Hôm nay,  

Buckley Và Mùa Xuân Cuộc Đời

20/02/200300:00:00(Xem: 152245)
Bài tham dự số 3127-734-vb30218

Tác giả tên thật Đinh Văn Tiến Hùng, cư trú tại West Hartford, CT hiện là công nhân Westersfield County club, Connecticut. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ của ông là chuyện Nursing Home, kèm theo một gợi ý rất đáng trân trọng: mong sớm có những Nursing Home do người Việt tổ chức, kết hợp truyền thống văn hóa ngôn ngữ Việt với kỹ thuật Mỹ, để phục vụ người cao niên Việt Nam.

Buckley là tên Nursing Home tôi đang phục vụ, tọa lạc một khu yên tĩnh trên đường George, Hartford. Được thành lập từ năm 1967 do nhóm người công giáo Ba Lan điều hành với 120 giường cùng sự cộng tác của một số bác sĩ, y tá và chuyên viên gồm nhiều quốc tịch.
Bây giờ đã gần 11 giờ đêm. Không khí yên lặng như một tu viện với những ngọn đèn mờ ảo. Các cụ đã lên giường yên giấc. Tôi rảo bước một vòng quanh khu trách nhiệm xem có gì sơ sót trước khi bàn giao cho người bạn đồng nghiệp ca đêm. Tôi dừng lại bên cửa sổ ngước mắt nhìn vòm trời trong xanh muôn vì sao lấp lánh. Một ánh sao xẹt xuống từ chân trời. Theo người Đông phương thì vận mạng mỗi người gắn liền với 1 vì sao và khi 1 vì sao xa xuống lá báo hiệu một con người vĩnh viễn ra đi. Vậy đêm nay có thể một trong những cụ nằm đây sẽ ra đi. Đó là sự bình thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân loại, riêng đối với nơi đây cũng như hàng ngàn Nursing Home trên đất nước này lại càng không có gì lạ.
Mới phục vụ gần 2 năm tôi đã chứng kiến biết bao cảnh vĩnh biệt và chính căn phòng tôi đang đứng đây mới tuần lễ trước tôi đã săn sóc cho 1 cụ già đêm đêm thường la lên hốt hoảng. Những lúc đó tôi chạy lại nắm lấy tay cụ cho tới khi bàn tay cụ nới dần dần tìm vào giấc ngủ. Mặc dù cụ rất khó tính nhưng quan hệ tình cảm giữa chúng tôi khi trở nên tốt đẹp thì lại sớm chia tay. Tôi tự nhủ làm nghề này phải chấp nhận khó nhọc và thiệt thòi về tình cảm, dù những người mình không thích vẫn phải phục vụ tận tình. Vì điều này tôi đã thấy rõ khi đang theo học nghề chỉ thấy nói đến những quyền lợi của bệnh nhân và bổn phận của trợ tá. Bệnh nhân có quyền chọn lựa người săn sóc, nhưng trợ tá không được từ chối phục vụ người mình không thích. Nên sau một thời gian làm việc một số bạn bè dự tính theo học chương trình trợ tá (Nurse Aide) đã hỏi tôi:
- Bạn thấy thế nào" Dễ chịu không" Liệu học ra trường có làm nổi không"
Tôi thẳng thắn trả lời:
- Dĩ nhiên là không dễ chịu rồi, vì người học thì nhiều nhưng một số đã bỏ cuộc trước khi làm hay sau khi vào nghề một thời gian. Còn làm nổi hay không là do chính bạn quyết định. Bù đắp lại sau một thời gian bạn đã chấp nhận chọn nghề và có ít kinh nghiệm bạn sẽ không sợ mất việc và cũng dễ kiếm việc tại một Nursing Home khác, vì nhu cầu đòi hỏi mỗi ngày gia tăng.
Sau một thời gian định cư trên đất Mỹ, tôi đã làm nhiều nghề nhưng chỉ là tạm bợ qua ngày. Phần vì lớn tuổi sức khỏe giảm dần không có nghề chuyên môn, khả năng Anh ngữ giới hạn nên tôi phải chọn 1 chương trình học nghề ngắn hạn vừa với sức mình. Trong khi đi đó đây, tôi nhận thấy một hệ thống viện dưỡng lão (Convalescent hay Nursing Home) rải rác khắp các thành phố trong mỗi tiểu bang, với một hệ thống tổ chức và kỹ thuật săn sóc người già giống hệt nhau trên toàn nước Mỹ.
Mỗi ngày dân số một tăng, người già và bệnh mỗi ngày một nhiều vì nhu cầu đòi hỏi nên phải mở các khóa đào tạo trợ tá gấp rút trong thời gian ngắn hạn từ 3 đến 5 tháng. Sau khi tốt nghiệp còn phải thực tập 3 tháng trước khi chính thức trở thành CAN thực thụ với bằng cấp liên bang công nhận và bằng này có giá trị trên toàn nước Mỹ để bạn xuất trình khi xin việc. Tôi nói đây không phải đề cao cho mảnh bằng thấp nhất trong ngành y này, nhưng đó cũng là ít kinh nghiệm giúp lối thoát cho những người lớn tuổi và trình độ giới hạn. Ngoài ra còn tùy thuộc vào tuổi tác và trình độ các bạn vẫn còn tiến được cao hơn trong ngành này như học LPN (từ 1 hay 2 năm) hay RN (4 năm).
Khi tôi còn ở Việt Nam nghe nói đất nước Mỹ rất tự do và bình đẳng, không kỳ thị. Nhưng qua đây tôi thấy thực tế có tự do thật, nhưng chưa bình đẳng và còn kỳ thị. Cụ thể trong nghề nghiệp tôi thấy cấp trên nếu là người di dân tỏ ra thông cảm hơn vì họ đã trãi qua những khó khăn lúc đầu sống trên xứ lạ quê người. Còn người bản xứ tuy không phải tất cả phần nào tự cao về chức vụ và sự hiểu biết của mình, nên thường nhìn thuộc cấp là những người di dân bằng con mắt thiếu thiện cảm nếu không muốn nói là khó khăn hay kỳ thị. Tôi đã thấy qua ngôn ngữ và hành động của một số người. Tôi đã đọc được qua ánh mắt của họ. Ngoài ra đây là một đất nước tư bản thực dụng, kinh tế chi phối cả tình cảm.


Những Nursing Home rải rác khắp nước Mỹ không phải để giải quyết vấn đề tình cảm cá nhân hay gia đình, nhưng để giải tỏa bớt những phiền toái trong cuộc sống chạy đua kinh tế hàng ngày. Chỉ cần đan cử 1 Nursing Home loại trung như tôi đang phục vụ với 120 giường bệnh đã có 1 số nhân viên phục vụ gần tương đương gồm các y tá, trợ tá liên tiếp 3 ca ngày đêm, các nhân viên văn phòng, lao công, nhà ăn, nhà giặt, đó là chưa kể các bác sĩ chuyên viên điều trị, cấp cứu khi cần tới. Với một mạng lưới phục vụ đông đảo như trên đòi hỏi chi phí rất cao. Nên sự đóng góp của các khách hàng rất đắt. Khi bỏ ra một số tiền cao người ta đòi hỏi phải phục vụ tối đa. Mục đích để thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của khách hàng nên nhiều khi coi nhẹ phần tình cảm người phục vụ. Chính vì điểm này đã gây ra bực bội cho những nhân viên đa cảm vì cho mình chỉ là công cụ phục vụ khách hàng.
Có lần một y tá trưởng hỏi tôi:
- Sao không thấy người Việt Nam gửi cha mẹ già vào Nursing Home"
- Vì người Việt khi già không muốn vào Nursing Home"
- Tại sao thế"
- Có nhiều lý do. Trước hết theo phong tục và truyền thống đất nước chúng tôi, cha mẹ có bổn phận phải nuôi nấng giáo dục con cái cho tới khi trưởng thành và còn theo dõi giúp đỡ ngay cả khi chúng đã lập gia dình. Vì thế khi cha mẹ già con cái có bổn phận phải nuôi dưỡng cha mẹ. Hơn nữa trên phương diện tình cảm, cha mẹ lúc già sống gần con cháu thấy không bị lẽ loi, buồn tủi và chính con cái cũng không mang mặc cảm là bỏ rơi cha mẹ. Mặc dù sống trên đất Mỹ chúng tôi vẫn để cha mẹ sống chung với mình.
Đó là câu trả lời cho thuận buồm xuôi gió, chứ thực ra chúng ta thấy chưa ổn thỏa. Vì thực tế chúng ta đang sống trên đất Mỹ chứ không phải nơi quê nhà. Con cái chúng ta ít nhiều đã bị "Mỹ hóa" và mất đi dần truyền thống tốt đẹp dân tộc.
Trong đầu óc tôi đã nhiều lần lóe lên câu hỏi "Tại sao ta không thành lập Nursing Home cho người Việt" tại những tiểu bang có đông người Việt chúng ta đã có đủ khả năng xây dựng chợ búa, trường học, nhà thờ, chùa chiền, trung tâm giải trí… nhưng chưa thấy viện dưỡng lão.
Với một bang có khoảng vài chục hay trăm ngàn người Việt trở lên ta có thể thực hiện một viện dưỡng lão từ 100 tới 120 giường không mấy khó khăn. Nhân viên phục vụ có thể đào tạo trong cộng đồng, không cần bằng cấp cao nhưng phải yêu nghề. Khuyến khích và sẵn sàng đón nhận những nhân viên tình nguyện của các đoàn thể, tôn giáo, sinh viên học sinh và chính con em trong gia đình các cụ sẽ nhập viện sau này. Đòi hỏi có một ban điều hành có khả năng chuyên môn và nhiệt tâm. Kinh phí xây cất viện là khó khăn nhất lúc ban đầu. Ta có thể lên đề án đệ trình xin trợ cấp tiểu bang, vay vốn ngân hàng, đóng góp các đoàn thể, tôn giáo các nhà hảo tâm hay sự đóng góp trước của gia đình các cụ sau này sẽ được trừ dần vào viện phí. Tiền viện phí hàng tháng không quá cao như các Nursing Home khác. Phương pháp tổ chức và phục vụ ta có thể nghiên cứu dung hòa giữa những ưu điểm Mỹ-Việt. Những kỹ thuật, dụng cụ phương pháp săn sóc sẽ được huấn luyện như các lớp y tế của người Mỹ. Nhưng cung cách phục vụ ta có thể theo phong tục tập quán Việt Nam như: dùng tiếng Việt, cách xưng hô theo tuổi tác, tổ chức các nghi lễ truyền thống như Tết, kỷ niệm các vị anh hùng dân tộc, có nghi lễ tôn giáo hàng tuần, dùng những món ăn Việt Nam hàng ngày, có phòng đọc sách với những thú vui tao nhã của tuổi già như đánh cờ, ngâm thơ, chơi cổ nhạc, trồng bông… với những địa điểm tiện nghi và khả năng sẵn có ta có thể biến nơi đây thành những lễ hội, hội Xuân hàng năm. Trong dịp này ta trưng bày các sản phẩm và bán các món ăn đặc biệt VN sẽ thu hút không phải khách VN mà cả du khách các nước. Ngoài ra nơi đây sẽ biến thành những địa điểm sinh hoạt cuối tuần của thanh niên thiếu nhi học hỏi và trao đổi với nhau và với các cụ về văn hóa và phong tục tập quán cổ truyền dân tộc.
Thành lập được một viện dưỡng lão cho người Việt trên đất Mỹ ta giải tỏa được phần tâm tư tình cảm của:
- Con cái không còn mặc cảm bất hiếu vì tại nơi đây cha mẹ được sống thích nghi với phong tục tập quán VN, được người đồng hương săn sóc với tình cảm và ngôn ngữ dân tộc. Con cái được yên tâm mưu sinh, cuối tuần đến thăm viếng các cụ hay đón các cụ về sống với gia đình những ngày cuối tuần.
- Cha mẹ không cảm thấy cô đơn vì có bạn đồng viện cùng ngôn ngữ để trao đổi tình cảm hay những thú vui tao nhã, có nhân viên phục vụ đồng hương, ăn những món ăn dân tộc.
Tôi viết những dòng này không phải muốn nêu lên một đề án kiểu mẫu to lớn, vì tôi nghĩ chắc đã có nhiều người nghĩ tới khi chúng ta thấy đã có nhiều đoàn thể, tổ chức quan tâm đến các cụ. Tôi chỉ muốn tỏ bày những tâm tình nhỏ bé của mình sau gần hai năm phục vụ bên những người già.
Người ta nói tuổi già là Mùa đông của cuộc đời. Nhưng mùa đông không phải chỉ có giá lạnh và tuyết rơi buồn tẻ. Mùa đông có những lễ hội tưng bừng như Thanksgiving, Christmas hay New Year tràn ngập ánh sáng mùa xuân. Tôi đang lẩm nhẫm đọc hàng chữ trên tường của viện Buckley "To day is the 1st day of the rest of your life" và tôi mong ước những ngày Xuân nắng ấm sẽ đến trong quãng đời còn lại của các cụ.

ĐINH QUÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,108,866
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến