Hôm nay,  

Dậy Con Trên Đất Mỹ

17/02/200300:00:00(Xem: 20267)
Người viết: CHU TẤT TIẾN
Bài tham dự số 3125-732-vb80216

Tác giả Chu Tất Tiến là một nhà báo quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Bữa hổm, trong một cuộc tranh luận về cách dậy con ở trên đất Huê Kỳ này, một vị từng là một thức giả khi còn ở Việt Nam gay gắt nói:
-Sang đây rồi mà còn giữ cái phuơng pháp dậy con cổ hủ ở quê nhà mãi! Vất mẹ nó đi!
-Vậy sao" Vất mẹ nó đi rồi thì bố nó lấy cái chi mà xài cho lũ nhỏ"
-Thì cứ theo văn minh, văn hóa nguời ta mà áp dụng! Ai sao mình vậy! Nuớc nguời ta đứng đầu văn minh nhân loại này rồi, tiến bộ xa hơn Úc, Anh, Pháp cả nửa thế kỷ! Văn hoá nguời ta chắc chắn là hơn văn hoá mình.
-Vậy sao" Thế, văn hoá nguời ta là gì"
-TỰ DO! Văn hoá Mỹ vẻn vẹn có hai chữ ấy mà thôi. Ai muốn làm gì thì làm, muốn chửi cả bố Tổng Thống lên, cũng không ai làm chi đuợc.
-Còn vấn đề dậy con cái thì sao"
-Để cho chúng Tự do chứ còn làm sao nữa! Chúng muốn học ngành nghề gì, muốn tuơng lai cuả chúng ra sao cũng đừng có xiá vô. Chúng khôn hơn lũ già mình nhiều. Có thể chúng làm thợ sửa xe, làm anh bán xe hơi, làm bi-di-nét, hay làm bác sĩ, luật sư... gì đó thì tự chúng chọn lấy, theo đúng sở thích cuả chúng. Đừng có ép chúng nó học những nghề mà chúng không thích. Không có gì hay hơn là Tự Do.
-Nói y chang lời... Bác! Ơû lại Việt Nam thì lây giọng cán bộ, sang đây thì lây giọng Mẽo! Mà là Mẽo hôm-lét, Mẽo xì-ke, Mẽo i-tờ-rít, chứ không phải Mỹ chính cống.
-Mỹ chính cống thì khác với Mẽo cái gì" Chỉ tuởng tuợng!
-Nguời Mỹ chính cống thì khác với Mỹ...lai. Mới ở đây có hai chục năm đã biến chất một trăm phần trăm rồi, không còn chút gì là Việt Nam hết. Xấu hổ quá!
Nghe cuộc tranh luận trên đây thì thấy có nhiều điều mà bà con ta còn cần nghiên cứu kỹ lắm. Cả hai phe đều có sơ hở.
Truớc hết, là hai chữ TỰ DO! Rất nhiều nguời lầm tuởng hễ cứ nêu lên chiêu bài TỰ DO thì phải là Tự Do Tuyệt Đối! Trật lấc! Hàng triệu triệu nguời đã nhầm tuởng như vậy trong các cuộc cách mạng truớc đây mà cuộc cách mạng đòi Tự do nổi tiếng nhất thế giới vẫn là cuộc cách mạng 1789, phá ngục Bastille xong là dân Pháp nghĩ rằng kể từ giờ phút đó, họ đã đuợc hoàn toàn tự do, thoát khoỉ ách nô lệ cuả một chế độ quân chủ chuyên chế tàn bạo. Nhầm to! Sau khi hai chữ Tự do đuợc gào thét trên các quảng truờng, thì dân Pháp buớc vào một giai đoạn khủng hoảng chính trị, không có ai lèo lái chính thức, nên lại có những tay đầu cơ Tự Do đứng ra nắm quyền, mà lần này còn tàn bạo gấp mấy lần chế độ cũ nữa. Máy chém đuợc lê đi khắp nơi, chặt hết đầu quân vuơng, quận chuá rồi thì chặt đến bà con thân thuộc, rồi chặt cả những người đi làm công, hoặc có dính dáng là gia nhân, đầy tớ, nhửng nguời thuộc tầng lớp đã từng bị bóc lột, ai cũng có thể bị rụng đầu cả! Không khí nghẹt mùi máu nguời! Đầu lâu nhiều quá phải bỏ vào bao bố, chất đầy cả kho, thành ra lại phải cử ra một hai nguời trách nhiệm chuyên canh giữ kho.. đầu lâu! Riết rồi, ai nghe đến hai chữ "Tự Do" là kinh hoàng, bởi hai chữ này mà không đi kèm chữ nào khác thì có nghiã là hoang dại, là thú rừng, là dã man, là vô chính phủ. Nhiều chính trị gia lão thành thuờng nói: "Thà là sống duới chế độ chuyên chế còn hơn sống duới chế độ tự do, vô chính phủ!"
Đến năm 1917, sau khi cuộc cách mạng đòi Tự Do cuả những nguời Xã Hội chủ nghĩa Nga sô hoàn toàn thành công thì đất nuớc Nga đã rơi vào một hoàn cảnh giống y như nuớc Pháp xưa, nghĩa là mạng nguời đuợc coi thấp hơn thú vật. Thay vì máy chém thì dùng súng, dùng guơm. Hơn 10 triệu nguời dân Nga đã biến thành hồn ma vì hai chữ Tự do tuyệt đối này. Cũng cùng trong thập kỷ, cuộc cách mạng cuả Trung Hoa, vì nhân dân ham hai chữ Tự Do quá xá, nên sau khi thành công, đã đưa gần 30 triệu nguời về âm phu.û Chém, bắn, đập, đánh, chôn sống, treo cổ... đủ hình thức, miễn là có hai chữ Tự Do! Con trai con gái đuợc tự do luyến ái, đẻ tùm lum, riết rồi thành ra một xã hội ngợm, đa số là những kẻ khát máu, hoang tuởng, rồi truyền sang nuớc ta làm thành cuộc cách mạng vô sản, chết thêm cả triệu nguời nưã.
Bởi vậy, khi nghe đến những chữ Tự Do Tuyệt Đối, là nguời ta lạnh mình. Thế thì đến đây, một câu hỏi đuợc đặt ra là tại sao Nuớc Mỹ là một nuớc Tự do vẫn sống hoài, sống mạnh" Ấy! Ấy! Vấn đề là ở chỗ Tự Do nhưng là TỰ DO CÓ NGUYÊN TẮC! Muốn mua bao nhiêu xe, muốn chạy xe ở "lên" nào cũng đuợc, nhưng cấm sang "lên" bậy. Lỡ gặp phú-lít là rồi đời! Fri-uê trơn bóng, cho chạy liú lo, không phải trả tiền, nhưng coi chừng tốc độ. Vuợt quá hạn định là ca bài "Ô Kê tích két" liền một khi! Ruợu bia bán thả dàn, góc đuờng nào cũng có, nhưng nếu uống màlái xe có nồng độ ruợu cao thì "tủ ờ" ngay. Con trai con gái còn học Trung Học tha hồ xem phim "xếch", nhưng lạng quạng mà cậu nào làm dính một em duới tuổi thành niên, thì "Ô-hô Ai-Tai!" ngay, hai muơi niên là ít. Hoặc là sau khi coi phim "xếch xiếc" mà chiụ không đuợc, đi kiếm em nào ở Gò Vấp hay Ngã ba Chú Iá, thì cũng bị bỏ bót. Anh muốn lấy mấy vợ cũng đuợc, nhưng không đuợc lấy hai bà cùng một lúc. Bà muốn huởng trợ cấp cuả ông chồng cũ rồi đi chơi linh tinh thì tha hồ, nhưng không đuợc rình rang làm đám cuới với ai khác... Nói chung lại, thì Tự Do ở đày là Tự do có nguyên tắc.


Như thế, giáo dục con cái để sống tốt đẹp trong xã hội này cũng có nhiều nguyên tắc:
1- Không thể tạo cho con cái ý nghĩ là chúng đuợc Tự Do Tuyệt Đối. Đại đa số bố mẹ ở đây chiều con tối đa, chỉ có một số nhỏ thì còn "ờ biu", nghĩa là còn dợt con tá lả. Với những bố mẹ cưng con, thì con đòi gì là cho nấy: quần áo, sách vở, đồ chơi, "gêm" mua cả đống. Nhiều bố mẹ thì lo đi cầy hoặc lơ là để cho con xem tivi suốt buôỉ, chơi "gêm" suốt ngày, mà không để ý đến con xem phim gì, có thuộc loại cấm hay không, "gêm" có bạo lực, xếch xiếc hay không.. (Ở những khu nhiều nguời Việt mình, đôi khi thấy có những em trai hay gái 11, 12 tuổi đạp xe đi qua những phố vắng cả sau 9,10 giờ đêm! Bố mẹ đó chắc dư con, mất vài đưá cũng không sao") Khi con đòi đi "pạcti", đi "đết ting", nghĩa là đi tìm bồ, thì cũng chiều con (hoặc vì sợ con) mà cho đi liền. Thằng con trai muốn làm đầu tóc dựng nguợc lên, đưá con gái muốn nhuộm xanh lè, đỏ khé cũng đều đuợc. Cô nuơng mới muời lăm tuổi, đòi đi làm "neo", mẹ vội xì tiền ra. Sau đó, là sơn môi thâm xì, móc vòng vào mũi...Tóm lại, bố mẹ đã tạo cho con ý tuởng là chúng có Tự Do Tuyệt Đối, trên đời này, chúng muốn gì đuợc nấy. Thế thì, đến khi chúng đòi hút thuốc, bố mẹ mới giật mình, cấm đoán, lúc đó là đụng chạm! Một là bố chịu khó đi vào tiệm mua thuốc cho con hút, hai là con bỏ nhà đi! Chọn đàng nào" Thằng con trai một hôm đưa một đưá con gái hở hang về nhà, bố mẹ giật mình, cản lại. Đụng cái rầm! Cô con gái cưng mới muời ba tuổi ruỡi bắt đầu nôn oẹ, bố mẹ gầm lên! Đụng chạm! Kết quả là đại đa số các truờng hợp đụng chạm là gẫy, con cái đang phom phom phóng trên xa lộ, từ nhỏ chưa hề đuợc thông báo là sẽ có vụ cản đuờng, bỗng dưng bố mẹ nhẩy ra lù lù chắn lối, thì cả hai đều mất mạng. Bố mẹ sẽ mất con, con cái thì mất tuơng lai.
Vậy, có nên áp dụng Tự Do Tuyệt Đối không" Dĩ nhiên là không rồi! Nhưng làm thế nào mà vừa cho con Tự Do vừa giáo dục con đuợc" Đơn giản thôi. Con muốn đi "pạcti", giải thích mãi mà con vẫn không nghe thì ra điều kiện: bố mẹ sẽ đưa con đi, sẽ đón con về, đúng giờ, đúng giấc. Nếu con sai hẹn, thì cúp nhiều tiện nghi khác. (nguời Mỹ gọi là "grounded") Con chỉ được xem tivi sau khi làm bài xong, chỉ đuợc chơi "gêm" vào cuối tuần. Con không thể qua nhà bạn chơi mà không xin phép bố mẹ, cũng như phải đuợc phép bố mẹ nguời bạn kia. Hẹn đúng giờ đến, phải hẹn đúng giờ về. Muốn mua "gêm" hả" "Gêm" gì" có bạo lực, có đổ máu tùm lum, có xếch không" (Có những "gêm" tập cho trẻ đi hãm hiếp gái điếm xong rồi giết chết!) Thuởng cho con quà chỉ khi nào con học hành giỏi giang hoặc có cái cớ gì đấy, và không thể cho con mọi thứ mà con đòi. Tại sao lại phải son môi thâm xì" Tại sao lại phải cho con đi làm "neo", đi xỏ vòng vaò mũi, vào luỡi" Nhuộm tóc xanh đỏ có lợi gì cho việc học không"
Tóm lại, giải thích và hạn chế là phuơng pháp giúp cho trẻ biết rằng ở đời không có tự do tuyệt đối, ngoài ra lại còn trách nhiệm phải chịu nữa.
2- Theo dõi và chia xẻ với con cái những niềm vui, nỗi buồn ở truờng, ở nhàø. Có những ông bố bà mẹ suốt ngày theo con, trừ lúc con ở truờng mà thôi. Con về nhà là hỏi thăm xem con hôm nay gặp chuyện gì vui, chuyện gì buồn. Con học bài, gặp khó khăn, bố lại chỉ dẫn, nếu bố cũng bí, thì kiếm ngừoi khác giúp. Thằng nhỏ đuợc phần thuởng ở truờng, bố mẹ cũng cho con phần thuởng ở nhà. Con lỡ học kém thì giúp đỡ con, khuyến khích con, chứ không mắng chửi làm mất danh dự con. Thấy con có bạn đến nhà thì tiếp đón vui vẻ, rồi chờ cơ hội hỏi thăm con về nguời bạn đó để đóng góp ý kiến. Nguợc lại, có những ông bố cổ lỗ sĩ quá đáng, thấy con bị "D" là gào lên, la hét như giặc tới nhà. Nhiều ông cấm con không đuợc có bạn trai, dù con đã 18, 20. Có bà mẹ thấy con mang bạn gái không có nhan sắc hay học kém thì liền dè biủ, chê bai. Nghiã là cứ suy bụng ta ra bụng con cái, bắt chúng phải theo ý mình. Lúc con vào đại học, nhiều nguời ép con học theo nghề mình thích làm chúng học ná thở không vô. Phuơng pháp này xưa quá rồi, không thể áp dụng ở đây, vì khi chúng đã lớn, chúng sẽ "lẳng lặng ra đi, không cần mang vali..."
Nói chung, làm bố mẹ ở bên Mỹ này là một nghề rất căng thẳng, đúng ra phải theo học một khoá huấn luyện để lấy bằng tốt nghiệp rồi mới cho cuới nhau (") Thật ra, cũng có các khoá Dự Bị Hôn Nhân mở tại các nhà thờ, tuy nhiên, lại chưa có khoá dậy làm bố mẹ! Với những bậc bố mẹ đã trung trung rồi mới qua Mỹ, chưa có dịp sống lâu để nghiên cứu cách giáo dục con cái ở những gia đình khác, thì chỉ xin cứ giữ mấy chữ này là đủ: TÌNH THUƠNG PHẢI DỰA THEO KHOA HỌC, TỰ DO PHẢI CÓ NGUYÊN TẮC. Có thế mới mong tạo đuợc một gia đình đầm ấm, hội nhập vào xã hội mới trong khi vẫn giữ tinh thần Việt Nam.
Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,973,666
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.