Hôm nay,  

Cũng Đẹp Như Quê Hương Mình

22/03/200300:00:00(Xem: 141005)
Người viết: Bùi Ngọc Quang
Bài tham dự số 3152-759-vb50319

Người viết sinh năm 1958, từ năm 1978- 1982: giáo viên cấp II Trường Quốc Việt, Quận 6, dạy môn Họa. Năm 1988, định cư tại San Jose, Bắc California, Tốt nghiệp AA & AS từ trường Đại học Cộng Đồng Mission Valley College, CA. Công việc đang làm: Technician cho hãng Nectex Microware RF Hitec Inc. ở Santa Clara, CA.
Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, tác giả Bùi Ngọc Quang cho thấy ông có sức viết mạnh mẽ khác thường: một hơi, gửi luôn... 11 bài. Bài thứ nhất đã phổ biến hôm qua. Sau đây là một trong hai bài tiếp theo.

Hồi tôi mới qua Mỹ, ba tôi có mua cho tôi một chiếc xe hơi cũ, dù là cũ nhưng tôi cũng lết nó được vài năm. Khi thì thay timing belt, lúc thì thay cục starter, bữa thì change battery, vài hôm lại bố thắng, bình nước… vân vân và vân vân; cứ đều đều, lặt vặt, lâu lâu như thế… thành ra tôi cứ đến shop sửa hoài, và rồi đâm ra nghiện anh thợ máy, thành quen…
Hỏi chuyện mới biết ảnh là dân Rạch Giá, tôi thì Sài gòn nhưng lại đi xuống Rạch Giá để vượt biên, bị bắt. Aûnh hỏi bị bắt vào lúc nào. Tôi nói năm 75. Hồi mới vừa "bị giải phóng". Tôi lại hỏi tiếp: "Anh có biết chuyện ông Trung tá Cuội không" Nghe nói ổng bị tử hình sau đó chừng vài tuần."Aûnh nói liền: "Tôi có đi coi vụ tử hình đó chứ đâu." "Vậy hả"" "Trước khi chết, tụi nó hỏi ổng có nguyện vọng gì" Ổng đòi tụi nó phải phủ một lá cờ vàng ba sọc đỏ lên quan tài cho ổng. Tụi nó không đồng ý. Rồi bắn."
Và rồi từ câu chuyện đó, tôi với ảnh bắt đầu quen thân nhau hơn. Sau này, hể đến thay nhớt, hay thay mấy cái bóng đèn của xe bị cháy… là ảnh từ chối không chịu lấy tiền công. Còn ở trong hãng, hể có ai mới vừa được nhận vô làm, hết câu đầu, tới câu cuối là anh quê ở đâu" Tỉnh nào" Dân Sài gòn hả, ở đâu, quận mấy" Tôi dân Tân Bình nè, vậy là mình cùng quận rồi. Thôi để chiều nay khi tan sở, tôi dẫn anh đi nhậu. Vậy đó. Hiền hòa, vui vẻ, mộc mạc, bình dị… thắm đượm đầy tình đồng hương thân thiết. Quảng Nam, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, vân vân và vân vân. Nhiều, nhiều lắm, bao nhiêu tỉnh thành ở Việt Nam là bấy nhiêu hội đồng hương qui tụ. Rồi thì hội ái hữu cựu sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Trường bộ binh Thủ Đức, vân vân… Kể sao cho xiết.
Có một hôm tình cờ vào quán ăn, tôi gặp lại một người bạn dạy cùng trường, hai đứa mừng lắm, cũng vẫn nhắc chuyện xưa, qua đây lúc nào, hiện đang làm gì, ở đâu. Ngồi ở tiệm ăn tại Mỹ, mà cứ ngỡ rằng mình còn đang đi dạy ở Việt Nam, với bàn học, phấn trắng, bảng đen. Rồi làm tôi liên tưởng đến bao sự hội ngộ tương phùng của biết bao nhiêu người dân Việt bỏ nước ra đi. Gặp nhau nơi này. Tiềm thức trỗi dậy, những hình ảnh xưa cũ hiện về làm rộn lên một hồi còi, một tiếng chuông ngân nga trong lòng bao âm hưởng tự tình.
"Alô, ai đấy, bạn cùng khóa hả, tiểu đoàn nào, à nhớ, đi H.O. hả, đang ở đâu, để ghi địa chỉ cái đã, lát nữa tớ ghé đến cậu liền, O. K. Bye." Người nhận được cú phone bất ngờ, lững lự vài giây, rồi sực nhớ ra, vui mừng, cố đốt thời gian, phóng xe nhanh tới thăm bạn. Để hàn huyên, nhắc lại năm nào: cái thời của bộ đồ lính trận, của cái nón sắt, của súng ống đạn dược…


Có lần, tôi ghé nhà một bác làm chung trong hãng, thấy treo mấy tấm hình lúc bác còn trẻ ở quê nhà… tôi chưa hỏi gì, và dường như bác hiểu ý, liền nói: " Để nhớ lại hồi đó!"
Thì ra, cái "hồi đó" của người Việt chúng ta nó quý giá quá, ai ai cũng đều muốn lưu giữ lại những hình ảnh, những kỷ vật coi như một sự khắng khít không thể tách rời.
Bây giờ qua đây, việc làm có thay đổi, không như hồi đó, vậy mà mỗi khi ai nhắc lại, ta thấy tưởng chừng…
*
Có bạn nói với tôi rằng… chỉ có mấy cô cậu ca sĩ ở hải ngoại là sướng. Không cần đổi nghề chuyển job -Trước sau vẫn vậy. Bên đó ca, qua bên này vẫn ca. Được khán giả ủng hộ, đi show dài dài. Còn được chu du qua nhiều tiểu bang, hoặc nhiều quốc gia khác nữa.
Rồi lại có cái hảng xe đò Hoàng, nghe sao mà Việt Nam quá. Trước tài xế, bây giờ cũng vẫn "bác tài". Cái job đứng yên. Đều đều cứ từ Bắc Calif xuống Nam rồi lại từ Nam Calif lên Bắc. Đồng bào thong dong ngồi yên nghe nhạc, dõi mắt ra cửa xe, ngắm cảnh xứ người mà mường tượng đang ngồi trên xe đò lục tỉnh từ bến xe xa cảng xuôi về Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên. Ôi! Một thời để nhớ!
Rồi thì mấy bạn hớt tóc, qua đây… luật bắt phải có "lai xân", thôi kệ mấy trăm giờ làm học trò trở lại, thi lấy bằng, với đôi bàn tay thành thạo ta vẫn "tông đơ" hớt tóc như ngày nào…
Rồi thì mấy chú mấy bác thợ bạc ở quê nhà, khi sang đây, mấy tiệm vàng đồng hương lại níu kéo, nài nỉ… cũng đục, mài, dũa, ăn gia công cái lắc vàng, sợi dây chuyền có mặt trái tim, đôi bông tai cẩn hột bẹt, nhẫn trơn để đính hôn ngày đám cưới…
*
Bao nhiêu năm rồi nhỉ"
Nếu tính từ cái ngày 30-4-75 đến bây giờ, thì đã 28 năm. Một khoảng thời gian dài, đủ để một đứa trẻ được sanh ra từ năm ấy đến nay: thành người.
Đứa bé đã trưởng thành- một thế hệ mới hoàn toàn được sanh đẻ tại đây, đi học, ra trường, làm việc tại quốc gia này, biết gì, và nghĩ gì về một quê hương Việt Nam của ông cha chúng" Có thể là có. "Dạ thưa, cháu có biết." Có thể là không. "Dạ thưa, cháu không biết." Ôi! Chỉ nghe hai tiếng dạ thưa ở đầu câu - là chúng ta đã được an ủi rồi, thấy quyện lại một chút văn hóa lễ nghi phép tắc lâu đời mà người Việt Nam của chúng ta không sao bỏ được.
"Cháu biết gì" Kể cho chú nghe đi""
"Cháu biết… nước Việt Nam hình cong như chữ S."
"Vậy thôi hả, rồi sao nữa""
"Dạ, ba cháu dạy là không có nơi nào đẹp bằng quê hương ta."
Ôi! Cô sinh viên 28 tuổi, theo ngành Nha khoa, ra làm Nha sĩ, có bạn học toàn Mỹ, có kỷ niệm từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành tại Mỹ, … biết Việt Nam hình cong như chữ S, và cho rằng không nơi nào đẹp bằng quê hương.
*
Lâu rồi, bây giờ tôi thấy lại được tiệm hớt tóc "có ráy tai", thấy lại mấy chú, mấy bác thợ bạc đang mài, đục, dũa, thấy chiếc xe đò Hoàng, thấy lại được sân khấu ca nhạc do trung tâm Thúy Nga Paris thực hiện… tôi bất chợt… sao giống ở bên nhà quá vậy…
Cần gì phải về quê hương để thấy cái đẹp.
Nơi này, cũng đẹp y như quê hương lúc trước ngày 30-4-75 của mình vậy thôi.

Bùi Ngọc Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến