Hôm nay,  

Không Đâu Đẹp Bằng Quê Hương........ta!

15/01/200300:00:00(Xem: 182996)
Người viết: SONGTRANG
Bài tham dự số: 3-100-708-vb4015

Tác giả tên thật là Trương Tấn Thục, 76 tuổi, đã về hưu, hiện cư trú tại Fresno, California. Lần đầu viết về nước Mỹ, ông góp bài “Nước Mỹ Không Phải Của Riêng Ai.” Sau đây là bài viết thứ ba của ông.

+

Thi ân mạc niệm,
Thọ ân mạc vong.
Làm ơn thì đừng nhớ
Chịu ơn thì đừng quên.

Từ ngày qua đây, phần lớn đều phải tất bật với công việc mưu sinh và còn phải lo toan nhiều việc không tên khác nên dù là bà con hay bạn bè thân thiết cũng ít khi gặp nhau.
Tôi và Tuấn, là hai anh em "cột chèo", tức là hai em chúng tôi kết hôn với hai chị em ruột nhà họ Phan. Tuấn là vai anh còn tôi vai em, theo thứ tự lớn nhỏ của gia đình bên vợ tuy rằng trên thực tế thì tôi lớn hơn Tuấn vài tuổi.
Vợ của Tuấn tên Minh Hằng còn vợ của tôi tên Tuyết Hằng. Lúc các cô còn nhỏ, chưa lập gia đình, ở nhà thường quen miệng gọi người chị là Hằng À còn người em là Hằng Ơi. Cả hai cô đều thích như vậy, thay vì gọi tên lót là Minh hay Tuyết. Chỉ khổ tội cho chúng tôi mỗi khi theo vợ về dự đám giỗ nhà ông bà "bô".
Một hôm vì vô tình, tôi kêu vợ tôi: "Hằng À, anh ra phố mua bia và một ít đồ nhấm để hai anh em lai rai chờ ba cúng nghen".
Nói xong tôi lên xe đi thẳng nhưng liền sau đó tôi trực nhớ lại câu nói vừa rồi nên đã hú hồn vì lỡ lời khi tôi gọi "Hằng À" làm cả hai chị em cùng dạ! Có lẽ trong lúc tôi đi vắng, bà má vợ tôi "dằn mặt" vợ tôi sao đó nên khi tôi vừa về tới nhà, đang khệ nệ xách mấy món lỉnh kỉnh vào nhà, vừa để chúng lên bàn ăn thì vợ tôi ra dấu, ngoắc tôi ra sau nhà với vẽ mặt hằm hằm và nói:
- Anh Khánh, anh ăn nói cái kiểu gì kỳ vậy" Má em nói là anh đã "giả mù pha mưa" vì ngày xưa anh đeo đuổi chị Minh Hằng nhưng chưa kịp nói thì anh phải vào Đà-Lạt để học khóa 4 năm.
Tôi phủ nhận "lời buộc tội" đó và giải thích là: Chẳng phải hằng ngày anh gọi em với những "tiếp vĩ ngữ" thân thương đó sao! Thôi bỏ qua đi! Chẳng qua là anh vô tình thôi. Nhưng NH., vợ tôi không đồng ý với lối lý luận đó mà còn buộc tôi phải xin lỗi Minh Hằng, chị của nàng. Để yên cửa yên nhà, tôi bèn "chọc quê" nàng bằng cách lại đứng trước Minh Hằng, vòng tay dõng dạc nói: "Thưa chị, em lỡ dại mồm. Xin chị tha lỗi cho em lần nầy. Lần sau em sẽ (tôi cố tình phát âm tiếng không rất nhỏ) tái diễn y như vậy nữa!” Mọi người phá lên cười, nhưng Minh Hằng thì không. Nàng nói: Cái anh nầy!
Tôi vồ lấy cơ hội để chạy tội: Đó thấy chưa! Chị ấy lại cũng "lỡ lời" đó!
Từ khúc này, xin gọi nhân vật xưng “tôi” bằng... tên Khánh.
*
Ngày xưa, họ quen nhau và xưng hô "anh anh, em em" quen miệng rồi. Sau nầy Định Mệnh an bài nên phải thay vị đổi ngôi, nên thấy cũng ngượng miệng.Vì vậy nên họ cố tránh gặp nhau. Vạn bất đắc dĩ mới có trường hợp như vừa kể!
Phần Khánh, lúc đầu tính làm quen với Minh Hằng (người chị) nhưng khi đến nhà thấy Nguyệt Hằng (người em) thì anh bị cô nầy hớp hết hồn vía! Tấn thối lưỡng nan, nhưng cũng may là tình cảm giữa anh và Minh Hằng chưa qua khỏi giai đoạn tìm hiểu. Tuy vậy, đối với Khánh, hình như có một điều gì đó không ổn. Anh tìm một lối thoát mà lối đó anh đã từng lưu tâm! Thi vào Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt nơi mà anh có thể hoàn tất Đại Học như anh hằng mong ước mà hoàn cảnh gia đình của anh trước đây đã không cho phép. Rất may là sự sắp xếp của anh đã ăn khớp với nhau.
Sau khi anh đậu Tú Tài II là đúng lúc anh trình diện Trường Võ Bị. Ba má anh chỉ được biết vào bữa cơm chiều trước ngày anh ra đi. Anh đã nhờ Hòa - em trai của anh - gởi lời chào tạm biệt gia đình họ Phan. Không một chữ, một lời nào khác với bất cư một ai.
Vì mới nhập học, vừa phải cố gắng thích nghi với sinh hoạt quân ngũ vừa phải chịu đựng "huấn nhục" của một sinh viên sĩ quan, nên ngày một ngày hai Khánh đã trở nên "xa mặt cách lòng" với Minh Hằng.
Thế rồi Tuấn xuất hiện để lắp vào khoảng trống của Khánh để lại. Xét cho cùng, thì ai lại không muốn bắt chim đang đậu mà lại đuổi bắt chim bay! Nếu so sánh mức độ nguy hiểm giữa hai người -
Tuấn và Khánh - thì chữ thọ đối với giáo chức vẫn hơn! Một người thì quanh năm "sáng vác ô đi, chiều vác về", gần như sống bên lề của một xã hội đầy bon chen và tang thương vì bom đạn; còn người kia thì còn đang theo nghiệp kiếm cung và sự nghiệp chưa thành. Người ta thường mỉa mai rằng: "Không lấy được người mình yêu thôi thì hãy lấy người yêu mình vậy!"
Cuộc sống của họ đang tương đối hạnh phúc thì Tuấn không còn được miễn dịch nữa mà phải trình diện Trung Tâm 3 Nhập Ngũ và tiếp theo là Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ba má của Minh Hằng, vì thương con gái nên cố "chạy thuốc" cho Tuấn được - biệt phái với tính cách giáo chức - sau khi ra trường để sum họp gia đình. Ông bà Giáo Thông - thân sinh của "Nhị Hằng" nơm nớp lo ngại vì con rể ở trong quân đội thì ruổi ro khó lường trước được.
Hè 1969, Đai úy Trần Minh Khánh được chọn để sung vào Phòng Tùy viên Quân Sự của Tòa Đại Sứ Việt Nam tại nước ngoài. Theo quy chế thì Khánh phải thông thạo Anh ngữ khi đảm nhận chức vụ. Là sĩ quan bốn năm của trường Võ Bị Quốc Gia thì sau khi tốt nghiệp là phải thông thạo ngoại ngữ là dĩ nhiên. Tuy vậy, anh cũng phải về Sài Gòn để theo học thêm một khóa sáu tháng Anh Ngữ Đàm Thoại và Nghi lễ Ngoại giao.
Từ ngày rời khỏi gia đình lên Đà Lạt, Khánh chưa một lần nào đến vấn an gia đình ông bà giáo Thông. Anh cũng biết là Minh Hằng đã lấy chồng, bây giờ có tới thăm thì cũng chỉ là xã giao, chứ không "mặn mà" như ngày xưa. Tuy vậy không hiểu tại sao hôm nay anh nóng lòng muốn đến nơi đó. Anh vào thay y phục dân-sự rồi hỏi ba của anh để mượn chiếc xe Honda 50 mà ông vừa mới từ sở làm về. Anh ra đi rất thơ thới mà linh tính báo cho biết là có điềm lành. Đến trước cổng nhà ông giáo Thông, anh bấm chuông và được Nguyệt Hằng ra mỡ cửa. Tuy ăn mặc giản dị nhưng trông nàng thật rạng rỡ và xinh đẹp hơn trước, gây cho Khánh một ấn tượng bâng khuâng!
Anh lính quýnh chưa biết phải lên tiếng thế nào cho phải lẽ thì Nguyệt Hằng. lên tiếng:
- Chào đại úy! Em cứ tưởng là đại úy quên hẳn cái nhà nầy rồi chứ!
- Xin Nguyệt Hằng vui lòng thông cảm cho những "người lính" vì đời sống của họ như kẻ phiêu bồng, rày đây mai đó, số mệnh được phó thác cho ruổi may, được lúc nào hay lúc ấy thôi.
Rồi anh chuyển đề tài, hỏi Nguyệt Hằng “Hai bác có ở nhà không để tôi vào thăm"”
Nguyệt Hằng không trả lời câu hỏi của Khánh mà lơ đễnh nói: “Thế mà em cứ tưởng....” và nàng đã bỏ lửng câu nói.
Khánh lanh trí tiếp: Dĩ nhiên là thăm cả cô "em gái bé bỏng" ngày xưa nữa chứ!
Như mở cờ trong bụng, NH. với gương mặt rạng rỡ nói ngay: “Có vậy chứ. Mời anh vào!”
Cũng may là anh đến không nhằm vào bữa cơm chiều và sự có mặt của Khánh đã làm cho ông bà giáo Thông bất ngờ đến độ khiến cho họ gần như ngẩn ngơ. Họ tỏ lời chân thành cảm ơn Khánh, dù đa đoan công vụ nhưng củng cố gắng sắp xếp thời gian để đến vấn an họ, nhưng rồi chính cách xưng hô của Khánh đã mang lại cho cả nhà một niềm vui với â "bất ngờ!"
-Thưa hai bác, trước sau gì cũng là con cháu trong nhà thì việc đi thưa về trình là dĩ nhiên. Nếu hai bác và em Nguyệt Hằng cũng cùng ý nghĩ đó thì cháu sẽ về thưa với ba má cháu để xúc tiến......
-Cháu có thể nói rõ hơn được không" Hình như cháu vừa mới nói....
Bà giáo Thông nói tới đây thì ngừng lại vì sợ nói thêm, có thể những lời tiếp theo của bà sẽ bị lạc đề.
-Thưa đúng vậy! Quân Đội đã dạy cháu là "Phải can đảm và thành thực với chính mình". Cháu tự nghĩ là quân nhân thì phải can đảm trong mọi trường hợp. Trước đây cháu với Minh Hằng chỉ là bạn quen. Những lần ghé thăm, cháu nghĩ cháu và em Nguyệt Hằng có quí mến nhau. Vậy thì tại sao cháu lại không can đảm để thưa với hai bác để xin em Nguyệt Hằng!
Ông bà giáo Thông bây giờ mới vỡ lẽ, bảo cậu con trai út ra nhà sau kêu Nguyệt Hằng lên cho ông bà dạy việc.
Sáu tháng sau, đám cưới Khánh-Nguyệt Hằng diễn ra trong một hoàn cảnh tốt đẹp. Khánh thu xếp cho vợ cùng xuất ngoại bằng công hàm ngoại giao.
Hai vợ chồng đều lợi dụng cơ hội hiếm có đối với họ khi đang ở nước ngoài nên ghi danh vào Đại Học. Vì nhờ có căn bản học vấn từ trước và không vướng bận nhiều cho việc gia đình, nên cả hai đều được đãi ngộ xứng đáng. Khánh tốt nghiệp về Viễn Thông còn Nguyệt Hằng tốt nghiệp Quản Trị Kinh Doanh. Cả hai đã chuẩn bị sẵn sàng để khi Khánh mãn nhiệm kỳ về nước thì họ sẽ đem tài năng phục vụ Đất Nước. Nhưng.....

Ngày nầy qua ngày khác, tất cả hệ thống truyền thông trên thế giới, liên tục tường trình về vụ Ban Mê Thuột thất thủ, rồi tới triệt thoái Kontum, Pleiku và đoàn quân ta bị chặn đánh trên đường họ di chuyển về Tuy Hòa, rồi quân Bắc Việt tràn qua sông Thạch Hãn, v.v.. đã làm cho mọi người trong Tòa Đại sứ hoảng hốt và lo cho số phận của thân nhân mình tại quê nhà. Rồi thì việc gì đến, nó đã đến như chúng ta đã biết: Ngày 30 tháng Tư năm 1975!
Thế là hai vợ chồng Khánh như cây bị bật gốc! Đồng sự với Khánh khuyên anh nên nhờ Hồng Thập Tự địa phương tìm xem Ông Bà Giáo Thông và gia đình Tuấn có mặt trong số người được Cầu Không Vận Hoa Kỳ di tản hay không" Nhưng ngày qua ngày, vợ chồng Khánh không nhận được một tin tức khả tín nào. Thế rồi cuối cùng, Khánh và Nguyệt Hằng cũng nhập vào đoàn di-dân tỵ-nạn.


Nhờ giao dịch nhiều lúc còn đi học Đại Học Mỹ, anh được gia đình Giảng Sư Mỹ bảo trợ và sau hai tuần lễ chờ thủ tục của Dơ Di Trú (INS) vợ chồng Khánh xuất trại. May mắn thay, cả hai đều nhận việc làm theo chuyên môn và khả năng của họ. Đời sống của hai vợ chồng, không mấy chốc đã trở nên bình thường.
Một buổi chiều cuối tháng Tư 1977, Nguyệt Hằng từ sở làm về, ghé qua thùng thơ trước nhà, lục lấy thơ mới đến, trong đó có một Bưu Điệp (mailgram) của Hồng Thập Tự báo cho biết là ông bà giáo Thông và gia đình Tuấn đã đến một Trung Tâm Ty Nạn tại Indonesia. (Từ ngày Miền Nam thất thủ, Khánh không liên lạc được với thân nhân bên Việt Nam). Cấp tốc viết thơ, gởi tiền và thuốc men qua cho cha mẹ và gia đình bà chị.
Một tháng sau, Khánh và Nguyệt Hằng bay qua Indonesia thăm cha mẹ và anh chị và sau khi về lại Mỹ, họ vận động hội Thiện Nguyện giúp bảo lãnh thân nhân. Nhờ họ làm việc có đồng lương cao nên việc bảo lãnh rất nhanh chóng.
Hai tháng sau, ba gia đình ông giáo Thông, Tuấn và Khánh "Đoàn Tụ" trên đất Mỹ. Ông bà giáo Thông cùng ở với gia đình Khánh. Còn gia đình Tuấn ở nhà riêng cách đó khỏng mười phút lái xe. Thế là mọi người coi như thoát nạn.
Vì thương yêu cha mẹ, nên Nguyệt Hằng, tuy bận phải công việc đa đoan của sở nhưng cô cố gắng thu xếp để có thì giờ sinh hoạt đều đặn để làm cho cha mẹ vui. Còn Khánh, để giúp ông giáo Thông từ từ thích nghi với đời sống ở đây, anh tìm hiểu sở thích của ông và để giúp ông thực hiện những gì ông mơ ước. Ông giáo Thông là một nhà giáo nhưng rất năng động. Ông muốn làm một việc gì đó hữu ích vừa học hỏi điều gì hay của xứ người vừa làm cho tâm hồn thảnh thơi. Công việc mà ông thích là tình nguyện giúp cho người Quản Thủ Thư Viện tại khu phố của ông và ông được toại ý. Một thời gian không lâu sau, ông được tín nhiệm nên họ tuyển ông thay thế một người đến tuổi về hưu. Ông thường nói với vợ: Bà thấy chưa! Tôi quyết tâm mà lại là người dễ thích nghi với hoàn cảnh nên tôi đạt được những gì tôi muốn chứ không khó khăn như hồi còn ở bên nhà đâu! Bà giáo Thông nói "vuốt đuôi" để nịnh chồng: Tôi biết mà! Vì vậy nên ngày xưa tôi mới chọn ông! Cần gì phải khoe khoang.
Khi chung sống dưới một mái ấm gia đình, Khánh - Nguyệt Hằng thấy cha mẹ của họ biểu lộ một niềm vui chân thật nên họ thầm cầu nguyện cho niềm vui đó được tồn tại lâu dài. Chính ông bà giáo Thông cũng rất hài lòng với một niềm vui khôn xiết khi thấy gia đình con gái của mình êm ấm và hạnh phúc.
Thấy cử chỉ của Tuấn không mấy phấn khởi nên Nguyệt Hằng - vợ của Khánh - gợi ý: Trong khi chờ đợi phe đàn bà chuẩn bị thức ăn thì hai anh vào mời ba ra "lai rai" cho vui.
Khánh tán thành ý vợ ngay. Anh vào mời ông "via" rồi tạt ngang qua tủ rượu, lấy chai Cognac Remy Martin - thứ rượu mà một số người Việt Miền Nam trước kia rất ưa thích - Ba người nâng cốc chúc mừng Giáng Sinh vui vẽ.
Ông giáo Thông tuy hưởng ứng với các con rể song ông cảm thấy mình thuộc thành phần "tụt hậu" nên để cho hai chàng rể trẻ - cùng thế hệ - vui vẽ nói chuyện với nhau thì tốt hơn nên ông cáo từ để vào trong. Thế là rượu vào lời ra. Hai người - Tuấn và Khánh - đã trao đổi với nhau về lẽ sống của "Xứ Mình, Xứ Người".
Càng trao đổi, quan điểm càng cách biệt. Điều đó cũng dễ hiểu vì hoàn cảnh sinh hoạt của hai người là một "tĩnh" một "động". Tuấn là một nhà giáo, lẽ sống gắn liền với lũ học trò và với phấn trắng, bảng đen. Ngày hai buổi mà nôm na người ta bảo là sáng vác ô đi, tối vác về. Sinh hoạt của anh như một người sống bên lề của một xã hội bị đe dọa vì bom đạn, vì bon chen ích kỷ! Trong khi đó, Khánh là một sĩ quan xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, rất năng động và tháo vát. Quân trường và đơn vị chiến đấu đã hun đúc cho anh trở nên một thanh niên đầy thao lược. Luôn luôn cố giữ một tư thế khách quan để quan sát sự việc xung quanh và chọn lấy một thái độ thích nghi để ứng phó.
Khánh lắng nghe phát biểu của Tuấn và tìm nhưng lời lẽ chân tình để không làm cho Tuấn bất bình. Tuy nhiên, khi đã được cái đà thượng phong, thì Tuấn không còn dè dặt nữa nên anh nói: "Nói gì thì nói chớ theo tôi thì Chỉ có quê hương ta là đẹp hơn cả!
Tới đây thì cuộc đối ẩm đã trở thành một cuộc tranh luận mỗi lúc một gay go hơn. Tuy nhiên, xét cho kỷ thì Tuấn và Khánh dù là hai người, có thể nói là "trí thức" nhưng hai lãnh vực sinh hoạt của họ hoàn toàn khác nhau. Khánh tốt nghiệp Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (bốn năm) tương đương Đại Học và đã được đào tạo thành một người "Lãnh Đạo và Chỉ Huy". Mọi quyết định và hành động đều phải dựa trên một căn bản và thực tế chứ không thuần lý như một mớ lý thuyết suông. Còn Tuấn là một nhà mô phạm, quanh năm suốt tháng, sinh hoạt của anh được gắn liền với bảng đen phấn trắng, với lũ học trò ngoan ngoản, anh không phải thường xuyên đối phó với những "bất trắc của cuộc sống" vì vậy nên cái nhìn ngoại cảnh của anh không như những người "đi một tấc đàng, học một sàng khôn".
Khánh lý luận: Ngày xưa, tiền nhân của chúng ta, quanh năm suốt tháng với con trâu, cái cày với cái gàu tát nước, bước ra khỏi nhà là thấy ngay một phong cảnh thanh bình với đồng ruộng xanh tươi, với gió mát trăng thanh, một bức tranh tuyệt đẹp, nên hình ảnh đó đã in sâu vào tiềm thức của họ, và có thể,ø chỉ có bức tranh duy nhứt đó, ở trong tâm khảm của họ suốt cả cuộc đời. Chúng ta không nên lấy làm lạ là tình cảm con người gần như cột chặt với nơi mà họ gọi là Quê Hương đó. Họ lý luận theo cảm tính tự nhiên chứ không cần đến lý trí để phân tách và so sánh vì có bao giờ họ trông thấy một hình ảnh nào khác đâu!
Cho nên khi Khánh hỏi lại Tuấn: Khi anh phát biểu "Chỉ có quê hương ta là đẹp hơn cả" là do anh nhận xét và nói ra hay là anh đã lặp lại một câu của một ai" Về phương diện tinh thần thì Quê Hương vẫn là thiêng liêng, nó có một giá trị cao cả đối với mọi người. Tuy vậy, theo tôi, chúng ta là con người có đủ trí khôn để phán xét mọi việc xung quanh. Chúng ta không cần ai để tuyên truyền mê hoặc như những con vẹt biết nói tiếng người! Quan niệm của anh khi nói ra là của một ông giáo nói với một lũ học trò ngoan ngoãn vì ở Việt Nam người ta cho là ông thầy luôn luôn "đúng." Nhưng ở đây, khi anh đem hai từ hơn/kém ra để so sánh thì tôi nghĩ là anh nên xét lại. Trước khi quyết định liều mình vượt biên thì anh và chị cũng đã có những đêm thao thức để tìm một giải đáp cho những điều tốt xấu, những hay dở, những lợi và hại, trước khi quyết định cho việc quan trọng nầy. Bây giờ anh nói như vậy, có nghĩa là anh chị hối tiếc là đã có một quyết định sai lầm về việc ra đi chăng"
Tuấn không ngờ Khánh để ý nhiều đến câu mà một số người thuộc "thế hệ thứ nhứt" tại hải ngoại thường nói để tự an ủi cho số phận "hẩm hiu" của họ. Nó chỉ đúng với hoàn cảnh của họ bởi lúc còn tại quê nhà, họ là thành phần tốt số, được ăn trên ngồi trước, chỉ tay năm ngón, có sẵn tay chân bộ hạ lo điếu đóm, thậm chí có sẵn dinh thự để ở, công xa để đi, ngay cả việc đưa rước các cậu ấm cô chiêu một ngày hai buổi đã có người lo mà không tốn xu nào!
Qua đây, một xứ mà đẳng cấp xã hội được tính theo nấc thang bằng cấp học đường hay chuyên môn ngành nghề - trong khi họ chẳng có gì lận lưng - phải nhận sự giúp đỡ khiêm tốn mà lại phải trang trải đủ mọi chi phí cho một sinh hoạt hạn hẹp tối đa! Vì vậy những lúc ngồi suy gẫm chuyện đời là họ nhớ ngay tới "vang bóng một thời" đó thôi!
“Thật chí lý! Tôi nói ra câu đó là vì sự nuối tiếc của một thời mà cuộc sống không quá bon chen. Ngày nay, ở trong nước thì đã khác rồi! Cuộc sống tinh thần thì luôn luôn bị chúng (VC) theo dõi, còn việc làm ăn, nếu không bị cạnh tranh bất chính thì bị những thế lực (quốc doanh) chèn ép! Dù cho ở lại hay ra đi, những người như chúng tôi đều là "bất hạnh." cả!” Tuấn cố phân trần.
Thông cảm với Tuấn, Khánh cố hết sức thuyết phục anh bạn cột chèo của mình nhìn thấy thực trạng của cuộc sống tại một xứ công nghiệp nầy. Ở đây có nhiều cơ hội cho mọi người. Họ có đủ tư vấn mọi ngành nghề và sẵn sàng giúp ý kiến cho những ai năng nổ, cầu tiến, tự trọng và khéo thích nghi, miễn là mình không tham lam đòi hỏi những gì quá đáng, vượt quá khả năng của mình thì mình sẽ được toại nguyện.
Minh Hằng, vợ của Tuấn, đã ý thức điều đó từ lâu, nên mới quyết định học một nghề, không đòi hỏi thời gian lâu dài và Anh ngữ. Tám tháng sau nàng ra nghề làm Nail. Tiếp tục làm việc, không nề hà vất vả, làm thêm giờ,ø để có tiền sinh sống và giúp trang trải việc Tuấn đi học. Rồi thì anh cũng đã thành tài và có việc làm như ý nguyên.
Ngày lễ Thanksgiving năm nay, gia đình Tuấn về sum họp với bố mẹ và gia đình Khánh. Tuấn tặng cho gia đình Khánh một món quà kỷ niệm và cũng là để nói lên lời cảm kích cho những lời khuyên chí tình, chí lý. Tuấn nói:
“Thưa Ba Má, Bây giờ, theo con nghĩ là bất cứ ở đâu, "Đất Lành thì Chim Đậu" và cũng đều là "Quê Hương." cả! Tại sao mình lại phụ lòng một xứ sở, nơi đã mở rộng vòng tay để đón mình lúc hoạn nạn" (Thi ân mạc niệm, Thọ ân mạc vong. Nghĩa là. Làm ơn thì đừng nhớ. Chịu ơn thì đng quên) Anh chị rất là cảm kích sự ân cần và kiên nhẫn của hai em. “
Và họ nâng ly.
“Xin mời tất cả hãy nâng ly để Tạ Ơn Nước Mỹ, những bậc Tiền Bối đã Tạo Dựng Xứ Sở nầy, và những ai - còn sống hay đã khuất - có tấm lòng quảng đại và bao dung.”

Ngày Lễ Tạ Ơn năm 2002
Song Trang.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến