Hôm nay,  

Tết Ta Xứ Người

02/02/200300:00:00(Xem: 128876)
Người viết: ÔNG VĂN QUYỀN
Bài tham dự số 3110-717-vb60131

Tác giả Ông Văn Quyền định cư và làm việc tại Westminster, Nam California, nơi có Little Saigon, thủ phủ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông ôn lại về cảnh Tết ngày càng đông hơn, vui hơn tại Little Saigon. Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ mong sẽ nhận thêm những bài viết mới về Tết Quí Mùi đang bắt đầu.

Thế mà đã mười tám năm trường, trôi qua một cách vội vã, mười tám cái tết đi qua rồi, tôi vẫn chưa tìm thấy được cái hương vị ngày tết của quê hương tôi trên xứ người, một cái tết thuần túy cổ truyền của Việt Nam mến yêu, nồng thắm.
Thời tiết đi dần vào những ngày cuối đông, để chuẩn bị cho mùa xuân đến, chuẩn bị cho một cái tết nữa cho những người Việt tị nạn cộng sản, đang miệt mài rong ruổi trên khắp thế giới, mà có lẻ cùng mang một tâm sự viễn xứ như nhau.
Thời gian trôi qua khá mau, đến độ giựt mình quay lại thì đã thăm thẳm bóng thời gian, bao nhiêu cái tết rồi đã đi qu. Tết ta trên xứ người, thì có chi đâu mà vui vẻ, nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà, nhớ những người thân. Rồi mỗi khi tết đến, lại nhớ cái không khí mùa xuân trên quê hương.
Đã tưởng như đánh mất tất cả rồi, kể từ khi cất bước rong ruổi trên bước đường tha hương. nhưng những năm gần đây, mỗi khi tết đến, vùng Little Sai Gòn nơi tôi ở, như có nhiều không khí tết Việt Nam hơn. Tôi cảm thấy như tôi và những người đang sống lân cận khu Little Gài Gòn nầy được có nhiều may mắn và diễm phúc hơn, trong những ngày xuân đến, nhìn thấy được những sinh hoạt nhộn nhịp qua những ngày đi chơ tết.
Tính theo thời gian thuận tiện, thì những tổ chức cộng đồng người Việt, và Sinh Viên học sinh, tổ chức những buổi hội chợ thật linh đình, mọi người có thể đưa con em đến để chung vui, xem văn nghệ, và những sinh hoạt có tính cách dân tộc, để cho con em của chúng ta, còn tiếp tục giữ được những phong tục tập quán, cổ truyền của quê hương. Nhất là những con em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bao dung nầy. Qua đó tôi đã từng nhìn thấy các em tuy rằng được sinh trưởng nơi quê người, nhưng vẫn theo gót ông bà, cha mẹ, tiếp tục gìn giữ những phong tục tập quán, và những nét đẹp cổ truyền của quê hương, dân tộc Việt Nam.
Cái thích nhất của tôi là nhìn thấy các em tuồi khoảng độ 5 đến 10, các em mắc áo dài khăn đóng, các em ca hát như oanh vàng ríu rít, các em múa vũ những điệu nhac quê hương, rồi những cô thiếu nữ xinh tươi, trong bộ áo dài mỹ miều tha thướt, một hình dáng vô vàn thương yêu của người Việt Nam trên đất khách. Trong không khí tưng bừng náo nhiệt ấy, tôi như nhìn thấy được một chút mùa xuân của kẻ tha hương nơi xứ lạ quê người.
Cứ mỗi mùa xuân đến, dọc theo đường phố Bolsa (Little Sài Gòn) và vài khu thương mại khác, nổi lên đầy ấp những gian hàng trước phố, những hàng hoa tươi thắm, với Lan, Cúc, Đào, Mai, tuy rằng không bằng chợ hoa Nguyễn Huệ, nhưng cũng không thiếu những loài hoa tươi, rực rỡ cho ngày tết, những phong bánh pháo đỏ tươi, những hộp bánh mức ngọt ngào thơm phức, rồi nào là bánh tét, bánh chưng bánh tổ, những quả dưa hấu tròn trịa, nhất là những cay nêu cao vút và đong đưa theo gió, hương mát giữa trời xuân. Mọi người có thể mua được tất cả những thứ cần thiết cho những ngày tết, mà không thiếu một thứ gì.
Dọc theo hai bên đường, tài tử giai nhân tấp nập, quần áo muôn màu, có lẻ xin mượn hai câu trong truyện Thúy Kiều của Cụ Nguyễn Du để tô thêm cái tấp nập trên phố Bolsa nầy. "Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước, áo quần như nêm". Người nào cũng cười nói huyên thuyên, tuy rằng không đông đảo náo nhiệt như chợ tết ở quê nhà, nhưng cũng có nhiều không khí tết của quê hương.


Các cụ già thì cứ theo sau con cháu, nhưng có lẻ chỉ để nhìn ngắm và thưởng thức cái hương xuân đang phơi phới giữa chợ đời, còn việc mua sắm thì có lẻ đa số là những người con, cháu lựa chọn, nhất là việc trang trí cho nhà cửa.
Sáng ngày mồng một tết, vẫn theo tập quán của quê hương, gia đình sum họp bên nhau, rồi châm trà dâng kính ông bà mẹ cha, để mừng tuổi và chúc thọ, rồi được những phong bì lì xì lấy hên. sau đó cả gia đình cùng nhau đi viếng chùa, làm lễ dâng hương, hái lộc đầu năm, đến nhà vài người bạn thân chúc tết, kể cũng khá đầy đủ hương vị tết ta nơi xứ người.
Về nhà thì có nồi thịt kho thơm phức, một đĩa dưa giá, cải muối, với bánh chưng, thế là đã có đầy đủ hương vị tết Nhưng dù có đầy đủ thế nào, cũng không bao giờ được có cái tết như ở quê nhà dù có thế nào tôi cũng thấy trong tôi có thật nhiều cái thiếu mỗi khi tết đến
Năm mới thì hay nhớ chuyện cũ, có thời gian tôi làm cho một hãng điện tử, mà 90/100 là người Việt Nam, mỗi năm cứ đến gần ngày tết Việt Nam, vì làm theo dây chuyền nên họ rất sợ công nhân nghỉ nhiều, sẻ bị trễ hàngï, cho nên họ thường hay có lời nói có vẻ hăm dọa, và không cho ai được nghỉ phép vào ngày tết, chỉ để cho mọi người không nghỉ nhiều vào ngày tết Việt Nam. Nhưng người Việt ta thì đâu có thua gì, cho nên có một năm, ngày tết nhằm ngày thứ sáu, vì muốn nghỉ liền với hai ngày cuối tuần, cho nên mọi người đua nhau gọi điện thoại vào xin nghỉ bệnh, vì nghỉ bệnh thì được nghỉ bất cứ ngày nào, theo điều lệ của hãng, cho nên họ đành câm lặng mà không làm gì được.
Lần lựa theo ngày tháng, tết nữa lại đến, lần nầy họ không nói kiểu hăm dọa nữa, mà như có vẻ năn nỉ vậy, họ nói:
-Tôi biết ngày tết của các bạn sắp đến, cho nên nếu ai muốn nghỉ thì xin cho biết trước, để sắp xếp người thế vào những chỗ trống.
Người Việt Nam ta có châm ngôn "Lời nói không mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" Cho nên năm ấy không một người nào nghỉ việc, dù rằng họ có quyền nghỉ, theo điều lệ của hãng.
Thế là từ đó về sau, cứ mỗi năm đến ngày tết đến, thì họ cho biết nếu ai muốn nghỉ thì có thể điền đơn nghỉ phép, rồi như cái lệ, cứ mỗi năm đến tết Việt Nam là họ sắp xếp và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho mọi người.
Thế mới biết người Việt ta đâu dễ gì ăn hiếp. Và dù cò ở bất cứ nơi nào, người Việt Nam vẫn luôn giữ cái tết cổ truyền của dân tộc, luôn giữ những nét đẹp ngày xuân của Quê hương.
Qua những mùa xuân tha hương, tôi có bài thơ sau:

Thơ Xuân

I
Tết đến rồi đây chẳng có gì
Làm quà gởi mẹ lúc hàn vi
Gởi cha, gởi cháu cùng anh chị
Viễn khách đời tôi có được gì

Đã mấy năm rồi nơi xứ lạ
Từ ngày rời bỏ cố hương đi
Ngược xuôi dun rủi bàn tay trắng
Hiếu thảo không tròn ôi nói chi

II
Nhớ lại xuân nào nơi cố hương
Gia đình sum họp
thấy lòng thương
Thương cha thương mẹ
bên đàn cháu
Cùng chị, cùng anh dạo phố phường

Đêm đón giao thừa ghi khắc dạ
Quây quần dâng lễ tổ tông đường
Bên Tiên bên Phật bên thần thánh
Nghi ngút la đà thơm khói hương

III
Giây phút giao hòa năm cũ qua
Thương sao mẹ yếu với cha già
Rượu ngon cung kính
mừng xuân mới
Trường thọ an lành với mẹ cha

Giữa lúc quê hương đầy rối loạn
Cuộc đời êm ấm cũng lần qua
Ai gây bao cảnh sầu ly biệt
Từng bước phong trần ôi cách xa

IV
Độ ấy xuân về ai ước mong
Mà xuân mang đến chuyện đau lòng
Chiến chinh tang tóc đời binh lửa
Cha mất con thơ, mẹ mất chồng

Rồi bốn phương trời thân lữ thứ
Xuân về xứ lạ mãi hoài trông
Bước chân phiêu lãng dù xa mãi
Lòng vẫn thương nhà,yêu núi sông.

V

Lâu lắm không về thăm cố hương
Từ ngày dun rủi bước phong sương
Quê hương ơi hỡi chừ xa quá
Ước vọng nào đây giữa dặm trường
Năm mới lại về trên đất khách
Đầu xuân xứ lạ nỗi sầu vương
Xuân nay, xuân nữa rồi xuân nữa
Biết có xuân nào nơi cố hương.

Ông Văn Quyền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,326,723
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến