Hôm nay,  

Tôi Làm Phụ Giáo

21/04/200300:00:00(Xem: 137955)
Người viết: ĐẠM SINH
Bài tham dự số 3183-781-vb60418

Tác giả Đạm Sinh là một vị cao niên, khi còn ở Việt Nam từng là Giáo sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Ông định cư ở Mỹ từ tháng 5/1993, hiện cư trú tại tiểu bang Utah. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông kể về kinh nghiệm khi làm phụ giáo tại Mỹ có lối kể đơn giản nhưng tinh tế, sống động. Ước mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
+

Ở Utah, sở cao niên (Aging Service) có một chương trình đặc biệt để giúp các người lớn tuổi (elderly) gọi là Chương trình ông bà nuôi (Foster Grandparent program). Chương trình này tạo cho người cao niên cơ hội dùng thì giờ mình một cách hữu ích cho xã hội, chẳng hạn làm việc tại các trường sơ học để kèm các học sinh yếu kém, tại các bệnh viện để phụ các y tá chăm sóc bệnh nhân, tại các nhà dưỡng lão để giúp những người già yếu đi đứng, ăn uống…Đồng thời các ông bà nuôi được trả một số lương hàng tháng, tuy rất thấp nhưng khỏi bị đánh thuế.
Xin việc làm tại sở cao niên năm 1994, tôi được gởi đi làm assistant teacher (phụ giáo) tại trường sơ học Rose Park ở phía Bắc thành phố Salt Lake City. Tại đó tôi được chỉ định làm việc thường xuyên ở lớp 5, với một bà giáo đã lớn tuổi có nhiều thâm niên và uy tín rất tận tụy với nhiệm vụ. Đối với tôi, ngay từ ngày đầu, bà rất tử tế, chỉ dẫn tỉ mỉ về chương trình giáo dục của lớp bà và về luật lệ nhà trường.
Lớp 5 của bà có khoảng 25 học sinh nam nữ, tuổi từ 12, 13 gồm một thành phần hỗn tạp: Mỹ, Mễ, Á Châu trong đó có 3 trẻ Việt nam, 1 Nhật, 1 Campuchia và 1 Phi Luật Tân. Các trẻ Việt nhờ học trường Mỹ từ nhỏ, nên nói tiếng Mỹ rất chạy và trúng giọng, nhưng viết thì rất kém. Học sinh Mễ có lối 10 đứa, là thành phần yếu nhất và bất trị nhất.
Vì trong lớp có các trẻ có quốc tịch khác nhau theo học, nên ngoài lớp trên cánh cửa có dán cờ của các quốc gia đó. Thấy lá cờ của Việt Nam màu đỏ ngôi sao vàng, tôi nói với bà giáo rằng nước có cờ này không phải là bạn của Mỹ, đó là cờ Việt cộng. Bà ấy chưng hửng, nói bà không biết, mấy người giúp việc tra cứu trong quyển Almanach thấy có in cờ đó, ghi chú là cờ Việt Nam nên họ làm y như vậy. Bà bảo tôi làm cờ khác đi. Tôi lấy giấy màu làm lá cờ vàng ba sọc đỏ dán thay vào đó.
Ông bà nuôi không có trách nhiệm giảng dạy trực tiếp. Công việc của tôi là giúp mấy học sinh yếu kém đọc sách, viết bài, làm toán. Tuy tôi làm việc thường xuyên ở lớp 5, nhưng có khi giáo viên các lớp khác nhờ tôi đến chỉ dùm cho học sinh Việt, chẳng hạn ông giáo lớp 4 nhờ tôi theo dõi một trẻ Việt để bắt nó học thuộc cửu chương. Nhiều lần nhà trường nhờ tôi dịch thư gởi cho cha mẹ học sinh Việt.
Quan sát lối giảng dạy của bà giáo lớp 5 tôi có hai thắc mắc:
Thứ nhất là bà coi nhẹ việc dạy văn phạm (grammar). Có lần chấm bài của một học sinh, tôi thấy có nhiều lỗi văn phạm, tôi hỏi bà giáo có nên sửa lại cho đúng không, bà bảo là không, chỉ cần sửa chính tả mà thôi vì sửa nhiều quá sợ học sinh có mặc cảm là nó quá yếu kém nên nản chí.
Thứ hai là tác dụng của cái "test" cuối năm học. Một lần, sau khi học sinh làm "test" tôi hỏi bà giáo có bao nhiêu học sinh không được lên lớp, bà trả lời rằng tất cả đều được lên, làm "test" chỉ cốt để tìm hiểu những điểm yếu của học sinh hầu theo dõi mà thôi. Tôi tự hỏi như vậy thì mấy đứa quá kém, vẫn lên lớp 6 nhưng sau đó làm sao đủ sức lên học cấp trung học"
Theo luật lệ nhà trường, giáo viên không được nói nặng hay dùng bạo lực với học sinh. Nếu học sinh nào tỏ ra quá ương ngạnh, giáo viên chỉ có cách ghi tên nó vào sổ đỏ, như vậy có nghĩa là khi trường tổ chức một cuộc đi chơi (field trip) thì học sinh đó không được đi và nhà trường viết thư mách phụ huynh về lỗi của nó. Trong lớp 5 có mấy đứa Mễ rất ngỗ nghịch, chính bà giáo cũng đành bó tay. Có lần bà than thở với tôi mà ứa nước mắt, tôi thấy cũng tội cho bà.
Trường có sách rất đầy đủ, như sách về Native Americans (dân da đỏ). Chánh sách hiện nay của Mỹ là muốn các học sinh biết rõ về dân da đỏ, rằng họ là người bản xứ của nước Mỹ và họ đã bị đối xử bất công và tàn bạo do những người Âu Châu đến chinh phục tân thế giới. Do đó tôi phải đọc kỹ chuyện các người hùng da đỏ như Geronimo, Tecumseh, Pocahontas vv… để nói lại cho học sinh biết.
Bà giáo muốn các học sinh của bà biết về các nước Á Châu. Bà thường bảo tôi nói cho chúng nghe phong tục, tập quán của Việt Nam. Vì vậy đến ngày Tết nguyên đán, tôi nói chuyện với học sinh về các kiêng cử ngày Tết. Tôi nói rằng trong 3 ngày Tết mọi người trong gia đình phải cư xử hòa nhã, tránh xung đột, rầy la bằng không sẽ bị xui xẻo cả năm. Tôi kể một câu chuyện bản thân.


Năm ấy, tôi bằng tuổi các trẻ trong lớp nhưng rất tinh nghịch. Ngày mồng một tết, cha tôi phải đi thăm viếng bà con, chỉ còn mẹ và anh chị ở nhà. Sẵn có pháo tôi cột một phong vào đuôi con chó rồi châm ngòi. Tức thì nó kêu la ầm ỉ và chạy cùng nhà gây ra một cảnh hỗn loạn ồn ào không thể tả. Các anh chị tôi ngơ ngác sợ hãi. Mẹ tôi liếc nhìn tôi, tôi biết bà đã đoán ra ai là thủ phạm nhưng bà không nói một tiếng nào. Tôi thầm trong bụng là khỏi ăn đòn, có thế chứ, ngày Tết mà. Nào dè đến bữa cơm tối, trong lúc cả nhà thưởng thức món ngon vật lạ của ngày Tết thì phần tôi chỉ có một chén cơm lạt, không có cả muối.
Lúc còn ở Việt Nam tôi có viết một số chuyện ngắn bằng anh ngữ. Tôi chọn ít bài tiêu biểu Việt Nam đưa cho bà giáo xem. Bà khen hay và bảo tôi đọc cho học sinh nghe. Chúng rất tán thưởng. Từ đó hễ gặp tôi thì chúng nhao nhao "grandpa, kể chuyện đi!" nhiều khi cạn ý, tôi đem các truyện truyền thuyết của Việt nam ra nói như chuyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Cây Nỏ Thần và kể cả các chuyện dí dỏm về Cống Quỳnh.
Nói về dạy học cho các trẻ nít Mỹ, có lẽ nhiều người cho đó là một Job an toàn không có gì trắc trở. Sự thật không hẳn luôn luôn như vậy. Ở đây tôi hoàn toàn tán đồng những nhận xét của ông Phạm Hoàng Chương trong bài "Nghề gõ đầu trẻ trên đất Mỹ" (VB ngày 7/3/03).
Các bất trắc có thể xảy ra vì hai nguyên nhân: Sự tự do quá trớn của học sinh và thái độ của phụ huynh học sinh đối với giáo viên. Nếu không thận trọng dè dặt người dạy có thể gặp tai họa bất ngờ. Cơ quan phụ trách ông bà nuôi thường căn dặn các phụ giáo nếu nựng nịu các trẻ nít, nhất là gái thì chỉ nên rờ đầu hay mặt mà thôi và khi ở trong lớp với học sinh mà không có mặt giáo viên thì không nên đóng cửa lớp.
Khi mới qua Mỹ, tôi có đọc tin trong báo: Một giáo viên bị đưa ra tòa chỉ vì véo tai một học sinh đã cãi lời ông mở cửa sổ trong khi ông muốn cửa sổ phải đóng vì lạnh. Nhờ vậy mà khi làm phụ giáo, tôi để ý giữ mình. Trong lớp 5 có 3 nữ sinh Mễ tôi thường giúp vì chúng rất kém anh ngữ, vì thế chúng tương đối thân mật với tôi hơn các đứa khác. Một hôm, vào giờ chơi nhưng học sinh không ra sân vì có tuyết, bà giáo thì phải lên văn phòng bà hiệu trưởng, ba đứa gái Mễ đến bảo tôi kể chuyện cổ tích Việt Nam, tôi cố làm vừa lòng chúng. Nhưng sau đó, chúng lại bảo tôi nói về "sex". Giựt mình và nhận thức đây là một vấn đề nguy hiểm, tôi trả lời ngay rằng tôi không có tư cách để nói chuyện với chúng về "sex", nếu chúng muốn tìm hiểu vấn đề đó thì nên hỏi bà giáo hoặc về nhà hỏi mẹ chúng. Thế là chúng bỏ đi.
Một lát sau, tôi thấy chúng nó đến nói chuyện với một nữ sinh khác. Nữ sinh này hỏi: "Tụi bây nói gì với Grandpa đó"" chúng cho biết chúng muốn tôi nói với chúng về "Sex". Nữ sinh kia hỏi: "Rồi ổng có nói không"" chúng trả lời: "ổng không chịu nói". Nghe cuộc đàm thoại của bốn đứa đó tôi hú hồn: nếu hồi nãy tôi nói bép xép về "sex" với chúng thì bây giờ những lời của tôi bị đồn đãi ra cả lớp và có thể cả trường nữa. Nhà trường không khỏi nghi tôi có ý đồ không lành mạnh, chắc chắn tôi bị mất chỗ làm mà còn có thể có hậu quả gì khác nữa!
Tôi có hai ông bạn Việt cũng làm phụ giáo, nhưng ở khác trường. Một ông làm việc ở lớp 1. Một hôm một đứa gái Mỹ độ 5, 6 tuổi tự động leo lên ngồi trên bắp vế ông ấy, ông không nỡ đuổi nó nên cứ để nó ngồi và nói chuyện với nó. Không rõ về nhà nói thế nào mà cha mẹ nó đến khiếu nại với nhà trường rằng ông bạn tôi có hành vi bất chánh đối với con gái họ. Ông bạn tôi phải hết sức thanh minh thanh nga rằng ông chỉ để nó ngồi trên mình chớ không có làm gì sai trái. May là cô giáo lớp đó xác nhận tác phong đứng đắn của ông nên ông được tai qua nạn khỏi.
Ông bạn thứ hai gặp tình trạng nghiêm trọng hơn. Ở Việt nam mới qua Mỹ, ông cứ tưởng "gõ đầu trẻ" ở Mỹ giống như ở Việt Nam. Bị một nam học sinh chế nhạo vì ông nói tiếng Mỹ không đúng giọng, ông nổi giận lấy một thanh thước gỗ gõ vào bắp chân nó. Bao nhiêu đó đủ cho phụ huynh của đứa trẻ đến làm dữ với nhà trường. Cơ quan phụ trách ông bà nuôi sợ bị liên lụy ra sức dàn xếp. Rốt cuộc để có một trừng phạt gì làm vừa lòng cha mẹ đứa nhỏ, cơ quan phải "treo giò" ông bạn tôi mấy tháng. Cũng may ông ấy gõ chân trẻ chớ không phải gõ đầu trẻ.
Người Pháp có nói: Nghề nào cũng có hai mặt "Grandeur et servitude" (Vinh quang và tủi nhục). Tôi thấy câu đó có thể áp dụng cho nghề phụ giáo ở Mỹ.


Đạm Sinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến