Hôm nay,  

Sang Tàu Đúng Mùa Dịch Hô Hấp

16/04/200300:00:00(Xem: 191824)
Người viết: TÂN NGỐ
Bài tham dự số 3168-775-vb40409

Tác giả Tân Ngố, tên thật Nguyễn Viết Tân, hiện cư trú tại Costa Mesa, Nam California, từng được trao tặng giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất với bài viết “Bên Bờ Freeway”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Tôi đã có ý định làm Phi Lạc sang Tàu* lâu rồi, nhưng vì bận rộn chuyện này chuyện kia nên lần lựa mãi. Đến khi book được vé thì cuộc chiến với I rắc nổ ra. Thêm vào đó, bệnh hô hấp cấp tính gì đó đang lây nhiễm bên vùng Châu Á, nên cả nhóm 40 người, "teo" lại chỉ còn có 16.
Bữa hôm biết tôi sắp đi, gặp ai cũng cản, nói là hoạ có điên mới qua Trung Quốc trong những ngày này.
Có người lại nói khi trở về có thể Bộ Y Tế sẽ cô lập, không cho tiếp xúc với ai. Lại có người nói rằng họ bắt lột quần áo ra hết rồi xịt thuốc cùng mình như kiểu họ xịt DDT để diệt bịnh chí rận như hồi di cư vậy.
Nghe cũng ớn, nhưng tôi có cái tật là đã định làm chuyện gì thì cứ xông tới, chứ nhất định không đổi ý.
Đối với những người có ý tốt, hay với những người có ý định hù tôi, tôi đều cười mà nói rằng:
-Hiện nay bệnh đã lây vào vùng Bolsa nhiều lắm, do những người về thăm VN mang qua, bởi thế một ngày tôi phải ghé khu này mấy lần, là mấy lần nín thở vì sợ hít nhằm vi khuẩn, đến khi lên lại freeway mới thở dài khoan khoái. Thế nên cần phải tránh xa khu này một thời gian. Hay hơn hết là vào ngay gốc của nó, vì vi khuẩn đã đi nơi khác hết, cũng giống như hồi đi lính, mình nhảy vào cái lỗ do đạn pháo đào lên, thì rất an toàn bởi vì không có khi nào hai quả đạn rớt cùng một chỗ cả.
Chúng tôi rời LA vào buổi trưa để đi Bắc Kinh, bay một lèo hơn 12 tiếng. Đã thấy rải rác năm sáu người bịt khẩu trang trước khi xuống phi trường. Cô gái Tàu thanh mảnh cầm cờ vàng đứng đón chúng tôi ngay tại cửa.
Lúc chào mừng trên xe bus về khách sạn, cô nói là thành phố Bắc Kinh hơn 17 triệu dân mà mới có một người chết, như vậy cơ hội để quí vị mắc bệnh rất nhỏ, tuy nhiên cô không khuyên mọi người bỏ khẩu trang đi.
Thế nhưng chỉ một lúc sau, đi vô nhà hàng ăn tối, thấy cả bao nhiêu ngàn người đi đứng thoải mái, chỉ có vài anh du khách lẩm cẩm đeo khẩu trang không giống ai, nên mấy ảnh từ từ cởi ra đút vào túi áo hết.
Sáng hôm sau, chúng tôi đi thăm Quảng Trường Thiên An Môn, cũng chẳng có gì đặc biệt mà nhìn, chỉ thấy nằm chình ình ở đó lăng mộ xác ướp của chủ tịch Mao Xếnh Xáng, nhưng thiên hạ xếp hàng dài dằng dặc để vào thăm. Chúng tôi đứng ngắm những người lính đứng gác cột cờ, và rải rác trong quảng trường từng cặp lính đi đều bước vừa làm đẹp vừa giữ anh ninh, còn công an chìm thì có lẽ trà trộn trong đám người bán rong bưu thiếp và nón chung với đồ chơi vặt vãnh.
Đối diện với quãng trường này là Tử Cấm Thành. Đây là nơi nhà Minh xây dựng rồi tiếp tới nhà Mãn Thanh mở mang ra trông đồ sộ uy nghi.
Cung điện ở Thành Nội Huế mà đem ra so sánh với nơi đây thì như đứa bé con đứng kế bên anh khổng lồ. Kiến trúc hai nơi hao hao giống nhau , nhưng những vạc đồng đựng nước khổng lồ thì khác vì nó được mạ bằng vàng.
Trong những lần chiến tranh, không biết quân sĩ bên nào, đã dùng kiếm mà cạo lớp vàng này nên bây giờ trông loang lổ lắm.
Hôm sau chúng tôi đi thăm nơi làm cẩm thạch, rồi mới lên Vạn Lý Trường Thành.
Thành này xây dựng vào đời Tần Thuỷ Hoàng, nằm trên dẫy núi về phía bắc để bảo bọc kinh đô. Gạch đá của nó nếu gỡ ra để xây một bức tường dầy 5 mét và cao hai thước, thì có thể xây vòng quanh thế giới.
Người ta có câu : Bất đáo Trường Thành, phi hảo hớn.
Nhát nhúa như tôi, làm được anh hùng rất khó, nhưng chỉ ngồi chồm chỗm trên xe có máy lạnh chạy lên đến tận nơi rồi thành hảo hớn thì sợ gì mà không làm ""
Đến chiều ghé chỗ làm trân châu, họ mổ con trai ra lấy ngọc cho coi, rồi dụ mua, cũng rẻ lắm so với giá bên Mỹ.
Chúng tôi đến thăm lăng mộ nhà Minh, cũng không có gì khác với lăng nhà Nguyễn ở Huế, chỉ có điều nó lớn hơn mà thôi, cây cột bằng gỗ quí bốn người ôm mới giáp vòng.
Hôm sau đi thăm cung điện mùa hè của Từ Hy Thái Hậu thì trời đổ mưa, gió từ hồ thổi lên lạnh ngắt, làm cho chẳng có ai còn lòng dạ nào mà ngắm cảnh đẹp.
Ba ngày thăm Bắc Kinh tôi nhận xét như sau:
-Cảnh vật rất ảm đạm vì cây cối còn đang trụi lá. Nhà cửa ngoài thành phố thì xây bằng loại gạch mầu xám như đá. Họ xây theo hình chữ U, phía trước thì để quá nhiều cửa sổ và cửa cái, nhưng hai bên và sau lưng nhà thì bịt kín. Những chung cư mới thì không kể, nhưng khu nào đã xây dựng trên 10 năm thì gắn máy lạnh phía trước lòng thòng xấu xí và quần áo kể cả đồ lót thì dùng sào dài để phơi , chọt ra đầy cửa sổ coi rất mất thẩm mỹ.


- Hồi bác Mao còn làm chủ tịch, cả nước đua nhau mặc áo Đại Cán, bây giờ bác đã theo ông bà ông vải, mấy ông xếp xòng mới lên mặc com lê trông xinh giai tệ, nên cả nước bèn hồ hởi tiến lên xã hội "Áo Vét".
Đi đâu cũng trông thấy người ta mặc com lê, từ anh bán kiếng dạo, cho đến anh cuốc đất làm vườn. Từ chị đứng bán trong cửa hàng quốc doanh cho đến cô hầu bàn. Hễ trông thấy mấy anh áo thun hay sơ mi thì y như rằng đó là dân du lịch, cả bọn lếch thếch , ngáo nghến đi theo cô tua-gai cầm cờ như một bầy vịt đi theo anh chăn vịt.
-Vì quốc sách "Mỗi gia đình một đứa con" nên đi đâu cũng thấy người lớn, không thấy con nít chạy chơi thung thăng nên cảnh có đẹp coi cũng buồn.
-Phòng vệ sinh trong khách sạn thì rất tốt, nhưng nơi công cộng và nhà hàng thì khai không chịu nổi, lại không có giấy. Tuy luôn có người mặc áo trắng như y tá túc trực rửa dọn, nhưng không hiểu tại sao nó luôn có mùi ngửi vô là muốn ói, nhứt là họ đốt nhang trầm cho thơm thì lại tạo ra một cái mùi kinh khủng.

Ba ngày ở Bắc kinh coi mòi đã chán thì họ đưa chúng tôi ra phi trường mà đi Thượng Hải. Lên xe bus là trực chỉ Wuxi, thấy tôi cứ kêu dzú -xì hoài, người bạn ngồi bên mới nói là tiếng Việt mình gọi là Vô Tích. Tôi sực nhớ ra trong truyện Kiều, lúc Từ Hải sai quân đi bắt Tú Bà ,Sở Khanh, Hoạn Thư... có câu:
-Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy.
Sau khi thăm mấy vườn kiểng, chúng tôi tới Tô Châu để coi người ta làm tơ tằm. Người xưa nói trên trời có Thiên Đàng; Dưới đất có Tô Hàng thật không ngoa. Cây cối xanh tươi, hoa nở muôn màu. Con gái ở đây đẹp nhất Trung Hoa, mặt trắng hồng, cẳng dài và thanh thoát.
Ai đã từng mê chuyện kiếm hiệp của Kim Dung, nhứt là bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ thì tới Hàng Châu mới biết chùa Thiếu Lâm nằm trên núi Thiếu Thất ra sao, Ngũ nhạc Kiếm phái ở chỗ nào.
Đường lên chùa đẹp như tranh, một bên là dòng suối, kế bên vách núi có tạc vô số tượng Phật khổng lồ và những hang động âm u. Chùa này có cả 3 ngàn phòng cho các tăng nhân.
Chúng tôi đi thuyền trên Tây hồ, tự hỏi ngày xưa Giáo Chủ Ma Giáo Nhậm Ngã Hành bị nhốt dưới đáy hồ nơi nao"
Sông Trường giang chảy qua hồ này rồi chảy qua khỏi tỉnh Triết Giang, tỉnh Giang Tô rồi đổ ra biển ở Thượng Hại
Nước Tàu hình dáng giống con gà: Bắc Kinh nằm ngay cổ họng, Tứ Xuyên như cái mề gà. Ngoại trừ Bắc Kinh, Thượng Hải và Thẩm Quyến là 3 đặc khu kinh tế giàu có thì ba tỉnh Giang Tô, Triết Giang và Quảng Đông là những tỉnh giàu nhầt nước Tàu, còn những tỉnh kia thì còn nghèo rớt.
Đến ngày thứ bảy chúng tôi mới về Thượng Hải để xem thành phố về đêm. Những cao ốc tân tiến hai ven sông đầy ánh đèn. Đẹp thật!!
Trước lúc lên máy bay, chúng tôi được tự do shopping chừng hơn một giờ. Thì ra tour này do chính phủ tài trợ, họ chỉ muốn mình mua trong cửa hàng quốc doanh, và đi thăm những nơi văn hoá lịch sử của Trung hoa.
Hèn chi giá chỉ có trên dưới chín trăm, mà tiền máy bay ba chuyến, ở khách sạn bốn năm sao, cơm ba bữa ăn ở nhà hàng sang trọng và thức ăn đầy bàn. Giá mà mình đi tự túc, thì tôi nghĩ năm ngàn cũng sợ không đủ.
Nếu muốn mua đồ, phải nói riêng với cô tua-gai, sau khi cô ta đưa cả đoàn về khách sạn, sẽ thuê xe và dẫn riêng một số người đi mua với tiền típ riêng. Đi tới gần sáng cũng được vì ở Thượng Hải họ buôn bán suốt đêm.
Ở đây phải trả giá khiếp lắm, có khi họ nói giá gần 200 mà 40 họ cũng bán. Bộ áo vét và váy đàn bà 12 đô; Com lê đàn ông ba chục; Cà vạt 12 đô một chục cái; Khăn choàng cổ hai đồng; Sơ mi năm đồng... Ai có đi mua đồ thì nên mua một va ly mà kéo theo, chứ ôm đồm không thể nào hết.
Lạ một điều là sao bên Trung Quốc nhiều người Tàu thế"
Quay qua bên này thì thấy vài cô xẩm cẳng dài đang nói líu lo, ngó bên kia lại có mấy anh Chệt mắt hí chu mỏ phun nước miếng phèo phèo coi phát gớm.
Trở về Mỹ thì chỉ có hơn mười tiếng đã tới LA. Ra gần tới cổng quan thuế có hai người đứng hai bên đưa cho miếng giấy vàng vàng dặn dò là nếu trong 10 ngày mà ho nhiều, đau ngực và nhiệt độ lên khoảng 104 thì phải đi bác sĩ. Có thế thôi.
Về nhà thì không có một ai dám tới thăm, kể cả bạn bè con cháu. Họ sợ lây!!
Bà chị lại gọi phôn hỏi chú có bị cách ly, phun thuốc, khám xét gì không" Ở đây Radio, TV nói nghe ghê quá.
Tôi nói hôm trước khi đi cũng có nghe nói vậy, nên thấy cái cô sở Y tế đứng phát giấy đẹp quá, tôi hỏi có phải thoát y gì không, cô ấy cười bảo về nhà rồi hãy cởi....

Tân Ngố
"Phi Lạc Sang Tàu" là tên một cuốn truyện của Hồ Hữu Tường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến