Hôm nay,  

Cái Giá Của Sự Quyết Tâm

03/01/200300:00:00(Xem: 135831)
Người viết: SONG TRANG
Bài tham dự số: 392-701-vb60103

Tác giả tên thật là Trương Tấn Thục, 76 tuổi, đã về hưu, hiện cư trú tại Fresno, California. Lần đầu viết về nước Mỹ, ông góp bài “Nước Mỹ Không Phải Của Riêng Ai.” Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
*

Dịp lễ Giáng Sinh vừa qua, tôi lên San Jose để thăm một người bạn, ông LĐĐ, một cựu giáo sư tại Đại học Huế. Sau khi hàn huyên tâm sự về việc sinh hoạt của đoàn thể, ông ấy hỏi tôi: Anh có biết thiếu úy Hoàng Thành Đạt không" Cậu ấy là học trò cũ của tôi đấy! À, mà có lẽ, cậu ấy thuộc các khóa đàn em xa quá, không chừng anh không biết anh ấy cũng nên.
Câu chuyện về Thiếu Uý Đạt tôi được nghe bạn kể như sau:
Đạt la øTrung đội trưởng của một đơn vị Dzù, tham dự cuộc hành quân lớn nhứt của Miền Nam, Lam Sơn 719, vượt biên sang Lào. Đơn vị của cậu ấy, những ngày đầu, đoạt được nhiều chiến thắng thật vẽ vang, nhưng những ngày sau đó, cộng sản Bắc Việt, tung toàn lực trừ bị từ bắc vĩ tuyến vào để hiệp cùng các đơn vị đang có mặt tại chiến trường Miền Nam, phản công mãnh liệt, nên lực lượng vượt biên của ta bị tràn ngập (*). Hoàng Thành Đạt đã chiến đấu anh dũng cho tới lúc sức cùng lực kiệt. Cậu ấy bị thương gảy chân trái và bị cộng quân bắt được tại chiến hào ở căn cứ Tchépone. Chúng băng bó vết thương cho cậu và đưa về "Trạm Phẩu Thuật", nhưng khi đến được đây thì đã muộn mất rồi! Họ phải cắt bỏ phần thối rữa của vết thương.
Năm đó, tuy rằng chúng không hoàn toàn tôn trọng Qui ước Quốc tế về Tù Binh, nhưng vì mục tiêu chính trị, để tuyên truyền. Cộng sản Bắc Việt, bề ngoài xử sự với những quân sĩ của Miền Nam bị chúng bắt tại mặt trận như Tù Binh, để hy vọng quốc tế sẽ không lên án chúng là vô nhân đạo.
Sau ngày chiếm được Miền Nam, cộng sản qui tất cả họ là "ngụy," mà không còn phân biệt là tù binh hay trình diện, cùng giam giữ họ chung với nhau, và được gán cho danh xưng mỹ miều là "Cải Tạo."
Hơn bảy năm bị cộng sản đày đọa, chúng tôi được phóng thích. Tôi- người kể chuyện - được may mắn nhiều hơn. Tuy thân hình của tôi tiều tụy nhưng vẫn còn đầy đủ, trong khi đó anh Đạt bị mất đi một chân. Tôi về đến nhà thì vợ con ra đón mừng như người về từ cỏi chết, còn Đạt thì không được như vậy. Nhà cửa của anh trước kia, nay do gia đình một sĩ quan của quân đội Bắc Việt (họ gọi là Giải Phóng) chiếm ngụ. Nhiều gia đình hàng xóm cũng lạ hoắc, đa số nói giọng miền ngoài. Nhờ còn sót lại một gia đình duy nhứt đó là bà Bán Cháo Lòng. Đạt đến hỏi thăm thì được bà ấy cho biết là vợ con của anh đã đi Mỹ trước khi Sài gòn bị lọt vào tay cộng quân (30-4-1975). Đi với ai, bằng cách nào, bà ấy không biết!
Thất vọng! Đạt cố lê người ra vệ đường, mong tìm được lòng thương xót của người qua đường giúp cho qua cơn dạ dày hành hạ. May thay, một người đàn bà đứng tuổi, vừa đi qua, thấy hoàn cảnh của Đạt, bà ta hỏi: Có phải ông vừa được họ tha cho về không" Đạt ngạc nhiên hỏi lại: Sao bà biết" Người đàn bà đáp: Đa số những người đi cải tạo, lúc còn ở trong trại thì không được thăm nuôi, lúc về thì không nơi nương tựa vì vợ đã có chồng khác hoặc đã vượt biên. Nói xong, bà dúi vào tay Đạt một ít tiền, đủ lót dạ thay cho bữa cơm chiều. Đạt mua ổ bánh mì thịt, ngồi tựa lưng vào gốc cây ở vệ đường, thưởng thức một món ăn thật là bình dân mà hơn mười năm trước, ngày nào Đạt cũng ăn món "cơm tay cầm" nầy trong những lúc không thuận tiện nấu nướng. Một bát nước trà quế, đưa tiển mẩu chót bánh mì xuống dạ dày xong, thức ăn làm cho anh buồn ngủ. Anh thiu thỉu và chợt nhớ là...
Anh được cái giấy phép bảy ngày để cưới vợ. Ba ngày đầu là lo thu xếp mọi bề cho một đám cưới của anh và Loan, một cựu nữ sinh Nguyễn Bá Tòng, cùng học một lớp với anh ngày trước. Sau khi anh thi rớt Tú Tài II, anh phải vào Thủ Đức và khi mãn khóa, anh tình nguyện về Sư Đoàn Dzù. Còn Loan theo học lớp Việt Mỹ rồi đi làm cho hãng RMK của Mỹ. Ba ngày phép còn lại, chỉ đủ thì giờ để thu xếp mọi việc cho Loan ở nhà với ba má anh, rồi anh sẵn sàng trở lại đơn vị. Lúc anh đang hành quân ở vùng hỏa tuyến, anh nhận được thơ của Loan, vợ anh, cho biết nàng sinh được một đứa con gái. Anh xin phép về thăm vợ sinh con, nhưng đơn vị không chấp thuận vì tình hình đang khẩn trương.
Ngày 30 tháng 1 năm 1971, khi Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đang dõng dạc tuyên bố trên hệ thống truyền thông Việt-Mỹ tại Khe Sanh rằng: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khởi thế công thì anh Đạt có mặt tại một bãi đáp (Landing zone) của căn cứ đó, sẵn sàng lên một trong 150 trực thăng UH1D của Hoa Kỳ, trực thăng vận các Sư Đoàn Dzù, Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Biệt Động Quân v..v., để đổ bộ lên các cao điểm dọc Quốc Lộ 9 (Đông Hà, ViệtNam - Tchépone, Lào). Còn Thiết Giáp và đại pháo xuất phát từ Khe Sanh, tiến thẳng qua Lào theo quốc lộ nầy.
Cuộc tiến quân sau cùng bị cộng quân tràn ngập. Đơn vị của Thiếu Uý Đạt tan ra.õ Những tiếng nổ của bộc-pha (bengalore) do quân Bắc Việt xử dụng để phá rào kẽm gai - thứ mà Việt Minh từng xử dụng lúc tấn công các căn cứ của Pháp ở Điện Biên Phủ - đã làm cho Đạt tỉnh giấc.
Cuối cùng, Đạt tìm cách về Long An, quê vợ của anh. Tại đây, anh mới vỡ lẽ là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã báo cáo anh tử trận ngày 04 tháng Hai 1971 tại căn cứ Tchépone. Họ cấp tiền tử tuất cho vợ anh. Vợ con của anh đã thọ tang anh và sau khi ngưng bắn hồi tháng Giêng 1973, Loan dẫn đứa con gái theo chồng về Mỹ. Không một ai bên vợ anh biết rõ tông tích người chồng sau nầy của Loan. Họ đoán, có thể chồng của Loan là một người làm việc cho hãng thầu RMK của Mỹ. Và lúc đó thì chỉ có nhân viên của sở Mỹ mới được phép đưa thân nhân của họ về nước mà thôi.
Chiến dịch Nhân đạo - Humanity Operation - vừa được ban hành, đã thúc đẩy Đạt xúc tiến thủ tục nhanh chừng nào, tốt chừng đó để anh qua Mỹ, tìm đứa con gái của mình. Nhờ thân nhân và nhất là bạn bè giúp đở, nên bao khó khăn đầu tiên (= tiền đâu) anh đều vượt qua trót lọt. Anh cũng thừa biết là giờ đây, mọi sự đã an bài; hơn nữa với thân tàn ma dại, anh không mảy may hy vọng để đoàn tụ với vợ con. Niềm ao ước duy nhứt của anh là được nhìn thấy tận mắt đứa con gái thân yêu của mình, được ôm nó vào lòng và nhứt là được nghe nó gọi tiếng ba là đủ quá rồi. Vì tương lai của vợ con anh, anh không được phép quấy lên sự yên tỉnh tâm hồn của họ.
Trước khi chào tạm biệt, ông bà nhạc của Đạt có cho anh địa chỉ và số điện thoại của vợ con anh tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Nhưng anh khẩn khoảng xin ông bà nhạc của anh là đừng thông báo cho vợ con của anh, tin tức nào liên quan tới anh còn sống và đang lập thủ tục sang Mỹ. Sở dĩ anh phải làm như vậy là dù sao vợ của anh cũng đã trải qua một thời gian đau khổ khi được tin anh tử trận. Bây giờ, coi như mọi việc đã an bài.


Ngày rời quê hương đã đến. Anh đáp chuyến bay rời Sài gon qua Houston, Texas. Khi đến nơi , anh được Hội Thiện Nguyện đón tiếp và đưa về nơi tạm trú. Tại đây cũng có những đồng đội của anh qua đây trước theo chương trình HO, đang tạm trú để đi học Anh Văn (ESL). Họ giúp anh hiểu biết những gì họ đã học được để mưu sinh tại xứ người.
Sau bữa cơm chiều, anh mượn bản đồ của thành phố để tìm địa chỉ của người thân. Anh sửng sốt khi thấy mình chỉ cách vợ con không đầy mười phút đi bộ. Anh vội vàng khoác cái jacket lên người, hăng hái lên xe lăng đi về hướng địa chỉ nhà của vợ con anh.
Mấy người bạn thấy anh mới tới mà làm ra vẻ như ở đây từ lâu rồi, nên họ sợ anh bị lạc đường nên họ bèn vội vã chạy theo. Họ nói: anh mới tới, anh đã biết gì nhiều về thành phố nầy mà anh dám đi trong đêm tối, lỡ bị lạc đường thì sao.
Trên bản đồ, cho thấy từ đây đến đó độ mười phút. Làm sao lạc đường được! Đạt nói.
Đâu, anh cho chúng tôi xem địa chỉ nơi anh muốn tới. Một người bạn hỏi.
Đạt đưa bản đồ và địa chỉ cho mấy người bạn. Họ xem xong rồi phá lên cười và hướng về phía Đạt, họ nói: Ông ơi! May cho ông lắm đó. Nếu chúng tôi không lanh trí chạy theo can ông thì tối nay ông ngủ gầm cầu xa lộ để kỷ niệm ngày đầu tiên ông tới xứ Cờ Hoa nầy đo,ù nghe ông.
Đạt thắc mắc: Tôi đi đúng địa chỉ thì làm sao lạc được.
Một người bạn nói: Bạn nên nhớ đường phố ở Mỹ đánh số khác xa ở Việt Nam ta. Cùng một con đường nhưng có East, West, North, South. Còn đường thì Street, Boulevard, Avenue, Court, Road, v.v.. Địa chỉ của ông bạn muốn đến là West... trong khi ông bạn đi về hướng East thì chừng nào mới tới! Nhưng mà bây giờ tối rồi, không điện thoại hẹn trước, liệu bạn đến gõ cửa, chủ nhà có sẵn sàng ra mở cửa để tiếp bạn hay không. Ở đây, người ta rất tôn trọng sự riêng tư (privacy) của cá nhân, ngay cả con cái trong gia đình cũng vậy. Thôi thì về nghĩ, ngày mai đi tìm cũng không muộn.
Ngày giờ của Việt Nam và Mỹ cách nhau quá nữa ngày đêm. Trở về chổ trọ, ai nấy đều ngủ khò, còn mình thì không chợp mắt được. Đến lúc mọi người thức giấc, chuẩn bị đi học đi làm thì mình lại buồn ngủ, mỡ mắt không ra. Đạt chờ đến khoảng bốn giờ chiều, chàng lên xe lăng để đến địa chỉ mà ông nhạc đã cho. Đạt hồi hộp gõ cửa. Một cậu bé trạc 7 tuổi ra mở cửa. Đạt hỏi: Đây có phải là nhà của bà Loan không" Cậu bé ngạc nhiên khi thấy người tàn tật hỏi mẹ mình, nó phân vân không dám trả lời, nó liền ngoái ra sau kêu: Lisa (tên của chị nó, tức là con gái của Đạt) Có người hỏi má. Lisa từ trên lầu xuống, lại gặp Đạt, nó hỏi bằng tiếng Việt: Thưa ông, ông cần gặp aiï" Đạt hỏi lại cô bé: Bà Loan có ở nhà không cháu" Thưa ông là ai muốn gặp má của cháu" Lisa hỏi. Nghe Lisa kêu Loan là máù, làm Đạt hớn hở trong bụng, nhưng vẫn còn dè dặt. Đạt nói với Lisa: Cháu lên thưa với má, có người từ Việt Nam mới qua, muốn gặp. Nhưng ông là ai, tên gì để cháu nói lại với má cháu. Lisa vừa dứt câu thì Loan từ trên lầu đi xuống. Dưới ánh đèn thật sáng, Loan nhận ra Đạt ngay nhưng nàng sửng sờ, đôi môi mấp máy, cố gắng thành lời! Anh tha lỗi cho em. Đáng lẽ không có nghịch cảnh nầy nhưng Định Mệnh đã an bài. Lisa là con gái của anh đó. Nó ra đời trong khi anh đang hành quân ở Quảng Trị. Thật là đáng buồn khi anh không được phép của đơn vị để có mặt lúc em lâm bồn, hầu an ủi khi em chịu những đau đớn lúc sinh nở và thấy mặt con lúc nó vừa chào đời! Ngưng giây lát va cố nén xúc động, Loan tiếp:Vài ngày sau, họ mang hung tin tới! Em chết lịm khi được họ báo tin anh đã tử trận nhưng không thể mang thi thể về được. Họ cấp 12 tháng tiền tử tuất và họ phủi tay! Với hai mươi hai tuổi đầu, còn quá trẻ mà lại sống trong một xã hội đầy nhiễu nhương và bon chen, em làm sao để vừa phụng dưởng mẹ cha vừa nuôi con thơ dại! Sau ba năm cư tang cho anh, em cùng Paul lấy nhau và sinh hạ được một con trai. Nó tên Henry, đứa bé trai anh vừa gặp nó lúc nãy.
Loan không có tội lỗi gì hết! Chẳng qua số phần của chúng ta không ăn đời ở kiếp với nhau đó thôi. Anh đến đây hôm nay với mục đích nhìn tận mắt đứa con gái của chúng mình và được nghe nó kêu anh một tiếng Ba là đủ rồi! Anh không muốn cho con bị giao động tinh thần mà ảnh hưởng không hay đến việc học hành. Khi nào nó lớn, có dịp chúng ta sẽ nói cho nó biết những gì nó cần biết.
Đạt quay xe lăn đi ra ngoài, anh gục đầu thổn thức: Người thanh niên Việt Nam bị tội tình gì mà phải chịu lắm tai ương như thế nầy! Tàn phế vì chiến tranh, gia đình bị ly tán, tài sản bị tước đoạt! Đời bạt đải tôi đến thế nầy sao! Thượng Đế ơi! Ngài có công bằng hay chăng"
Trong khi anh đang gục đầu thổn thức thì một người Mỹ lái xe cùng chiều với anh chợt đến, tưởng rằng người đi xe lăn (Đạt) đang gặp khó khăn nên tạt vào lề để tìm cách giúp đỡ. (Ở xứ sở nầy, mọi người khỏe mạnh đều thương yêu những người "khuyết tật" vì họ thiếu may mắn!) Sau khi thăm hỏi họ mới vỡ lẽ là cả hai từng "cùng nhau một chiến tuyến" chống kẻ xâm lăng Bắc Việt! Người Mỹ tự giới thiệu tên mình là Jim Walter, cựu đại úy của Americal Division. Anh bị thương ở chân trái trong trận Ia Drang (Phim The Soldiers - 2001) không thể cứu kịp nên phải chịu mất đi phần bên dưới đầu gối. Thế là cuộc gặp gỡ "kỳ ngộ" nầy đã giúp đem hai chiến binh Việt Mỹ lại gần nhau. Anh Jim mời Đạt về nhà và hai người đã kể cho nhau nghe những sự bất hạnh của mình trong khi còn tại ngũ. Anh Jim đã khuyên Đạt là hãy can đảm bắt tay làm lại từ đầu (Start allover again). Anh nên nhớ là "xứ sở nầy có rất nhiều cơ hội cho mọi người, không phân biệt trắng, đen, vàng, đỏ". Anh quyết tâm là anh sẽ đạt đến đích. Tin tôi đi! Không được thối chí vì nó là kẻ thù của những người bất hạnh như chúng ta.
Vợ tôi đã bỏ đi lấy chồng khác khi tôi còn đang ở bên Pleiku (Cao nguyên Việt Nam), rồi tôi bị mất một phần thân thể nên họ cho tôi giải ngủ! Hai việc đầu thì tôi và anh giống nhau. Chỉ có việc thứ ba là anh hơn tôi ở chỗ anh bị địch bắt và đày đọa anh còn tôi may mắn hơn là được quốc gia và quân đội đãi ngộ nên họ cho tôi theo học Trắc-Họa (topographic) theo hoài bão của tôi. Anh cũng nên suy nghĩ xem nên học một nghề gì rồi cho tôi biết, tôi sẽ giúp anh.
Sau vài ngày suy nghĩ, Đạt quyết định học Thảo Chương Viên (Programmer). Jim luôn luôn tiếp cận Đạt để kịp thời giúp Đạt khắc phục trở ngại, nhất là Anh ngữ.
Đến Hè 1997, Đạt tốt nghiệp. Điều may mắn là một cơ sở tư nhân đã tuyển dụng anh trước khi anh làm lễ tốt nghiệp.

Đạt thấy bầu trời Mỹ đẹp quá! Lòng người nhân hậu quá! Một xã hội đầy ắp những tinh hoa để những ai tự trọng và quyết tâm chọn cho mình một lẽ sống. Không cần phải "lý tưởng hóa" nầy nọ mà chỉ cần thực sự Dấn Thân. Tôi tự hỏi: Bao giờ thì "Đất Nước Bốn Nghìn Năm" của tôi mới mới bước vào được ngưỡng cửa như thế nầy"

SONG TRANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,551,977
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến