Hôm nay,  

Cạnh Tranh Và Phục Vụ

22/04/200300:00:00(Xem: 156665)
Người viết: HÀ KIM
Bài tham dự số 3185-783-vb80420

Tác giả Hà Kim đã được trao tặng Giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2002. Bà sinh năm 1950, cựu giáo chức, theo chồng định cư ở Mỹ theo diện HO năm 1995, hiện cư ngụ tại thành phố San Jose, Bắc Calif.
*

-Reng...Reng
-Hello!
-Em hả" Em đã có tên trong danh sách giải thưởng Việt Báo, em hay chưa" Năm nay, em chưa xuống chị, ráng thu xếp xin nghỉ việc vài hôm, dự lễ, và tiện thể đi chơi luôn.
Giọng bà chị reo vui, báo tin như chính mình được giải thưởng vậy. Kim vui mừng, cảm động và hứa sẽ cố gắng làm một chuyến Nam du.
Nhân chuyến đi này, Kim có nhiều thì giờ chiêm nghiệm hơn sức sống mạnh mẽ, sự cạnh tranh nghiệt ngã và tinh thần phục vụ xuất sắc về nhiều phương diện trong một nền kinh tế thị trường ở Mỹ.
Con gái hỏi: “Mẹ à, Ba không cho con lái xe đưa Mẹ đi. Vậy con order 2 vé xe đò. Mẹ chọn xe đò Hoàng hay Phương"”
Trong tất cả các tiểu bang, có lẽ chỉ có Nam Bắc Calif là có tuyến xe đò do ngườI Việt Nam làm chủ và hầu như chỉ chuyên chở khách Việt. Tiếp theo sau Nam Calif- thủ phủ của ngườI Việt định cư ở Mỹ, dân số và các cơ sở thương mại cũng tăng trưởng nhanh chóng ở Bắc Calif. Dĩ nhiên, nẩy sinh nhu cầu phục vụ về vận chuyển hàng hoá và đưa đón hành khách.
Chặng đường dài nối liền Nam Bắc khoảng 400 miles vớI 6 tiếng đồng hồ xe tốc hành- đã có chủ 3 xe đò Vân, Nguyên, Hoàng. Giá cả nhẹ nhàng- 70 USD cho 2 chuyến đi-về, được phục vụ ăn trưa miễn phí, đuợc xem video nhạc kịch mớI nhất. Những năm đầu, không phải lúc nào xe cũng đầy đủ khách.
Còn nhớ năm 1996, Kim về Nam Calif bằng chuyến xe đò Hoàng, xe 24 ghế mà chỉ có 3 khách. Xe vẫn giữ uy tín, xuất hành đúng giờ. Kim thật xót thương tấm lòng phục vụ tận tuỵ, kiên trì gầy dựng cơ sở của chủ xe. Đáng kinh ngạc, chỉ cách vài năm mà nhu cầu đi lại, nối nhịp giữa dân 2 miền Nam Bắc Calif bùng nổ mạnh mẽ. Năm 2002, bắt mach được sự lớn mạnh nầy, từ thành phố Pomona (Nam Calif) xuất hiện thêm xe đò Phương. Dừng nhiều trạm đường dọc các thành phố từ Nam lên Bắc (Thành phố Pomona, Wesminter, San Francisco, San Jose, Oakland).
Phương không phải là xe nhỏ 24 ghế mà đầu tư hẳn xe lớn 58 ghế với đầy đủ tiện nghi, hành lý để thoải mái vào ngăn dướI lườn xe, có bàn ăn xếp trước mặt, có hẳn restroom ở cuối xe. Ngoài nhu cầu phục vụ giải trí, bữa ăn trưa là cơm phần được order theo ý khách thêm kẹo bánh ngọt tráng miệng. Giá vé chỉ có 60 USD. Một sự cạnh tranh qyuết liệt. Các đối thủ kia bắt buộc phải thay đổi theo để tồn tại.
Kim dặn con gái: 'lần này mình thử qua xe Phương.' Hy vọng kinh tế tăng trưởng hơn, nhu cầu đi lại càng tăng và nhất là mỗI năm 2 mẹ con có được 2 kỳ nghỉ phép để “chung tình” với cả 2 xe đò Hoàng-Phương.
Chuyến đi 5 ngày xem ra khá ngắn ngủi. Hai ngày trên xe đi về. Sài Gòn Nhỏ có nhiều nơi vui chơi quá, thời gian biểu của Kim đã lấp kín 3 ngày cho nơi đến. Suốt cả ngày thứ Sáu, Kim được thăm viếng nơi buôn bán sầm uất nhất - khu shopping Phước Lộc Thọ- nơi mà Kim tưởng mình đang dạo quanh chợ Bến thành với ly nước mía tươi cầm tay, với dĩa bánh cuốn Tây hồ nóng hổi, với những tiệm nữ trang chen chúc ngườI mua kẻ bán. Tiệm ăn nào có tiếng ngon nhất, thực khách không ngại mất thì giờ xếp hàng rồng rắn chờ được gọIivào bàn. Tiệm hàng hóa nào có giá hạ, uy tín hàng tốt thì khách sành điệu chen chân vào mua sắm. Nơi đây thể hiện sự cạnh tranh rầm rộ, rõ nét nhất của các chủ thương mại.
Sáu giờ chiều, chị em Kim đã có mặt tại địa điểm lễ trao giải thưởng Việt Báo. Buổi lễ được tổ chức trang trọng và ấm cúng. Với khoảng 400 quan khách, gồm nhiều thành phần tham dự- sự hiện diện của ngườI viết đoạt giải thưởng, khách mờI thân hữu gồm nhiều nhà văn, nhà báo nổI tiếng, và khách mờI danh dự từ chính quyền địa phương.
Để gây tiếng vang rộng rãi khắp nơi và đạt đuợc thành tựu tốt đẹp nầy, Việt Báo đã nổ lực làm việc xiết bao! Qua Việt Báo, Kim cảm nhận ngành báo chí, truyền thông và văn nghệ cũng phải trải qua một cuộc cạnh tranh âm thầm mà hết sức gay gắt để tồn tại và phát triển. Những ngườI phụ trách đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng bài viết, bản tin. Càng ngày phải có nhiều sáng kiến mớI lạ để thu hút đông đảo số lượng đọc giả, thính giả và các chủ thương mại quảng cáo.
Thứ bảy, ngày đi tham quan danh lam thắng cảnh -nhân vật chính là Kim được quyền chọn lựa. Holywood chỉ cách nhà khoảng 40 phút xe, Las Vagas khoảng 4 giờ. Cô cháu gái chọc quê 'Dì tập làm nhà văn rồi, vậy hôm nay Dì vô Holywood tập làm diễn viên điện ảnh đi'. Đứa cháu trai gợi ý: 'Dì đi Las Vagas vui hơn.' Kim hỏi ngoài cờ bạc còn có gì đặc biệt vui"' 'Đây không phải đơn thuần là nơi đánh bài. Las Vagas nổi tiếng trên thế giớI vi các sòng bài được thiết kế trong một thành phố biểu tượng của một số nước. Kim quyết định tiến về Las Vagas.
Thực vậy, Kim choáng ngộp vớI kiến trúc hoành tráng nơi đây. Du khách có thể lái xe chậm trên con đường 2 chiều khá hẹp hoặc gởI xe vào parking, bách cộ trên vỉa hè ngắm cảnh. Kia tượng Nữ Thần Tự Do uy nghi trong thành phố New York. Gương mặt lạnh lùng của Nhân sư trong xứ Ai Cập huyền bí hay thích thú ngắm nhìn kim cương lấp lánh trên đỉnh Kim Tự Tháp. Đây là những 'chiêu thức' để quyến rũ du khách bước vào... chung tiền. Bởi hiếm hoi lắm mới có ngườI làm giàu nhờ cờ bạc.
Kim như đang dạo chơi tại Paris tráng lệ với tháp Effel sừng sững cao. Bước vào bên trong, bầu trời rộng mở xanh lơ. ĐÛèn rực rỡ sáng choang. Bầu trời nhân tạo nên không bao giờ mặt trời lặn, ngày đêm không có điểm tiếp giáp, lúc nào khách cũng có ảo giác ban ngày vô tận. Thế là cứ đem tiền ra đánh hoài đánh mãi.
Kim đi một vòng, tai nghe tiếng leng keng của đồng 25 xu rơi xuống các máng của máy đánh bạc. Những bà già người Mỹ, ngườI Hoa với hộp xu đầy trước mặt, đôi mắt chăm chú dán vào màn ảnh nhiều màu như bị thôi miên. Những đồng xu bỏ vào, mất hút, hay những đồng xu thắng giải rơi xuống rào rào. Kim tự hỏi họ ngồi đây bao lâu rồi và bao giờ thì mới đứng dậy được"
Tiếng leng keng vui tai nầy có mãnh lực lôi cuốn Kim ngồi xuống. Dù vậy, Kim cũng dặn lòng chỉ đổi 2 tờ 20 USD thôi và nhắc thầm 'cờ bạc là bác thằng bần'. Sau hơn 1 giờ, Kim thu về 64 USD, thắng 24 USD. Nhưng đổi lại Kim mất cái áo len treo ở thành ghế sau lưng. Mất 1 vật nhỏ đổI 1 bài học lớn 'đừng tưởng xứ Mỹ giàu có và ở nơi sang trọng nầy không có trộm cắp.' Kim quên lững đây là nơi cờ bạc mà bần cùng thì dễ sanh đạo tặc. Con gái đùa vui: 'cơ hội để Mẹ thay áo mớI'.


Cuộc chơi bài chợt mất hứng thú, bà chị than đói bụng. Cả bọn tiến sâu vào bên trong. Các shop bán quà lưu niệm, dày đặc những bảng hiệu bằng tiếng Pháp. Nơi góc phố kia, tiếng nhạc réo rắt vang vang. ĐÛoàn vũ công đang nhảy điệu nhạc dân gian Pháp vui tươi như an ủi, như nhắc nhở mọi ngườI quên đi cơn cháy túi vừa qua, hãy tiến vào bàn tiệc. Chỉ cần 25 USD cho một phần ăn bao bụng, thức ăn Pháp ngon hợp khẩu vị ngườI Việt. Đứa cháu nhận xét, các nhà hàng ở Las Vagas không chủ trương móc túi thực khách nên giá cả chấp nhận được.' Kim lên tiếng: 'thì mình đã tự nguyện chung hết tiền ở các sòng bài cho họ rồi'.
Cả đoàn lại tản bộ ra đường, hướng về Belagio -một thành phố nước Ý. Dòng du khách tấp nập dường như tạo phần ấm áp hơn giữa mùa đông giá lạnh. Bên dòng tơ liễu buông lơi, cùng với du khách, Kim đứng chiêm ngưỡng mặt hồ trong vắt và chờ đợi một điều kỳ thú sắp xảy ra. Đó là những tia nước phun cao, nhảy múa, nhanh chậm, cao thấp theo điệu nhạc nổi lên, khi du dương trầm bổng, khi réo rắt hào hùng. Thoáng chốc hồn lâng lâng như lạc vào cỏi thần tiên. Kim quên đi các bills sắp ký trả, quên đi những giờ đi cày mệt nhọc. Và sẽ quên đời thường hơn nữa khi bước hẳn vào thành phố Ý.
Khắc hẳn với cấu trúc của Paris, trước khi nhập cuộc cờ bạc, thành phố Ý mời gọi ta hãy thư giãn, thoải mái trước đã. Rực rở bông hoa đủ màu sắc từng lối đi. Đêm Chrismas như còn đọng lại trên cây Noel sáng choang giữa phố. Khung cảnh quá xinh đẹp đã khiến những tia đèn chụp hình nhá lên liên tục.
TIếng nói cười, ồn ào ở đây chợt tắt khi vào bên trong. Nơi những bàn gầy sòng vẫy gọI vớI những bàn tay 10 ngón đỏ chót của các cô chia bài thoăn thoắt. Gương mặt các ông bà chăm chú nhìn, căng thẳng, chân mày nhíu lại, nếp nhăn ở trán xuất hiện. Hiếm hoi lắm Kim mớI bắt gặp 1 gương mặt giãn ra, ánh mắt rực vui. Kim chặc lưỡi 'Chà! đánh bài vui thú chi mà nhiều ngườI mê thế' Kim cườI thầm 'thì gia đình mình cũng đến đây'. A, thì ra để kinh doanh chủ sòng bài nào cũng đầu tư, cạnh tranh, phục vụ tốt nhất để thu hút du khách.
*
Sau một đêm dài vui chơi, sáng chủ nhật Kim lấy lại sức lực bằng giấc ngủ ngày.
Chiều, Kim được mời dự một buổI tiệc tại nhà hàng seafood ở thành phố Santa Ana để kiểm tra chất lượng thực phẩm cho buổI tiệc cướI của đứa cháu gái. Lễ Vu Quy được tổ chức cuối tháng 10/2003, vậy mà tháng 12/2002 tụi trẻ đã phải chọn nhà hàng và đặt tiền cọc trước giữ chỗ. Có lẽ trên khắp nước Mỹ không đâu có những nhà hàng hợp khẩu vị, ngon và rẻ như ở Nam Calif. Trên dưới 500 USD cho 1 bàn tiệc vớI 8,9 món ăn, thêm chè hay trái cây tráng miệng. Tuy vậy, khi nhập tiệc, ông sui trai có phần khó tính, không hài lòng với vài món ăn, góp ý: “Món bát bửu trình bày không đẹp, món khai vị phải... bắt mắt mới tạo ấn tượng ăn ngon cho suốt buổI tiệc. Con cá hồng chiên giòn phải để nguyên con và phải to nặng trên 4 pounds chứ không cắt sẳn miếng.
Bà chủ nhà hàng vui vẻ lắng nghe. Thực khách là thượng đế nên bà hứa hẹn sẽ sửa đổI theo yêu cầu của khách và nêu phương châm phục vụ tốt đến tất cả khách mời. Bà còn nhấn mạnh 'họ mới chính là những ngườI quảng cáo mạnh mẽ để nhà hàng chúng tôi càng phát triển.'
Tàn tiệc đã hơn 8 giờ tối. Ai nấy càng tăng cân béo phì rồi, Hải, đứa cháu rể còn bông đùa: “Mình đã được phục vụ ở nhà hàng Việt, giờ con đưa cả nhà lên nhà hàng Mỹ xem họ tổ chức ra sao.
Orange Hills Restaurant nằm cao trên đỉnh núi. Mất hơn 5 phút, xe phải chạy vòng xoắn ốc, một bên là vách đá, một bên là vực thẳm. Xe vừa dừng ngay cổng, 2 người phục vụ đã sẳn sàng bước đến mở cửa mờI khách, trao thẻ số xe và chính họ lái xe vào parking.
Thông qua hành lang khá dài, ánh đèn mờ ảo, suối nước chảy róc rách, lập loè ánh lửa cháy từ 3 thanh củi to đan chéo trong lò sưởi, mang hẳn cái ấm cúng vào bên trong nhà hàng, cửa kính trong suốt bao quanh. Nhưng trữ tình hơn khi chọn ngồi ở khu vực lộ thiên. Bên ngoài hơi sương tràn ngập nhưng ngồi bên bếp lửa hồng, được tăng cường lò sưởi điện treo lơ lửng phía trên nên mọi người đều ấm áp. Nhưng rồi một việc không vui xảy ra -những thực khách đến sau đã được phục vụ tươm tất, còn bàn Kim đã chờ 20 phút hơn. Bà chị khuyên hãy kiên nhẫn nhưng Hải có phần nóng nảy “cháu vào quầy quản lý.”
Kim e ngại bước theo và được nghe đoạn đối thoại nẩy lửa:
- Tôi đưa gia đình từ xa đến giới thiệu nhà hàng nầy, chúng tôi đã chờ đợi hơn 20 phút mà không tiếp viên nào đến. Chúng tôi rất thất vọng về lề lối phục vụ của các ông.
- Xin lỗI quý ông, vì hôm nay có vài nhân viên nghỉ bệnh đột xuất.
- Điều đó chúng tôi không cần biết, các ông có giảm giá cho lần phục vụ tồi này đâu" Công việc của tôi, tôi đã phục vụ tốt mọi người, và ngày nghỉ của tôi, tôi cũng yêu cầu mọI ngườI phục vụ tốt lại.
-Một lần nữa, xin ông thứ lỗi. Đích thân tôi sẽ mời rượu để tạ lỗi cùng gia đình ông về sai sót này.
Trở về bàn, Kim cằn nhằn thằng cháu: 'làm khó dễ chi, thông cảm đi nào'. Đứa cháu thẳng thừng góp ý: 'ở Mỹ mà Dì, làm việc hết mình, phục vụ thật tốt hay là... chết, chứ không thể lừng khừng, chậm chạp được Dì ạ!'.
Nghe qua, Kim giật mình. 'Tuổi trẻ hoà nhập vào dòng sống ở Mỹ nhanh hơn mình quá!'. Kim nghiêng ngươi, nhìn xuống khoảng không gian rộng lớn, lung linh ánh đèn màu trải dài qua nhiều thành phố Orange, Westminter, San Gabriel... kể cả những chùm pháo bông rực sáng liên tục từ khu vui chơi Disneyland nổi tiếng nữa. Đứa cháu lại gợI ý 'Nãy giờ, chắc Dì đang tìm một đề tài cho bài viết mới".' Định treo bút nhưng ngẫu hứng Kim hứa hẹn sẽ viết về cung cách phục vụ trên đất Mỹ.
Qua mấy ngày vui chơi, đến đâu, Kim cũng được phục vụ niềm nở và chu đáo. Kim chợt nhớ lại không phải chỉ trong 5 ngày qua mà từ giây phút được lên chuyến bay đặt chân đến nước Mỹ, nơi nào gia đính Kim đều bắt gặp những nụ cười thân thiện, những giúp đỡ tận tình-từ những nhân viên hộI thiện nguyện, những y tá, bác sĩ trong bệnh viện hay các phòng mach tư, những giáo viên ở các lớp ESL, college, hay đại học, những chính khách trong các ngành, đến ngay cả tổng thống quyền lực nhất nước, đều tận lực phục vụ mọi người. Tất cả họ phải cạnh tranh dữ dộI vớI các đối thủ để giữ vững cái job của mình.
Nước Mỹ quả không là thiên đàng mà là một bãi chiến trường, ta phải hết sức năng động, sáng tạo để tồn tại và vươn lên. Bất chợt, Kim nhận ra một điều 'Cạnh tranh gay gắt, phục vụ đắc lực hay là...bị triệt tiêu'. Đó lá sức mạnh của một nền kinh tế thị trường để đất nước luôn tiến bộ và giàu mạnh.

San Jose, March 2003
Hà Kim

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,583,636
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”