Hôm nay,  

Lời Xin Lỗi

23/04/200300:00:00(Xem: 171980)
Người viết: KIM KHÁNH
Bài tham dự số 3186-784-vb20421

Tác giả tên thật Huỳnh Kim Khánh, sinh năm1968, hiện cư trú tại New Jersey, công việc: Software Engineer. Đây là bài viết thứ ba của ông.

Khánh trằn trọc cả đêm không ngủ vì chàng đã quyết định xin lỗi Mạnh, chồng mới cưới của Lệ Mỹ. Chuyện đã xảy ra lâu rồi mà cứ tưởng như hôm qua. Chà, thời gian qua nhanh thật. Hai cháu Kiều Mỹ và Ái Mỹ cũng đã lớn, đứa thì 11 đứa vừa lên 9. Nhiều việc xảy ra trước khi Lệ Mỹ và Mạnh thành hôn. Nhưng một phần cũng bắt đầu từ cú điện thoại vào sáng sớm ngày hôm ấy nơi Khánh làm việc.
- Anh Khánh ơi, em khổ quá. Lệ Mỹ nói qua nước mắt.
- Bình tĩnh nào! Chuyện vì vậy em " Khánh trấn an.
- Anh Hiền đã bỏ nhà đi rồi! Lệ Mỹ nức nở.
- Sao vậy" Bao lâu rồi " Khánh tiếp tục.
- Ảnh muốn thôi em và đã bỏ nhà đi. Anh biết rồi đó tụi em dạo nầy cứ cãi nhau hoài. Em đi làm về thì ảnh lại đánh em. Chiều nay em đi làm về thì anh đã bỏ nhà đi rồi, hai đứa con em ở bên nhà má của em. Lệ Mỹ sướt mướt qua điện thoại.
Cuộc nói chuyện dài cả buổi sáng cho đến khi Khánh đồng ý giúp tìm cho Lệ Mỹ một luật sư gia đình.
Sau khi hỏi qua một người đồng nghiệp Khánh tìm được một luật sư có phụ tá người Mỹ gốc Việt. Suốt ngày hôm đó Khánh chẳng có tập trung gì cho công việc. Khánh nghĩ mãi đến gia cảnh của Hiền và Lệ Mỹ. Hàng trăm câu hỏi trong đầu Khánh. Tại sao chàng lại gợi ý Lệ Mỹ nên tiến hành thủ tục ly dị chồng" Không phải Hiền là bạn thân của Khánh sao" Khánh có lầm lẫn chăng" Tại sao Khánh phải dính dán đến chuyện riêng của gia đình người khác, vân vân và vân vân.
Hiền và Lệ Mỹ đến Hoa Kỳ chừng một năm sau Khánh. Hiền cùng tuổi với Khánh và cùng đi nhóm chung hội thánh nên dần thành quen và thân. Lúc đó thì Lệ Mỹ vừa 19. Đây không phải lần đầu Hiền và Lệ Mỹ cắng đắng. Có nhiều đêm Lệ Mỹ chạy đến nhà Khánh với những vết bầm trên mắt, hay những chỗ sưng tím trên lưng và tay.
- Sao em không gọi cảnh sát" Khánh gầm lên.
- Không được anh ơi. Ảnh nói em mà gọi cảnh sát là ảnh quăng Ái Mỹ qua cửa sổ xuống đường nên em phải chịu đòn thôi. Hồi nãy lúc ảnh sơ ý em mới chạy được ra ngoài nè. Lệ Mỹ khóc tức tưởi.
- Để em đi đánh cái thằng cha mất dạy đó một chập.
Vẹn, người bạn cùng nhà của Khánh tức tối nói.
- Thôi đi em. Em lấy cớ gì chớ. Khánh bình tĩnh.
Nhìn Lệ Mỹ ngồi khóc thút thít nơi sofa, Khánh xót xa. Dù đã có hai con nhưng Lệ Mỹ còn trẻ và cũng hồn nhiên lắm. Nàng đã kể lại cho Khánh nghe quãng đời khổ cực nơi quê nhà. Nàng chưa hề biết cha mẹ ruột là ai, cũng như đa số những người con lai khác. Lệ Mỹ chỉ biết đọc và viết tiếng Việt. Nàng đã gặp Hiền ở Việt Nam qua sự giới thiệu của người quen trong lúc Lệ Mỹ làm thủ tục đi Mỹ theo diện ODP. Từ nhà quê lên thành phố, bao nhiêu hãi hùng và xa lạ với Lệ Mỹ. Gia đình nàng nghèo, mẹ già tần tảo nuôi em nên chẳng có vốn liếng gì giúp cho Lệ Mỹ trong chuyện ra đi. Khi gia đình Hiền từ trên thành phố đến ngỏ ý cho hai đứa thành hôn và cùng đi sang Hoa Kỳ thì má Lệ Mỹ đồng ý ngay. Lệ Mỹ đã không có chủ ý gì nên vâng theo lời mẹ. Hôn lễ chưa được cử hành thì Lệ Mỹ và Hiền phải rời Việt Nam sang Bataan, Phi Luật Tân.
Những ngày bên tại tỵ nan là những ngày trăng mật cho cuộc hôn nhân sắp đặt. Lệ Mỹ cũng hiểu phần nào về người chồng của mình. Hiền không thích chịu thua ai dù một lời nói chơi. Nhiều lúc nhậu say làm mích lòng láng giềng và những tay "anh chị" bên đảo, Lệ Mỹ phải đến lạy họ để xin tha mạng cho chồng. Nhiều lúc Lệ Mỹ phải xót xa ngậm ngùi bởi những lời khinh bỉ của Hiền vì nàng dốt nát và quê mùa. Bên cạnh những khuyết điểm nhỏ Hiền là người lịch thiệp, chịu khó, và biết làm ăn.
Lòng kính trọng dành cho Hiền vơi đi từ sau khi Hiền phải đi tù vì chém người bạn bị thương trong lúc nhậu say và ẩu đả. Lúc đó Lệ Mỹ đã có thai Kiều Mỹ. Không người quen thân nên Lệ Mỹ đến ở tạm nhà của Khánh trong thời gian Hiền vắng nhà. Sau khi ra tù Hiền thay đổi đi phần nào. Tình bạn giữa gia đình Hiền và Khánh càng thêm khắng khít. Ít lâu sau, thì gia đình của Lệ Mỹ từ Bataan, Phi Luật Tân cũng đến Hoa Kỳ. Vui mừng chưa lâu thì bất đồng nổi lên, má của Lệ Mỹ và hai em phải dọn nhà đi nơi khác vì không chịu được sự sỉ nhục của Hiền. Gạt nước mắt, Lệ Mỹ giúp mẹ dọn nhà ra đi. Sau đó không lâu thì gia đình của Hiền cũng sang định cư tại Hoa Kỳ. Lúc nầy bé Ái Mỹ chừng 3 tuổi. Lệ Mỹ bắt đầu có nhiều thời gian rãnh nên thỉnh thoảng xin phép Hiền cho đi làm tiền mặt để phụ giúp gia đình. Hơn năm năm tại Hoa Kỳ đây là thời gian Lệ Mỹ mới được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, ngoài gia đình, người thân và hội thánh. Đi một đàng, học một sàng khôn. Lệ Mỹ đã thấy sự bất công và độc tài của người đầu ấp tay gối trong bao năm qua. Có lần nàng tâm sự:" Qua Mỹ hơn năm năm mà em chưa được đi dự tiệc cưới qua lần nào. Lần nào ảnh cũng chỉ đi một mình, dù em đòi đi theo ảnh cũng không cho." Những lần gây gổ hay đánh nhau sau nầy Lệ Mỹ cũng đã nói lên quan điểm của mình làm cho Hiền càng đánh Lệ Mỹ nhiều hơn. Nhất là từ khi Hiền thất nghiệp ngồi nhà còn Lệ Mỹ thì đang đi học làm móng tay (nail). Thiếu tự tin, mất lòng tôn trọng nơi người vợ "quê mùa", Hiền đòi ly dị và đánh Lệ Mỹ thường xuyên hơn. Cho đến ngày hôm ấy. Hiền đã ra đi để hù dọa. Và Lệ Mỹ dọn về sống chung nhà với má và hai em của nàng gần đó.
Một năm dài chờ đợi cũng qua. Lệ Mỹ và Hiền đã ra tòa ly dị. Dù gia đình, người thân khuyên can, nhưng những hành động của Hiền vẫn không kéo mối quan hệ trở lại được. Lệ Mỹ thì dù đau xót trước cảnh gia đình chia cắt, nhưng nàng không muốn cảnh chim lồng cá chậu trên đất nước có truyền thống tôn trọng phụ nữ.
Khánh không sao quên được những tối dạy kèm cho Kiều Mỹ và Ái Mỹ sau giờ học. Chàng thấy mình có trách nhiệm phần nào trong cuộc ly dị nầy. Nếu ngày hôm đó chàng không khuyên Lệ Mỹ rời Hiền thì liệu có ngày hôm nay không" Khánh còn nhớ rõ lắm lần nói chuyện với Lệ Mỹ vào một đêm khuya.
- Trong kinh thánh có nói là không được chia rẽ hôn nhân em có biết không"
Khánh vớt vát.
- Em đã phạm tội, nhưng em không nghĩ là em có thể nào sống với anh Hiền được. Anh hiểu ảnh mà sao lại nói vậy với em.
Lệ Mỹ từ tốn.
- Nếu sau nầy em lập gia đình liệu rằng có mang lại hạnh phúc cho hai cháu"
Khánh đổi đề tài.
- Em không biết. Nhưng em nghĩ chắc không có ai tệ như anh Hiền đâu. Lệ Mỹ cay đắng.
Cuộc nói chuyện rồi cũng đi vào bế tắc, từ lâu Khánh vẫn coi Lệ Mỹ như em gái, nàng bằng tuổi với em của chàng ở quê nhà. Những sinh hoạt của Lệ Mỹ Khánh biết phần nào và nàng hỏi ý kiến Khánh hầu hết trong mọi việc. Có lần Lệ Mỹ muốn Khánh nhận Kiều Mỹ và Ái Mỹ làm con nuôi vì chàng rất thương hai cháu. Khánh lần lữa rồi thời gian trôi qua. Phần Khánh sợ gây hiểu lầm và chàng sợ chính mình.


Khánh nhớ không lâu lắm sau khi ly thân, có lần Hiền đến nhờ Khánh năn nỉ Lệ Mỹ quay lại với Hiền. Vì Hiền biết Lệ Mỹ coi Khánh như anh ruột. Bực bội vì thái độ của Hiền và vừa tội nghiệp cái tánh bảo thủ của người bạn. Khánh khuyên Hiền nên tìm mọi cách để chiếm trái tim của Lệ Mỹ, chứ không dùng quyền của người chồng được. Hãy đi kiếm việc làm, rồi thay đổi cách sống, đừng rượu chè, và hãy tôn trọng bản thân và người khác. Nhưng lời khuyên dù chí tình, Hiền vẫn bỏ ngoài tai. Đối với Hiền, Lệ Mỹ vẫn là con bé quê mùa và Hiền là Hoàng Đế của một vương quốc. Khánh và Hiền còn gặp mặt vài lần sau đó cho đến ngày Hiền vào tù lần thứ hai vì tội đánh mẹ ruột.
Khánh suy nghĩ kỷ những gì sẽ nói với Mạnh hôm nay như lần chàng nói chuyện với Thống, người yêu của Lệ Mỹ hai năm về trước. Khánh đã biết Thống và Lệ Mỹ quen nhau vì mẹ của Thống gọi đến nói cho Khánh biết. Bà còn cấm Lệ Mỹ không được dụ dỗ con trai của bà. Khánh nghe ít nhiều về chuyện nầy, nhưng lời lẽ của người đàn bà đứng tuổi và hơi bảo thủ càng khó nghe hơn.
Thương cảm hoàn cảnh của Lệ Mỹ, Thống giúp đỡ phương tiện tới lui, rồi mến thành yêu. Và tình yêu tưởng chừng như keo sơn. Vì Lệ Mỹ còn trong tình trạng ly thân nên cả hai thường lén lút. Càng cấm đoán người ta càng yêu và muốn gần nhau hơn. Khác với bản tánh độc quyền của Hiền, Thống là người hiền, siêng năng, và hơi chút nhu nhược. Vì là con một sống với mẹ từ nhỏ, nên hình như Thống chẳng có chút chủ kiến nào. Và đây là lần đầu Thống làm mẹ chàng nổi giận. Nhưng rồi một thời gian khi thấy Lệ Mỹ "biết điều" bà mẹ của Thống cũng "chấp nhận" mối tình của Lệ Mỹ và Thống với vài điều kiện nhỏ nếu đi đến hôn nhân. Hơn nữa, mẹ của Thống và mẹ của Lệ Mỹ là bạn thân vì từng sống chung nhà.
- Sao hai em không đợi thêm một thời gian"
Khánh ôn tồn sau khi Lệ Mỹ và Thống đã ngồi vào sofa. Khánh biết Thống khá rõ vì chàng đã từng giúp bài cho Thống trong lúc còn đi học.
- Cũng đâu có gì đâu anh. Tụi em thương nhau mà. Em và Mỹ điều là con lai, hiểu nhau, và học vấn cũng bằng nhau.
Thống lễ phép. Vì Thống biết phần nào tánh của Khánh và quan tâm của chàng dành cho Lệ Mỹ.
- Anh không nói yêu nhau là sai. Nhưng anh nói đến thời điểm không thích hợp mà thôi. Hai em thử nghĩ xem. Hiền là người bạo động và Thống đã từng chơi thân với Hiền, nếu rủi may có chuyện không hay xảy ra thì các cháu ra sao"
Khánh nói một hồi. Còn nữa, anh không nói nói là sống giữa cộng đồng người Việt lời qua tiếng lại. Đây là cớ cho người khác nói là Lệ Mỹ đã tư tình với Thống từ trước nên mới ly dị Hiền.
Cuộc đối thoại hầu như chỉ có một chiều, Khánh lên lớp cả buổi. Thống và Lệ Mỹ ra về mặt buồn hiu. Khánh thấy hối hận. Chàng thấy mâu thuẫn, tại sao lại xen vào chuyện người khác. Kể từ lần đó, Khánh ít gặp Lệ Mỹ hơn, cho đến ngày nàng và Thống chia tay. Và Lệ Mỹ về Việt Nam cưới Mạnh.
......
Khánh mời vợ chồng Lệ Mỹ đến nhà chàng ăn tối. Trong lúc Lệ Mỹ và bạn bè đang hát Karaoke, Khánh cùng Mạnh lên phòng nơi Khánh dùng làm việc khi ở nhà. Linh tính hay vì nghe Lệ Mỹ nói trước về Khánh nên Mạnh mất tự nhiên, còn Khánh thì thấy không khí nặng nề. Đã gặp nhiều lần từ khi Mạnh đến Hoa Kỳ, nhưng đây là lần đầu tiên Khánh nói chuyện riêng với Mạnh. Khánh quen nói thẳng và đối với chàng mọi việc hình như lúc nào cũng nghiêm trọng. Có người nói chàng già trước tuổi vì cố tật nầy.
Đợi cho Mạnh an vị nơi cái sofa đối diện, Khánh thuận tay kéo đóng lại cửa phòng và ngồi xuống ghế xoay đối diện.
Một phút im lặng trôi qua Khánh bắt đầu trước sự ngạc nhiên của Mạnh.
- Anh mời em lên đây là để xin lỗi em. Khánh chậm rãi từ tiếng.
- Sao vậy anh, chuyện gì " Em không hiểu. Mạnh kêu lên!
Mạnh nhìn Khánh chăm chú. Dù có chuẩn bị trước, nhưng Khánh thấy khó nói trơn tru những ý nghĩ của mình, nhất là nhận mình sai.
- Anh coi Lệ Mỹ như là em gái, chắc em cũng biết. Và anh rất thẳn thắng trong mọi việc nên hy vọng em thông cảm. Gần đây thấy hai em hạnh phúc anh rất vui và anh cảm thấy xấu hổ và ray rứt về những nhận xét về em khi anh chưa thật sự biết em. Giờ thì hai em sắp có cháu và trong năm qua em tốt với Lệ Mỹ, Kiều Mỹ, Ái Mỹ, và gia đình của Lệ Mỹ. Nên anh nghĩ rằng anh phải xin lỗi em về những thành kiến lúc trước.
Khánh nói một hồi và Mạnh vẫn chăm chú. Chàng tiếp theo.
- Em có nghe Lệ Mỹ nói việc anh từ chối không chịu đứng ra bảo lãnh tài chánh để em sang Hoa Kỳ không "
- Em có nghe nói chút ít, nhưng không rõ lắm. Anh nói cho em nghe đi. Mạnh khôn khéo.
- Sau khi nghe Lệ Mỹ nói về cuộc hôn nhân của hai em và nhờ giúp đỡ thì anh không có ý ủng hộ vì ba điểm sau.
1- Hai em quen trong thời gian quá ngắn.
2- Trình độ và hoàn cảnh khác biệt.
3- Anh sợ em không thật lòng yêu Lệ Mỹ.
Anh không dài dòng chắc em cũng hiểu được sự quan tâm của anh. Lệ Mỹ đã từng thất bại trong hôn nhân và anh ngại nếu không chín chắn sẽ bị khổ lần nữa. Trong khi em đã tốt nghiệp đại học tại Việt Nam còn Lệ Mỹ thì chưa học xong lớp một. Em vẫn còn độc thân trong khi Lệ Mỹ đã có hai con. Ngoài ra, em được sinh ra giáo dục trong gia đình nề nếp có đủ cha mẹ, gia cảnh của Lệ Mỹ thì không giống như em. Anh cũng lo không ít khi có nhiều cuộc hôn nhân tương tự đã tan vỡ trong một thời gian ngắn khi người vợ hay chồng được bảo lãnh sang Mỹ.
Khánh nói một hơi.
- Anh biết tình yêu con người không phụ thuộc vào yếu tố bất định. Nên anh đã sai khi dùng lý trí mà phân tích tình yêu của hai em dành cho nhau. Khánh nói trầm trầm.
- Anh cũng chúc mừng em sắp làm cha. Anh rất vui khi em và Lệ Mỹ đã chứng minh anh sai. Và anh cũng tin rằng với sự dạy dỗ của em Kiều Mỹ và Ái Mỹ sẽ thành nhân. Khánh chân thành.
- Em cũng thấy anh không mấy gì thân thiện khi mới gặp em lần đâu mặc dù Lệ Mỹ đã hết lòng ca ngợi anh.
Mạnh cũng nói thẳng.
- Anh xin lỗi nghe, lúc đó anh vẫn còn thành kiến với em mà. Anh thấy dù làm lơ mà em vẫn thân thiện với anh. Điều nầy em đã làm anh suy nghĩ lại về thành kiến của mình. Khánh bày tỏ.
- Cám ơn anh đã nói với em những điều nầy. Mạnh khách sáo.
- Mình là anh em mà. Khánh dã lã rồi bắt tay Mạnh, cả hai bước ra khỏi phòng.
Lệ Mỹ cùng mọi người ngưng lại nhìn Khánh và Mạnh đang tươi cười từ trên lầu đi xuống. Mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ riêng. Khánh thở phào vì chàng đã trút được nỗi ưu tư trong lòng của nhữhg ngày qua....
Kim Khánh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến