Hôm nay,  

Chuyện Nơi Xứ Người

03/05/200300:00:00(Xem: 135509)
Người viết: MAI NGUYỄN
Bài tham dự số 3191-789-v870427

Tác giả Mai Nguyễn, cư trú tại Garden Grove, Nam California, đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
*
Hai vợ chồng người bạn tôi đến thăm đều than thở "Cuộc sống quay cuồng đến chóng mặt." Anh đi làm từ sáng đến 4 giờ chiều, chị đi làm từ chiều đến 5 giờ sáng. Cả tuần gia đình mới được gặp mặt nhau nhưng rồi lại phải lao vào dọn dẹp, giặt giũ, chợ búa. Ngày tháng cứ thế trôi đi cho đến một hôm họ nhận ra rằng họ có rất ít thời gian để trò chuyện với nhau, còn đứa con trai 16 tuổi giờ đã thích nghi với nếp sống mới từ lúc nào họ không biết. Nó trở nên hoàn toàn xa lạ với họ từ cách sinh hoạt đến cả cách ăn nói.
Một bà bác mà tôi quen sau nhiều năm hãnh diện mong chờ được "sang bên đó với con gái" thì nay lại rầu rĩ đòi về. Bà nói "lúc còn ở quê nhà thì thèm socola, qua bên đó thì lại thèm nước mắm." Khổ nổi thằng cháu ngoại thì không thích mùi nước mắm, nên mỗi khi bà ngoại ăn món gì có nước mắm là nó không chịu ngồi chung, bịt mũi bỏ chạy làm bà thấy tủi thân! Nhưng điều đáng buồn hơn là nó không ngoan, không lễ phép với bà như bà đã từng nghe nó "dạ thưa" khi gọi điện thoại về thăm hỏi lúc bà còn ở Việt Nam. Hồi mới qua bà cũng hay la rầy nó mỗi khi có chuyện không vừa ý, lần nào cũng vậy nó đều cãi lại bà. Có lần bà nổi nóng đòi đánh nó thì nó bảo: "Con sẽ gọi cảnh sát." Con gái bà giải thích "Ở bên này đánh con cháu là bị làm việc với cảnh sát ngay". Sau nhiều lần chứng kiến ông bạn hàng xóm chỉ mới giáng tay lênlà đứa con bắt ngay điện thoại, bà cũng sợ tránh va chạm với cháu.
Còn cậu mợ tôi có cuộc sống vật chất thoải mái hơn lúc ở quê nhà, được anh chị mua hẳn cho cậu mợ một căn nhà và chu cấp đầy đủ. Duy chỉ có một điều đến cuối tuần cả gia đình đi picnic, đi mua sắm với nhau hoặc vợ chồng có những phút tâm sự riêng tư thì đem con đến gửi ông bà rồi đi ngay, rất hiếm khi tụ tập chung vui ở nhà cha mẹ. Mỗi khi nhớ con, cậu mợ tôi phải gọi điện thoại hẹn trước. Lần trước về thăm ,cậu tôi buồn buồn kể lại, rồi nói "chả bù với ở bên này, cứ đến chủ nhật là con cháu tụ về thăm ông bà, cha mẹ".


Một cô bạn thân tôi kể: Sống chung với gia đình anh chị bất tiện nên ra ở riêng. Mấy đứa cháu cứ xem mình như người xa lạ, vì trước giờ đâu có gần gũi mà mình thì đã quen với kiểu sống quây quần như lúc ở nhà. Ở chung trong một nhà nhưng nếu không có lời mời hay lịch sự xin phép thì đố ai vào được phòng riêng của chúng. Không có kiểu sống tam tứ đại đồng đường mà cô dì chú bác cứ tự do ra vào, hay có quyền góp ý kiến vào chuyện riêng của cháu.
Thế nhưng, không phải ai cũng mang trong lòng một nỗi buồn vì cuộc sống không như ý, khác với sự mong đợi lúc ra đi. Cũng có người đã tìm được niềm vui và hạnh phúc. Như một người bạn vong niên đã quá 50 tuổi của tôi, chồng chị mất khi chị còn rất trẻ. Vào những năm còn son, ý định "đi bước nữa" của chị đã không thành vì gặp phải ngăn cản của con cái, gia đình, họ hàng. Đến khi con trai chị bảo lãnh chị ra nước ngoài thì chị gặp lại người xưa, ông và con trai chị hợp tác mở cho chị một cửa hàng ăn uống, chị làm việc và đi học tiếng Anh. Cuộc sống mới làm chị bừng tỉnh. Giờ đây chị cảm thấy vui và trẻ lại. Hai tháng sau chị báo tin sẽ kết hôn với ông, con trai chị đồng ý, con gái ở Việt Nam cũng thôi không nhăn nhó nữa. Chị bây giờ đã là một bà chủ nhà hàng nổi tiếng, biết lái xe hơi và nói tiếng Anh trôi chảy. Chị nghĩ nếu còn ở bên nhà, chắc chị đã trở thành một bà ngoại hàng ngày chỉ biết bế cháu đi chơi.
Còn gia đình một người bạn khác của tôi thì rất vui vì đón được bà nội của các cháu qua sống chung. Có bà, các cháu được chăm sóc chu đáo từ miếng ăn đến giấc ngủ. Và nhất là bà có cả một kho truyện cổ tích để kể cho các cháu nghe, nhờ thế mà vốn liếng tiếng Việt của các cháu không còn bập bẹ như hồi bà còn ở quê nhà, một câu hỏi thăm chúng cũng không còn lúng túng. Phần bà cũng không phải sống cảnh cô đơn khi con cháu ở xa. Ngoài sự chăm sóc của các con, hàng tháng bà còn được hưởng chế độ trợ cấp cho người cao tuổi nên cuộc sống của bà không phải long đong lo nghĩ đến chuyện mai sau của tuổi già.
Tôi cũng phần nào hiểu được nổi lòng của những người đã ra đi và có đôi điều ngẫm nghĩ. Sự lựa chọn nào cũng có những được mất riêng của nó. Còn cuộc sống gia đình thì dù ở nơi nào cũng thế, vẫn phải được xây dựng trên nền tảng là tình thương, sự tôn trọng quan tâm và thông cảm lẫn nhau là mới tốt.

Mai Nguyễn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,384,021
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến