Hôm nay,  

Bà Mẹ Mỹ Và Đứa Con Nuôi Da Vàng

10/01/200300:00:00(Xem: 185078)
Người viết: LÊ HIỀN
Bài tham dự số: 397-706-vb60109

Tác giả Lê Hiền, sinh năm 1951, hiện cư trú và làm kỹ sư cho một hãng ở Irvine, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã được trao tặng Giải Thưởng Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai, 2002. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. Bài đăng 2 kỳ.
*

Nhiều người Mỹ có lòng bảo trợ để nhận những đứa con nuôi bị bỏ rơi từ những quốc gia khác, nếu cha mẹ cùng màu da với người con nhận nuôi thì mọi chuyện đều êm đẹp, nhưng nếu cha mẹ là người Mỹ trắng mà con là một người góc da vàng thì nhiều chuyện rắc rối xảy ra. Sau đây là một trong những chuyện thật cảm động xảy ra đã cho tôi nguồn cảm hứng để viết nên bài này.
Nhờ câu chuyện này tôi mới hiểu được tấm lòng của nhiều cha mẹ bị con nuôi ngược đãi nhưng vẫn một lòng thương đứa con bất hiếu, vì trong lòng cha mẹ "không có con nuôi hay con đẻ" chỉ biết rằng họ đã nuôi nấng những đứa bé mồ côi từ ngày đến lớn khôn biết bao đắng cay cực nhọc với một tấm lòng thương bao la.
Hai vợ chồng thường đi shopping center vào những ngày cuối tuần, mục đích của họ không phải đi mua sắm, họ thường ngồi trên một chiếc ghế dài để ngắm nhìn các em bé chơi đùa. Hai vợ chồng cưới nhau đã hơn 5 năm mà chưa có được một mụn con, đi khám hết bác sĩ này tới bác sĩ khác kết quả rút cuộc không đi đến đâu. Qua một cơ quan giới thiệu họ đã qua thăm một viện mồ côi bên Đại Hàn, đó là vào năm 1985. nhiều hình ảnh đã được gởi qua cho họ và vài dòng tiểu sử về đứa bé, đây là lần đầu họ đối diện với đứa bé họ sắp được nhận làm con, qua cửa kính của căn phòng với hơn 10 đứa trẻ con nằm trông nôi họ đã được thấy hình ảnh bằng xương bằng thịt của đứa con đầu đời. Trở về Mỹ sau đó họ sửa sang lại căn phòng bỏ trống vốn lạnh lẽo trở thành ấm cúng với chiếc giường trẻ con mới, vách tường được dán lại bằng giấy hoa có hình những con gấu nhỏ, những đồ chơi trẻ con bày la liệt trong phòng với hàng chữ "Well come home, ít is a boy". Ngày đón con đã đến, cặp vợ chồng ra phi trường đón từ sớm trước đó cả mấy giờ đồng hồ. Lòng bồn chồn lo lắng đi qua đi lại không biết có gì xảy ra bất trắc cho đứa con không. Cuối cùng phi cơ đã đến, họ đã đón nhận trên tay đứa bé mũm mĩm xinh xắn với gương mặt hạnh phúc chan hòa nước mắt vì sung sướng, họ đã có con. Đứa bé khóc ré lên vì hơi của người lạ. Về đến nhà cha mẹ anh đã đợi sẵn trước nhà với lời chúc tụng hạnh phúc nhất trên đời. Đúng theo truyền thống người Mỹ những viên kẹo mút bằng tay đã được phân phát cho gia đình và bạn bè để tỏ sự vui mừng.
Lần đầu tiên cho con tắm trong bồn rửa mặt người cha đã quay video cảnh ngịch ngợm cười đùa hồn nhiên của đứa bé vừa tròn 5 tháng tuổi, mà sau này họ vẫn thường chiếu lại cho đứa con xem về những ngày đầu xum họp. Thằng bé nghịch quá, đập nước tung tóe lên cả người mẹ, bà thọt lét đứa bé khiến cho nó càng cười ré lên. Ngày sinh nhật lần thứ nhất được tổ chức linh đình, những hình ảnh hạnh phúc này đã được thu gọn vào chiếc video không chừa một chi tiết nhỏ nào. Vì thương con người mẹ đã xin ở nhà mấy năm trời để tự mình săn sóc. Thằng bé ăn nhiều nên bài tiết cũng không ít, nhìn phân của con thấy không bị vấn cục nhỏ bà thấy an tâm. Từ hồi có con bà bận rộn cả ngày, căn nhà ấm cúng hẳn lên vì tiếng cười đùa và tiếng khóc của nó, bà cảm thấy hạnh phúc bên chồng và bên con. Nào là mua tả, quần áo, sữa bột, baby food. Cuối tuần vợ chồng đẩy xe chở con đi Mall vui cảnh gia đình. Hết rồi những cảnh vợ chồng ngồi coi truyền hình thở dài thường thượt. Họ đã có một mái gia đình với tiếng trẻ con như bao gia đình bình thường khác.
Cuộc sống cứ đều đặn trôi qua cho đến một ngày đứa con về nhà với vẻ mặt không vui. Bà linh cảm thấy chuyện không hay xảy ra cho nó
- Có chuyện gì xảy ra ở trường vậy con"
- Tụi bạn trong trường chọc con tại sao cha mẹ da trắng mà con da vàng. Con có phải là do cha mẹ đẻ ra hay con là con đứa con nuôi bị bỏ rơi. Tại sao con da vàng con muốn được có làn da trắng giống như cha mẹ" Con buồn tủi quá mẹ ơi. Nếu con có làn da trắng có lẽ nhóm trẻ trắng sẽ nhìn con bằng cặp mắt khác.
- Con nào chả là con, con có thấy cha mẹ thương yêu con hết mình không"
- Con muốn biết cha mẹ nhận con từ đâu và nguồn gốc của con. Cớ sao lại có chuyện kỳ cục quá như vậy.
- Con không nhận thấy dù da của con có vàng mà điểm học của con đâu có kém 3.9 GPA chứ ít gì, vậy thì con cứ hãnh diện về điều này. We are parents of an honor student, we are pround of you. Con biết Jackie Chan chứ.
- Dạ con biết. Ông ta là một tài tử phim ảnh gốc da vàng, người Hồng Kông, mà mọi người Mỹ đều thích, điển hình là phim Rush Hour.
- Tài năng của anh ta đã làm mọi người Mỹ yêu mến ngay cả trẻ con, hiện đang có phim hoạt họa Jackie Chan Adventures nói về những cuộc phiêu lưu mạo hiểm mà con nít rất thích, chương trình này đang được chiếu mỗi sáng thứ bảy. Anh ta da vàng rõ rệt, lại còn có accent tiếng Mỹ giọng Hồng Kông, khi người ta đã thích thì tiếng Mỹ accent lại trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân Mỹ, họ mặc nhiên coi Jackie Chan là một người Mỹ. Vậy thì con phải hiểu làn da trắng hay vàng không đánh giá con người của mình.
- Nhưng con cảm thấy buồn chán khi học sinh trong trường nhìn con bằng con mắt khác lạ. Con muốn có một làn da trắng như của cha mẹ.
- Không biết con có để ý về đài truyền hình, nhìn xướng ngôn viên là người dân gốc da vàng bao gồm Việt Nam, Trung Hoa, Đại Hàn và Nhật. Các xướng ngôn viên này đang được người Mỹ mặc nhiên công nhận đâu có ai để ý họ là da vàng, giọng nói không accent của họ tuyệt hảo còn hơn người Mỹ nghe không thể phân biệt được. Vậy thì con cứ chấp nhận trời sinh ra con có làn da vàng, hãy lo học hành thành đạt và sống như một công dân lương thiện, đó là điều sẽ phá vỡ bức tường màu da.
Bà chưng hửng bây giờ mới để ý tại sao mỗi dắt con đi tiệm hay ra đường mọi người chung quanh đều nhìn chầm chập vào gia đình bà, vợ chồng bà không thấy gì lạ vì nó là con của hai người, những người chung quanh thì điều thắc mắc, những ánh mắt của người lạ nói lên được câu hỏi tại sao ông bà trắng lại có con da vàng.
Biết là không thể không đề cập đến vấn đề này, bà bắt đầu kể về dĩ vãng mười mấy năm về trước. Ông bà đã nhận nó từ một viện mồ côi bên Đại Hàn, nhưng bây giờ họ cũng không biết cha mẹ ruột của nó là ai, và lý do tại sao nó bị đem cho. Từ đó hai ông bà đã bỏ công để cho con hàng tuần đến trung tâm Hàn ngữ để có dịp chơi chung với các trẻ Đại Hàn, tìm hiểu về văn hóa và cội nguồn. Trung tâm này cũng có một số con nuôi gốc Đại Hàn mà cha mẹ là Mỹ.
Vẫn không có gì thay đổi đứa con bà nó vẫn có những dằn vặt và ưu tư về thân phận của nó. Bà thấy tội nghiệp con quá. Một quyết định hơi táo bạo, một quyết định đau lòng tìm lại cha mẹ để cho đứa con của mình. Tâm lý đứa trẻ có thể bị xáo trộn, bà biết bà có thể bị mất đứa con nhưng bà không đành lòng để cho nó bị đau khổ suốt đời. Lòng thương con của một bà mẹ không cho phép bà để như thế, bà có thể chịu đau khổ nhưng muốn thấy đứa con mình được sung sướng hạnh phúc. Bà đã hy sinh nhiều cho nó đây có thể là hy sinh chót đời, bà có thể mất con vĩnh viễn hoặc được sum họp cùng với con để tiếp tục sống êm đềm như cũ, nhưng thoải mái hơn, hết những vằn vặt tâm hồn. Còn bà đang ở ngã ba đường, một khúc rẽ cuộc đời rất quan trọng, sự tráo trộn tâm lý rất có thể xảy ra ở tuổi vị thành niên này.
Hãy để cho mọi sự việc sáng tỏ, bà quyết định viết lá thư đầy nước mắt gởi đến viện mồ côi bên Đại Hàn nơi bà đã nhận đứa con thân yêu.

"Denver, ngày…
Kính gởi ban giám đốc cô nhi viện. Tôi viết thư này đến quý vị trong tâm trạng rối bời, không biết tôi có đang làm một việc điên rồ hay không, khi quyết định để đứa con tìm lại cội nguồn, gặp lại cha mẹ đẻ.
Hàng đêm tôi đã khóc không biết bao lần, những dòng lệ đã chảy như suối, không đúng phải nói như dòng sông cuồn cuộn chảy, cho tôi đau đớn biết bao, tôi không thể nào cầm được nước mắt, nước mắt của một người mẹ nghĩ rằng sẽ mất con vĩnh viễn nếu để nó tìm về cội nguồn. Nhưng là một người mẹ tôi không nỡ lòng để đứa con sống trong tâm trạng nửa vời không biết mình là người Mỹ hay Đại Hàn, tôi muốn thấy nó được sung sướng dù cõi lòng tôi có tan nát đi nữa, tôi muốn đóng trọn bổn phận một người mẹ đúng nghĩa là hy sinh trọn đời cho con dù nó có là gì đi nữa ngay cả phạm lỗi lầm tày trời.
Từ tấm lòng của người mẹ đang đau khổ tôi mong quý vị tìm cho bằng được gia đình đã sinh thành ra nó để cho nó nhìn được cội nguồn. Nếu gặp người đã sinh thành ra nó mà nó muốn ở lại tôi cũng xin bằng lòng để nhận lấy đau khổ cho riêng mình.


Điều mong ước của một người mẹ thương con là thấy nó được sung sướng hạnh phúc trong chọn lựa cuối cùng, hãy để cho nó tự do chọn lựa lấy vận mệnh tương lai của nó.
God bless you".

Vài tháng sau hai lá thư từ bên kia bờ đại dương gởi đến như một con giáo bén đâm thấu tâm hồn bà, bà run run mở lá thư với hai dòng nước mắt, lá thư mà bà không muốn nhận chút nào, lòng bà mong mỏi gia đình đó đã bị thất lạc. Bức thư đã được viện mồ côi dịch từ tiếng Đại Hàn sang tiếng Mỹ.

"Thành phố… ngày… "
“Chúng tôi đã nhận được thư của ông bà, trước hết chúng tôi thành thật cám ơn ông và đã nuôi dưỡng cháu nên người, một ngày nào đó ông bà sẽ hiểu lý do vì sao chúng tôi nỡ bỏ rơi con đẻ của mình, mong ông bà tiếp tục nuôi dạy cháu nên người"

"Thành phố... ngày... "
Cháu thân mến,
Chúng tôi không dám gọi chữ con vì tự cảm thấy xấu hổ đã bỏ rơi cháu.
Từ ngày bỏ cháu cho viện mồ côi lòng chúng tôi vẫn ray rức, nhưng thà để cháu sống với gia đình cha mẹ cháu ở bên Mỹ còn hơn sống với chúng tôi, một ngày nào đó cháu qua đây chúng tôi sẽ kể cho cháu biết, kèm theo là hình ảnh của chúng tôi cùng người anh và em của cháu, 3 anh em cách nhau mỗi người 2 tuổi.
Nếu có dịp mong cháu qua Đại Hàn thăm chơi."

Đọc xong lá thư bà ngồi thừ ra suốt cả ngày, có nên trao bức thư cho con biết không và lúc nào thì thuận tiện, không biết tâm hồn trẻ dại của nó có chịu được sự chấn động ghê gớm này không. Hàng trăm câu hỏi đã được đặt ra trong suốt hai tuần lễ.
Cuối cùng bà viết cho con một lá thư của cha mẹ đẻ, và để lại trên phím đàn piano.
"Con thương,
Mẹ viết thư này cho con với tâm trạng rối bời, không biết có nên trao cho con lá thư và hình ảnh của gia đình đã sinh ra con, mẹ biết rằng con đã lớn khôn để tự mình quyết định lấy đời mình, con nên trở về nguồn để tìm hiểu rồi sau đó quyết định lấy tương lai của con.
Dù quyết định của con có là gì đi nữa, trở về với nguồn gốc là người Đại Hàn hoặc tiếp tục là người Mỹ gốc da vàng có cha mẹ là Mỹ trắng. Trong thâm tâm mẹ vẫn cầu nguyện thượng đế hàng đêm để cho con tiếp tục sống dưới mái gia đình ấm cúng của 4 người chúng ta như cũ. Nhưng mẹ muốn chính con nhận chân lấy thân phận của mình, quyết định của chính con sẽ giúp cho tâm hồn con không còn bị dằn vặt".

Càng đến gần ngày đi Đại Hạn, lòng bà càng bồn chồn mất ăn mất ngủ, đợi những lúc con đi học bà hay thẫn thờ rờ rẫm từng phím đàn dương cầm, bà hình dung ngón tay thon nhỏ mũm mĩm vụng về đụng trên phím đàn từ lúc chập chững học đàn khi lên 5 tuổi cho đến bây giờ 10 ngón tay đã trưởng thành lướt như bay trên phím khi đàn những bản nhạc vui cho bà nghe.
Chiếc piano là món quà sinh nhật lần thứ mười của con khi bà cảm thấy nó đã hứng thú chơi đàn, trước đó nó chỉ chơi có lệ để chiều lòng bà, bây giờ nó thật sự ham mê để tập chơi đàn. Hình ảnh quen thuộc mỗi ngày nhìn con chơi đàn như dấu ấn sâu trong tiềm thức không thể thiếu được, những hơi hám của con đã bám chặt trên phím như một thứ keo dính.
Bà ôn lại dĩ vãng với những cuốn băng thâu video lúc con lên 5 tuổi, hai anh em đang nhảy múa trên chiếc sofa, vào năm này vợ chồng bà có nhận thêm một bé gái 4 tuổi từ bên nước Nam Tư để cho con có anh có em. Hai anh em đều đã lớn nhưng cô em gái có làn da trắng giống bà nên không bị chú ý bởi bọn trẻ ở trường học, chỉ có nó mang làn da vàng nên mới có sự chú ý đến gây đau buồn cho nó.
Lên 7 tuổi chồng bà tập xe đạp cho con, nhìn hình ảnh con bị té xe đạp chảy máu khóc huh u khiến bà bùi ngùi, vết sẹo vẫn còn hằn trên chân của con, chồng bà đã vội bế xốc con vào nhà để thoa thuốc đỏ sát trùng.
Bà lần dỡ những cuốn album sưu tập hình ảnh về con từ lúc còn nằm ngửa cho đến bây giờ. Nhớ lại những khi con bị sốt nóng đôi khi đến trên 107 độ, bà đã hốt hoảng mang con vào phòng cấp cứu. Ngoài trừ việc bà không sinh ra con, bà đã làm và trải qua tất cả những việc nuôi nấng và dạy dỗ con như những bà mẹ khác. Bà thẫn thờ đi suốt hành lang căn nhà ngó từng tấm hình được lồng trong kiếng từ tiểu học đến junior high rồi đến high school. Hai vợ chồng chụp chung hình với con khi mới tốt nghiệp junior high. Vào căn phòng con, đồ đạc trong phòng do một tay bà mua sắm và bày biện cho con, điều này lại càng làm cho bà quặn đau. Vì thương yêu con, vợ chồng bà cũng đã bỏ tiền vào "college Fund" từ lúc 5 tuổi cho đến giờ, số tiền khá lớn đủ để học hết chương trình đại học 6 năm.
Bà chu đáo xếp đặt mọi việc để cho con khỏi bị ngỡ ngàng. Ghé viện mồ côi bà dắt con đi tới phòng các đứa bé mồ côi, vừa chỉ bà vừa nói hồi xưa con cũng đã nằm ở trong phòng này, nhìn thấy con cha mẹ đã thương liền.
Giờ quyết định đã đến bà dắt con đến phòng đợi, một lúc sau một người đàn bà trung niên Đại Hàn bước ra ngập ngừng cầm tay nó, như là cảm thấy chưa đủ bà ôm choàng lấy vai nó. Người chồng đứng xa xa như có vẻ ăn năn hối lỗi, người cha hơi ngượng ngùng. Lần lượt cha, hai anh em và bà ngoại đã được giới thiệu. Hai bà mẹ ngồi bên nhau khóc như mưa, người mẹ Đại Hàn lấy khăn tay chùi nước mắt cho người mẹ Mỹ đang tuôn chảy, nó nhìn hai người thật cảm động, lòng phân vân không biết nên chọn ai.
Sau khi những bùi ngùi xúc động lắng động, mọi người chăm chú nhìn đứa con đưa ra câu hỏi mà mấy năm trời đã làm tâm hồn nó trăn trở vướng mắc, câu hỏi khi nghĩ đến nó bị nhói trong tim.
- Con xin hỏi cha mẹ tại sao mười mấy năm trước lại bỏ rơi nó, để đem cho một người khác.
Người cha gục đầu đau khổ đành để người mẹ đỡ lời.
- Vào năm sinh ra con cha con trong một tai nạn của công xưởng xây cất nhà cửa đã bị thương tật, vì lo chạy tiền chữa thương cho cha, nhà đã thiếu hụt tiền bạc và nợ đầy đầu. Nuôi con trong cảnh nghèo thì không đành. Giải pháp tốt nhất bấy giờ là đem con cho gia đình người Mỹ giàu có qua cô nhi viện, gia đình người Mỷ đó hiện tại là cha mẹ của con.
Sau những thăm hỏi qua người thông dịch viên đứa con hiểu được nỗi khổ của cha mẹ đẻ, nó không còn ý nghĩ oán trách nữa, bao nhiêu những phiền não qua cuộc gặp gỡ này đã được trút bỏ. Nó đi lại phía bà ngoại nắm hai bàn tay nhăn nheo, hai hàng lệ đã rơi trên mặt bà lúc nào bà nói một thôi tiếng Đại Hàn, mặc dù nó không hiểu gì cả nhưng ánh mắt của bà ngoại đã thể hiện tất cả.
Hai tuần lễ người con đã được dắt đi chơi phố, học hỏi về phong tục và tập quán của người Đại Hàn, tập ăn uống những món ăn dân tộc. Nó củng được dắt đi coi những di tích lịch sử cổ truyền với những kiến trúc xa với thành phố Mỹ, tên đường phố là chữ ngoằn ngèo khác lạ với tiếng Mỹ.
Nó và cha mẹ cũng đã ghé thăm nhà cha mẹ đẻ. Mọi người đều ngồi ăn dưới đất quay quần chung quanh cái bàn vuông như kiểu ngồi ăn của người Nhật, ở đây nó có dịp trò chuyện nhiều hơn với người anh và người em, vì cản trở ngôn ngữ nên lâu lâu phải nhờ người thông dịch.
Sau cuộc gặp gỡ người con hiểu và đã có quyết định. 17 năm trời sống tại Mỹ và được giáo dục trong gia đình Mỹ, bạn bè đều là Mỹ, học về lịch sử Mỹ, sử dụng ngôn ngữ Mỹ, những khác biệt về văn hóa không thể khảo lấp được. Thân thể nó được nuôi nấng bằng sữa, orange juice, hambuger, ham, khoai chiên, bánh mì, hot dog, pizza, món ăn tinh thần là những phim hoạt họa như cuộc phiêu lưu của gia đình Simpsons. Dù được sinh ra ở Đại Hàn nhưng không có nghĩa nó có thể hội nhập trở lại dòng giống của nó. Bài học nào đó ở học đường vẫn còn vang vọng "công dưỡng dục còn nặng hơn công sinh thành".
Buổi tối hôm đó nó gục đầu vào vai mẹ khóc và xin phép tiếp tục sống với cha mẹ như những ngày nào trong suốt 17 năm trời. Hai mẹ con ôm nhau khóc, đây là điều bà chờ đợi, cám ơn thượng đế. Người cha ngồi bên cạnh cầm tay con nước mắt lưng tròng, người mẹ hôn tới tấp vào cổ con như những ngày nó còn bé bà thương nưng niu.
Trở về nước Mỹ lần này trên tay người con là một đứa bé mồ côi mấy tháng tuổi, xuống sân bay Denver là cặp vợ chồng trẻ đang đợi để bồng đứa con mới xin về nuôi, nó trao đứa con cho cặp vợ chồng trẻ một vòng tròn mới lại bắt đầu, người con đã hiểu và thầm cảm ơn cha mẹ người mà nó đã hàng coi như cha mẹ ruột.
Nó hiểu nó là người Mỹ gốc da vàng có cha mẹ là người Mỹ trắng, đâu có gì là không ổn, tình thương cha mẹ đâu có phân biệt màu da chủng tộc. Nó đã có một hướng đi mới, tâm hồn thanh thoát hơn không có gì vướng mắc, mặc cho những lời sầm xì nào đó nó đang tiếp tục vui sống với sự thương yêu và đùm bọc của cha mẹ.
Nó vẫn là người Mỹ một trăm phần trăm dù màu da của nó vàng khác với màu da cha mẹ và dù tổ tiên của nó là gốc Đại Hàn. Bài học lịch sử về nước Mỹ của lớp 11, nước Mỹ là nước của nhiều chủng tộc và nhiều quốc gia, vậy thì không có gì phải mặc cảm bởi vì màu da vàng của nó. Yellow is beautiful.
Irvine, tháng 12 năm 2002

Lê Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,935,590
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.