Hôm nay,  

Về Hưu, Chân Trời Mở Rộng

16/02/200300:00:00(Xem: 23157)
Người viết: Trương Ngọc Bảo Xuân
Bài tham dự số 3123-730-vb60214

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles thuộc tiểu bang California. Sau đây là bài viết mới nhất của bà vói về tình yêu, niềm vui trước tuổi về hựu, được dành cho ngày Valentine.
*
Thứ bảy nầy ông bà Ba đi thăm vợ chồng người bạn, Larry.
Larry cũng là cựu quân nhân đã từng qua Việt nam chiến đấu trong binh chủng Hải Quân những năm 64, 65, 66. Năm nay y về hưu.
Nghe tiếng về hưu, bà Ba thủ thỉ với chồng:
- Ông à. Về hưu chắc buồn lắm hén. Làm cái gì cho hết ngày" Ngày này qua ngày khác tháng này qua tháng nọ... Hồi đó tui nghe ông bà già xưa ưa nói " Quan tha Ma bắt" Sợ quá!
Ông Ba nạt:
- Ối. Hơi đâu mà lo chuyện chưa tới. Tui còn làm việc ít nhứt cũng cả mười, mười lăm năm nữa à.
Larry ở tận tiểu bang Oregon nhưng y mời ông bà Ba tới gặp y ở khu Bãi Đậu RV thuộc Dome Rock, một thị trấn nhỏ cách Los Angeles đường xe cỡ bốn tiếng đồng hồ. Bốn tiếng cũng không xa, sáng đi chiều về.
Bốn giờ khuya, thức dậy pha cà phê, cầm theo xe, ông bà Ba lên đường.
Hai người bạn không gặp nhau cũng lâu lắm rồi. Ai nấy bận đi làm, chuyện nầy chuyện nọ, liên lạc qua điện thoại hay điện thư thôi. Thỉnh thoảng gởi cho nhau khoe hình của mấy đứa cháu nội.
Larry có hai đứa cháu gái tóc vàng khè đẹp như thiên thần.
Cháu nội của ông bà Ba tóc đen thui, Larry khen đẹp như tranh Tàu!
Trên đường đi ông Ba nói:
- Hai vợ chồng y ở trong xe.
Bà Ba thỏ thẻ:
- Trời ơi tội nghiệp hông. Trong xe nhỏ xíu làm sao sống"
Ông Ba cười:
- - Humh. Nói là trong xe chớ xe nầy là cái RV bự có đầy đủ tiện nghi như cái nhà chớ bộ. Tưởng ai cũng sắm được chiếc RV sao.
Dầu ổng có nói gì đi nữa bà cũng vẫn ái ngại. Làm sao mà sống được trong xe chật chội tù túng chịu gì nổi, đi cầu đi kì tắm rửa nấu nướng"
Bà hỏi nữa:
- Sao Larry về hưu sớm vậy ông" Y lớn hơn mình đâu ... vài ba tuổi chớ gì"
Ông Ba vừa nhìn vô kiếng chiếu hậu để đổi qua bên trái vừa trả lời:
- Y bị bịnh. Tâm thần.
Bà Ba ngạc nhiên:
- Cái gì" Tâm thần" nghĩa là khùng khùng điên điên phải hông ông"
Ông Ba nói:
- Bịnh hậu chiến tranh ấy mà. Ai biết. Nghe y nói vậy. Bác sĩ đã cấp giấy chứng minh y là cựu quân nhân tàn phế tâm thần, được hưởng trợ cấp 100%, mỗi tháng lãnh lương $2.300, miễn phí sức khỏe nữa.
Bà Ba thở dài.
- Mới ngày nào. Thấy như mới hôm qua!
Người thanh niên lúc nào cũng cười vui vẻ. Tóc y màu đỏ ửng, thân thể cường tráng, nhanh nhẹn. Lần đầu gặp bà Ba, lúc đó cũng còn trẻ măng mới ở Việt Nam qua, y cười, bắt tay:
- Hi. Tôi sống trong nước của cô hai năm liền. Tôi thích nước Việt Nam lắm. Tôi ăn được nước mắm nữa a. Một nước rất đẹp. Tôi có cô bạn gái tóc dài cũng như cô.
Không biết mấy năm sau nầy y có thay đổi gì nhiều không" Và bây giờ lại bịnh hoạn...
Hai ông bà chạy một mạch, chỉ ghé đổ xăng thôi.
Từ Freeway 10 East đi hướng Arizona chạy hoài chạy hoài tới Exit 11, Dome Rock thì rẻ vô. Bạn dặn cứ theo con đường đó mà đi cỡ ba miles sẻ thấy chiếc RV đậu ngó mặt ra đường, phía sau có treo lá cờ Mỹ bự, kéo theo chiếc xe Jeep màu xanh là đúng rồi.
Hơn 8 giờ. Tới nơi.
Thung lũng sa mạc. Minh mông lòng chảo. Núi bọc xung quanh. Nhìn bảng số xe là biết thiên hạ tứ xứ đổ về. Đây là chỗ người ta kêu là bãi đậu cho những chiếc xe loại RV (Recreation Vehicle) là một loại xe rất rộng lớn như xe bus. Trong xe có bếp, có giường, tủ, cầu tiêu, phòng tắm, ăng ten TV, máy sưởi máy lạnh từ trên nóc phà xuống, có máy phát điện riêng y như kiểu nhà xe (mobil home) vậy đó. Ai có chiếc xe nầy đi chơi xa sướng lắm, khỏi phải mướn phòng ngủ.
Bà Ba tưởng đâu bịnh hoạn vậy chắc Larry phải trở thành ông cụ già yếu ớt.
Không đâu. Hai vợ chồng hồng hào khỏe mạnh vui tươi ríu rít như hai con chim uyên ương.
Vợ chồng Larry nắm tay bà Ba, mỗi người một bên, lắc lia lắc lại:
- Hai người phải ở lại chơi vài ngày. Chúng tôi có đủ chỗ ngủ mà.
Ông Ba cười:
- Để lần sau. Thứ hai phải đi làm. Nếu hai người còn ở đây lâu thì tôi sẻ xin nghỉ hè để...
Chưa dứt câu, Larry mừng rỡ:
- Yes yes. Xin nghỉ hè đi tới đây rồi chúng mình cùng đi du lịch. Tiểu bang nầy biết bao nhiêu là cảnh đẹp. Có xe RV đi du lịch sướng lắm bạn ơi.
Bà vợ kéo bộ bàn ghế xếp ra đặt dưới tấm bạt căng che mát. Bà dọn cà phê dọn nước ngọt bánh mì ăn qua loa nghỉ mệt.
Hỏi thăm con cháu bạn bè củ một lúc, Larry rủ ông bà đi đào đá thủy tinh. Vợ y ở nhà lo bữa ăn chiều.
Larry có hai chiếc xe scooters bốn bánh. Bà Ba đội cái nón rơm, trèo lên ôm eo ếch chồng. Tình tứ! Hai xe thẳng hướng ra núi.
Ở đây nắng dữ lắm. Cây xương rồng đủ loại nhưng mùa nầy chưa có bông. Thấy một cây cao thiệt là cao, cành chỉa ra bà đếm, đâu được...24 nhánh. Giông giống như tượng thần Ấn Độ có mấy chục cánh tay vươn ra... Tưởng tượng tới mùa hè thì bông trổ đẹp phải biết.
Đất, đá, cát sỏi rào rạo dưới bánh xe. Hai chiếc chạy song song với nhau vừa chạy vừa nói chuyện làm bà nhớ tới thời còn học trung học, chạy xe Honda Dame cặp kè với bạn... Ôi tuổi thơ ngây...
Chiếc xe bốn bánh trồi lên hụp xuống tưng tưng.
Trời xanh biếc. Nắng đỏ. Bụi vàng. Gió hiu hiu...
Tới nơi, dựa vách núi là những tảng đá sừng sững. Chỗ nầy cách chiếc RV độ chừng một mile. Larry dừng xe lại, phát mỗi người một bộ xuổng đuct búa rồi bắt đầu dẫn bạn leo lên hai tảng đá bự vươn lên giữa vùng. Larry nói:
- Đây nầy. Ở giữa hai tảng đá nhìn chỗ nào thấy chói sáng sáng là cứ đào cứ khỏ.
Bà cảm thấy hăng hái như những ngày đi cắm trại ở suối Lồ Ồ, Thủ Đức.
A... đây rồi. Bà đút cây đụt vô bắt đầu khỏ. Khỏ khỏ cạy cạy, nạy ra một cục khều đem ra bà vừa phủi cục đá vừa la:
- A.. a... tôi đào được cục thủy tinh rồi nè. Ngộ quá ngộ quá.
Đá thủy tinh, lạ làm sao, là những cục đá màu trắng trong suốt, sáng nhấp nháy dưới ánh mặt trời. Larry nói:


- Cục đá đó hãy cầm trong tay coi, có cảm giác tê tê phải không"
Vừa nói y vừa móc trong túi quần ra một cục đá y chang cục đá bà Ba mới vừa nạy được. Larry cười:
- Đây nầy. Lúc nào tôi cũng đem theo cục đá nầy trong mình để được may mắn. Đá thủy tinh tượng trưng cho sự may mắn các bạn có biết không"
Như vậy đó, cả nửa buổi trời mê mẩn ba người vừa đào đá vừa nói chuyện. Y nói mỗi tháng tiền chính phủ trả cũng tạm đủ sống. Rồi trên chiếc xe RV nầy hai vợ chồng cứ ba tháng sống ngoài bãi sa mạc như vầy, tốn kém gì bao nhiêu đâu. Chỉ cần mua gas để nấu ăn, xăng để di chuyển từ chỗ nầy qua chỗ nọ và tiền mua thức ăn. Thỉnh thoảng đem quần áo vô máy giặt. Chẳng cần son phấn chưng diện làm chi" quần áo vài ba bộ bằng vải thun, mặc rồi giặt cần gì ủi yết" Trên xa lộ vài miles là có bãi nghỉ (rest stop) hút bồn cầu, lấy thêm nước... Chính phủ lo cho dân có đủ tiện nghi trên xa lộ mà.
Luật phạt những xe nào đậu một chỗ quá hai tuần lễ. Larry nói thì mình đậu chỗ nầy hai tuần, chỗ kia hai tuần, đi hết cái lòng chảo thung lũng nầy thì vừa đủ ba tháng chớ gì.
Bà Ba cười ngất! Bịnh tâm thần gì mà còn khôn quá cha!
Y lượm đá về mài giũa sạch sẽ để đem vô trường tiểu học có những giờ đặc biệt, chia xẻ những hiểu biết với đám học trò nhỏ...
Tháng nào về nhà xả hơi hai vợ chồng cùng ghi danh đi học nầy nọ, đi tập thể dục... Y nói mình về hưu chớ bận rộn dử lắm.
Nắng bắt đầu gắt lên. Đầy mấy bịch đá thủy tinh lớn nhỏÔ. Sửa soạn về.
Bà Ba chợt thấy bụi cây bông gòn dại, mừng húm bà bẻ liền mấy nhánh. Trái gòn đã nở tét ra, như cái bông năm cánh, gòn trắng nõn nà bung ra. Lạ hết sức. Đem về nhà chưng trong bình đẹp phải biết!
Tới nơi thì bà vợ cũng đã sửa soạn xong bữa ăn chỉ chờ ba người về là để bốn miếng thịt bò lên lò nướng.
Ôi... Thịt nướng trên lửa than, vừa lẹ vừa sạch vừa ngon miệng ăn kèm với tô xà lách trộn dầu đấm, thêm mấy trái ớt đỏ. Y nghĩ người Việt phải có cơm nên bà đã nấu thêm một lon cơm. Cả ngày leo lên leo xuống mấy tảng đá mệt mỏi ứ hự. Đói bụng. Về ăn cơm ngon chảy nước miếng! Ăn xong bốn người ngồi dựa ngửa, uống cà phê rỉ rả nói chuyện nữa.
Hoàng hôn.
Ráng chiều ửng đỏ.
Mây chiều bảng lảng.
Gió nhẹ xoay xoay.
Bà Ba nhớ cảnh trời chiều ráng đỏ trên ruộng lúa miền Nam, Châu Đốc!
Nhớ quê hương tha thiết!
Mặt trời vừa lặng thì... ngạc nhiên hết sức!
Ban ngày nghe Larry nói là trong khu vực nầy có cả ngàn chiếc RV đậu rải rác, bà cũng chẳng thấy gì nhiều cho tới khi tối trời. Nhìn xung quanh thôi hằng hà sa số đèn. Đèn của cả ngàn ngàn ngàn chiếc RV, đầy hết sa mạc nhìn mút con mắt. Có chỗ lại đốt lửa trại nghe tiếng nhạc tiếng cười vang vang sảng khoái.
Vui quá trời là vui.
Bà lại nhớ về những đêm đốt lửa trên bờ biển Cam Ranh, cũng vui như vầy.
Chỗ nầy đáng lẽ phải đặt tên là RV City giống như bến tàu đậu thì tên là Boat City vậy đó.
Thì ra có quá nhiều người chọn cuộc sống thong thả rày đây mai đó không khác gì dân tộc da đỏ ngày xưa.
Larry nói mùa đông y ở sa mạc ba tháng qua mùa Xuân, Hạ sẽ đi lên vùng núi, hồ, sông... Ở sa mạc y đào đá, lên núi y đào rêu, hoa lạ, những gốc cây hóa đá (petrified wood), khi về vùng biển thì đi đào ốc đào sò...
Hai vợ chồng không nợ nần gì ai. Bây giờ tuổi già thong thả khỏe khoắn biết bao.
Có cái nhà nhỏ ở trên Oregon đã trả dứt lâu rồi. Có chiếc xe Jeep và hai chiếc scooters đi đây đi đó và chiếc RV nầy cũng đã trả dứt, làm chủ hoàn toàn. Y nói sân nhà y là cả gia tài lượm lặt. Nghĩa là những thứ hai vợ chồng thu nhặt đem về rải lên sân cho vui mắt.
Nói là hưu trí mà họ có rảnh rang nằm ngồi ít vận động phì nộn ra đâu"
Thỉnh thoảng gởi RV cho hàng xóm để ý trông coi, lái xe Jeep qua Las Vegas thăm con cháu vài ngày. Có khi đi thăm viếng những thắng cảnh xung quanh thành phố. Khỏi lo. Ở đây chẳng ai rầy rà phá hoại xe cộ đồ đạc gì hết.
Y cho baà Ba coi nguyên một dàn máy computor, một chồng sách và cái thời khóa biểu hàng tháng.
Có khác gì lịch trình của ông giám đốc"
Y ghi đầy đủ ngày nào làm chuyện gì, đi tới đâu, đủ thứ.
Thí dụ như hôm nay sẹõ đào thủy tinh màu trắng, y giở sách ra ngay trang họ chỉ phải tới địa điểm nào... Rồi tuần tới y định đi tới chỗ nọ để đào đá màu. Hổng chừng có ngày đào được mỏ vàng!
Khuya khuya vợ chồng ông cáo từ bạn với lòng luyến tiếc.
Hẹn tháng sau sẽ trở xuống thăm và đi đào đá nữa.
Trên đường về tuy có mệt nhưng tâm hồn khỏe khoắn làm sao.
Bà Ba dựa đầu lên vai chồng, nhỏ nhẻ:
- Mình ơi em hết sợ về hưu rồi. Chừng nào hưu trí tụi mình cũng sắm chiếc xe như vậy rồi mình đi du lịch, nghe mình.
Thế mới biết, chuyện "Quan tha ma bắt" đôi khi không đúng.
Thời nào, lúc nào cũng vậy, nếu mình biết sử dụng thời giờ của mình một cách thiết thực đi đôi với tinh thần lạc quan thì... làm sao buồn được" Nhứt la,ø nếu có đủ khả năng tài chánh do sự tính toán từ trước, nếu có đủ vợ đủ chồng, đồng lòng cùng đi. Nếu lẻ bạn thì rủ anh chị em, bạn bè để cùng có lối sống về hưu hoạt động lành mạnh trẻ trung với chân trời mới mở rộng trước mắt. Khỏi cần phải nuốt thuốc cân bằng kích thích tố (menopause) hay thuốc làm giảm thần kinh căng thẳng (stress free) một bịch có cả chục viên ngẹn họng!
Về hưu mình mới có thì giờ đuổi theo những giấc mộng hồi còn trẻ chưa làm được, thí dụ như Larry khoái sưu tầm đá, ông thích chụp hình thắng cảnh, chuyện lạ còn bà mơ viết văn.
Chà. Coi bộ khi bà hưu trí, sẽ có một "mầm già văn nghệ" nổi lên như sao xẹt à.
Về hưu nhưng vẫn còn có ích lợi cho người xung quanh và cho chính mình.
Về hưu. Đâu có vô dụng. Đâu có ngồi chờ chết.
Bạn ơi đừng sợ tuổi già.
Quan Tha Ta Sướng.
Dưỡng già, một chân trời mở rộng...

Trương Ngọc Bảo Xuân
Tháng 01-2003

(*) Đá thủy tinh còn gọi là Thạch Anh, tên Mỹ là Crystal Rock. Loại đá trong suốt, hình khối, trên đầu nếu không bị gãy thì có hình tháp nhọn đầu như Kim Tự Tháp.
Đá cát từ trong lòng đất bao ngàn năm bị sức nóng nung chảy ra rồi đông lại trồi lên mặt đất nằm lẩn trong cát sỏi... Đá có cạnh sắc bén như mình cầm dao mà cắt cạnh. Có loại màu trắng, màu cam, màu hồng tùy địa điểm. Chỗ có đá trắng thấy nhiều ở Dome Rock nầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến