Hôm nay,  

Ramona, Đường Vào Đất Thục

16/04/200300:00:00(Xem: 143622)

1865_11865_21865_3

Hình trên: 1. Đường lên Ramona, xung quanh là núi cao, vực thẳm. 2. Vách núi dựng đứng. Phía trên đã phủ lớp bê tông thép, dưới là những “soi nail” và lưới thép SR-78. Và 3. Sau khi hoàn thành, cảnh trí như thiên nhiên tự tạo, nhưng nhìn kỹ, đây là công trình do con người xây dựng.

Người viết: TRẦN ĐỨC HỢP
Bài tham dự số 3170-777-vb60411

Tác giả Trần Đức Hợp hiện cư trú tại San Diego, kỹ sư công chánh, phục vụ tại Department of Transportation, District II, San Diego. Trong nhiệm vụ một kỹ sư công chánh, ông cũng từng làm tại Caltrans, District 12, Orange County, từng tham gia việc mở rộng xa lộ 5 tại Santa Ana, xây cầu Coronado, làm đườngh 40th/15... Sau đây là bài viết mới của ông, kể chuyện mở đường tại vùng núi Ramona, San Diego.
*

Khi xưa đọc truyện Tam Quốc Chí nhớ đoạn Khổng Minh phò Lưu Bị đem quân vào đất Tứ Xuyên để vào xứ Ba Thục và ông đã đốt sạn đạo nhằm ngừa quân Tào Tháo rượt đuổi. Đây cũng là điểm tương tự của vùng Ramona - 50,000 dân, nằm về hướng Đông Bắc của San Diego- với con đường độc đạo, một bên là núi non hiểm trở, một bên là vực sâu thẳm với cao độ 1500 bộ Anh. Tác giả đã cảm xúc khi làm việc tại đây để viết bài này.
Ai cũng tưởng San Diego nằm cạnh biển xanh với khí hậu mát mẻ quanh năm, nhưng có biết đâu cách down town San Diego chỉ hơn 30 phút lái xe đến thành phố Ramona thì phong cảnh đã hoàn toàn thay đổi một cách kỳ lạ, với những đồi núi chập chùng và những tảng đá khổng lồ nằm chen chút xen kẽ với núi đá trơ trọi.
Đường đi hiểm trở, lái xe thì quanh co, leo đèo vượt dốc, nhìn chung quanh chóng mặt và cheo leo, nhưng đã qua được đỉnh đèo thì cả một vùng đất với nhiều nắng ấm hiện ra. Tôi đã có nhiều kỷ niệm với vùng đất này khi nhận trách nhiệm làm công tác mở rộng đường núi Highway 78, nối liền Escondido lên thành phố Ramona. Công việc làm trên núi cao, đường xá thì ngoằn ngoèo, trắc trở lại làm ban đêm, vì ban ngày phải mở đường cho xe chạy.
Những lúc mát mẻ thì còn khá, nhưng khi trời sương mù dày đặc thì rất nguy hiểm, và dễ gây tai nạn lưu thông, vì tầm nhìn có giới hạn, xa khoảng 3-5 thước đã không thấy gì cả, xe không dám chạy nhanh quá 15 dặm/giờ, không đèn và tối mù như đêm 30 không trăng sao. Bù lại nơi đây có những cái đặc biệt mà những nơi khác không có. Trại nuôi đà điểu với hàng ngàn con thả rông cứ tưởng như gà chạy bộ đang ở Phi Châu. Những con gà khổng lồ này với chân cẳng cao lêu khêu, cổ dài cả thước, trứng to bằng cái tô cỡ trung khoảng 5-6 inches, không biết ăn có ngon không nhưng tôi chưa thử. Các vua chúa ngày xưa "ngự" nem công chả phượng, nhưng theo tôi thì thịt bồ câu là số dzách. Số là tôi có anh bạn nuôi một chuồng bồ câu nhà, giống to và đẹp, cho ăn uống đầy đủ nên đám bồ câu hoang hay chạy lại ăn ké, kết bạn và ở chung với đám bồ câu nhà. Thỉnh thoảng có quá nhiều, nên bạn bè cũng giúp đỡ 50-50, nếu anh chịu làm thịt 10 con thì chia cho chủ nhà 5 con, nên tôi cũng được hưởng ké vài con. Anh bạn tôi tẩm magi, tỏi, mật ong và nướng BBQ, ăn ngon không thể chê được, thịt bò, heo, gà BBQ nướng ăn thua xa lắc, không thể nào quên được.
Qua khỏi trại đà điểu là có vùng "Wild animal park" thôi thì những con thú hoang lạ trên khắp thể giới được nuôi thả rong như những Safari ở Phi Châu. Các bạn vào thăm phải đi bằng xe mới thấy hết được vì park quá rộng lớn hàng ngàn mẫu, đi bộ sẽ không xuể về nhà chắc hai bộ giò sẽ xụm bà chè. Ôi đủ thứ thú vật như sư tử, hổ, báo, hươu cao cổ, bò rừng, tê giác, ngựa rằn…. Nhưng gần đó một tu viện của Thầy Nhất Hạnh thành lập gọi là Vườn Lộc Uyển/ hay Vườn Nai với 430 mẫu đang được xây dựng và phát triển. Trong vườn Lộc Uyển lại chia ra nhiều chùa nhỏ, là nơi những tu sĩ và các sư cô tu cùng tĩnh tâm và canh tác thêm hoa màu phụ. Đây cũng là nơi Anh Nguyễn Tấn Thọ đã cống hiến nhiều tim óc và sự sáng tạo để khởi đầu cho việc xây dựng công đức nơi này. Ái nữ của anh Nguyễn Xuân Mộng sau thời gian tu học tại Làng Mai bên Pháp nay đang tu học tại vườn Lộc Uyển ở Escondido, San Diego. Hy vọng một thời gian sau 5-10 năm, thầy Nhất Hạnh và các đạo hữu sẽ xây dựng được một khu vườn tu học về Phật giáo tại Hoa Kỳ ngày càng tốt đẹp và phẩm chất đáng quý.


Vạn sự khởi đầu nan. Cách đây khoảng 8 năm Anh Tôn Thất Duy có thiết kế, mở rộng một khúc đường núi và còn khuyến cáo có những bờ đá không được ổn định và có thể xập bất cứ lúc nào. Nay đá bắt đầu đổ, làm cản trở lưu thông và gây tai nạn cho người lái xe. Vì không muốn bị thưa kiện lôi thôi, ở Mỹ mà làm đường đá đổ chết người hỏi tội "ông nhà nước" ra tòa phải bồi thường rất nặng tội lắm nên chúng tôi được lệnh làm việc khẩn cấp "Emergency" để ngăn chận những vụ đá đổ. Lúc đầu dự trù khoảng nữa triệu đô, nhưng càng làm càng thấy những trở ngại phải thêm thắt và sửa chữa tại chỗ nên công tác tốn phí phải lên đến khoảng 2 triệu.
Thợ thuyền chỉ được phép làm việc ban đêm vì ban ngày phải trả lại lưu thông cho người dân ở Ramona. Hàng ngàn mũi khoan thép dài 15 bộ anh được khoan vào núi đá và được đóng chốt bằng bê tông bơm vào, bên ngoài là lớp hàng rào lưới sắt tạo thành một mạng lưới đan chặt chẽ vào nhau và bê tông sẽ được phủ kín dầy 6 inches. Ngoài ra màu sắc và cấu trúc sẽ được mỹ thuật tương tự như cảnh quan thiên nhiên, nếu không nhìn kỹ khó có thể tưởng tượng được đó là do con người sáng tạo và xây dựng. Công việc này đòi hỏi những người thợ giỏi và cẩn thận vì phải làm việc trên cao hàng trăm feet, do đó việc điều khiển và di chuyển ban đêm bằng cần cẩu cao như những cây gậy khổng lồ là một chuyện khó tưởng tượng nổi.
Nước Mỹ là quốc gia rất thực tế và dám làm những cái mà nước khác chỉ phó mặc cho thượng đế vì quá tốn kém và không đủ khả năng. Chúng tôi tự nhủ đây đúng là việc "đội trời, vá núi" chỉ hơi khác là làm việc trên cao bằng cần cẩu và ở lưng chừng núi mà thôi. Đây cũng là một kinh nghiệm sống và làm việc với những người thợ rất chân thật, họ rất đơn giản làm việc rất thận trọng vì chỉ một sơ sảy nho nhỏ là tiêu tùng cuộc đời.

Anh LTB tình cờ đọc được bài viết về "Soil nail project" trên nhật báo San Diego Tribune nên đã biết ngay tôi đang làm việc tại đây vì "còn ai trồng khoai đất này". Sự thăm hỏi và khuyến khích tôi có cơ hội viết bài này giữa đồi núi chùng chùng điệp điệp, với màn đêm xung quanh và dưới ngọn đèn nhỏ trong xe ngồi bó gối, không được thoải mái như được ngồi trước bàn computer gõ gõ, có màn ảnh trước mặt đâu các bạn.
Có thức khuya mới biết đêm dài…thế mà tôi đã thức hàng trăm đêm giữa trời, núi bao la của vùng đất Ramona này. Nơi đây cũng đã cho tôi nhiều kỷ niệm khi viếng thăm cô hàng cà phê độc nhất tại thành phố dễ thương này. Không như những đô thị lớn ở nước Mỹ, các cà phê starbuck đã được kỹ nghệ hóa với các cô tiếp viên nhạt nhẽo và làm việc như máy móc, tại Ramona này mọi người đều biết mọi người, tôi là kẻ lạ từ xa đến lại là tên Việt Nam nhỏ bé, nhưng hàng ngày đều ghé thăm một phần vì cà phê rất ngon, được pha chế đặc biệt khắc hẳn cà phê với "cái nồi ngồi trên cái cốc" một phần vì cô hàng cà phê rất cỡi mở và vui vẻ. Cô không có dáng dấp e thẹn, rụt rè như các cô hàng cà phê VN ngày xưa. Nơi đây là nơi trò chuyện buổi sáng và buổi tối của những dân hiền hòa, mộc mạc và biết thưởng thức hương vị cà phê, nên chúng tôi cũng có nhiều ấn tượng tốt, lẫn xấu về người dân nơi đây. Như có một chàng trai gốc da đỏ không biết thuộc bộ lạc nào, chân chỉ đi dép, tóc búi tó củ hành, nhưng rất điềm đạm và tỏ ý không thích dân công chánh làm đường, hay sửa chữa gì cả, vì theo ý chàng càng làm nơi đây tốt đẹp hơn thì càng có nhiều người tới đây sinh sống và như thế phá vỡ sự yên lặng của thiên nhiên núi rừng. Thôi đây cũng là một cái tội, vì làm sai làm vừa lòng hết tất cả người dân ở đây "làm dâu trăm họ" đâu phải là dễ…phải không các bạn.
Ngoài ra nơi này người dân tỏ ra rất thích nuôi ngựa. Đất rộng và người thưa nên những trang trại san sát liền nhau. Họ đã tổ chức những màn Rodeo cưỡi những con ngựa chứng hàng năm trong những buổi tiệc ngoài trời với những dàn nhạc đồng quê nơi hội chợ tại địa phương. Đây là một đặc trưng của dân Romona/California, nhưng không bị đô thị hóa và chạy theo vật chất cuồng nhiệt. Họ sống với nông trại đồng quê và thiên nhiên.
Trải qua 15 tháng làm việc tại vùng Ramona, một vùng Đông Bắc San Diego, từ việc đắp lớp đường mới, mở rộng ngã tư đường, đào núi chống đá sập, trồng cây cho phong cảnh thêm xanh….những hồi tưởng đó, luôn luôn là những kỷ niệm đẹp, khó quên và luôn nhớ mãi tình người dân chất phát hiền hòa sống tại vùng đất này. Tôi biết rằng phần đất này đã nuôi dưỡng và chúng tôi đã làm việc nhiều đêm trong những điều kiện thật khó khăn, nguy hiểm nhưng cuối cùng một cảm giác thật hạnh phúc trong chúng tôi vì nhiệm vụ đã hoàn thành.
Rời “Đường vào đất Thục”, chúng tôi lại đi vào những nhiệm vụ mới như một người thầm lặng không tên tuổi, vì những thành công đó sẽ mãi mãi thuộc về mọi người dân của phần đất Ramona này.

Viết tại San Diego 11/08/2002
Trần Đức Hợp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,334,575
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến