nói nhiều mấy chú biết tui.. . ngu. Chào hết bà con!
Anh bạn đọc trẻ như còn tiếc câu truyện đang dở dang, và một người hỏi anh chủ "tiệm" ông giàï là ai "
Anh chủ tiệm hớt tóc cười cười:
- Cũng ở quanh đây thôi, ngày nào ômng già cũng tới chơi, ai đụng trúng... tần số là ổng.. nói! Thấy cũng tội!
Phải, thấy cũng tội, trong đầu tôi tưởng tượng đến những nhân vật lưu vong ngày xưa, thời Cần Vương, thời kháng Pháp, những Nguyễn-văn-Tường, những Tôn-Thất-Thuyết bôn ba nơi xứ người, cô đơn và phẫn chí.
- Rồi... tới phiên ông.
Anh chủ tiệm rũ rũ tấm áo choàng, nhìn tôi. Vậy là tới phiên tôi lên ghế... xuống tóc.

Quang-Danh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến