Hôm nay,  

Vượt Ngục Trong Tù

12/02/200300:00:00(Xem: 165540)
Người viết: PHẠM NGỌC BÍCH

Bài tham dự số 3119-726-vb20210

Tác giả Phạm Ngọc Bích đã được trao tặng giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2002. Bà đến Mỹ năm 1992, học ở Philadelphia, Pennsylvania, đậu cử nhân ngành điện tử tại đại học Drexel, từng cư trú tại tiểu bang Vermont và là kỹ sư cho hãng IBM Burlington. Trong năm vừa qua, đã cùng ông xã và em bé “thiên đô” về Nam California. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, một hồi ký đặc biệt về thời niên thiếu ở tù vì vượt biên.

Một buổi tối cuối tuần ngồi uống trà và coi video bên chồng con, tôi thấy mình thật hạnh phúc. Trong cảnh đầm ấm đó, tôi chợt nhớ đến một quãng đời tôi đã phải sống những ngày đầy cay đắng, tủi nhục. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã thay đổi mọi sự trên quê hương tôi. Từ sau ngày đó, đối với tôi bầu trời trở nên xám xịt, tiếng chim hót dường như giảm bớt điệu du dương, niềm hy vọng và ước mơ của tuổi trẻ cũng tan biến.

Miền Nam đã hoàn toàn thay đổi. Những ai có hơi hướng với "cách mạng" thì được ưu đãi, được hưởng nhiều quyền lợi. Ngược lại những người như gia đình chúng tôi bị gán vào thành phần tư bản thì phải đương đầu với những chuỗi ngày buồn tủi, luôn phải sống trong nỗi sợ hãi và phải nhận chịu những sự đối xử bất công.

Nếu biết trước được có ngày đen tối này có lẽ cũng giống như bao nhiêu người Việt khác, gia đình chúng tôi đã sớm cao bay xa chạy. Bởi đã bỏ mất cơ hội, sau này cha mẹ tôi đã phải lao tâm khổ trí và hao tốn tiền của . Toàn bộ tài sản của gia đình đã được đổi thành vàng để đút lót , chạy chữa khắp nơi, tìm mọi cách cho anh chị em chúng tôi vượt biên , mong sao chúng tôi đến được bến bờ tự do.

Hằng triệu người Việt đã bỏ nước ra đi dù biết sẽ phải trải qua nhiều gian khổ và hiểm nguy. Họ chấp nhận đói khát, bệnh tật, họ phải đối đầu với sự tàn ác của bọn hải tặc hoặc ngay cả làm mồi cho cá và nếu chẳng may bị bắt thì sẽ trở thành tù vượt biên trong các trại cải tạo. Bản thân tôi cũng đã sẵn sàng chấp nhận những bất trắc đó và cũng từng nếm mùi "cải tạo" sau những lần vượt biên không thành công..

Chuyến vượt biên đầu tiên của tôi được tổ chức tại bãi biển Vũng Tàu. Tôi cùng một nhóm người Việt gốc Hoa đi trên 2 chiếc xe buýt giả bộ như du khách trong một chuyến du lịch đi tắm biển ở Vũng Tàu. Theo kế hoạch thì đợi khi trời sập tối, mọi người sẽ lên tàu và tàu sẽ nhổ neo ra đi trong đêm tối. Những người tổ chức chuyến đi đẵ đút lót cho công an biên phòng để được làm lơ, không truy xét tàu vượt biên của chúng tôi. Tuy nhiên khó lòng rải tiền hối lộ khắp nơi. Trên đường đi đến Vũng Tàu, chúng tôi bị công an chận xe buýt để xét giấy tờ và hành lý.

Mọi hành khách đã đươcï căn dặn trước cùng khai là đi picnic tắm biển. Rủi thay, công an bắt gặp quả tang một số đồng đô la Mỹ và thuốc say sóng của một vài hành khách. Nhìn vào vẻ mặt sợ hãi và lo âu của hành khách, bọn chúng nghi ngờ đây không phải là một chuyến du lịch tắm biển bình thường. Lập tức chúngï tách rời 2 xe buýt, tra xét và gạn hỏi kỹ từng người một. Bây giờ thì mỗi hành khách khai mỗi câu chuyện khác nhau để lòi ra những sơ hở. Chuyện bị bại lộ. Chuyến đi tìm tự do đầu tiên của tôi bị thất bại. Đoàn hành khách bị bắt, tài sản có giá trị bị tịch thu và mọi người bị đưa vào giam giữ ở Đồn Cỏ May.

Tại đây tù nhân được phân công làm việc. Đàn ông đi chẻ củi, làm việc ở khu rừng đất đỏ cao xu; đàn bà nấu cơm, trồng trọt, giặt giũ và dọn dẹp. Tất cả tù nhân làm việc vất vả nặng nhọc và đổi lại họ chỉ có được phần ăn ít ỏi nấu bằng bo bo, canh rau muống hoặc bí rợ. Tù nhân chỉ được cung cấp mỗi người một ít nước vưà uống và vừa tắm rửa. Vào những ngày trưa hè nóng nực, tù nhân không đủ nước để tắm vì phải dành nước để uống. Đôi khi các tù nhân đánh lộn giành giựt từng mẫu cơm cháy. Một thời gian sau thân nhân của tù nhân phải đưa đồ thăm nuôi vào trại tù. Cộng sản chẳng có lòng tử tế gì, chúng cho tù nhân nhận quà tiếp tế thăm nuôi cốt lấy của hối lộ như thuốc lá, rượu, tiền mặt hoặc vàng. Lợi dụng lòng tham của bọn cán bộ Cộng sản, cha mẹ tôi đã bỏ tiền hối lộ để cứu tôi ra khỏi trại tù.

Lần vượt biên cuối cùng của tôi là ở miền đất đỏ Bà Rịa. Con tàu dự định chuyên chở 50 người nhưng dân địa phương phát hiện có tàu vượt biên, họ ùa lên tàu. Tình thế thật nan giải nếu không cho họ lên tàu, họ sẽ báo công an tuần tra biên phòng nên đành phải để cho họ lên tàu. Cuối cùng tàu chứa khoảng 100 người. Tàu rời bến với một hy vọng sẽ gặp tàu ngoại quốc tiếp cứu. Tuy nhiên, không bao lâu sau, thời tiết đột nhiên thay đổi, bầu trời trở nên tối đen, một trận bão bất ngờ xảy đến. Mọi người sợ hãi vừa gào thét kêu cứu vừa tìm cách thoát thân. Sau cơn hoảng loạn thì tất cả mọi người trở thành tù vượt biên.

Một lần nữatôi xuất hiện trong trại tù nữ, nếm mùi cơm khét, canh nhạt nhẽo và mồ hôi nách của tù nhân được nhốt ở một nơi chật chội và thiếu nước tắm. Trại tù được rào kín bên ngoài bằng hàng rào kẽm gai, luôn luôn được tuần tra bởi một toán lính tay cầm súng ống, mặt lầm lì với sự tiếp sức của những con chó săn hung dữ.

Lúc ở trong tù, tôi đặt niềm tin vào đấng tối thượng, mỗi đêm tôi đọc kinh sám hối, van vái đấng thiêng liêng phù hộ cho bản thân tôi sớm có ngày đoàn tụ gia đình. Nhưng tôi không chắc đấng ơn trên để ý đến tôi. Tôi biết rất nhiều thuyền nhân vượt biên thành công đã đến được miền đất tự do, thoát khỏi ách cộng sản. Còn tôi sao lận đận quá, vượt biên nhiều lần bằng đường tàu ở miền Đông, miền Tây, hoặc đường bộ qua ngã Cambodia đều thất bại cả. Đời sao bất công quá, tôi chịu nhiều vất vả lầm than, nước mắt nhiều hơn tiếng cười.

Một buổi chiềøu nọ, tôi chợt nhìn thấy cha mẹ tôi vẫy tay gọi tôi từ cổng trại tù. Từ cánh cửa sổ trại tù, nước mắt tôi cứ tuôn trào đầm đìa trên má, tôi ước muốn có được phép mầu để vượt khỏi nhà giam, chạy ào ra cửa trại ôm chầm lấy cha mẹ thân yêu của tôi và nói lời thương nhớ. Nhưng bóng dáng cha mẹ tôi đã khuất dần trong bóng tối. . .

Những ngày sống trong cảnh tù tội tôi thật buồn bã. Tuy vậy tôi phải cố sống lạc quan để còn chờ ngày đoàn tụ. Đàn bà, con gái trong trại nữ ban đêm nằm ngủ san sát nhau như cá hộp. Chúng tôi thường hát những bài hát sửa lời để chế nhạo chế độ Cộng sản và cười đùa cho quên đi những ngày tù tội. Tôi tìm đến những bạn gái nhỏ cùng trang lứa trò chuyện cho qua ngày đoạn tháng. Một trong những đề tài hấp dẫn của bọn trẻ chúng tôi về ban đêm là chuyện MA.

Một bạn gái hỏi tôi "Bồ có sợ Ma không""

"Không sợ ! Bởi vì tôi chưa từng thấy Ma", tôi nhanh nhẹn trả lời.

Một cô gái khác kể "Có một con Ma trong trại tù nữ chúng ta"

Đám con gái la hét hoảng sợ. Cô bé tiếp tục "Thật đó, một phụ nữ chết tại góc phòng, gần cửa ra vào. Thiếu phụ ấy chết vì quá thất vọng. Bóng Ma ngườiâ ấy linh thiêng lắm, thường hay hiện về khóc lóc, đòi mạng". "Hãy nhìn kìa!" cô bé chỉ vào chỗ góc phòng và tiếp lời " Không ai dám ngủ chỗ đó, hễ mà ngủ con Ma nó đẩy ra chỗ khác".

Một cô bạn tôi thách thức nếu tôi có thể ngủ yên giấc tại góc phòng tối hôm đó. Tôi nhìn chỗ "Ma ở" thật rộng rãi trong khi mọi nơi trong trại tù đều chật hẹp, đông đúc. Tôi chấp nhận và còn nhấn mạnh "Tôi có thể ngủ ở đây không những một đêm, mà ngủ cả tuần!"

Đêm đầu tiên, tôi không thấy gì cả và ngủ một cáïch ngon lành từ tối cho đến sáng. Một trong đám bạn quỉ quái của tôi phát giác tôi có đeo hình vị Phật Bà Quan Thế Âm trên cổ. Cô bé nói Phật linh thiêng có phép nhiệm mầu đuổi tà ma yêu quỉ, vì vậy mà Ma không đến gần tôi, cô đề nghị giữ dây chuyền Phật của tôi.

Đêm thứ hai, đám bạn nhỏ quan sát tôi một cạch cẩn thận, tôi vẫn ngủ yên tịnh bình thường. Sáng hôm sau, cả bọn hội họp lại và bàn luận: Ma sở dĩ không nhát tôi là vì tôi không tin thế giới âm phủ vả lại tôi không yếu bóng vía nên Ma không có phá phách. Họ đề nghị tôi phải thành tâm cầu nguyện xin cho gặp Ma. Nếu Ma không xuất hiện, lời đồn đại là bậy bạ. Tôi đồng ý.

Đêm thứ ba, tôi nhẩm miệng cầu xin nhiều lần rằng "Ma ơi, nếu Ma có thực ở thế giới vô hình, xin hãy hiển linh cho tôi gặp mặt". Rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc mơ, tôi cảm thấy có một sức vô hình xê dịch thân xác tôi đi và nói " Chỗ là này của ta sao ngươi dám đến chiếm đoạt". Tôi cưỡng lại "Đừng có pha,ù để yên cho tôi ngủ ". Cuộc giằng co giữa Người và Ma đánh thức tôi dậy, cả cơ thể tôi toát mồ hôi. Tôi không nhìn thấy Ma nhưng vị trí của tôi lúc nằm ngủ dường như cóù bị xê dịch!

Sau này tôi đã quên đi trò chơi Ma đểø tập trung vào việc tìm cách vượt ngục. Trẻ nhỏ dưới tuổi thành niên như tôi có thể đi xung quanh khu trại mà không ai để ý. Lợi dụng điểm này mỗi buổi trưa vắng, tôi cố gắng nâng vòng rào kẽm gai mỗi lúc mỗi cao hơn đủ để thân hình bé nhỏ của tôi có thể bò qua khỏi hàng rào. Tôi âm thầm thực hiện kế hoạch này, không hề tiết lộ bí mật này và chờ đợi. Thời cơ đã đến. Nhân lúc bọn cộng sản bận rộn lùng bắt thuyền nhân và tàu bè vượt biên bên ngoài trại tù, tôi nhanh chóng bò qua hàng rào kẽm gai. Aùo tôi bị kẽm gai xé rách và da thịt tôi rơmù máu vì bị gai cào.

Tôi cố gắng hết sức nhưng cũng gây tiếng động gây chú ý cho một phụ nữ ngồi gần cửa. Dường như bà ta nhìn thấy một cái bóng vượt qua bức tường trại tù, bà hoảng hốt la to "Tù vượt ngục, vượt ngục". Một người đàn ông trung niên, có dáng vóc cao với đôi chân dài nhảy qua bức tường cao, tóm lấy đầu tôi và dọa nếu tôi còn chạy sẽ đập gẫy chân tôi.

Tôi cố van nài "Chú cháu mình cùng bị ở tù, xin chú làm ơn thả cháu ra, cha mẹ cháu ở bên ngoài sẽ đền ơn chú". Chú ấy từ khước "Này bé con, tao không thể thả mày. Mày có biết thả tù vượt ngục, tội tao nặng gấp đôi. Tao còn nửa năm về đoàn tụ vợ con. Thả mày ra, tao ở tù một năm. Thôi, vào tù ở đi bé con". Chú ấy dẫn tôi đến một văn phòng ngộp mùi thuốc lá, ông "xếp" của trại tù với bộ mặt đằng đằng sát khí và vết sẹo sâu trên má, tát mạnh liên tiếp vào 2 gò má của tôi.

Hắn hỏi tôi "Này con bé, ai giúp mày chạy trốn"".

Tôi trả lời "Không ai cả, cháu chạy trốn một mình".

Hắn không tin, hỏi tiếp "Đồng bọn mày chạy thoát, bỏ lại mày hả"".

Tôi lặp lại "Cháu chạy trốn một mình, chú phải tin trẻ nhỏ không nói láo"

Gương mặt hắn đỏ gay, hắn giận dữ thét to " Tao biết mày quá, mày có thành tích vượt biên. Lần này mày to gan vượt ngục trong tù, mày có bản lĩnh lắm bé con". Hắn siết chặt mạnh cánh tay tôi, khiến tôi bật khóc.

Hắn "lên lớp" cho tôi "Mày can đảm lắm, nhưng mày cũng ngu xuẩn vô cùng. Chúng tao cho mày con đường sống, cung cấp thức ăn, chỗ ngũ cho mày. Mày lại muốn làm mồi cho các con chó săn của tao".

Tôi ngây thơ, nói với hắn" Cháu không làm điều gì sai trái, cháu chỉ muốn thoát khỏi đây, về sum họp với cha mẹ cháu, cháu rất nhớ cha mẹ cháu".

Hắn gặng hỏi "Làm thế nào mày có thể trốn thoát mà không ai giúp đỡ""

Tôi nói "Nếu chú muốn, cháu biểu diễn cách chạy trốn, không phải trong toilet như các chú đoán, mà ở trước cửa trại tù nữ".

Gã tù trưởng lập tức ra lệnh cho bộ hạ "ĐoÙng kín cửa trại".

Liền đó tôi được "hộ tống" trở lại trại tù nữ để biểu diễn cách vượt ngục, tôi nhìn thấy lố nhố các đầu tù nhân nam lẫn tù nhân nữ từ các cửa sổ trại tù. Mọi người dường như ngạc nhiên trước hành độâng trốn trại không ngờ của tôi. Tôi luồn nhanh dưới hàng rào kẽm gai, chạy thẳng đến bức tường của trại tù, leo lên các tảng đá, cố gắng vượt qua bức tường của trại. Các tù nhân vỗ tay tán thưởng, la to "Hoan hô nữ anh hùng Võ Thị Sáu".

Gã tù trưởng nổ súng, mọi người im lặng. Gã đưa tôi vô một căn phòng biệt giam. Gã nhìn vào mặt tôi, dằn từng tiếng "Tao nghe nói mày không sợ Ma, nhưng nơi đây có người treo cổ tự vận, mày vô đây làm bạn với Ma". Gã buông tay tôi ra, mở chốt cửa phòng giam và ném tôi xuống đất. Tôi chưa kịp đứng dậy, gã đã nhanh nhẹn đóng mạnh cửa lại và khóa chốt bên ngoài. Tôi nhìn thấy chỉ có một tia sáng nhỏ xuyên qua từ trần nhà tù, mọi vật xung quanh đều tối tăm, tôi ngửi mùi hôi thối của chuột chết và cảm thấy lạnh ngắt bởi hơi lạnh toát ra từ những bức tường đá. Các tù nhân thấy tôi tội nghiệp đã lén lút đem đồ ăn, thức uống cho tôi.

Trời trở nên tối dần, tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Tôi không thể nào ăn uống, tôi sợ màn đêm, sợ bị đánh đòn vì tội vượt ngục. Tâm trạng tôi hỗn độn. Tôi điên cuồng đập cửa, khóc lóc, la hét, đòi thả tôi ra. Các tù nhân ở trại tù nam thương hại tôi, họ la to cảnh cáo bọn cai tù rằng nếu để tôi sợ hãi quá mà chết trong ngục, bọn cai ngục phải chịu trách nhiệm giết chết trẻ em dưới tuổi thành niên. Quá sợ hãi và la hét nhiều, tôi mệt lử và ngất xỉu . Trong lúc mơ mơ màng màng tôi loáng thoáng nghe "mặt cô bé tái mét, phải làm hô hấp nhân tạo cứu cô bé". Sau đó tôi mơ hồ nhìn thấy một phụ nữ mặc đồng phục trắng, đắp mền cho tôi. Người ấy dịu dàng an ủi tôi "Em à, ở đây an toàn không ai làm hại đến em cả, đừng sợ".

Tôi đã ngủ say sưa, trong giấc ngủ mê tôi nghe tiếng mẹ tôi khóc nức nở khi thấy tôi bị nhốt trong phòng biệt giam. Mẹ khuyên tôi không nên dại dột vượt ngục nguy hiểm, mẹ tôi bảo dù tôi trốn thoát ra ngoài cũng khó lòng về lại Sài Gòn an toàn vì trên đường từ trại tù đến thành phố, công an dày đặc và kiểm soát gắt gao, khó lòng mà thoát được. Khi mẹ tôi ra về tôi chạy ào ra cửa, cai ngục giơ súng chận tôi lại. Mẹ tôi nhìn tôi lo lắng... Tôi bừng tỉnh dậy. Ồ! chỉ là một giấc mơ.

Sau lần tôi vượt ngục bọn cai ngục rào thêm nhiều lớp kẻm gai, tăng cường thêm người canh gác và chó săn. Tôi trở thành một tù nhân đặc biệt. Tên tôi được gọi đầu tiên khi đọc danh sách các tù nhân ra "chuồng" mỗi buổi sáng và vào "chuồng" mỗi buổi tối. Một cai ngục được chỉ định canh gác riêng một mình tôi. Mỗi cử chỉ, hành động của tôi như ăn, uống, ngủ, đi tắm hay tiêu tiểu hoặc nói chuyện với bất kỳ ai đều được tỉ mỉ canh chừng và báo cáo.

Cũng may tình trạng căng thẳng đó không kéo dài lâu. Cha mẹ tôi đã bỏ tiền đút lót, chạy chọt để xin bảo lãnh con còn ở tuổi vị thành niên, cuối cùng tôi trở về đoàn tụ với gia đình tôi. Lần thất bại vượt ngục đó khiến tôi chán nản không còn muốn tiếp tục vượt biên nữa. Tôi không còn đủ sức để "thua keo này, bày kheo khác".

Mấy năm sau, gia đình tôi được bảo lãnh đến nước Mỹ. Tôi đã đặt chân trên nước Mỹ bằng con đường khác. Hình như tôi không có số vượt biên nên sau nhiều lần thử thời vận đều bị thất bại. Tôi không biết định mệnh bắt tôi phải thất bại trong các lần vượt biên hay là không muốn cho tôi phải bỏ mạng trên biển Đông. Rời quê hương từ phi trường Tân Sơn Nhất, tôi mang theo một nắm đất quê hương để luôn nhớ về quê cha đất tổ, nơi tôi đã nhiều lần tìm cách ra đi vì không thể sống với những con người Cộng sản.

Câu chuyện Ma và chuyến vượt ngục trong tù cho đến nay vẫn còn là một cuốn phim sống động, một kỷ niệm khó quên trong quãng đời niên thiếu của tôi.

Phạm Ngọc Bích

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến