Hôm nay,  

Ngày Mai Trời Lại Sáng

26/01/200300:00:00(Xem: 151939)
Người viết: Song Trang
Bài tham dự số 3105-712-vb60124

Tác giả Song Trang tên that là Trương Tấn Thục là một vị cao niên đã về hưu, cư trú tại Fresno, California. Oâng đã góp cho Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết sống động. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*
Tình cờ, hôm Thứ Bảy vừa qua, tôi nhận được một bưu-phẩm mà theo Nhật ấn của Bưu Điện thì nó được gởi đi từ Santa Monica, California USA. Người Bưu Tá địa phương đã đem giao cho tôi một hộp giấy và yêu cầu tôi ký nhận rồi vội vàng chào và bước ra xe.Tôi cảm ơn ông ấy và lật qua lật lại cái hộp với bao thắc mắc và hoài nghi. Không biết của ai gởi! Một phần e ngại "anthrax" nhưng nghĩ lại thì điều đó rất vô lý bởi mình không thể nào là mục tiêu để cho khủng bố nhắm vào. Tuy nhiên bà nhà tôi thì nghĩ khác! Bà ấy khuyên: "Cẩn tắc vô áy náy." Biết đâu họ nhầm tên hay địa chỉ thì sao! Khủng bố không từ nan bất cứ một ai! Ông còn nhớ không, năm 1965, tôi và bầy con 7 đứa nheo nhóc, mới từ Nha Trang ra tới Đà Nẵng, ngay cả cái chợ Sơn Chà (Quận 3 Đà Nẵng), nó chỉ cách nơi mình trọ khoảng vài trăm mét mà mình còn chưa biết nó ra sao. Thế mà "tụi nó" lén đặt hộp thuốc nổ (C-4) ngay dưới ghế ngồi, bên cạnh tài xế! May mà chú tài xế (xe nhà) kịp thời phát hiện vật khả nghi đó nên chú nhẹ nhàng lấy nó ra và đem để bên cạnh gốc cây dương liểu gần đó. Chú vội chạy vào tìm điện thoại để báo cáo cho Cảnh Sát Đà Nẵng thì năm (5) phút sau, hộp đó phát nổ và cắt đứt tiện thân cây dương liểu cao khoảng 20 mét, tàng cây ngã xuống đè lên mái nhà. Theo kết quả điều tra thì mới biết hộp thuốc nổ đó được gắn ngòi nổ "thời kế" (Timer). May mắn là không một ai hề hấn gì!
Đối với cộng sản Việt Nam, bất cứ cách nào làm cho người dân "hoảng sợ" lên đến cực điểm để tác động tinh thần, buộc họ phải phục tùng và sau cùng là đi đến hợp tác với chúng.
Chính sách khủng bố, không cần phải sử dụng binh-lực hùng hậu hay vật liệu đắt tiền. Một khi vì tôn giáo hay quyền lợi xung khắc lẫn nhau thì sinh ra thái độ thù nghịch mà kẽ yếu thì phải dùng trí với phương tiện hay vật liệu thô sơ sẵn có để hạ thủ đối phương.
Trên bàn cờ quốc tế, việc chia xẻ tài nguyên thiên nhiên, cũng phải dựa trên tinh thần nhân bản và công bằng. Nhưng nếu lợi dụng sức mạnh làm thế thượng phong, đưa tới mạnh được yếu thua, thì dĩ nhiên tức nước phải vỡ bờ, như chúng ta đã chứng kiến!
Nói thì nói vậy, đề phòng thì vẫn hơn.
Tôi nhẹ nhàng, dùng lưỡi dao cạo cắt từng lớp giấy và cuối cùng thì đó là một CD của nhà sản xuất Asia: Như Quỳnh 3. Nó chỉ là một gói quà mà người gởi đã -vô tình hay cố ý - làm cho người nhận "lên ruột!" Bản chất "đa nghi" vì bị thời cuộc ám ảnh đã thực sự là một đòn cân não tai hại cho công dân nước nầy. Con ngáo ộp "sợ" cứ quanh quẩn bên mình!
Suốt ba mươi năm (1945-1975) chiến tranh Việt Nam, tai họa giáng xuống đầu người dân bất cứ ở đâu hay lúc nào, nhưng rồi thì mọi người cũng trở nên "gan-lì," thậm chí còn không sợ cái chết là gì nên mới có những người "gồng mình" vào hang cởi cọp nữa là đằng khác!
Nội dung và tiết tấu của bản nhạc đầu tiên: "Chuyện Tình Hoa Trắng" do nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc từ bài thơ của ông Kiên Giang và được cô Như Quỳnh hát, như một đoạn phim thời sự chiếu lại (playback) đã làm tôi "hồi tưởng" một chuyện thương tâm của hơn ba mươi năm trước - ngày 7 tháng 8 năm 1972 tại Quảng Trị. Bao nỗi xót xa đã được diễn tả gần như trung thực trong bản nhạc, phản ảnh một sự hy sinh của một chiến sĩ "ngoại đạo" tại nhà Thơ La Vang - Quảng Trị vào mùa Hè Đỏ Lửa năm đó. Lúc đầu tôi cứ nghĩ là phải có một ai đó trong số 27 chiến sĩ của Trinh Sát 51 trực tiếp lâm chiến thuật lại trận Đột Kích Tháp Chuông La Vang cho thi sĩ Kiên Giang, nhờ đó, ông mới dùng nó làm chất liệu để làm bài thơ, gây xúc động không ít cho giới thưởng ngoạn! Tuy nhiên, nhiều người Miền Nam lại nói rằng: "Chiến tranh VN đã có không biết bao nhiêu chùa, nhà thờ, những nơi thờ phượng thiêng liêng khác bị đổ nát vì bom đạn cũng đủ chứng liệu cho thi, văn, nhạc sĩ sáng tác cứ gì phải lầy từ vụ nhà thờ La Vang!"
Dầu sao, bản nhạc nầy cũng nhắc tôi một kỷ niệm khó quên vì người "tử sĩ" đã ra đi vĩnh viễn trong vòng tay của tôi! Tôi chân thành cảm ơn thi sĩ Kiên Giang, nhạc sĩ Anh Bằng và cô Như Quỳnh - dù cho quý vị không hề tham dự trận đánh - nhưng quý vị đã để lại trong lòng Khán-Thính-Giả một nhắc nhở - Nhớ ơn các chiến sĩ đã hy sinh vì Đại Nghĩa Dân Tộc - dù cho di-biệt tôn giáo, lập trường, quan niệm sống, nhưng tất cả chúng ta đã cùng có một mẫu số chung, đó là: CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA. Cuối cùng, chúng tôi cảm ơn Nhà Sản Xuất Asia đã dùng kỹ thuật hiện đại, chuyên chở móm ăn tinh thần đề cao lòng yêu thương Đất Nước và Con Người, trong các tác phẩm văn nghệ của mình. Đây cũng là một lời tự tình để xin phép quý vị được đề cập tới một khía cạnh tác quyền của quý vị trong bài viết nầy. Xin Đa tạ.
...

Đơn vị chúng tôi được lịnh của tướng tư lệnh Quân Đoàn I để di chuyển ra Mỹ Chánh (TB Huế) để làm trừ bị cho cuộc hành quân Lam Sơn 72 do các Sư Đoàn Tổng Trừ Bị đang hành quân tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị.Theo chúng tôi được thuyết trình thì CSBV quyết định chiếm địa danh nầy để làm thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (") trước khi các phe lâm chiến ký kết Hiệp Định Paris 1973.
Lực lượng tấn công, tuy nhận được sự yểm trợ dồi dào của quân bạn và Đồng Minh nhưng Ổ Phòng Không 12 ly 7 của địch tại "tháp chuông nhà thờ La Vang" là một đe dọa rất nguy hiểm đối với Khu-Trục Phản-Lực của Hạm Đội 7, vào yểm trợ cho lực lượng tấn công của VNCH. Đã có một số bị bắn trúng và may mắn là nhờ gần biển nên phi công lâm nạn đã được cứu thoát kịp thời.Tuy vậy việc nầy cũng đã trở thành một tranh luận giữa hai lực lượng bạn với nhau. Không quân Mỹ yêu cầu quân bộ chiến (VNCH) thanh toán "cái chốt phòng không tại nhà thờ" vì hỏa lực đó đe dọa "trục oanh kích" của họ trong khi nhà thờ không phải là mục tiêu nên họ không được phép bắn trả! Đòi hỏi đó của Đồng Minh có phần hợp lý nhưng lực lượng tấn công của VNCH đang bị cầm chân tại cổ thành và dọc sông Thạch Hãn. Trước tình thế khó khăn đó nó đòi hỏi vị tư lệnh chiến trường có một quyết định hợp lý và đúng lúc đã làm cho ông suy nghĩ đắn đo, nên chưa quyết định được là có nên hay chưa để dùng lực lượng trừ bị của Quân Đoàn mới từ Đà Nẵng ra tới sáng nay. Nếu không khéo, đơn vị nầy sẽ bị "sa lầy" nữa thì coi như cả QLVCNCH sẽ bị "cháy túi" chứ không riêng gì Quân Đoàn I. Bốn ông tướng trong cuộc, người hút thuốc lá, kẽ trầm ngâm suy nghĩ, khói thuốc lên nghi ngút trong phòng hội, ông nào cũng tỏ vẻ ưu tư và nhìn nhau chờ xem có ai phát biểu gì không! Không khí phòng hội trở nên ngột ngạt đầy đe dọa của một sự không may có thể xảy ra, nếu.....!
Thế rồi việc gì tới thì cũng đã tới! Đại úy Huỳnh Ngọc Diệp, Đại Đội Trưởng Trinh Sát 51 của Đơn vị trừ bị mới từ Quảng Nam mới ra, giơ tay xin phép nói: "Thưa quý vị tướng lãnh, Theo tôi quan sát lúc trưa nay khi khu trục của Mỹ oanh kích mục tiêu ở nội vi Cổ Thành thì chỉ có một luồng đạn -vạch đường sáng / Tracers - Phòng Không duy nhứt từ khu vực La Vang bắn lên mà thôi. Vậy tôi tình nguyện dùng 6 toán Trinh Sát 51, chớp nhoáng trực thăng vận đột kích triệt hạ ổ phòng không ấy rồi rút lui liền để địch không kịp trở tay.
Nghe hợp lý, các tướng lãnh như trút được gánh nặng, chấp thuận liền. (Về sau nầy, khi đọc những tài liệu do các tướng lãnh của Quân Đoàn I viết cho Phòng Quân Sử Hoa Kỳ và RAND Corporation thì được biết là:
"Bên Công Giáo họ tha thiết yêu cầu tái chiếm khu vực và nhà thờ La Vang vì họ coi nơi đó là thiêng liêng nhứt nước! Vì vậy nên Tổng Thống ra lệnh phải giải tỏa áp lực địch tại đó song song với việc tái chiếm Cổ Thành!"
................................................
(Tác giả tự ý lược bớt phần hoạt động quân sự một đoạn ở đây.)
....
Vì bất ngờ, địch không biết là có lực lượng trừ bị mới từ Quảng Nam ra mà lại nhanh chóng tổ chức hành quân Đột Kích chớp nhoáng vào tháp chuông La Vang nên trong khoảnh khắc Đội Phòng Không VC bị triệt hạ, bắt tù binh, tịch thu tài liệu, phá hủy vũ khí phòng không xong thì đại úy Diệp tiến vào mục tiêu để kiểm chứng kết quả. Nào ngờ, khi họ vừa vào tới cửa chính thì có một toán 3 tên VC còn sống sót sau cuộc càn quét của Trinh Sát, vïừa chạy ra nhưng chúng thấy có quân địch (Trinh Sát 51) từ ngoài đang tiến vào nên chúng vừa chạy vừa bắn càn để thoát thân ra hướng cổng. Thế là đại úy Diệp lãnh đủ những viên đạn cuối cùng của 3 tên VC. Dĩ nhiên là các xạ thủ đại liên trên trực thăng chỉ huy đâu có tha mấy tên VC nầy.
Nhờ theo dõi hệ thống vô tuyến nội bộ của Trinh Sát, Ông Phụng Hoàng (Chỉ huy trưởng Đơn vị Trừ Bị) đã lập tức từ Phá Tam Giang bay vào cấp cứu và tản thương đại úy Diệp về Quân Y Viện NTP Huế. Vì vết thương ở bụng quá nặng, máu ra nhiều quá nên tử thần đã cướp đại úy Diệp ra khỏi vòng tay của ông!
Hành động quả cảm của đại úy Diệp giúp cho phi cơ Đồng Minh có thêm vùng trời an toàn để yểm trợ cho QLVNCH tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị dễ dàng hơn, nhưng cậu ấy ra đi trong niềm đau xót của nhiều người, trong đó có người con gái Công Giáo của La Vang - cô Lan Anh - cùng gia đình di tản vào Huế để tỵ nạn, với sự giúp đỡ của đại úy Diệp.
Bất cứ ở đâu, thời buổi nào, nếu có chiến tranh thì có chết chóc, thương tật, đỗ nát, it hay nhiều là tùy cường độ. Dù muốn hay không, người ta phải chấp nhận.


Niềm đau xót của trên ba mươi năm trước bị vực dậy, ông Phụng Hoàng mới nhờ cậu con trai út lái xe đưa ông lên Khu Thương Mại Tully, San Jose, trước là để giải khuây và sau là để tìm mua một vài cây kiểng Bonsai do những "nghệ nhân HO" sáng tạo, để cho giới thưởng ngoạn mua làm quà trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
. . .

"Phụng Hoàng! Phụng Hoàng có nhận ra em không""
Người bán những tác phẩm Bonsai và Tiểu Non Bộ, vội vàng đứng dậy, nắm lấy tay ông lắc đi lắc lại nói: "Em là Quyền, Phượng Hoàng đề cử em thay thế đại úy Diệp sau khi anh ấy bị thương tại nhà thờ La Vang và được Phụng Hoàng "liều mạng" đáp xuống cứu đó. Không ngờ gặp lại ông ở đây! Ông tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn còn được khỏe mạnh, tôi mùng lắm! Vừa nói xong, anh quay ra phía sau bảo hai đứa trẻ trạc 15, 17 tuổi: Ông đây là ân nhân của ba. Đã ba mươi năm mới gặp lại. Để ba đưa ông vô tiệm ăn Nha Trang, mời ông uống cà phê. Các con coi hàng và bán theo giá đã ghi. Nếu có gì thắt mắc, một đứa coi hàng, một đứa vô hỏi ba.
Hai đứa trẻ lễ phép vâng dạ rồi tiếp tục trả lời khách hàng, còn Quyền nắm tay tôi lôi đi. Vừa đi anh vừa nói: Những tác phẩm Bonsai và Tiểu Non Bộ bày bán đó là "nghề tay trái" của em. Đó là công lao của cả gia đình em, vừa làm cho vui mà cũng để lấy tiền giúp các "Cô Nhi của Tử Sĩ Hiếu Học" ở bên nhà. Dầu sao thì trên chiến trường, vì nhiệm vụ nên cha anh của các cháu đó đã hy sinh, nên em - tuy không giàu có gì - nhưng củng cố gắng thực thi một nghĩa cữ, giúp con cháu đồng dội của mình ngày xưa, có chút vốn liếng văn hóa để tạo cơ hội vượt ra khỏi cảnh đói nghèo. Đó là tâm nguyện của vợ chồng em! Nhưng cũng có không ít người "thiếu thiện tâm" đã cho rằng làm như vậy là "tiếp đô-la cho tư bản đỏ giàu thêm!" Chúng đã giàu nhờ bán gần hết tài nguyên quốc gia rồi. Thêm đôi trăm đô la thi thấm vào đâu với túi tham không đáy của chúng. Bọn em nghĩ vậy!
Tình "Huynh Đệ Chi Binh" được ôn lại. Toàn là những kỷ niệm khó quên.
Trinh Sát có những công tác "viễn thám" sâu trong vùng địch, có khi phải "thả xuống" ban đêm. Để cho các viễn thám viên an tâm thi hành nhiệm vụ, thỉnh thoảng ông Phụng Hoàng "cùng nhảy" với họ để theo dõi hoạt động địch trên Núi Bàn Cờ, gần Mỏ Than Nông Sơn (quận Đúc Dục), bị địch phát hiện nên phải gọi cấp cứu.Vì không có bãi đáp nên trực thăng phải dùng thang dây để viễn tham viên bám vào đó để nó "câu" ra chỗ an toàn!
Thôi! bây giờ hãy nói về cậu đi! Cậu qua Mỹ từ năm nào" Có lẽ cậu có vợ lâu rồi nên hai cháu lúc nãy đã khôn lớn! Chắc là các cháu học hành giỏi phải không"
Có lẽ khi em kể chuyện gia đình của em, Phụng Hoàng cũng không nhịn cười được đâu"
Bộ tính diễn một vở "hài kịch" chăng" Ông Phụng Hoàng hỏi đùa.
Thưa câu chuyện cũng cả bi lẫn hài đầy kịch tính đó Phụng Hoàng ơi!
Khi Phụng Hoàng đề cử em thay cố Thiếu tá Diệp để nắm Trinh Sát 51 và hai tháng sau đó được thăng đại úy. Nhưng ruổi cho em là sau khi Phụng Hoàng ra Sư Đoàn 1 ít lâu thì em bi thương và gãy chân trái.Nằm nhà thương mất bốn tháng. Chưa bình phục hẳn thì tình hình Miền Nam đột biến. Em xin xuất viện và kịp về đưa được vợ con chạy vào Nam.Vì không thân bằng quyến thuộc nên tạm sống lây lấc ở vỉa hè của những gia đình khá giả. Kế đến là khi cộng quân chiếm Sài Gòn thì cũng là lúc vốn liếng kiệt quệ! Vợ của em gốc Phan Thiết nên nàng tìm cách liên lạc với cha mẹ để may ra thoát được thế bí, nhưng vô hiệu. Như Phụng Hoàng đã biết là sau ngày 30-4-1975, mọi người Miền Nam. đặc biệt là Quân Công Cán Chính đã phải gánh chịu tất cả thảm cảnh trên đời do chính sách tàn bạo của VC trút lên đầu! Với cảnh tranh tối tranh sáng đó, bữa đói bữa no để lây lất qua ngày. Thế rồi việc gì tới nó đã tới! Em trình diện để đi học tập 10 ngày như chúng loan truyền, nhưng em phải trả cái giá 5 năm vì tội Do Thám (tức là Trinh Sát) Em đi được một tháng thì vợ em đem đứa con trai- cháu Thế, lúc đó tròn ba tuổi - gởi cho cô Mỹ Trinh, em gái của cô Lan Anh (người yêu của cố thiếu tá Diệp)một gia đình Công Giáo, gốc Quảng Trị di tản vào đây lánh nạn, trông giùm để nàng đi có việc một lát rồi trở lại đón con. Nhưng cái một lát đó mãi năm năm sau mà chưa thấy nàng trở lại!Không ai biết nàng đã đi đâu hay bị tai nạn gì! Lúc đầu thì Mỹ Trinh bị gia đình phiền hà vì họ đang gặp phải khốn khổ mà còn phải bảo dưỡng một trẻ thơ côi cút. Cũng may là đứa trẻ cũng được Trời thương, tuy sống với tình thương vay mượn nhưng nó vẫn được khỏe mạnh và ngoan hiền. Dần đà nó chiếm được cảm tình của Mỹ Trinh và cô thương yêu nó như ruột thịt! Mỹ Trinh dạy nó đọc kinh, dạy nó học vỡ lòng rồi cho nó đi học! Nếu hàng xóm mà không biết "tiền tích" của đứa bé, họ dám nói đứa bé là con rơi của một kẻ sở khanh nào đó! Khi em đang cải tạo. Mỹ Trinh có dẫn bé Thế thăm nuôi vài lần nhưng em khuyên nàng nên giúp em nuôi giùm cháu chớ đừng thăm nuôi tốn kém lắm. Tuy vậy, nàng vẫn cố gắng thực hiện theo ý nguyện của nàng lấy cớ là cháu Thế đòi đi thăm Ba nên vì thương cháu nên phải chiều nó cho nó vui! Khi cô ấy nói vậy, em thấy những giọt nước mắt chảy dài xuống gò má, em cảm động quá em cũng muốn khóc theo. Đó là đầu mối của một cuộc tình thầm kín, nó nuôi ý chí của cả hai người - Mỹ Trinh và em -. Khi mãn tù cải tạo về, em lại nhà thăm mọi người và xin nhận lại cháu Thế nhưng cả nhà đều quyết liệt là chỉ giao nó khi nào cuộc sống của em thực sự ổn định. Em lân la dò tìm được mối vượt biên và nhờ ba má của một người bạn đang sống ở nước ngoài giúp để trang trải đủ vàng cho chủ ghe. Em trở về thố lộ ý định vượt biên và thuyết phục Mỷ Trinh cùng đi vì cháu Thế nó coi cô ấy như mẹ. Nó nói: Nếu Dì Mỹ Trinh không đi thì con cũng không đi đâu hết. Một phần vì ngày đi gần kề, phần khác việc đi hay ở của Mỹ Trinh chưa dứt khoát nên em đâm cuồng trí! Cuối cùng em nói đại: Mỹ Trinh là một cô gái đoan trang, thùy mị và giàu lòng bác ái nên em đã không quản ngại tiếng thị phi, bảo dưỡng bé Thế, nuôi nấng nó như một người mẹ và nó coi em như người đã sinh thành ra nó! Khi ra nước ngoài rồi, tùy quyền em định đoạt miễn sao em dành cơ hội để anh đền ơn em. Sau khi yên nơi yên chỗ, anh sẽ giúp em bảo lãnh gia đình em qua. Đó là tất cả chân tình và anh thề là không có ý lừa gạt em. Mỹ Trinh về thảo luận với cha mẹ và Lan Anh chị của nàng. Sáng hôm sau, nàng trả lời:Phải làm đúng như lời anh nói hôm qua nghen! Rồi nàng ôm đầu bé Thế, hôn lên trán nó và nói: Vì Thế mà dì phải nghe lời ba cháu đó. Vậy Thế phải hứa với dì là luôn luôn ngoan ngoãn như từ trước tới nay và mai mốt không "phản" dì nghe không! Thằng bé không hiểu hết ý câu nói của Mỹ Trinh nên nó hỏi lại: Phản là sao hở dì" Mỹ Trinh xỉ vào trán nó và nói: Tức là Thế không thương và nói xấu dì này nọ kia khác. Hiểu chưa cậu! Khó quá, con chưa hiểu! Thằng bé thay đổi cách xưng hô làm Mỹ Trinh và ba nó ngạc nhiên. Ba nó hỏi: Sao nay con xưng con với dì Mỹ Trinh" Xưng con cho dì tin con hơn. Tại vì con không bao giờ dám phản mẹ. Phải không dì" Câu nói của thằng bé làm hai người lớn nhìn nhau vừa cảm động vừa thẹn thùng!
Thuyền vượt biên rời bãi Nam Ô (Đà Nẵng) và trực chỉ Hông Kông. Lênh đênh trên biển 5 ngày thì thuyền tấp vào đảo Ma-Cau, một thuộc địa của Bồ Đào Nha. Sau 4 tháng chờ đợi, Quyền, Mỹ Trinh và bé Thế được USCC San Jose bảo trợ. Nhưng lần nầy thì trên giấy trắng mực đen, họ là một gia đình gồn hai vợ chồng và một đứa con trai 7 tuổi mà Mẹ nó là Mỹ Trinh và Ba nó là Lê văn Quyền. Không một ai thắt mắc! Họ tới Mỹ vào dịp lễ Phục Sinh 1981.
Đối với người Công Giáo, Quyền và Mỹ Trinh phải có lễ Hôn Phối để chính thức sống chung với nhau và họ đã làm điều đó sau khi thảo luận lần chót. Họ đã thú thật là đã phải lòng nhau trong lần "thăm nuôi thứ hai" tại trại Cải Tạo Long Khánh.(Có thể Mỹ Trinh nghe phong thanh hoặc biết được vợ Quyền đã bỏ chồng đi theo một người khác!)
Cuộc sống mới nơi xứ người thật phức tạp! Phải phấn đấu cam go với ngôn ngữ, phong tục tập quán, học nghề học việc. Cuối cùng thì họ quyết định:
Mỹ Trinh đi làm assembler cho một hãng sản xuất bộ phận rời của máy Điện Toán Cá nhân. Cô cố gắng làm nhiều Overtime để trang trải chi phí của gia đình.
Anh Quyền, vì bị thương tích chiến tranh nên nhờ cố vấn Mỹ giúp giới thiệu với Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, một mặt giúp giải phẫu để cải tiến tình trạng đi đứng của anh mặc khác họ vận động yểm trợ học bổng để giúp anh ghi danh vào Đại Học San Jose.
Cuộc sống của họ tuy đạm bạc nhưng đầy ắp niềm tin và hạnh phúc.
Năm 1986 là năm huy hoàng nhứt trong đời của Quyền. Anh được Cal-Tran tuyển sau khi anh tốt nghiệp và chân trái của anh cũng lành lặn như xưa, đi lại dễ dàng. It ai nhận ra!
Mỹ Trinh, một Châu Long tỵ nạn, sau hai năm làm việc cần cù và chăm chỉ, cô được lên làm Superviser. Cô rất được những người đồng hương và đồng sự yêu mến.
Bây giờ, hai người, Mỹ Trinh và Quyền có thêm một đứa con gái 15 tuổi và đứa con trai 13 tuổi. Chúng học hành rất chăm chỉ và ngoan hiền. Anh cả chúng nó - Lê văn Thế - đã tốt nghiệp Đại Học Mass Communication and Journalism, còn độc thân và cùng sống với gia đình, và giúp cha mẹ dạy dỗ các em học hành.
Đã liều mình, chiến đấu với biển cả, với hoàn cảnh để tìm lấy một ngày mai tốt đẹp cho bản thân, cho gia đình! Họ rất tự hào là đã giữ vững niềm tin là "Ngày Mai Trời Lại Sáng."
Nước Mỹ là nơi tạo cho gia đình em cơ hội đó! Phụng Hoàng hãy mừng cho chúng em!
Dĩ nhiên! Thật là quả cảm! Đáng ca ngợi biết bao! Hai người bắt tay nhau Tam Biệt!
Trên đường về, ông Phụng Hoàng nói với cậu con trai út đang lái xe: Con thấy đó, Họ "có chí thì nên" mà người Mỹ cũng có câu tương tự: "There is a will, there is a way" Right!
Song Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,698
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.