Hôm nay,  

Thư Gửi Hoa Mộc Lan

02/02/200300:00:00(Xem: 160589)
Người viết: DTKNï
Bài tham dự số 3108-715-vb40129

Tác giả DTKN cho biết bạn mới 20 tuổi, hiện là sinh viên tại thành phố Wellesley ở MA và đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bạn. Bài viết, từ cách chọn tựa đề tới chữ nghĩa, bố cục cho thấy sự chừng mực, sâu sắc hiếm thấy. Mong sẽ có thêm những bài viết mới của DTKN.
*

Lần nọ tôi lượm được một cây bút chì, ngắn vừa bằng ngón út. Hôm sau (cũng trên đường đi làm) lại nhặt được một tờ giấy trắng, tuy mé trái đã rách và lăn tăn phía sau những đốm vàng khó tẩy, nhưng nom vẫn còn dùng được. Tôi nhớ sau đó mình đi đến sân ga, và ngồi chờ xe điện ngầm. Bên trái tôi - một đứa trẻ tóc hoe đỏ đang cầm chiếc bánh doughnut. Nó ăn ngấu nghiến đến nỗi bột đường dính lên đầy tóc mà cũng không buồn phẩy xuống. Chợt có tiếng cười dòn và một bàn tay trắng ngần dang dài, kéo đứa trẻ vào lòng. Người đàn bà hôn lên má nó, tóc nó, rồi lại bật cười vang dội, khiến những kẻ đang gục đầu thiêm thiếp ngủ vội choàng mình mở mắt ngó ra - xe vẫn chưa tới. Chiều thứ Sáu ai cũng có một đích điểm để đi đến hoặc đi về - giữa quán bar và chiếc ghế sofa ở nhà, nơi đâu cũng đánh vần được bốn chữ TGIF. Người đàn bà nói với người đàn ông rằng đứa con gái của họ rất dễ thương, kháu khỉnh. Nom nó ăn doughnut kìa. Quá sức dễ thương!

Tôi chợt vui lây trong niềm vui của họ, và chợt nhớ đến một người. Tôi quyết định không chờ xe điện nữa. Có bút, có giấy trong ví - tôi nhủ lòng lá thư ấy hôm đó sẽ viết xong, và ngày mai cục bưu chánh lại bán thêm được một con tem. Tiếc rằng cây bút chì tôi nhặt được đã sắp trôi hết ngòi, nên vật lộn hơn gần ba năm trời, kể từ ngày gặp đứa trẻ trong sân ga, tôi mới viết xong lá thư.

***
Người đàn bà gấp lại lá thư của cô con gái mới gởi, cẩn thận cất vào ngăn tủ nơi những lá thư khác được xếp chồng lên nhau. Nhìn chúng buồn quá - xanh, hồng, tím, trắng - những phong thư muôn màu dương mắt vẻ lạc lõng, chúng vốn không hiểu tại sao bà giữ chúng lại khi chỉ đọc mỗi bức một lần, và một lần duy nhất. Người đàn bà không trả lời mà quay lưng, đưa tay với lấy chiếc nón vải trên tường. Bà muốn đi ra vườn. Trong thư cô con gái bảo hè này sẽ đốn cây hoa mộc lan đang trồng, rồi mua cây mới, vì tuần trước bên cô có bão tuyết, bông nụ đều bị sương đêm cuốn chặn, búng nhẹ đã vỡ tan. Sao không dọn về đây sống, năm nào cũng được ngắm hoa nở" Bà nghe giọng mình trách nhẹ cô con gái. Bà nghe cả tiếng con cười, và câu trả lời quen thuộc, 'Làm bánh nha má.' Ừ thì làm bánh. Trong phút chốc, trên bàn đã bày la liệt đủ thứ, nào trứng, nào đường, rồi vani, rồi bột. Trong phút chốc tiếng kêu ồ ồ của chiếc máy đánh trứng đã át lịm tất cả, đẩy lùi bao điều người đàn bà chưa kịp nói với con. Bao giờ họ cũng làm bốn chiếc bánh - tặng ba, để một. Nhà hai người, ăn cố ăn ráng cũng ít khi hết trọn một ổ.

Tiếng dép nhựa loẹt xoẹt trên thảm cỏ đang xanh dần khiến người đàn bà nâng nhẹ vành nón. 'Bác tìm gì thế"' cô người làm hỏi, đầu ngả về một bên như đang dỗ ngọt đứa trẻ dỗi hờn. 'Không, bác ra xem coi bao giờ bông nở.' Cô gái cười, giọng trẻ trung, sống động. 'Bác giống bố cháu quá. Trồng được cây tốt thì quý vô cùng.' Rồi rất tự nhiên cô gái kể về gia đình bên Việt Nam. Ông bố thích trồng trọt nên vườn nhà tuy nhỏ mà cũng xum xuê đủ mọi thứ hoa, cỏ. 'Chắc cháu nhớ nhà, nhớ bố mẹ lắm"' Cô gái gật đầu, 'Vâng. Nhiều lúc thư từ, hoặc ngay cả gọi điện thoại cũng vẫn thấy chưa...đủ.'

Làm sao đủ hở cháu" Người đàn bà dỡ nón xuống, ngước nhìn cây hoa mộc lan đang căng đầy nhựa sống trước mặt. Không biết nơi phương trời lạnh lẽo ấy, khi tháng Tư vẫn còn rủ tuyết về, con bà có đong, đếm chữ 'đủ' như bà không" Bà thấy mình ích kỉ như loài phù du. Chúng luôn mong chiếm giữ cả ngọn đèn, không chia xẻ cùng ai. Bà cũng thế. Bà muốn được sống cùng đứa con gái cả kiếp này. Muốn mỗi sáng được thấy nó lăng xăng trong bếp, quýnh quáng vì miếng bánh mì bị nướng cháy đen, hoặc lớp trứng chiên chín quá. Bà muốn thấy con thấp thỏm đợi các bạn đến để đi prom, rồi vừa nấu chè, vừa trông cửa, chờ nó. Đêm ấy, cô con gái mang về những nhánh hồng đỏ thắm của ai đó tặng. 'Ngày xưa bố mẹ có lãng mạng thế không"' 'Có chứ, nhưng bố không tặng mẹ bông hồng...'

'Bác kể tiếp đi,' cô người làm dục nhẹ, rồi chậm rãi kê dép ngồi xuống bên cạnh người đàn bà. 'Lúc nãy bác đang nói gì"' Vẻ mặt thẫn thờ của người đàn bà khiến cô gái không khỏi lúng túng. Cô ngó xuống đám cỏ non như cố tìm một lời giải thích cho câu hỏi khi nãy, tại sao con gái bà không dọn về đây sống, để mỗi năm được ngắm hoa mộc lan nở" Như đoán được tâm trạng của cô, người đàn bà gặng cười, quơ tay vớt nhẹ không gian, 'Thôi mình vào nhà đi.' Bà lại đội lên chiếc nón vải, lững thững chậm bước về nơi cánh cửa lưới rồi bỗng dưng nói lớn, 'Mình làm bánh nhé cháu.'

Vừa đập trứng, cô gái vừa thật thà kể, 'Ở nhà cháu lâu lắm mới được ăn trứng một lần. Mỗi khi đi mua lại phải chờ lúc chợ gần tan, đến năn nỉ người ta bán những quả bị nứt vỏ với giá rẻ hơn. Tuy bên ngoài sứt mẻ nhưng trong vẫn béo ngậy bác ạ.' Người đàn bà nhìn mớ vỏ ngổn ngang trên bàn. Đây là tuần thứ ba kể từ bận cô gái đến ở chung và giúp việc trong nhà. Cô mới từ Việt Nam sang theo diện hôn nhân giả, cách đây gần bốn tháng. Khi ai hỏi đến, cô gái luôn bảo đã được hăm lăm tuổi, nhưng có lẽ phải trừ đi ít nhất ba năm thì mới gặp tuổi thật của cô.

Hai ổ bánh vừa chín tới thì chuông cửa reo. Bà Vạn chống gậy đi vào, hít hà khen mùi bánh thơm. Đứa cháu trai cao lớn ngồng nghềnh, mặt búng ra sữa, thất thểu theo sau hệt như đi cạnh quan tài. Vừa nghe chủ nhà giới thiệu cô gái giúp việc sang Mỹ chưa đầy nửa năm, bà Vạn không dấu nổi sự mừng rỡ lớn lao. Bà đang tìm bạn đời cho cậu út. Theo sự nhận xét của bà Vạn thì 'Gái Việt ở Mỹ quá lố lăng, hỗn hào. Còn gái Việt 'chính hiệu' Việt Nam thì chỉ biết chữ đô. Nên 'hàng' nào cũng khó chọn được 'cái tốt, cái bền.'' Để vừa lòng mẹ, cậu út sục sạo trong Internet gần cả tháng trời mới tìm được một tri kỉ (chat). Câu hẹn gởi qua, lời hứa trao lại, đến ngày cô gái ấn định khăn gói bay sang ra mắt bà Vạn thì cậu út nhận được một cú điện thoại. Hóa ra 'tinhdoicho' đã một chồng, hai con. Giận hờn vu vơ nên lên Net kiếm tình mới, hù nhau chơi. Bây giờ ổn thỏa rồi, đành hẹn nhau kiếp sau vậy. Thiên đường chat từ dạo ấy mất hẳn hai tín đồ.

Dĩ nhiên bà Vạn không đem chuyện này ra kể cùng cô gái. Trong ánh mắt của bà, cậu út là một chàng trai cao ráo, lịch thiệp, nghề nghiệp vững chắc, có quốc tịch hẳn hoi. Nói cách khác, sau 15 năm định cư ở Mỹ, con bà đã mơ nổi giấc 'giấc mơ Hoa Kỳ,' hoặc ít nhất đang tích cực leo cây đậu thần để lên tới đó. Đứa cháu trai vừa ngồi ngáp vừa bấm game từ máy điện thoại di động. Làm tài xế của bà mấy tháng qua, chắc nó đã nghe điệp khúc này không ít lần. Sau khi giới thiệu con mình, Bà Vạn quay sang hỏi thăm về gia đình cô gái. Sự rạng rỡ trên khuôn mặt bà bỗng vụt tắt khi cụm từ 'hôn nhân giả' chạm đến tai. Bà Vạn xoay nhẹ lưng, nhờ cô gái đi rót dùm một ly nước lạnh.

Người đàn bà từ nãy đến giờ vẫn ngồi lặng im. Chỉ khi cô gái đứng lên vào bếp bà mới quay sang hỏi bạn, 'Chân của chị sắp lành hẳn chưa"' Bà Vạn cười to đắc ý, xua tay về phía đứa cháu, 'Ra nổ máy trước đi, chốc bà ra.' Như được phóng thích, đứa con trai bật dậy, tông cửa lẻn nhanh ra ngoài trước khi bà Vạn đổi ý. 'Không có gậy tôi cũng đi được tốt, nhưng tội gì,' bà Vạn rỉ vào tai bạn.

Tiễn tiếng gậy lọc cọc ra đến xe, người đàn bà quành vào nhà, bắt gặp cô gái vẫn cầm chiếc ly sành trên tay. Vẻ mặt cô không tươi cười như lúc làm bánh nữa. Cô thở nhẹ, thu dọn đồ trên bàn. Tất cả những điều đó người đàn bà đều nhận thấy nhưng không tra hỏi, cứ như cả đời bà chỉ chờ người ta tự nói ra (Và nếu người ta không bao giờ nói ra, có lẽ bà cũng sẽ không bao giờ hỏi đến). Nhưng chiều nay lại khác. Người đàn bà đưa bánh cho cô gái, 'Cháu giận bà Vạn à"' Cô lắc đầu, 'Bác ấy không thích cháu cũng đúng. Vì thật sự cháu 'bám' Việt Kiều sang Mỹ là vì tiền.' Cô nhìn miếng bánh trong tay. Mười hai quả trứng gà. Bao giờ các em cô mới được ăn đến mười hai quả trứng trong một bữa ăn" Bao giờ mẹ cô mới thôi phải gánh hàng rong đi bán, lo chạy tiền học, tiền ăn của đám con nheo nhóc, trong khi cha cô cũng ngày đêm làm lụng, gom góp tiền hàng năm để thuê mảnh đất mà gia đình cô dựng nhà trên đó. Phải, cô sang Mỹ chỉ vì tiền. Có tiền sẽ có tất cả, cô nhủ lòng, cắn sâu vào miếng bánh ngọt mà nghe mặn đầu lưỡi.

Họ ngồi im như thế cho tới khi nắng nhạt dần. Mỗi người theo đuổi một cụm mây riêng. 'Có lẽ ngày mai hoa nở,' người đàn bà chợt nói, đoạn đi nhanh về phía cửa sổ, dõi mắt nhìn ra sân.

Bà ta đã đoán sai lần đó, vì sang đến tuần kế tiếp những bông nụ mộc lan mới trở mình, nở bung. Những cánh hoa dài, hồng nhạt, tuy dầy nhưng vẫn giữ trọn vẻ mềm mại, quyến rũ. Cô gái chầm chồ, đưa tay sờ từng cánh, rồi phá lên cười thích thú. 'Chụp hình bác nhé,' cô nói như reo. Người đàn bà gật đầu, dỡ chiếc nón vải xuống, mặc cho những nhánh tóc điểm trắng tung bay theo cơn gió thoảng. Lòng bà tràn ngập mùa xuân. Và bà lại thầm ước người con gái cũng ở đây, cùng ngắm hoa nở với bà.

Đêm hôm đó người đàn bà thức khuya viết thư cho con. Bà nhớ lại câu chuyện của người bạn. Mấy tháng trước bà Vạn trượt chân té, phải băng bó rồi nằm nhà thương. Nhằm lúc các con bà từ tiểu bang khác về ăn lễ Giáng Sinh. Đứa con gái đầu lòng tội nghiệp mẹ, hứa dọn về ở với bà cho tới khi ống xương lành hẳn. Gần năm tháng trôi qua, chân bà Vạn đã thôi bị bó bột từ lâu nhưng bà vẫn than đau, và vẫn cần dùng gậy để đi lại. Người đàn bà kể cho cô con gái nghe câu chuyện này trong thư, và kể luôn với con rằng sau khi bà Vạn ra về, 'Mẹ nghĩ, giá mà mẹ cũng được té gẫy chân, để được thấy con về. Hay mẹ giả bịnh, bắt con về với mẹ. Nhưng con ạ, mẹ hiểu con thương mẹ. Những lá thư đã nói lên điều đó. Con đừng lo cho mẹ. Ráng chăm sóc hai cháu, chăm sóc chồng, nhưng đừng quên bản thân con...'

***
Hôm nay tôi nhận được những hai lá thư gởi từ dưới nhà lên. Một tấm từ Mẹ tôi. Tấm kia chỉ ghi địa chỉ. Thư của cô gái giúp việc viết thật ngắn, và có kèm theo cả tấm hình Mẹ tôi đứng bên cạnh cây hoa mộc lan lấm tấm hồng. Trong tay mẹ chiếc nón vải màu xanh nhạt tôi thường đội hôm xưa. Mẹ tôi rất kị chụp hình. 'Bao giờ rảnh chị về làm bánh với bác nhé!' Cô gái kết thúc lá thư bằng một dấu chấm than, dường như đã quyết định dùm tôi.

Đã gần ba năm qua tôi không về thăm Mẹ. Lần nọ xe hư, tôi phải đón tàu điện ngầm đi làm cả tuần. Ngồi trong sân ga một chiều thứ Sáu, tôi vô tình gặp lại hình ảnh của chính gia đình mình hôm xưa. Mẹ thường hôn lên tóc, lên trán tôi, rồi gọi bố, 'Anh xem con mình dễ thương không"' Cho tới ngày nọ, bố tôi không về nhà nữa, mà ngủ lại trong một bãi cỏ rộng mênh mang. Từ đó căn nhà bớt nhộn nhịp, nhưng mẹ vẫn tiếp tục yêu thương và dìu dắt tôi. Tôi còn nhớ cô bé trong sân ga có mái tóc hoe đỏ, dính đầy bột đường từ chiếc bánh doughnut trên tay. Tôi nhớ mình đã lấy giấy và bút ra, toan viết thư báo với Mẹ rằng tháng sau sẽ về thăm Mẹ. Nhưng lời hứa đó tôi đã không thực hiện, chỉ vội vã xách xe đi mua một cây mộc lan về trồng bên hông nhà, sự báo hiếu rẻ tiền.

Mở hộc tủ nơi bàn làm việc ra, tôi tìm lại tờ giấy trắng và cây bút chì hôm xưa
Chiều nay tôi nhất định sẽ viết xong lá thư ấy, và ngày mai cục bưu chánh nhất định sẽ bán thêm được một con tem 37 xu.

DTKN

Ý kiến bạn đọc
12/08/202221:57:18
Khách
<a href=https://hi-servis.ru/>ремонт компьютеров отзывы</a>
<a href=http://hi-servis.ru>https://hi-servis.ru/</a>
<a href=http://www.google.ne/url?q=https://hi-servis.ru/>https://livingtrustplus.com/?URL=https://hi-servis.ru/</a>
10/08/202215:53:03
Khách
<a href=https://eroticheskiy-massage-kazan.ru>эротические массаж казань индивидуальный</a>
<a href=http://eroticheskiy-massage-kazan.ru>https://www.eroticheskiy-massage-kazan.ru</a>
<a href=https://google.jo/url?q=https://eroticheskiy-massage-kazan.ru>http://google.ci/url?q=https://eroticheskiy-massage-kazan.ru</a>
09/08/202211:52:40
Khách
<a href=https://prodvizhenie-saitov-24.ru/>продвижение сайта в топ</a>
<a href=https://www.prodvizhenie-saitov-24.ru/>http://www.prodvizhenie-saitov-24.ru/</a>
<a href=http://archives.midweek.com/?URL=https://prodvizhenie-saitov-24.ru/>http://maps.google.cl/url?q=https://prodvizhenie-saitov-24.ru/</a>
03/08/202217:52:17
Khách
<a href=https://stroim-doma-rf.ru/>проекты деревянных домов из бруса</a>
<a href=http://stroim-doma-rf.ru/>http://www.stroim-doma-rf.ru/</a>
<a href=http://www.google.com/url?q=https://stroim-doma-rf.ru/>https://www.google.kg/url?q=https://stroim-doma-rf.ru/</a>
27/07/202200:50:45
Khách
<a href=http://specodegdaoptom.ru/>магазин спецодежды в московском</a>
<a href=http://www.specodegdaoptom.ru>http://specodegdaoptom.ru/</a>
<a href=http://kassirs.ru/sweb.asp?url=http://specodegdaoptom.ru/>https://www.google.mw/url?q=http://specodegdaoptom.ru/</a>
22/07/202208:04:06
Khách
<a href=https://elena-likhach.ru/>Elena Likhach YouTube</a>
<a href=https://elena-likhach.ru/>http://elena-likhach.ru</a>
<a href=http://maps.google.mu/url?q=https://elena-likhach.ru/>http://www.google.mg/url?q=https://elena-likhach.ru/</a>
12/07/202218:50:24
Khách
<a href=https://toyotyres.site/>стоимость шин toyo</a>
<a href=https://www.toyotyres.site/>http://toyotyres.site/</a>
<a href=https://www.google.mn/url?q=https://toyotyres.site/>http://google.co.ck/url?q=https://toyotyres.site/</a>
12/06/202212:41:19
Khách
<a href=http://center-tec.ru/index6.html>обучение пожарной безопасности переподготовка</a>
<a href=http://center-tec.ru/index6.html>http://www.center-tec.ru/index6.html</a>
<a href=http://www.google.net/url?q=http://center-tec.ru/index6.html>http://www.google.mu/url?q=http://center-tec.ru/index6.html</a>
24/05/202204:23:05
Khách
<a href=https://school-of-languages.ru/>школа китайского языка для детей в москве</a>
<a href=http://school-of-languages.ru>https://school-of-languages.ru/</a>
<a href=https://google.co.in/url?q=http://school-of-languages.ru>https://www.google.ga/url?q=http://school-of-languages.ru</a>
22/05/202205:52:49
Khách
<a href=https://avto-dublikat.ru/>восстановление гос номеров</a>
<a href=https://www.avto-dublikat.ru/>http://www.avto-dublikat.ru/</a>
<a href=https://astv.ru/redirect?url=https://avto-dublikat.ru/>http://google.com.ng/url?q=https://avto-dublikat.ru/</a>
http://www.avto-dublikat.ru/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,017,978
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến