Hôm nay,  

Khói Lửa Thành Bá Đa

21/04/200300:00:00(Xem: 21389)
Người viết:: Trương Ngọc Bảo Xuân
Bài tham dự số 3184-782-vb70419

Cuối tháng 3, năm 2003.
Thành Bá Đa (Baghda) đang tử thủ.
Liên quân Anh Mỹ tấn công Iraq. Thủy quân lục chiến Mỹ đang bao vây thành. Hai mươi mấy ngàn quân lính Paramilitary Force trung thành của Tổng Thống Sadam Hussein thề tử chiến.
*

Hồi nhỏ tôi mê đọc cuốn truyện dịch Một Ngàn Lẻ Một Đêm.
Cuốn nầy được ông Nguyễn Quân dịch thuật theo nhà văn Antoine Galland và J.C. Nardrus.
Nội nhìn cái hình bìa đã thấy mê rồi. Hình của một thiếu nữ đẹp tuyệt sắc, đầu dội vương miện cặp mắt to chân mày đậm rõ nét mặt được che lại bằng mạng lưới mỏng nhưng không lấp được đôi môi mộng, chân mang hài cong thân hình như pho tượng đúc đứng trước mặt ông vua và ông cận thần đang ngồi xếp bằng trên tấm thảm thần nhăn răng cười hề hề.
Chuyện nói về một ông vua hung bạo của xứ ngàn lẻ một đêm mà bây giờ người ta kêu tên là IRAQ.
Ông vua nầy ban đầu là một minh quân. Hoàng hậu là một người đàn bà đẹp nhứt nước rất được vua sủng ái.
Ông có người em được ông chia đất cho trị vì thành một vương quốc. Ông nầy vì buồn bà hoàng hậu tư tình với tên cận thần, giết vợ xong ông tới thành Bá Đa thăm vua anh.
Một hôm vua anh rủ vua em đi săn nhưng vua em từ chối. Cũng nhờ đó mà vua em bắt gặp bà hoàng tỉ giở trò dâm loạn với tên cận vệ đẹp trai. Ông kể cho vua anh biết làm ông nổi cơn lôi đình.
Kiếm báu vung lên, cả đám gian phu dâm phụ rụng đầu.
Lòng thù hận sự phản trắc của đàn bà khiến ông vua anh trở thành bạo chúa.
Lòng phẫn uất ông đặt ra cái lệ cứ mỗi ngày ông cưới một hoàng hậu sau một đêm ân ái sáng hôm sau ông ra lịnh chém đầu.
Cứ như vậy một thời gian. Bao nhiêu nước mắt đổ theo dòng máu đỏ của bao nhiêu bà mẹ già có con gái bị cống hiến cho ông vua tàn bạo.
Lòng dân ta thán bao nhiêu thảm cảnh giáng xuống đầu ngàn ngàn gia đình cho tới một hôm.
Một giai nhân vừa đẹp vừa thông minh hiểu xa biết rộng con ông quan nhứt phẩm đại thần cũng chính là người chuyên môn đem thiếu nữ đẹp tiến cung cho vua, muốn liều mình cứu dân . Nàng nói sẽ có cách để hoán cải ông vua. Nếu chuyện không thành nàng cũng cam tâm chịu chết. Sau nhiều phân giải can ngăn vô hiệu, cuối cùng cha nàng đành chấp thuận đem dâng nàng cho vua.
Nàng có người em gái đi theo. Đêm đến trước khi lên long sàng động phòng hoa vương nàng dặn người em phải giả bộ yêu cầu vua cho nàng kể chuyện cho em nghe lần cuối vì biết sáng hôm sau hai chị em sẽ tử biệt. Ông vua ban cho ân huệ cuối cùng đó.
Chẳng dè, chuyện kể tới nửa đêm thì hết mà đêm sa mạc còn dài, em nàng yêu cầu kể tiếp chuyện khác, nàng bắt đầu chuyện khác nhưng tới sáng thì chuyện chưa xong. Câu chuyện thần thoại hay quá ông vua mê mải lắng nghe, ông bị lôi cuốn, tò mò muốn biết câu chuyện kết thúc ra sao nên lại cho phép nàng sống thêm một đêm nữa. Đêm đó câu chuyện cũng kết thúc ngay nửa đêm rồi nàng lại bắt qua chuyện khác nên vua ban cho nàng sống thêm một đêm để nàng kể cho hết chuyện rồi mới bị chém đầu.
Chuyện từ đôi môi mọng thơm của giai nhân vừa hay vừa hấp dẫn cứ tới bình minh thì chưa hết chuyện ( heo kiểu chuyện dài tiếp theo của mình bây giờ ấy mà).
Chuyện nọ tiếp chuyện kia, cứ vậy mà kéo dài suốt ngàn lẻ một đêm. Từ trong những câu chuyện kể có đem tình nghĩa ra cảm hóa, dần dần làm cho ông vua thấu hiểu trên đời không phải người đàn bà nào cũng lòng dạ lang chạ như người vợ trước. Rồi nàng hoàng hậu vừa đẹp vừa khôn ngoan ấy đã đem lại nụ cười lòng tin tưởng cho ông vua, cứu được một ngàn lẻ một cái đầu thiếu nữ đáng lẽ ra phải tiếp tục rơi rụng.
Rồi ông vua say sưa với mỹ nhân vừa mê mẩn quên hờn quên oán.
Một đêm rồi một đêm cho tới một ngàn lẻ một đêm, là bao nhiêu năm bạn nhỉ"
Từ đó hai người sống trong hạnh phúc đời đời.
***
Xứ ngàn lẻ một đêm từ đầu thế kỷ trước đã bị đế quốc Anh xé thành nhiều nước nhỏ. Ngày nay nước Iraq không còn vua nữa mà dưới sự cai trị của một ông Tổng Thống độc tài.
Sau khi chiếm chính quyền ông ta ngồi gần ba mươi năm. Hơn chục năm trước, quân lực hùng hậu, ông ta bắt đầu tấn công Ba Tây, đồng hóa dân thiểu số Kurt, xâm chiếm nước lân cận là Kuwai nhưng bị quân đội Mỹ và đồng minh đem quân sang trị tội đánh một trận xấc bấc xang bang và bị Mỹ phong tỏa kinh tế .
Cái tàn bạo của Sadam Hussein làm cho thế giới ghê tởm nhứt không phải là ông ta có nhiều vợ nhiều con mà là chuyện ông đã cho người bắn đứa con trưởng cứng đầu, nó chết hụt, ông ta tha thứ, nhưng thằng con rể thì ông trừ hậu hoạn. Có một ông rể muốn ly khai đi lưu vong, Sadam dụ cho ông rể trở về nước ông sẻ tha thứ tất cả. Ông rể trở về được Sadam mời tất cả bà con dòng họ tới dự tiệc. Ngay trong bàn tiệc Sadam ra lịnh cho thủ hạ bắn ông con rể chết tại chỗ.
Ông ta nói đó để làm gương cho những ai muốn phản bội ông ta.
Trong vòng gần mười hai năm ông ta bị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc điều tra và bắt buộc phải tiêu hủy tất cả những vũ khí hóa học và hỏa tiễn bị cấm nhưng ông ta làm kế cù nhầy, thậm chí còn trục xuất cả phái đoàn thanh sát vũ khí của Liên Hiệp Quốc.
Khi nước Mỹ bị tấn công, khủng bố đánh xập tháp đôi tòa nhà mậu dịch thế giới ở New York, nước Mỹ nổi sùng. Bất kể sự chống đối của HĐBA Liên Hiệp Quốc, Mỹ và Anh đem quân qua Iraq dưới kế hoạch tước vũ khí và thay đổi chính quyền Sadam Hussein trừ hậu họa thảm sát cho toàn thế giới.

CHIẾN DỊCH IRAQ TỰ DO
Tổng Thống Bush đặt tên là chiến dịch Operation Iraqi Freedom.
Sát cánh với Tổng Thống Bush, bất kể sự bất đồng của nội các, là Thủ Tướng nước Anh, ông Tony Blaire.
Ngày 19 tháng 3 năm 2003 Tổng Thống Bush ra lịnh khởi chiến bằng trái Tomohaw đầu tiên từ vùng vịnh trên Hồng Hải bắn vô một căn cứ được biết là tổng hành dinh của bọn chỉ huy để hy vọng diệt đám gộc kiểu Cắt Đầu Rắn.
Có phải tên TT độc tài hung bạo được quới nhơn phù hộ hay là chuyện giả tạo làm an lòng dân mà ông ta vẫn còn xuất hiện trên đài truyền hình kêu gọi quân dân tử chiến với liên quân Anh Mỹ, gọi là trị tội hai đế quốc đem quân xâm lăng Iraq.

TIẾN QUÂN
Coi TiVi mỗi ngày, tôi thấy hàng đoàn chiến xa thiết giáp xe tăng chạy bon bon trên sa mạc. Chỉ trong vòng một tuần lễ đã thẳng tiến từ Nam lên Bắc hướng thành Bá Đa chuyển quân trong màn bão cát. Ngày xưa đoạn đường nầy phải sáu tháng mới vượt qua nổi.
Tôi thấy những người lính thủy quân lục chiến trẻ của quân lực Mỹ. Quân trang quân cụ nặng nề đầy đủ của một anh lính nhà giàu.
Từng đoàn chiến đấu cơ bay vào thành phố giội bom các địa điểm quân sự. Đoàn chiến xa trong vùng bụi cát mù màu đỏ như khi mình chụp hình mà có gắn kiếng màu. Các chiến sĩ phải mang mặt nạ ngừa hơi độc. Tôi cũng thấy xác lính Iraq chân không giày nằm chết trên cát nóng.
Và tôi thấy những hãi hùng trên đôi mắt thất sắc của các tù binh Mỹ. Tay bị trói gặt về phía sau, họ bị quân Iraq thẩm vấn mà bên cạnh là xác bạn đồng ngũ nằm chết trên nền đất lạnh.
Và tôi thấy những cánh tay dơ lên khỏi đầu của đoàn lính Iraqi buông súng đầu hàng.
Trong hành trang của lính đầu hàng nầy đều có một lá cờ trắng nhỏ.
Trong hành trang của những tù binh có mặt nạ ngừa hơi độc.
Lính Mỹ chiếm đóng một nhà thương mà người ta nói là dùng cho quân Vệ Binh Paramilitari Force có hàng ngàn ống chích giải độc.
Vậy thì, Sadam chối là ông ta đã phá hủy tất cả những hơi độc diệt chủng, tại sao lính của ông cần phải dự bị thuốc giải"
Trong vùng biên giới Iraq và Kuwai, trong lúc một toán lính Anh đang tập dợt, có một đoàn lính Iraq tới xin đầu hàng. Lính Anh hẹn:
- Vì chiến tranh chưa bắt đầu chúng tôi không thể bắt tù binh được. Hẹn các anh trở lại vài tiếng đồng hồ nửa, khi có lịnh rồi thì chúng tôi sẽ bắt các anh.

TÙ BINH
Những người tù binh đầu tiên, theo đài truyền hình cho biết là một nhóm công binh, thợ sửa chữa, có lẽ đã không được huấn luyện về việc phải làm gì khi bị bắt làm tù binh như những nhóm lính tiền phương và sĩ quan hay hạ sĩ quan.
Tống Thống Bush lên tiếng kêu gọi chính phủ Iraq phải theo hiệp ước Genever đối xử với tù binh một cách nhân đạo nếu không sẽ bị xử tội sau nầy.


Tôi được nhìn thấy đoạn phim chiếu lúc bắt nhóm tù binh có một nhóm thây bận đồ lính Mỹ lấm cát vàng và đẫm máu nằm chết. Có mấy người bị bắn vô ngay trán. Bị thương lúc xô xát hay bị lính Iraq xử tử"
Một đoạn phim chiếu về cách huấn luyện khi bị bắt làm tù binh.
Khóa huấn luyện nầy bao gồm chuyện bị bắt giả, bị đánh giập mà mình vẫn nhứt định chỉ nói tên và số quân của mình mà thôi. Tù binh bị lột trần truồng, mang đồ tù mang con số. Đó là điều làm hạ mất tính cách cá nhân và hạ nhục.
Tù binh phải tập vượt ngục rồi phải tìm cái ăn để mà sống và chờ cứu.
Ngày sau thêm hai phi công bị bắt sau khi chiến đấu cơ bị rớt trong vùng địch.
Có một bà mẹ nhìn thấy con trai mình trên đài truyền hình Phi Luật Tân trước khi được chính phủ Mỹ báo tin. Tội thay.

NƯỚC VÀ THỨC ĂN
Trong nhà, mỗi lần đánh răng mình cũng xài ít lắm là một ga lông nước. Tắm thì khỏi nói, đợi cho tới nước ấm tuôn ra thì mình đã phí phạm xả mất bao nhiêu ga lông nước"
Ở những vùng chiến binh Mỹ hành quân qua, nước là một xa xí phẩm rất hiếm rất quí.
Khi những chiếc xe hàng tải được thức ăn nước uống để phân phát cho dân, tôi thấy những người dân đi chân không, những đứa trẻ con đôi chân trần trên nền đất ướt tay xách thùng xách chậu đi xin nước với những nụ cười rạng rỡ trên môi.
Những hộp thức ăn khô những gói màu vàng nhãn hiệu USA bị người dân chen lấn đẩy xô nhau mà dành, ôm vô lòng.
Thật khổ thay!
Vậy mà còn đỡ hơn những nơi không tới được, dân chúng phải nhịn đói nhịn khát ư "
Chiến xa chở lính, súng đạn đồng thời cũng chở thức ăn nước uống vật dụng cứu trợ cho dân chúng Iraq. Có nước nào trên thế giới làm chuyện trái ngược cùng một lúc như nước Mỹ nầy không"

CON NÍT VÀ CHIẾN SĨ
Hình ảnh bàn tay đầy cát bụi của người quân nhân Mỹ đưa ra, những đôi mắt nâu trong sáng bàn tay đầy bụi cát của đứa bé đưa lên đón lấy thỏi chocola và phía sau lưng họ, cột khói đen của bom đạn đàng kia đang bùng lên trên bầu trời xanh biếc.
Quân nhân Mỹ đang tạm thời canh giữ các mỏ dầu, nguồn tài nguyên của dân Iraq.
Những con cá Dophin cũng trở thành chiến sĩ dò được mìn ở biển Persian Gulf.

BÃI ĐẦM LẦY
Một gia đình nhà bác học, trên chiếc xuồng đang rẽ nước trên đám đồng lầy vùng Marsh đã kể lại cuộc đời bôn tẩu của ông cho ký giả nghe.
Khoảng thập niên tám mươi, ông là một khoa học gia. Chỉ vì từ chối không chịu gia nhập với nhóm khoa học gia chế tạo bom nguyên tử theo lịnh của nhà cầm quyền Sadam Hussein, ông bị bắt giam ngục tối trong 11 năm.
Qua năm 1991, Mỹ đem quân sang giải thoát cho Kuwait vì sự chiếm đất của Iraq. Lợi dụng trong hỗn loạn ông đã được người giúp vượt ngục trở về đem gia đình trốn thoát chính phủ.
Ông sống và làm việc để giúp cho nhóm dân sống trên đầm lầy vùng Marsh để đòi hỏi nhân quyền.
Nhờ tiếng nói của ông mà người ta mới biết ý đồ muốn làm chủ thế giới của Sadam bằng những khí giới hạt nhân và vũ khí hóa chấtvà vi trùng.

CẢM TỬ QUÂN VÀ NÚT CHẶN
Đã có bao nhiêu cảm tử quân ôm bom trong người gài bom trong xe cho nổ lấy sinh mạng của mình kéo theo cả chục binh lính Mỹ và Anh. Không những họ là dân Iraq cuồng sát mà còn thêm trên bốn ngàn dân của những nước xung quanh vượt biên giới qua nữa.
Đã có những người lính Iraq cùng dân sự giả hàng để tự nổ bom giết mình và giết luôn những người lính thơ ngây tin người của Mỹ và Anh.

HẬU PHƯƠNG
Ngày xưa nhờ sự dịu dàng khéo léo lấy nhu thắng cương của người con gái đã hoán cải được cả bạo chúa.
Ngày nay sau hơn mười năm lấy điều thương lượng giao hòa đòi Iraq phải loại bỏ tất cả những loại hỏa tiễn hơi độc giết người hàng loạt không xong, hai đại cường quốc phải dùng tới vũ khí.
Ngoài chiến trường tiến quân, ở hậu phương dấu hiệu Terror Alert đổi sang màu Cam đứng hàng thứ nhì. Hàng thứ nhứt là màu đỏ là màu nguy hiểm nhứt!.
Chính phủ lưỡng quốc kêu gọi dân chúng nên đề cao cảnh giác với những tuyện truyền chống chiến tranh của quân Iraq.
Dân chúng nổi lên chống chính phủ chống chiến tranh đâu mặt với những nhóm ủng hộ chính phủ và quân nhân.

Chiến Thắng
Chỉ sau 22 ngày tấn công, quân đội Mỹ đã chiếm xong thành Bá Đa, lật đổ cả một chế độ độc tài bạo chúa.
Nhưng với sự dè dặt Tổng Thống Bush đã không tuyên bố chiến thắng. Ông nói chuyện giải phóng Iraq còn dài và nhiều chuyện phải làm.
Thu dọn chiến trường ta thấy bao nhiêu lâu đài bị bom đạn tàn phá, bao nhiêu thây người ngổn ngang, bao nhiêu nước mắt đổ xuống, bao nhiêu thương phế binh và thương nhân còn nằm trên giường bịnh....
Từng đoàn người với nụ cười rạng rỡ trên môi đã đạp đổ các tượng đài bạo chúa, kéo đầu Saddam dài dài trên lề đường thành Bá Đa, có ông lão già cầm dép đập vô mặt tấm hình của Saddam, tượng trưng cho sự sỉ nhục tên bạo chúa. Từng đám người ùa vô các lâu đài cùng các cơ sở chính phủ, tay gom được món gì thì gom, để trả thù một chế độ đã cướp đoạt của họ bao nhiêu sinh mạng tài sản và sự tự do trong gần ba mươi năm.
Lẫn lộn trong đó cũng có những tên "Alibaba và 40 tên trộm" (chuyện cổ tích về những tên ăn cướp hồi xưa của dân Bá Đa, cũng trong sách Ngàn Lẻ Một Đêm), thừa dịp mà cướp nhà băng, cướp phá bảo tàng viện.
Hậu quả của chiến tranh, sự đau khổ của chiến tranh đem lại, dù cho Tổng Thống và các quân nhân đã tìm hết mọi cách để tránh thiệt hại nhân mạng, nhân mạng cũng không tránh khỏi thiệt hại. Quân nhân lưỡng quốc chết gần hai trăm người, bị thương mấy trăm người. Về phía Iraq số tử thương của đoàn vệ quân của Saddam Hussein không biết bao nhiêu mà kể.
Chuyện may mắn không ngờ là những tù binh được giải thoát.
Mọi sự cũng nhờ dân Bá Đa. Một người luật sư Iraq sau khi thấy tận mắt tên tướng Iraq tát tai cô quân nhân Mỹ đang nằm trên giường bịnh, cả hai chân và xương sống cô bị gãy, ông lội bộ sáu miles, đã hai lần vẻ bản đồ nhà thương nơi đang giữ cô Jessica Lynch cho quân Thủy quân Lục Chiến Mỹ cứu thoát. Với những bàn tay không họ đào xới kéo lên thêm xác chết chôn vội ngoài khu vực nhà thương đó. Trong số 11 xác ấy, có xác của 8 người lính Mỹ.
Còn về phần bảy người tù binh đã được sự điềm chỉ của người dân Iraq ở thành Tikrit, quê hương tên Saddam, được lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ cứu thoát.
Giờ đây là thời gian phục hồi. Cầu mong sao những người lãnh tụ của các đạo giáo dẹp qua một bên những mâu thuẫn của mình để cùng ngồi lại bắt tay nhau mà tái thiết xứ sở.
Về phần quân nhân Anh Mỹ, những người thanh niên thanh nữ, đời còn dài, cầu mong sao cho họ đừng để những thảm cảnh chiến tranh ám ảnh theo suốt cuộc đời.
Tôi đã thấy trên màn ảnh Ti Vi, những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt non nớt của người lính trẻ khi y nhìn trẻ em áo quần rách rưới ôm chai nước vô lòng như ôm một bảo vật...
Tôi cũng đã nghe những lời tâm sự của người phi công phi đội Apache : " Tôi đã thay đổi. Tôi đã trở thành một con người khác rồi, khi tôi nhấn nút giội bom, tiêu hủy mục tiêu."
Những mục tiêu đó, đôi khi là dân sự hay quân nhân bạn!!!
Còn nữa, còn những người lính bị mất tích mà Tổng Thống hứa sẽ tìm cho ra, dù sống hay chết.
Dù người ta không biết chắc tên bạo chúa Saddam Hussein còn sống trốn chui trốn nhủi đâu đó hay đã tan thành cát bụi dưới hai trận mưa bom, quân đội lưỡng quốc đang tìm kiếm tàn dư của hắn.
Và có phải Thượng Đế muốn giúp một tay hay không" Trong thời gian còn ngồi làm cha thiên hạ tên Saddam đã tạo ra một bộ bài năm mươi lăm lá với hình ảnh tên tuổi chức vụ của hắn, hai người con và toàn ban văn nghệ tay sai của chế độ, để bây giờ Mỹ và đồng minh cứ theo đó mà... tìm.
Những sự hy sinh, nhân mạng và tài sản, hãy tin rằng đó là cuộc hy sinh đem lại ích lợi chung cho toàn thế giới.
Sau cùng rồi thì chính nghĩa cũng thắng, dù hòa bình tự do phải trả một giá rất đắc.
Triều đại độc tài đạo trị sụp đổ. Trong vòng gần ba mươi năm cai trị Saddam đã giết chết trên một triệu rưỡi dân. Số thương vong của chiến dịch “Iraq Tự Do” dù có lớn lao, nhưng đúng là chưa thấm gì với thành tích giết chóc của Saddam.
Ngày xưa nàng mỹ nhân đã cứu được một ngàn lẻ một người con gái, ngày nay, lưỡng quốc cứu được bao nhiêu mạng người"

Trương Ngọc Bảo Xuân.
Ngày 20 tháng tư, năm 2003

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,036,614
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến