Hôm nay,  

Tĩnh Dạ Viên

09/02/200300:00:00(Xem: 247429)
Người viết: Bồ Tùng Ma
Bài tham dự số 3115-722-vb50206

Bồ Tùng Ma là tác giả được trao tặng giải bán kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai. Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan, định cư tại thành phố Glendale, hiện làm việc tại một dịch vụ di trú ở Los Angeles. Khi còn ở Việt Nam thường làm các bài thơ châm biếm chế độ một cách kín đáo đăng trên các báo, sau bị cấm viết. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Ông hớp một ngụm nước trà rồi khe khẽ ngâm:
Sàng tiền khán nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương(*)
Ngâm xong ông lẩm bẩm:
-Phải dịch ra thơ thế nào cho hay đây"
Gần một năm nay ông bỗng nhiên sính thơ Đường. Ông đã dịch được gần một chục bài và đưa cho ông sui gia xem, ông ta tấm tắc khen và khuyến khích ông tiếp tục. Ông sui gia là một ký giả kỳ cựu trước đây, lại rất thông thạo chữ Hán.
Hôm nay chỉ mới vào hè mà trời nóng kinh khủng, ông ra ngồi ngoài vườn uống trà, ngâm thơ và dịch thơ, để ngày mai còn đem khoe với ông sui gia. Ông thích bài "Tĩnh Dạ Tứ" này của Lý Bạch vì nó đơn giản và hợp với tâm trạng ông. Ông đã lấy hai chữ "Tĩnh Dạ" để đặt tên cho khu vườn sau của căn nhà mà ông mới tậu tại Glendale. Glendale là một thành phố khá yên tĩnh. Nơi đây có nhiều khu vực không có đèn đường. Ban đêm vào một nơi nào đó trong góc đường Maples và Verdugo, người ta có cảm tưởng như thành phố bị mất điện. Aét hẳn ông Thị trưởng muốn khoe rằng thành phố của ông là nơi an toàn nhất nước Mỹ, không kẻ gian nào dám lợi dụng bóng tối ở đây để làm chuyện phi pháp. Dù sao cái vẻ thâm u này đã làm đẹp thêm và làm ý nghĩa thêm những ngọn đèn, những bức tượng, những hình vẽ và những đoá hoa được trang hoàng trong các dịp lễ như Halloween và Giáng Sinh. Còn đêm nay, vẻ thâm u lại làm cho ánh trăng thêm sáng và thêm huyền ảo trong khu vườn. Mỗi lần ra vườn ông tưởng chừng như mình đang ở Việt Nam vì nó có đủ các loại cây thường có ở Việt Nam như quýt, ổi, mai, đào. . . ; vì các cây trong vườn có những cành lá sum sê do sự thiếu coi sóc, giống như một khu vườn nào đó ở vùng quê Việt Nam. Khu vườn đã làm cho ông nguôi ngoai phần nào nỗi thương nhớ quê nhà và bạn bè thân thuộc đang còn ở Việt Nam.
-Hi, ba!
Hai vợ chồng đứa con trai út vừa đi đâu về. Họ chào ông và ôm nhau đi vào nhà. Họ là đôi vợ chồng trẻ mới cưới. Bất cứ lúc nào, ngay cả khi đi và ngay cả khi chạy vì một lý do gấp gáp nào đó, họ cũng như dính vào nhau.
-Ngộ nghĩnh thật! Ít ra mỗi ngày chúng cũng ở bên nhau một đêm, vậy mà. . .
Ông nhớ đến ngày ông lấy vợ. Thời kỳ trăng mật lúc ấy sao mà khổ. Vợ ông phải dọn dẹp nhà cửa đến hai giờ sáng; còn ông thì say rượu mê man đến trưa hôm sau vì không quen uống.
-Mới có 9 giơ màø . Mầy đến đây mà thưởng trăng. Đến đây mà xem khu vườn. . .
Người con dâu đang nói chuyện điện thoại với ai đó, bỗng ngừng lại hỏi ông:
-Ba vừa đặt tên khu vườn là gì con quên mất"
-Tĩnh Dạ Viên.
-Mầy đến đây mà xem "Tĩnh Dạ Viên" của ông già. Mầy không thể tưởng tượng được nó như thế nào đâu. Đến đây mầy sẽ dứt bỏ mọi nỗi ưu phiền của đời sống Mỹ vì khi ở trong vườn mầy sẽ không thấy. . . nước Mỹ, mà nước Mỹ cũng không thấy mầy.
Nghe người con dâu nói ông bật cười. Ông quý cô ta về sự hồn nhiên và linh hoạt. Cô ta lại thông thạo cả hai thứ tiếng Việt và Anh . "Con nhà văn, nhà báo có khác; ai như chồng nó, một tiếng Việt cũng không viết cho ra hồn".
Ông mãi nghĩ ngợi quên cả việc dịch thơ. Chừng 10 phút sau có tiếng chuông ngoài cổng. Người con dâu chạy ra mở cổng rồi cùng vào với một cô gái. Cô gái khá xinh nhưng theo ông, ăn mặc như thế là thiếu đứng đắn: cái quần tụt xuống quá rốn, cái áo chỉ vừa đủ che ngực.
-Nếu không có cái mông lớn, e rằng. . .
Ông không dám nghĩ tiếp, cảm thấy xấu hổ vì đã để ý hơi nhiều đến việc ăn mặc hở hang của một cô gái đáng tuổi con cháu.
-Hi, bác!
Ông gật đầu chào đáp lại cô gái và tránh nhìn cô ta. Người con dâu và cô gái nói cười tíu tít rồi cùng nhau đi dạo khắp vườn. Một lát sau họ ngồi gần chỗ ông nhỏ to thì thầm. Họ nói với nhau bằng tiếng Việt, thỉnh thoảng lại chêm vài câu tiếng Anh. Cô gái có vẻ mơ màng nhìn lên trời, chỗ mặt trăng tròn vành vạnh vừa nhô lên sau một ngọn cây mai cao nhất trong vườn:
- Nhìn cây mai tao bỗng nhiên nghĩ đến Tết. I wonder why Tết lại không có trăng. Thử tưởng tượng mọi người chờ trăng lên để đón giao thừa. That's great!
-Nếu thế bao nhiêu vẻ đẹp đều dành cho Tết hết sao.
-Bộ Tết trời đẹp lắm sao. Tết ở quê tao có khi mưa phùn gió bấc, trời lạnh căm căm, không ai dám đi đâu cả. Tao mà có quyền dời ngày Tết , tao sẽ dời ngay. Trể một tháng là vừa.
-Như thế mất hết ý nghĩa cổ truyền.
-Forget it!
Cô gái nói xong, ngừng một lát rồi liếc nhìn ông nói:
-Ông già chắc hồi trẻ handsome lắm.
-Suỵt!
-Tao nói gì đâu mà "suỵt". Phải không bác"
-Phải.
Ông trả lời một cách miễn cưỡng. Theo ông, khen ông hồi trẻ đẹp trai cũng như nói bây giờ ông xấu xí. Vả lại, ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" của ông, điều đáng quan tâm là già hay trẻ chớ không phải xấu hay đẹp. Cô gái ngạc nhiên thấy mình khen một câu như thế mà ông có vẻ như không thích. Cô ta với tay bức vài ngọn lá quýt rồi lại vứt đi, bứt rồi lại vứt đi. Trong ánh trăng sáng ông thấy đôi mắt cô xa xăm như đang nghĩ về một điều gì đó không phải ở đây. "Phải, ở đây thì có gì đáng để nó bận tâm, ngay cả môt câu khen như vừa rồi mà nó cũng nói một cách quá tự nhiên, xem mình như một ông già lụm cụm, không phải là một người đàn ông mà nó thấy cần phải e thẹn giữ gìn". Ông nghĩ vậy và thấy ác cảm với cô gái.
-Sao" Mầy gặp hắn hồi nào"
Bỗng nhiên người con dâu hỏi nhỏ, gần như thì thầm nhưng ông vẫn nghe được.
-Lâu rồi.
-Hắn nói gì không"
-Nhớ mầy .


Ông thấy một nổi thất vọng đau đớn dấy lên trong lòng y hệt cái lần ông ở trong trại cải tạo và nghe đồn có người muốn ve vản vợ ông ở bên ngoài. Ông liếc nhìn người con dâu. Cô ta với tay bứt vài ngọn lá quýt rồi lại vứt đi y hệt như bạn cô. Đôi mắt cô ta cũng xa xăm như nghĩ về một điều gì đó không phải ở đây. "Không lẽ ở đây cũng chẳng có gì đáng để nó bận tâm sao" Còn chồng nó nữa mà!" Ông nghĩ thế và thấy nỗi đau đớn thất vọng càng lúc càng lớn thêm lên.
-Bye, bác!
Ông giật mình nghe tiếng chào từ biệt của cô gái. Ông gật đầu, lầm lũi bước vào nhà.
Trong phòng riêng ông cố dỗ giấc ngủ nhưng không tài tào chợp mắt được. Ông ngủ muộn nhưng hôm sau vẫn thức dậy sớm. Căn nhà rộng thênh thang và vắng vẻ. Vợ ông về Việt Nam chưa qua, cậu con trai và cô con dâu đã đi làm từ lâu. Ông định tiếp tục dịch bài "Tĩnh Dạ Tứ" nhưng cụt hết hứng. Ý nghĩ ông lại trở về với mấy lời to nhỏ của người con dâu và cô bạn khi hôm. "Xinh như nó làm sao không có bạn trai trước khi lấy chồng. Nhưng mà. . . nhưng mà sao nó lại giao thiệp quá thân thiết với con bạn vừa rồi, một loại gái không đứng đắn". Ông lẩm bẩm rồi không biết làm gì hơn là ngồi đợi mọi người trở về nhà, nhất là đợi người con dâu
Như thường lệ, người con dâu trở về nhà trước chồng nửa giờ.
-Hi, Ba.
Cô ta chào xong, lật đật vào phòng riêng làm gì đó chừng 20 phút, xong chạy ra với cái túi nhỏ trên tay. Đứng ngẫm nghĩ một lát cô lại chạy vào ngồi trên giường dùng điện thoại cầm tay gọi ai đó. Ông ngồi trên sô-pha làm bộ đọc báo để quan sát người con dâu. Đầu cô ngoẹo qua một bên; miệng chúm chím cười và thỉnh thoảng trề môi dưới ra như đang nũng nịu; mắt cô khi thì sáng lên, khi thì mơ màng.
Ông đứng dậy, giả vờ đi ra vườn rồi vòng vào cửa sau, đến gần chỗ người con dâu. Từ trong phòng tiếng cô ta vọng ra, tuy nhỏ nhưng cũng làm cho ông vừa đủ nghe.
-Không, em không chịu đâu! Bãi biển đông người lắm.
-. . .
-Vậy hả cưng"
-. . .
-O K! Bye!
Ông vội vàng rời chỗ.
Người con dâu hấp tấp ra khỏi phòng với cái túi nhỏ trên tay.
-Bye, Ba!
Ông chạy đến đưa tay ngăn cô ta lại, như ngăn một đứa trẻ sắp chạy ra con đường đang có nhiều xe cộ:
-Con đi đâu vậy"
-Con đi một lát rồi về ngay.
-Con đừng đi được không"
-Ba cần gì con hả"
-Không.
Ông lắc đầu, lảo đảo đi đến sô-pha ngồi phịch xuống:
-Lớp trẻ ở Mỹ, lớp trẻ ở Mỹ. . .Con nhà văn nhà báo thì có khác gì. . .Mình đã lầm. Nhìn con bạn của nó cũng đủ biết. "Hảy bảo cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào" quả thật không sai.
Người con dâu vội vàng chạy ra xe.
Ông ngồi một lúc rồi cũng lấy xe lái đi. "Đi đâu bây giờ" Phải chi mình biết nó đi hướng nào để đuổi theo". Ông cho xe chạy vòng vòng một lúc rồi lại quay về. Vì hôm qua mất ngủ nên khi về nhà ông làm một giấc khá lâu với những cơn mơ chập chờn mà ông không nhớ rõ, chỉ biết là những cơn mơ rất khó chịu, gần như ác mông. Ông nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường. Đúng nửa đêm. Trong phòng bên có tiếng cười đùa của đứa con dâu và chồng nó. Hình như chúng đang rượt đuổi nhau trong phòng. Thỉnh thoảng ông nghe người con dâu cười rú lên như bị ai cù vào người. "Chúng làm gì mà thức khuya thế. Ngày mai Thứ Bảy nhưng chồng nó phải làm phụ trội mà". Bỗng nhiên ông cảm thấy người con dâu giả dối và ác độc. "Nó có thể đùa như thế với hai người đàn ông một lúc sao". Ông hận đứa con dâu và tội nghiệp cho đứa con trai.
-Có nên nói thật cho nó biết không" Không lẽ một đứa thông minh và tinh tế như nó lại không biết vợ mình đang ngoại tình sao. Ít ra nó cũng biết vợ mình đang có điều gì khác lạ chứ. Hay nó đã biết nhưng tự đánh lừa, cũng như mình đã tự đánh lừa mình khi mới vào trại tập trung rằng chỉ học tập vài tháng rồi về, để nuôi hy vọng, để sống cho đến hôm nay. Thôi cứ mặc kệ chúng nó. Thằng con mình không biết gì cả nhưng cảm thấy hạnh phúc là được rồi. Điều quan trọng là hạnh phúc hay đau khổ, chứ không phải là biết hay không biết.
Ông an tâm chợp mắt ngủ được một lát, nhưng khi tỉnh dậy ông lại bị dằn vặt:
-Đâu phải đơn giản như mình nghĩ. Nếu nó. . . có thai, mà cái thai không phải là cháu mình thì sao. Nó có biết cách ngừa không"
Ông thấy mình đi quá xa nhưng rồi ông nghĩ không phải là mình không có lý.
-Ừ, nếu vậy thật là một đại hoạ cho gia đình, kéo theo biết bao nhiêu điều bất hạnh khác.
Ông mệt quá thiếp đi không một cơn mộng mị. Khi thức giấc ông thấy trời đã sáng tỏ, ánh mặt trời từ khung cửa sổ hắt vào làm thành một vệt hình chữ nhật lớn dưới chân bức tường trước mặt. Ôâng mở cửa phòng nhìn ra. Người con dâu đang ngồi trên sô-pha dùng điện thoại cầm tay nói chuyện với ai đó. Đầu cô ta ngoẹo sang một bên, đôi mắt long lanh, miệng chúm chím cười với cái môi dưới trề ra như nũng nịu. Ông vội khép cửa lại rồi theo một cửa khác ra khỏi phòng, đến núp sau một bức tường sát chỗ người con dâu đang ngồi. Ôâng nghe có tiếng cô ta cười, tiếp theo là tiếng nói:
-Sao hồi hôm nói rồi mà còn đòi. Nghỉ đi chơi ngoài một bữa đi!
-. . .
-Vậy thì ở đâu"
-. . .
Người con dâu bỗng cười rú lên như bị ai cù vào người rồi nói:
-Hay, hay lắm! Vậy mà em nghĩ không ra. Nhưng ông già cứ ở ngoài "Tĩnh Dạ Viên" hoài, làm sao mà. . .
-. . .
-Suỵt! Thôi, trưa nay về nhà rồi tính sau.
Ông vội vàng rời chỗ núp, trở về phòng, vừa đi vừa cố nhịn để khỏi bật ra tiếng cười lớn.
Ôâng vội vàng thay áo quần, bỏ vài thứ lặt vặt và quyển Đường Thi vào cái túi nhỏ rồi bước ra khỏi phòng.
Người con dâu hỏi:
-Ba đi đâu vậy"
-Ba đi xuống cô Thảo chơi, mai mới về. Đi đâu nhớ khoá cổng cẩn thận
Nói xong ông sang sảng ngâm:
Trước sàng thấy ánh trăng loang
Mà lòng cứ ngỡ như làn sương rơi
Ngẩng đầu trăng vẫn sáng ngời
Cúi đầu nhớ lắm
quê nơi nghìn trùng
Phải nhờ anh sui sửa lại mới được. Nhưng dù sao thì dịch thoát ra nghe cũng êm tai hơn là câu nệ dịch từng chữ theo nguyên văn.

Bồ Tùng Ma

(*)Thấy ánh trăng trước giường nằm
Cứ ngỡ trên mặt đất sương rơi
Ngẫn đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu lại nhớ quê cũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,338,586
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.