Hôm nay,  

Nỗi Niềm Khó Quên

14/04/200300:00:00(Xem: 162135)
Người viết: Duy Nguyễn
Bài tham dự số 3169-776-vb50410

Tác giả Duy Nguyễn lần đầu tham dự Viết Về Nước My.õ Bài viết đầu tiên của ông là câu chuyện hồi tưởng về một chiến binh Mỹ tại chiến trường miền Nam trước đây. Mong Duy Nguyễn sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm địa chỉ liên lạc.
*
Năm nay mồng Một Tết Quý Mùi nhằm ngày thứ bảy, riêng tôi chào đón Tết nguyên đán bằng một ngày làm việc đầu năm. Vì là ngày làm thêm theo nhu cầu của hãng nên chỉ có một vài người làm những công việc với các món hàng cần thiết phải gởi đi thôi. Vừa làm việc, chúng tôi vừa theo dõi tin tức.
Khoảng 9:30 một bản tin vừa mới nghe qua tôi đã thấy lòng mình chùng xuống: Phi thuyền con thoi Columbia, với 7 phi hành gia đi theo, trên đường trở về trái đất đã bị nổ tung.
Bản tin làm tôi lại nghẹn ngào.
Chỉ còn mười sáu phút nữa thì phi thuyền sẽ đáp xuống trung tâm Kennedy ở Florida. Bao nhiêu thân nhân đang đứng chờ đợi người con, người cha, người chồng của mình trở. Vậy mà... Đây là nhiệm vụ thứ 28 của phi thuyền sau 86 triệu miles trên các nhiệm vụ đã qua. Và đây cũng là nhiệm vụ cuối cùng để rồi thân xác tan thành mảnh vụn rải dài trên 3260 nơi từ mỗi vùng trên 5 county của miền Đông Texas cho đến miền Tây của Louisiana.
Trong số các phi hành gia trên con tàu vừa nổ tung, ngoài 5 người Mỹ, còn có 2 sứ giả quốc tế. Một người là Mission specialist Kalpana Chawla, bà sinh ở India và đến Mỹ vào năm 1981. và một người nữa là Payload specialist Ilan Ramon, người Israel, đã được tuyển chọn từ 5 năm về trước để thực tập và thi hành theo nhiệm vụ này.
Ngày mồng một tết tôi thành kính thắp một nén hương để tưởng niệm những người đã hy sinh cho khoa học này.
Sự kiện này tự nhiên làm tôi liên tưởng đến đất nước ViệtNam của chúng ta cách đây 33 năm rồi, sự liên hệ với nhau vì tôi nghĩ đến tính cách quốc tế trong nhiệm vụ phi thuyền Columbia, cũng như tính cách quốc tế trong cuộc chiến Việt Nam cùng với những nước bạn như Úc, Tân Tây lan, Canada, Korea, Phi Luật Tân…và đương nhiên đứng đầu là Mỹ đã cùng đứng chung với danh nghĩa đồng minh để bảo vệ phòng tuyến tự do của miền Đông Nam Á.
*
Từ năm 1965, đơn vị đầu tiên của Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng đã đánh dấu cuộc chiến Việt nam mang tính cách quốc tế rồi. Và cuộc chiến càng ngày càng sôi động từ địa cầu Quảng Trị cho đến Cà Mau.
Năm 1969, tôi được thuyên chuyển đến một đơn vị yểm trợ cho Sư đoàn 1 bộ binh Hoa Kỳ (big red one) hậu cứ của sư đoàn đồn trú tại Dĩ An (Biên Hòa) và tôi được đưa đến Lữ đoàn 3 của sư đoàn 1 bộ binh Hoa Kỳ, hậu cứ lữ đoàn đóng tạu căn cứ Lai Khê (Bến Cát-Bình Dương).
Ngày đầu tiên đến nhận việc tại lữ đoàn tôi đã quen với David, anh cũng trạc tuổi tôi lúc bấy giờ, không biết có cái gì đồng cảm với nhau không mà tôi và anh chuyện trò rất là tâm đắc. Anh giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc làm quen với những người ở bộ chỉ huy lư đoàn 3 mà tôi phải thường tiếp xúc và chỉ cho tôi những điều cần thiết để cho công việc làm của tôi được trôi chảy và dễ dàng hơn. Thêm một điều hết sức dễ dàng để cho chúng tôi thêm thân nhau là lều chúng tôi ở cạnh bên nhau trong khu rừng cao su, đơn vị hậu cứ đóng quân ở Lai Khê. Đối với anh, tôi cũng là một người bạn gần gũi để hướng dẫn và dễ dàng giải thích cho anh rõ về phong tục tập quán của người Việt Nam mà anh rất thích tìm hiểu.
Lần gặp sau, anh liền khoe ngay với tôi một tấm lịch lớn ghi đủ 2 năm với 730 ngàn đếm lần xuống cho tới 1. Tôi hiểu ngay và biết rằng hầu như mỗi người lính Mỹ nào cũng có tấm lịch này cả, để đánh dấu ngày đến Việt Nam và ngày sẽ rời Việt Nam. Anh chỉ cho tôi ngày đến Việt Nam và anh hớn hở chỉ một ngày anh đã khoanh tròn đỏ thật lớn đó là ngày 20/12/1970 anh sẽ rời Việt nam để trở về quê hương để cùng được hưởng cái Chrismas đoàn tụ với gia đình. Tôi thấy gương mặt anh sung sướng rạng rỡ một cách vô cùng.
Anh và tôi thường dùng những khi rổi rảnh ở gần nhau để trao đổi những cảm nghĩ của nhau. Hai đất nước cùng tựa vào biển Thái Bình Dương mà hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt. Một nước Việt Nam chiến tranh với biết bao nhiêu thảm trạng đau lòng những đạn bom tàn phá mà con người cũng như từng tất đất phải gánh chịu với nổi xót xa.
Một nước Mỹ mà nhà thơ Hà Huyền Chi đã viết lên những dòng thơ như sau:

"Canarina, anh lính Mỹ nhảy dù,
Có đôi mắt mùa thu úa lá
Mắt xanh sóng biển Đại dương,
Giữa mùa Nho anh giả biệt quê hương
Sang đất Việt cùng chúng tôi chiến đấu.

Anh kể tôi nghe quê hương anh, bờ xôi giếng mật,
nhà máy building cao ngất mây trời,
tuần lễ bảy ngày đều là Chủ Nhật.
Đèn rực hoa sao rượu thắm môi cười"

Quê hương anh là như thế đó trong đất nước tôi đang thời chinh chiến. Đất nước tôi còn nghèo, dân tộc tôi còn sống cảnh khốn cùng mà lại thêm bom đạn tàn phá hàng đêm.
Anh nói với tôi: "Cho dù biết rằng tôi qua đất nước này chỉ trong thời gian hai năm thôi để khi trở về toàn vẹn được ưu đãi được đi vào đại học và được những lợi ích cũng như những phương diện khác nữa. Nhưng khi đặt chân đến vùng lửa đạn này, dù ít nhiều tôi cũng đã nghĩ đến đang cùng với anh chiến đấu. Và tôi cũng nghĩ rằng cuộc sống tôi cũng có thể sẽ mất vì xứ sở này."
Có những lần hành quân vào những vùng Dầu Tiếng Kà Tum, tôi và David vẫn ở bên nhau bởi vì chúng tôi làm việc với nhau. Tôi hỏi anh:
- Anh nghĩ thế nào về đất nước của tôi David"


Không trả lời ngay, ngẫm nghĩ một hồi lâu anh nói một cách chậm rãi và rõ ràng:
- Tôi nghĩ rằng tôi cũng có cảm nhận như những gì anh đang suy nghĩ trong đầu.
Suốt trong tuần lễ này chúng tôi được nghỉ dưỡng quân. Buổi tối tôi qua lều của David chơi, anh đang ngồi trên giường thấy tôi liền khoát tay bảo lại ngồi bên cạnh. Anh đưa tay lấy một khung ảnh có tấm hình mới nhất của vợ và con anh mà anh vừa nhận được. Lần nào cũng thế, hễ có hình mới là anh đều khoe với tôi:
- Con tôi được một tuổi rồi đó anh ạ, hồi mới rời Mỹ qua Việt Nam nó mới chỉ có mấy tháng thôi.
Đứa con gái cười tươi mũn mĩm rất đáng yêu với mái tóc vàng giống hệt của anh, vợ anh đang cuối xuống nhìn vào mặt con gái nên chỉ thấy cái dáng dóc xóa xuống che gương mặt. Nhìn ánh mắt yêu dấu của anh nhìn không biết chán vào tấm ảnh. Tôi đã hiểu được tấm lòng của người đi xa cách nữa vòng trái đất đang nghĩ và mơ ước những gì.
Anh đặt tấm ảnh xuống trên chiếc bàn con, rủ tôi ra ngoài ngồi cho mát. Chúng tôi tìm một gốc cây cao su gần đó ngồi xuống, cùng lấy thuốc ra hút. Trời tháng tư có những cơn gió nhẹ mát rượi làm chúng tôi cảm thấy khoan khoái làm sao. Đêm đã tối mịt, nhưng không bao giờ yên lặng cả, những tiếng pháp nổ xa xa cũng như những tiếng bom dội rền rung nhè nhẹ mặt đất từ hướng Tây Ninh. Những lằn đạn lửa xé trời cũng như một vài tiếng súng nổ xa xa vọng lại. Tôi hỏi anh:
- Anh nghĩ thế nào về phong trào phản chiến đang dâng cao nơi quê hương anh"
Anh buồn bả, rít một hơi thuốc và nói:
- Đó là một ám ảnh rất lớn đối với chẳng những tôi mà còn cả những người đồng đội trong đơn vị. Trước tiên nói về tôi và chúng tôi. Chúng tôi đã ra đi theo tiếng gọi của đất nước để trợ giúp và bảo vệ tự do cho một người bạn ở phương xa, chúng tôi cũng là người cùng mang nổi lo sợ cái chết cái không may sẽ đến với mình, nhưng chúng tôi cũng không hèn nhát để ở lại, và núp sau phong trào phản chiến để che nay những cái gì dơ bẩn nhất của con người. Chúng tôi cảm thấy như mình đã đi không đúng đường, và đến bây giờ cũng đã có hàng chục ngàn người ngã xuống cho đất nước Việt Nam của anh rồi đúng không"
Tôi gật đầu:
- Đó là điều riêng cá nhân tôi rất tri ân các anh, những người từ xa đang sống trong sự sung sướng hạnh phúc mà phải bỏ tất cả cho dù chỉ là hai năm thôi, nhưng chắc gì còn nguyên vẹn hay là còn sống trở về"
Anh nói tiếp:
- Anh thấy không những phong trào phản chiến chỉ được tổ chức ở các nước Dân chủ tự do thôi, anh có thấy có một nước Cộng sản nào tổ chức được như vậy hay không" Lấy thí dụ ngay nước của anh, CS Bắc Việt vào miền Nam xâm lăng gây chiến tranh mà chẳng thấy phong trào phản chiến nào đến đó để kêu gọi hoặc phản đối hành động xâm lược của họ cả, mà lại biểu tình đòi hỏi ngay trong nước của anh. Tôi cảm thấy nhục nhã và lợm giọng khi thấy Nữ tài tử Jane Fonda chụp hình cạnh bên mấy ổ súng phòng không cười toe toét với bọn Cộng sản khát máu, trong khi đó những người cùng huyết thống cùng một đất nước với bà ấy đang cùng với Miền Nam VN bảo vệ sự tự do của mình, và đã có nhiều người hy sinh cả mạng sống của mình.
Gần những ngày cuối năm dương lịch 1970, công quân gia tăng cường độ phá hoại khắp các nơi, bọn chúng manh nha định làm lại cái màn của Tết Mậu Thân. Nhưng tôi nghĩ rằng cơ hội của chúng lúc ấy đã qua rồi. Căn cứ Lai Khê thỉnh thoảng cũng bị vài trái pháo 82 rơi ngoài vòng rào phòng thủ, đơn vị vẫn cho truy lùng và diệt địch bằng phương pháp phòng thủ từ xa. Nhưng cái khác nhau giữa chính và tà là ở đây. Chúng ta là những người đứng trong ánh sáng, còn cộng quân là lũ người đứng trong bóng tối, đó quả là một sự thất thế quá lớn cho chúng ta, lại nữa bọn chúng luôn luôn trong cái chiêu bài cố hữu là đưa đàn bà và con nít đi trước họng súng của chúng để tiến lên.
Chỉ còn mấy ngày nữa là anh được phép về Saigon để làm thủ tục trở về Mỹ anh rất vui tíu tít mỗi khi gặp tôi, tôi cũng mừng cho anh sẽ đoàn tụ với gia đình trong mùa lễ Giáng sinh này nhưng cũng buồn là từ nay sẽ mất một người bạn hiểu được tôi và đất nước của tôi. Tôi đứng nhìn anh sắp xếp những vật cần thiết vào túi, tuy nhiên anh vẫn giữ bức ảnh của vợ và con anh, anh nói:
- Tôi sẽ giữ tấm ảnh luôn luôn bên cạnh tôi, tôi cảm tưởng như có một sự ấm áp len lỏi trong người tôi. Và tôi cảm thấy yêu đời và ham sống lắm.
Tôi từ giã anh và trở về lều mình, nằm xuống giường. Vừa lúc đó một tiếng đạn pháo nổ rền đâu đây, và tiếp theo những tiếng khác nữa, tôi nghĩ thầm: lại pháo kích nữa đây, đơn vị nổi còi báo động, tất cả súng đạn chạy ra ngoài hố cá nhân. Ngồi vào hố tôi chẳng thấy anh chạy ra với tôi, bởi vì chúng tôi cùng một hố, quay về phía lều anh toán cứu thương chạy vào nơi ấy, tôi nghĩ rằng chắc đã có một điều không may xảy đến cho anh rồi.
*
Ngày 15 tháng 12 năm 2002 tôi lại đến bức tường đen ở ngoài DC để được nhìn thấy tên anh khắc trên đó, tôi sờ vào giòng chữ mang tên anh, trong lòng dâng lên một nỗi nghẹn ngào, cả gia đình anh chờ đợi anh vào mùa Giáng Sinh năm ấy nhưng rồi sẽ không bao giờ gặp anh lần nữa. Những người Mỹ này đã nằm xuống đã hy sinh dù ít dù nhiều cũng cho đất nước của chúng ta, chúng ta có nghĩ đến họ hay không" Và bây giờ đây và sẽ còn nhiều người hy sinh nữa, cũng như 7 phi hành gia không gian kia, những người ưu tú của đất nước cũng đã ra đi, để lại trong tôi một niềm tri ân và luyến tiếc không nguôi.
Duy Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,162,176
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến