Hôm nay,  

Ăn Tết Con Ngựa Đón Tết Con Dê

02/02/200300:00:00(Xem: 140979)
Người viết: LÊ HIỀN
Bài tham dự số 3113-720-vb20203

Lê Hiền là tác giả đã được trao trặng giải thưởng đặc biệt với nhiều viết về nước Mỹ xuất sắc. Ông hiện cư trú và làm việc tại Irvine. Sau đây là bài viết mới của ông về ngày Tết nguyên đán tại Little Saigon.
*

Như mọi năm gần đến ngày Tết trước đó 3 tuần tôi mua một lô báo xuân về cho hai vợ chồng đọc. Mục trước tiên vợ tôi mở là số mạng cho năm nay. Đang coi mục sớ táo quân hấp dẫn tôi bị gọi giật ngược.
- Anh, tử vi nói năm nay anh được lên chức.
- Vậy à. Tôi trả lời cho có lệ.
- Anh à, tử vi nói năm nay anh coi chừng bị sức khỏe không tốt.
- Em ơi, cái này anh nghe em nói từ năm ngoái cơ mà, sao năm nay vẫn còn vậy.
Điệp khúc này của bà xã năm nào tôi cũng được nghe đi nghe lại đến thuộc làu, mở miệng ra là tôi biết bà muốn nói gì rồi.
- Năm nay tử vi nói em phải coi chừng tiền bạc, nhưng sức khỏe thì tốt.
- Thì phải rồi anh phát tài còn em thì ra tiền như vậy là đề huề, nhà mình tiền bạc không thay đổi. Còn em phải khỏe mạnh để chăm sóc anh chứ.
Tôi tiếp tục mớ báo xuân coi về những bài viết nói về các chú ngựa háu đá. Những bài viết nói về Tết bên nhà thời xa xưa ở Hà Nội và Saigon. Bà xã đang coi tiết mục tử vi bên kia lâu lâu lại "ý a" bên này tôi lại phải "ờ há, vậy à" để cho có nhịp điệu.
Năm nào cũng vậy như một thói quen và có lẽ cũng tin như thế, bà xã đi chợ mua trái mãng cầu, trái dừa, đu đủ, trái xoài rồi trưng bày bỏ vào cái đĩa lớn để ngay trên bàn ngoài phòng khách. Tôi nói năm nay em phải mua thêm trái cây nào có chữ "dư" để tiền bạc dư giả thêm, chứ "cầu vừa đủ xài" thì buồn quá. Ngoài những trái cây "cầu vừa đủ xài" này, bà xã còn lựa loại hoa mai vàng bằng giấy, ngồi tỉ mỉ mấy tiếng đồng hồ công phu cắm và trưng bày rồi cũng để trưng ngay phòng khách. Trái quất sai quả mua ở chợ 99 ranch cũng được mang về để cho có thêm vẻ Tết.
Về món ăn cho ba ngày Tết, bà xã cũng đã làm khoảng 8 hay 9 lọ dưa món, một phần để ăn và phần khác đem biếu, giò thủ cũng được chiếu cố. Tai heo cũng đã được mua sẵn, cộng thêm một lô với gia vị phụ tùng. Đầu tiên tai heo được luộc khoảng hơn tiếng đồng hồ, vớt ra ngoài để nguội, rồi cạo sạch những lông lá bám chung quanh vành tai. Kỳ này ông trư bát giới có lông hơi nhiều cho nên tôi phải phụ thợ cạo hơi mệt, phải cạo sạch hết nếu để dính dù chỉ một ít lông cũng mất ngon. Sau khi những miếng tai heo được cạo sạch tôi định cắt, mới cắt được một miếng bà xã la liền "anh cắt như vậy là mất ngon rồi" tôi mừng rỡ vì khỏi phải cắt thịt đưa cho bà xã thái thành từng miếng nhỏ vừa phải, sau đó gia vị được ướp.
Trước khi xào tai heo, tôi phải đi chợ mua những lon mía hộp, bỏ ruột mía ra ngoài và giữ lại những cái lon nhôm được cắt bỏ hai đầu nắp. Sau khi mọi thứ sẵn sàng, bà xã bắt đầu xào tai heo, mùi thơm ngất lên ngậy mũi. Những tai heo được dồn vào bao nhựa để sẵn trong lon nhôm, tôi có nhiệm vụ nén thật chặt cho ráo hết mỡ, xong gói vào giấy buộc dây thật chặt một lần nữa cho mỡ hoàn toàn ra hết, sau đó kiếm bao gạo 50 Lbs đè lên trên mặt lon nhôm, chờ cho đến ngày hôm sau mới được tháo ra để cho giò thủ dính chắt lại ăn mới ngon miệng.
Ngày kế giò thủ đã thành hình được gói lại lớp giấy mới bằng những sợi dây màu đỏ rồi để vào trong tủ lạnh. Thế là nhà đã có dưa món và giò thủ để ăn Tết.
Trước đó một tuần bà xã đã mua một số bánh mứt kẹo, bánh chưng để sửa soạn đi chúc Tết họ hàng quanh vùng Little Saigon. Thế là xong cái Tết được sửa soạn đầy đủ và gọn gàng, chỉ thiếu có pháo đốt nữa là hoàn hảo. Mặc dù có tin tức không tốt về kinh tế Mỹ nhưng bà con Mỹ gốc Việt vẫn nườm nượp mua sắm cho 3 ngày Tết, nghèo thì nghèo chứ 3 ngày Tết thì phải cho nó xôm tụ. Đi trên đường Bolsa tôi thấy không khí Tết thật là tưng bừng, từ chợ ABC, chợ 99 Ranch market, chợ Mai Kông, chợ Tân Mai, Chợ Bolsa, Little Saigon. Những cành mai, cành đào, khoe màu, khoe sắc. Bánh mứt kẹo thì khỏi nói đủ loại.
Chúng tôi ghé vào chợ Little Saigon mua một ít bánh, mứt, kẹo, hạt dưa. Tôi để bà xã ở chợ tạt ngang qua tiệm bán đĩa nhạc mua một CD Xuân và một băng video Xuân để nghe và coi cho có hương vị ngày Tết. Từ ngày có đĩa hạt đưa trên bàn trong phòng gia đình, bà xã tôi vừa coi tin tức hay phim vừa kẻ hạt dưa lách tách, hạt dưa bùi ngon khiến bà ăn không ngừng nghỉ, chỉ khi nào tôi nói đi ngủ thì mới chịu ngưng lại mà miệng thì vẫn thòm thèm. Hạt dưa tôi cắn được có vài hột mà cứ bị nát lên nát xuống chán quá tôi bỏ ngang không thèm ăn nữa, để một mình bà xã tha hồ tách tách. Tôi thì chỉ có thích món mứt dừa, đi ra đi vô lại bốc vài miếng bỏ vào miệng nhai nhai, có lúc đứng lên nhiều quá mỏi chân tôi bèn bưng nguyên hộp mứt dừa vừa ngồi ăn vừa coi truyền hình như ăn popcorn trong rạp chiếu bóng.
Cả ngày 30 tết tôi để đĩa nhạc mới mua được chạy đi chạy lại, đến tối mở băng video coi tiết mục ca hát về xuân. Trước đêm giao thừa tôi đem bà xã đi xin xăm ở chùa Việt Nam trên đường Magnolia. Chờ các con ngủ xong hai vợ chồng đi đến chùa, bà xã cũng cầm hộp chứa thẻ xâm lắc lắc để cho thẻ xăm rớt xuống đất, rồi đến đổi lấy giấy ghi các lời tiên đoán tử vi và vận mệnh cho năm tới. Tôi thì không chú trọng đến điều này lắm, bởi vì tôi nghĩ không nên biết trước vận mệnh của mình làm gì, để cho những dự đoán xảy ra bất ngờ thì có lẽ vui thú hơn.
Tối đêm giao thừa chờ mọi người đi ngủ tôi lặng lẽ sửa soạn những bao lì xì cho mấy nhóc nhỏ và bà xã. Sáng sớm mùng 1 tôi đã dậy sớm vừa ngồi coi tin tức trên đài truyền hình vừa đọc báo xuân, bà xã trong phòng nói vọng ra:
- Mấy đứa đâu ra chúc tuổi bố để lãnh tiền lì xì.
Mấy đứa lục đục kéo ra
- Chúc mừng bố năm mới mạnh khỏe để nuôi mẹ và chúng con dài dài.
Tôi đã sửa soạn sẵn mấy bao lì xì đỏ đã để sẵn tiền trong đó, rồi đưa mỗi đứa một phong bì. Tôi cũng không quên đưa bao lì xì cho vợ tôi để lấy hên đầu năm.
- Chúc mừng năm mới các con, sang năm mới ngoan ngoãn và học hành giỏi hơn năm cũ.
- Mấy đứa sửa soạn chúc Tết ông bà ngoại. Tôi gọi phone xuống chúc Tết ông bà ngoại, sau những lời chúc Tết của tôi, tôi đưa phone cho từng đứa chúc Tết.
- Con chúc ông bà ngoại mạnh khỏe.
- Con chúc ông bà ngoại nhiều tiền để còn lì xì cho chúng con.
Sáng sớm thứ bảy, cả nhà sửa soạn đi đón xuân tại hội chợ. Sau khi bà xã cắt bánh chưng với giò thủ và món dưa món cho cả nhà ăn uống, khoảng 10 giờ cả gia đình đi bộ ra công viên Garden Grove mất chừng 10 phút để đi hội chợ Tết. Hội chợ Tết đã được thành phố Garden Grove dành cho sinh viên tổ chức.


Trên đường Westminster khúc Magnolia và Brookhurst kẹt cứng xe cộ. Xa xa từ bên này đường Westminster tôi đã thấy cổng đầy nghẹt những người ra vào cổng Tết, con đường Westminster tấp nập lũ lượt người đổ về vui xuân, già trẻ lớn bé, những bộ áo vest của các cụ đến những chiếc áo dài xinh xắn của các cô gái, thỉnh thoảng tôi cũng thấy một vài cô gái Mỹ trắng cũng đóng bộ áo dài thướt tha đi hội chợ Tết. Đến cổng chúng tôi xếp hàng mua vé, cộng đồng Việt ở Mỹ đã 27 năm nên việc xếp hàng trong trật tự đã trở thành nếp sống tự nhiên lúc nào không biết, không có những cảnh chen lấn. Mất khoảng 20 đồng cho một cuộc du xuân cả gia đình kể cũng còn quá rẻ. Sau khi có vé vào được cổng tôi đưa mỗi đứa một ít tiền để chơi những trò chơi trong hội Tết.
Còn tôi và bà xã thì kiếm những quán ăn để mở hàng, tiệm đầu tiên tôi đến là hàng bán bắp nướng, tôi trét một ít mỡ hành lên bắp nướng, vừa thưởng thức món bắp nướng mà tôi thích vừa nhìn lên khán đài coi có những chương trình gì bắt đầu. Sau món bắp nướng là món đu đủ bò khô tôi ưa thích cũng không kém. Bà xã thì thích món nem nướng, thịt nướng.
Ăn xong mấy món ăn chơi, vợ chồng tôi dung dăng dung dẻ đi một vòng các gian hàng chợ Tết coi năm nay có gì lạ, trước khi đi cũng không quên dặn mấy đứa con đợi ở gian hàng chơi game. Đến gần khán đài đã có sẵn một số khán giả khá đông gồm nam phụ lão ấu ngồi trên các hàng ghế ngang dọc, các MC giới thiệu chương trình gồm có thi hoa hậu áo dài và thi đấu võ. Cô ca sĩ ca bài "Xuân yêu đương" để giúp vui đồng bào đi vui xuân, chúng tôi dừng lại nghe hết bản nhạc, xong tiếp tục đi vòng qua phía bên khán đài. Đi một hồi tôi tạt ngang qua gian hàng thi đấu cờ tướng, vừa lúc bàn cờ bắt đầu. Tôi nói vợ tôi để tôi coi đấu cờ một lát cái đã cho đỡ cơn ghiền. Sau 10 nước đi hai bên đã hình thành thế trận pháo đầu mã 7 công bình phong mã chốt 7. đúng là các tay cao thủ vào chung kết có khác, nước cờ đi chắc nịch và kín, xe pháo mã lúc nào cũng như keo dính đi sát với nhau. Dù có giỏi đến mấy trận chiến phải có hồi kết thúc, sau một hồi thì quân bên xanh còn hai chốt còn bên đỏ thì còn có trơ chọi quân mã và tướng, đến đây hai chốt cứ tà tà dồn tướng vào chân tường. Tôi kiếm bà xã đang ở gian hàng trưng bày hoa và tranh ảnh, rủ đi mua khô mực ăn, trời về chiều lành lạnh ăn khô mực thật hết xẩy, tôi ghé gian hàng mua con khô mực bằng bàn tay giá 5 đồng, đứng chờ mùi khô mực nướng theo gió bay tới mùi ngào ngạt khiến tôi nuốt nước bọt hoài, lấy con khô mực tôi bẻ làm đôi đưa cho vợ một nữa, vừa ăn vừa nhìn lên khán ăn thưởng thức tiếp những tiếng hát của các ca sĩ. Ăn uống ngoài trời chợ Tết thật thoải mái, không có sợ ai nhìn mình mà dám chê bai là ăn vặt, vì mọi người đều như thế cả, có những lúc như thế này con người ta mới sống thật và không cầu kỳ.
Nhìn cảnh vui xuân và các gian hàng, tôi nhớ lại cách đây 3 năm để chiều lòng bà xã, chúng tôi mở gian hàng bán thịt nướng trong dịp Tết cũng ở khuôn viên Garden Grove này. Bà xã sửa soạn món thịt nướng rất công phu cả mấy tuần trước, gọi mướn gian hàng mất gần 600 đồng cho 3 buổi thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật, 3 đứa nhỏ rất vui vẻ ra phụ bố mẹ bán hàng và thịt nướng. Trời đổ mưa vào tối thứ sáu và thứ bảy nên số thu vô không được nhiều, qua ngày chủ nhật trời lạnh nên số bán vọt lên cao, tổng số chúng tôi được lời rất nhiều, nhữngg hơn một trăm gì đó may mà không lỗ nhưng không bỏ cái công bỏ ra cho 3 ngày, từ đó vợ tôi đòi bon chen đi bán gian hàng chợ Tết tôi gạt phăng ngay.
Mấy đứa nhóc hỏi năm nay tôi có đi chúc Tết họ hàng không. Tôi hỏi chi vậy, mấy đứa nhao nhao nói để có tiền lì xì. Ngày chủ nhật tôi chở cả nhà đi chúc Tết họ hàng. Gần đến nhà bà bác vợ tôi đã nhắc mấy đứa nhỏ trước, nên vừa vào đến cửa, chúng nó đã nhao nhao.
- Chúc mừng năm mới chúc ông bà mạnh khỏe.
- Ông bà chúc lại các con ăn mau chóng lớn, nghe lời cha mẹ, học hành giỏi dang, để bà cho tiền lì xì các cháu. Bà bác lấy bao đỏ đưa cho từng đứa.
- Cám ơn ông bà.
Bà xã đưa cặp giò thủ đem biếu hai bác, hai bác tỏ ra rất thích giò thủ nhà tôi làm. Hai vợ chồng tôi ngồi thưa chuyện, chuyện thời sự nóng bỏng, chuyện công việc, chuyện nhà cửa đang lên cơn sốt. Lâu lâu tôi uống ngụm nước trà và ăn một ít mứt dừa hay kẹo đậu phọng.
Chúng tôi đi một vòng chúc tết vài nhà khác rồi trở về nhà. Không nhịn được, ở trên xe mấy đứa mang mấy bao lì xì ra đem coi được bao nhiêu. Thằng lớn la:
- Daddy, con có đủ tiền mua thêm game mới cho PS2 Station.
Vừa về đến nhà có tiếng điện thoại reo, cô con gái bắt phone, nói có cậu út gọi xuống.
- Chúc anh chị và các cháu dồi dào sức khỏe và tiền vào như nước.
- Chúc hai em và các cháu năm con ngựa mạnh khỏe, tiền vào như nước tiền ra nhỏ giọt. Chơi stock thì lên vù vù.
Cậu út em trai bà xã tôi qua Mỹ năm 9 tuổi, năm nào cũng gọi xuống để chúc tết.
Tối đến, bàn bầu cua cá cọp đã được tôi sửa soạn trước, tôi là nhà cái còn mấy đứa nhỏ đặt tiền. Chờ chúng đặt tiền xong tôi lắc, hộp sóc bầu cua là cái dĩa đựng rau và tô xe lửa ăn phở. Mở tô ra tôi la lớn 2 con tôm một con cua. Đứa nào ăn thì cười khoái trá, còn đứa thua thì xịu mặt xuống. Chả bù với tôi hồi nhỏ có được đồng tiền lì xì nào là đem cúng cho mấy bàn bầu cua cá cọp thứ thiệt hết trơn. Vậy mà thấm thoát tôi đã trải qua 22 cái Tết trên xứ Mỹ, người Việt càng qua đông thì lễ hội mùa xuân càng khởi sắc ở vùng Little Saigon.
Cái Tết trên đất Mỹ dù có thay đổi thế nào đi chăng nữa vẫn còn giữ được những nét chính: chúc Tết, lì xì, đi chợ xuân, đi hội chợ tết, mua sắm bánh mứt kẹo hạt dưa, cây mai, cây quất cây đào vẫn không thể thiếu được. Đó là những văn hóa cổ truyền Việt Nam mà lớp trẻ dù có đẻ ở Mỹ vẫn cảm thấy thú vị để chào đón mừng Xuân.
Bây giờ gia đình tôi cũng đang sửa soạn đón cái Tết con dê như năm con ngựa vừa qua, dù có dọn xuống Irvine hơi xa trung tâm Little Saigon một chút khoảng nữa tiếng đồng hồ. Tuần qua tôi cũng đã đi mua 3 tờ báo xuân: Việt Tide, Hồn Việt và Việt Báo. Cũng như năm ngoái, bà xã mở tiết mục tử vi coi vận mệnh hai vợ chồng ngay. Năm nay bà xã còn có mục hơi mới một chút, nói về phong thủy.
- Em thấy nhà đối diện (cũng là người Việt Nam) có treo gương bát quái chiếu qua nhà mình. Mình chắc cũng phải mua cái gương bát quái lớn hơn để chiếu lại chứ anh.
- Thôi em, người ta tin thì để họ làm, chứ chẳng lẽ mìnhï mua cái gương bát quái lớn hơn chiếu lại rồi họ lại mua cái gương bát quái lớn hơn mình chiếu lại mình, thì không biết bao giờ cuộc đua chiếu gương bát quái mới chấm dứt. Chuyện không đi đến đâu mà người Mỹ biết được thì họ cười cho thúi mũi.

Lê Hiền
Xuân Quí Mùi 2003

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,980,701
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến