Hôm nay,  

Cái Ti Vi Có Phụ Đề Anh Ngữ

22/03/200300:00:00(Xem: 118612)
Người viết: Bùi Ngọc Quang
Bài tham dự số 3152-759-vb50319

Người viết sinh năm 1958, từ năm 1978- 1982: giáo viên cấp II Trường Quốc Việt, Quận 6, dạy môn Họa. Năm 1988, định cư tại San Jose, Bắc California, Tốt nghiệp AA & AS từ trường Đại học Cộng Đồng Mission Valley College, CA. Công việc đang làm: Technician cho hãng Nectex Microware RF Hitec Inc. ở Santa Clara, CA.
Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, tác giả Bùi Ngọc Quang cho thấy ông có sức viết mạnh mẽ khác thường: một hơi, gửi luôn... 11 bài. Bài thứ nhất đã phổ biến hôm qua. Sau đây là một trong hai bài tiếp theo.
*
Mặc dầu, bây giờ tôi đã ở Mỹ được 15 năm và tôi đã có AA & AS Degree trong College; nhưng mỗi lần vặn ti vi lên, tôi đều mở nút "on" cho phần phụ đề Anh ngữ. Nhờ có hàng chữ tiếng Anh hiện ở màn ảnh nhỏ, nó đã giúp tôi hiểu hết được mọi chuyện trong ti vi mà người ta đang nói, đang cười. Còn nếu như có ai lở tay bấm nút "off" (của phần phụ đề), thì thú thật chuyện gì diễn biến trong ti vi, họ nói họ nghe, còn tôi ngó tôi nhìn. Cho nên, tôi cũng thầm cám ơn người đã phát minh ra cái phụ đề Anh ngữ đầy bổ ích ấy. Rồi cũng thầm cám ơn cái cộng đồng người Việt lớn mạnh ở xứ sở này.
Có người tò mò hỏi lý do tại sao"
Xin thưa: nhờ có những người di tản trước 30-4-75 và tiếp là hàng loạt những đợt vượt biên, vượt biển liên tục bỏ nước ra đi… Họ qua đây sớm, cái gì cũng vậy "vạn sự khởi đầu nan"- họ gánh chịu những khó khăn, có khi là những khổ sở… để rồi bây giờ với những diện đi bảo lãnh ODP, hay HO, hay diện con lai qua sau… ngạc nhiên nhìn chợ búa, tiệm ăn, hàng quán… nhất nhất cái gì cũng dễ dàng, cũng thuận lợi, ở đầu môi chót lưỡi tiếng mẹ đẻ được đem ra dùng với đồng hương ruột thịt. Bạn muốn ăn gì" Phở tái, hay nạm gầu gân sách. Bún bò giò heo. Hay canh chua cá bông lau, hoặc canh khổ qua dồn thịt. Bạn cần gì" Một chiếc xe hơi cũ cho người thân mới qua, một dịch vụ lo hồ sơ giấy tờ bảo lãnh: mở báo Thằng Mõ. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy, và sẽ thuận lợi giao dịch bằng ngôn ngữ Việt Nam trên xứ sở Hoa kỳ…


Nhớ lại, hồi thời Việt Nam Cộng Hòa, đâu phải muốn ra nước ngoài đi du học là dễ đâu. Bạn phải là dân học thiệt giỏi, loai Tú Tài tối ưu, hoặc ưu; hoặc bạn thuộc loại con của thứ gộc, thì may ra, bạn mới có cơ hội… chứ cỡ tép riêu, tàng tàng, thì suốt đời với bốn vùng chiến thuật là nhà… thì hai chữ "xuất ngoại" cái đó chỉ chờ "kiếp sau"…
Bây giờ "vật đã đổi sao đã dời", những cái mà ngày xưa tưởng khó bây giờ thành dễ; những cái mà ngày xưa tưởng chuyện nằm mơ thì bây giờ thành sự thật, nó cứ lồ lộ ra trước mắt, hiền hiện như 1 với 1 là 2; như chuyện về Việt Nam du lịch, tôi thấy có người đi như đi chợ. Hỏi sao" Trả lời: mới vừa bị lay-off. Ở Thiên Đàng một đỗi, rồi buồn tình trở xuống Địa Ngục để viếng thăm nơi "cưa hai nấu dầu" mà một thời mình từng van xin lạy lục, ấy sao" Dẫu rằng bây giờ mình xuống là khách tham quan chốn cũ, nhưng than ôi! Có khi nào sực tỉnh " ta lại thấy hình ta những miếu đền"…
Rồi lại nữa, có nhiều người lúc trước khi đi, vì là diện thân nhân bảo lãnh sang, nên cứ chiều xuống, là xách cặp phóng xe dream đến những lớp hàm thụ tiếng Anh lo trau dồi. Chăm học và chăm talk tiếng người nơi xứ Mẹ. Nhưng khi sang đây rồi, thấy cái gì cũng dễ dàng quá, đâm ra lười, tiếng Mẹ cứ thế nói, còn tiếng Người thì trôi theo dòng thời gian quên lãng…
Thật vậy! Cái gì thuận lợi quá, ta đâm ra lười, hể có food stamps, medical, welfare… là cứ thế chị em ta tà tà cho ra baby nhiều, nhiều thêm nữa. Hể có cái SSI… thì đồng bào ta 56 cứ thế đổi thành 65 cho già mau, mau vậy.
Thuận lợi là bây giờ ta bước ra đầu ngõ, ta không còn say "Hi", mà lại "Chào chị"- Dễ dàng là bây giờ ta có thể bật ti vi, mở radio nghe tân nhạc, cải lương và nhiều nhiều nữa.
Thành ra, đôi khi tôi cũng lẩm cẩm, nghĩ mình nằm mộng thấy đô la xanh mà ngỡ rằng tiền Việt Nam Cộng Hòa.

Bùi Ngọc Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,074,763
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.