Hôm nay,  

"job" Nỗi Lo Và Niềm Vui Của "job"

27/01/200300:00:00(Xem: 116729)
Người viết: HẠNH LÂM
Bài tham dự số 3106-713-vb80126

Tác giả Hạnh Lâm, 59 tuổi, định cư tại Campbell, miền Bắc California, đã từng tham dự Viết Về Nước Mỹ. Bài mới nhất của bà lần này là một phiếm luận...

Người Việt Nam sang Hoa Kỳ hay nói nôm na là đi Mỹ, đều biết được tiếng "Chóp" (Job) là công ăn, việc làm, nghề nghiệp.
Mỗi khi chúng ta ra đường, hay đến các nơi hội họp, chỗ đông người hoặc gặp nhau trên phố. Câu hỏi đầu tiên đều biểu lộ sự lo lắng cho nhau, sự thể này thường có nhất trong giới tỵ nạn H.O như sau: "Anh đã có "chóp" chưa" Chị đã có "chóp" chưa" Làm già.ở đâu va ørồi tình tiết tuôn ra øôi vui lắmàhoặc lo lắm!
-Anh đi làm cá trong chợ cũng là có "chóp"
-Chị đi "babyseat" cũng là có "chóp"
-Các cháu sinh viên đi làm cho phòng mạch bác sĩ cũng đã có "chóp"
-Bác H.O dẫn các em cầm bảng "Stop" ngăn xe cũng là cái "chóp"
-Cậu kỹ sư vào hãng làm cũng có "chóp"
-Ông bác sĩ có phòng mạch cũng là có "chóp"
Thậm chí cậu đi giao bánh "bít đà" cũng là cái "chóp". Ngàn ngàn công việc mà ta đã tham gia giờ giấc, tay chân vào là đều được gọi đó là "chóp" cả!
Đồng bào Việt Nam ta rất phong phú về văn chương chữ nghĩa xưa nay, song cũng rất nổi tiếng là siêng năng, cần cù. Vì vậy, qua Mỹ đi làm lãnh đôla ra, so sánh với tiền cộng sản bên Việt Nam, nó to hơn nhiều lắm, vì vậy lại phát sinh ra chữ "cày", "đi cày" ám chỉ một hai công việc làm cực, hay có người siêng làm vì dễ kiếm "đôla" nên kham hai ba "chóp" cho một người nên gọi là "Cày".
"Cày" cũng có nghĩa "găng" lắm bà con ạ! Vì nợ "bill" đang chờ ta hàng đầu tháng cả nửa tá đến một tá, nên phải lo "cày". "Cày mệt nghỉ". Rồi chữ "cày" này nó cũng liên hệ từ "chóp" mà ra thôi.
Vậy khi ta có công ăn việc làm đầy đủ, "cày" ra tiền bạc dư dả cho đời sống, tạo dựng cơ nghiệp đầy đủ xe cộ nhà cửa linh tinhà nâng cao mức sống cho gia đình là nhờ "chop". Thì quả là "niềm vui" to tát cho chúng ta nhờ có "Job". Nhưng... than ôi!
Giờ đây tại "thung lũng hoa vàng" này, "chóp" đang biến thành một thảm họa cho bao nhiêu gia đình chúng ta! "Chóp" ơi, Job ơi! Sao mi nỡ bỏ ta đi chỗ khác chơi, Sao mi nỡ vậy "chóp" ơi.
Dở khóc, dỡ cười cũng vì "chóp".
Đi chợ cũng nghe xì xào "tôi phải bán nhà vì các cháu đã mất "chóp" từ sáu tháng nay rồi bác ạ!
Cậu kỹ sư nọ thì than thở: "Tôi phải move qua xứ khác bạn ơi, vì đói cả năm nay rồi!"
Còn đau khổ hơn, ông kia lang thang gặp bạn, họ hỏi nhau "sao lúc này trông cậu tệ thế"" ông kia trả lời: mất "chóp" , cô vợ yêu cầu bán ngay căn nhà, chia tài sản và dẫn con "goodbye" rồi!
Nền kinh tế Hoa Kỳ đang lúc gặp vận đi xuống, dù rằng báo chí hay truyền thông đều loan tin có hy vọng vào tương lai, nền kinh tế sẽ phục hồi xong đành chịu trong thời điểm này sự hoành hành về cái "chóp" sự đau khổ vì mất "chóp".


Nghĩ tới, nghĩ lui, cái "chóp" này quả nó quan trọng và đáng lo sợ là phải, như anh bạn trẻ kia, được tướng trẻ tuổi xong rất giàu có đến hai căn nhà. Xem ra có căn bản vững vàng" Vì vậy anh ta "cày" rất tốt, vô sở làm siêng năng cần cù lắm nhưng vô phước gặp lão "ma-na-dơ" (manager) đối xử hơi "tệ" mà cậu chàng cứ "OK" làm láng. Người bạn thấy ức quá hỏi: Sao cậu để nó xử thế mà chịu" Cậu chàng buồn bã trả lời bạn: "bù sịt" không vậy thì mất mẹ nó cái "chóp" thì lấy đâu ra tiền lương mà trả "bill" hai căn nhà.ø
Thật đau! Quả là vì cái "chóp" (Job) mà chịu đựng.
Thế thì quý vị đã thấy rõ: chúng ta đang đau khổ lo buồn vì "chóp""
Trái lại cũng có người được hưởng tràn trề sung sướng về tiền bạc tiếng tăm nhờ vào "Job" như các tài từ điện ảnh quốc tế có tay cũng đang "hái" ra bạc triệu, vì nhờ ăn khách, diễn xuất tài tình thì đó là "Niềm vui" về "Job" vậy"
Các cầu thủ "Football" cũng có đội vang tiếng, thì cũng tiền thâu vô ngon lành như các pha ngoạn mục trên sân cỏ, rồi họ có tiền nhiều họ cũng "vui mừng" vì cái "chóp" của họ đó.
Job mất thì nhà cửa, xe cộ cũng bay ráo! Chưa kể cái 'chóp" còn là một thiệt hại to tát cho ta, vì nó cũng là "quyền lợi" của chúng ta những người dân sống ở Hoa Kỳ.
Vì khi mới đến đất Mỹ lần đầu đi học ESL tôi còn nhớ bà giáo tôi có khuyến khích chúng ta nên vay nợ, mượn nợ, "xài" nợ vì xứ Mỹ là xứ khuyến khích chúng ta thiếu nợ, mà đừng "sợ" nợ. Vì cái gì cũng có trong tầm tay mơ ước phải không bà con" Từ bộ sofa cũng mua góp, cái máy hút bụi cũng trả góp, tủ lạnh, máy giặt. Nói chung là từ căn nhà xuống đến những gia dụng nhỏ trong nhà đều được mua góp cả. Vì vậy "Job" là một sự quan trọng vì cũng từ "chóp" có chóp mới được. Rồi từ đó ăn mầm, mọc rễ ra từ Job có thêm cái "credit". Thư từ gởi đến tấp nập cho chúng ta mượn nợ, vay nợ..credit card, visa, mastercardàôi vân vân và vân vân phải cũng từ Job mới "good" không" Nếu ta bét "credit" thì làm ăn gì được nữa.
Shopping chị em ta ưa thích sắm thì phải good "chóp" nhé!
"Chóp" Job là quan trọng trong đời sống mỗi chúng ta.
Hôm nay mùa giáng sinh đến với bà con, dù trong kinh tế khó khăn mất "chóp" lan tràn nhưng không khí giáng sinh vẫn tong bừng nhộn nhịp, tôi đã rảo một vòng quan sát dưới tầm mắt tôi từ các khu shopping, Bắc Cali đến khu Phước Lộc Thọ của miền Nam Cali, đồng bào vẫn tưng bừng mua sắm, đèn hoa, kết trương đủ mọi kiểu, mọi hình, chan hòa rực rỡ trong bóng đêm.
Đó cũng biểu lộ được tấm lòng tin kính và quan tâm đến đấng "Jesus".
Thưa quý vị,
Tóm lại tôi xin viết lên trang báo những khía cạnh những sự thể tâm trạng của cái "chóp" để thông cảm, chia xẻ nỗi lo, nỗi buồn mà tôi nghĩ "nó" đang là cái "mụt" nhức nhối lắm cho chúng ta! Trong thời điểm khó khăn cùng cống hiến quý vị ít phút vui buồn dí dỏm của chữ "chóp" mà đồng hương ta hay nhắc đến.
Vì quả thật cái "Job" là một mối lo âu hàng đầu của chúng ta quý vị ạ, vì tôi còn nghe họ kháo nhau rằng ở San Jose còn gọi là "thung lũng điện tử" mà bây giờ cứ một trăm căn nhà thì có đến ba bốn chục căn là bị ngân hàng kéo rồi! Ôi đau khổ quá!
Cái "chóp" của chúng ta sẽ vui hay buồn lo, đều tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh còn "Job", hay mất "Job" mà thôi.
Trân trọng chấm dứt.

Hạnh Lâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến