Hôm nay,  

Về Lại Chốn Xưa

31/12/200200:00:00(Xem: 165108)
Người viết: PHẠM HOÀI LINH
Bài tham dự số: 390-699-vb0101

Phạm Hoài Linh 28 tuổi, cư trú tại Temecula, California, là tác giả vừa được trao tặng giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2002. Công việc cô đang làm: Dealer tại Pechanga Casino, California. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô đều kể về nghề nghiệp dealer và chuyện vui buồn trong casino. Với bài viết “Một Ngày Đưa Nội Xuống Phố Bolsa” thể hiện được tấm lòng yêu thương bà nội, cô đã được bình chọn vào giải đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của cô dành cho ngày đầu năm 2003.
*
Mấy tuần nay cảnh sát và bà con đang lo và rối loạn lên vì vụ bắn sẻ, Sniper, đang xảy ra tại mấy tiểu bang miền đông Hoa Kỳ.
Ba má tôi thì ở NewYork, gia đình chị tôi thì ở Maryland, còn người bạn thì đang ở Delaware cho nên tôi cũng phập phồng theo. Lòng tôi cầu mong sao sớm bắt đươ.c hung thủ, để xem hung thủ đó là ai,muốn gì, tại sao lại có động cơ giết người vô tộị
Ngồi nhìn tivi tôi lại thả hồn mơ mộng, nhớ lại chỉ mới hơn hai tháng trước thôi khi tôi trởlại thăm ba má, chị em,và bạn bè mọi việc vẫn êm đềm và vui vẻ, đâu có gì đáng lo sợ như bây giờ, mới đây mà đã hơn hai tháng...
Nhớ hôm book vé máy bay đi NY thăm ba má, tôi chọn ngày thứ ba, nhưng cô bán vé cho biết chỉ có chuyến bay đêm hôm đó, nếu không thích tôi có thể đi ngày thứ tư.Nhưng vì không muốn phí thời gian ởlại một ngày không có gì làm, phần vì nóng lòng muốn gặp ba má nên tôi quyết định đi tối thứ ba, chỉ một chuyến dừng ởCleveland,OH chuyển tiếp đi NY. Cô bán vé nói cho tôi biết chuyến bay đêm gọi là REDEYE FLIGHT, tôi hỏi tại sao lại có tên như vậy thì cô trả lời không biết.
Ngồi áp tai trên phone để chờ cô book cho tôi năm tấm vé cho cả gia đình gồm tôi, ông xả tôi mà tôi hay chọc là LEMONGRASS dịch từ tiếng Anh là xả, bà nội của tôi cùng hai đứa con. Tôi chợt bật cười khúc khích. Cô bán vé hỏi có gì vui thì tôi trả lời:
-Chính vì cô không thể giải thích tại sao gọi là REDEYEù flight, cho nên tôi tự mình phải tìm câu trả lờị. Nảy giờ ngồi chờ cô book vé, suy đi nghĩ lại chỉ có câu này là hợp lý nhất để giải thích tại sao gọi là chuyến bay "đỏ mắt". Theo tôi tại vì bay ban đêm, ai cũng phập phồng mà không ngủ dược, thức trắng đêm nên con mắt đỏ ké, cho nên mới có tên là" mắt đỏ" phải không cô" Cô bán vé bật cười theo sự giải thích của tôị.
Sau hơn một giờ ngồi chờ book vé, tai tôi đau vì cứ áp phone vào tai, mặc dù tôi thay đổi liên tục, lưng tôi mỏi vì ngồi lâu, và tờ giấy trắng trước mặt giờ đây đầy những nét vẽ chằng chịt mà tôi buồn tay vẽ lên đó trong thời gian chờ đợi. Cối cùng tôi cũng lấy đủ vé cho tất cả năm ngươì, có điều tôi phải đi trong đêm thứ ba ơ ûphi trường LAX.
Buổi chiều trước khi đi, hai người bạn đưa gia đình chúng tôi xuống Bolsa ăn một bữa cho no trước khi lên máy bay. Tôi còn ráng nhét thêm vài món ăn vặt vô giỏ xách taỵ. Trên đường ra sân bay, chúng tôi ghé tiệm nem nướng NINH HÒA ở Rosemead đe åmua một ít nem chua làm quà cho má tôi, nơi đây làm nem rất ngon.
Tới phi trường lúc 9:30 tối, còn những hai tiếng mới tới giờ bay, nhưng thấy đã tối cho nên chúng tôi quyết định vô trong check in sớm để cho hai người bạn về nghỉ . Cuối cùng cũng đến giờ lên máy bay, chúng tôi rồng rắn nối đuôi nhau đi tìm ghế ngồi. Sau khi chia chổ ra ngồi, con trai tôi ngồi với ba nó, còn lại mấy bà cháu tôi thì dãy ghế bên này. Con gái tôi vừa ngồi xuống nó liền seatbelt cho mình và con cáo nhồi bông mà lúc nào nó cũng ôm theo bên mình. Nếu không có gì trở ngại thì sáng mai tôi sẽ gặp lại ba má tôị
Hơn chín giờ vừa bay vừa chờ, cuối cùng chuyến bay chúng tôi đáp xuống phi trường Syracuse,N.Y. lúc 10:30 sáng đúng như đựđịnh.
Người mà chúng tôi gặp đầu tiên là má tôi.
-Ba đâu mom"
-Ba mầy đi tìm chổ đậu xe không được nên chạy vòng vòng chờ tụi bây ra.
-Tụi con không có nhiều đồ, thôi ra ngoài để ba khỏi chờ lâu.
Sau mấy năm mới trơ ûlại nơi này, lần trứơc khi về thăm ba má tôi con trai tôi chưa đầy hai tuổi, lần này về tôi dắt thêm đứa nữa. Má tôi có phần gia ø yếu hơn theo thời gian so với lần trước tôi gặp bà ởLouisiana cách đây hơn hai năm, ba tôi thì càng tội hơn, gầy vì bệnh và ít ăn. Qua đây đã mười mấy năm trời,nhưng da ông vẩn không trắng ra được chút nào, nhìn ông ốm yếu bệnh hoạn tôi muốn khóc vì thương.
Nhờ ông bà ngoại đưa mấy bà cháu về trước, tôi và lemongrass đi lấy xe van tôi đã mướn trước đó vài ngày từ phi trường về nhà. Không nhớ đường tắt cho nên tôi cứ đường lớn mà đi. Trên đường về tôi ngắm nhìn hai bên vẫn vậy, không có gì thay đổi, có chăng thì mọi vật củ kỷù hơn.
Tới nhà tôi vẫn chưa thấy ông bà ngoại đâu, chỉ có hai đứa em trai tôi ra đón. Đứa em kế vẫn vậy, cao lênh khênh và gầy như ba tôi, còn đứa em út thì chút nữa tôi không nhận ra nó, cao và to như chàng khổng lồ, đứng cạnh nó tôi thật là tủi thân khi thấy mình thật nhỏ bé so với nó.
Má tôi xin nghỉ một tuần ơ ûnhà chơi với con cháu, còn ba tôi không xin nghỉ được nên vẫn phải đi làm, phần vì bị bệnh cho nên ba tôi rất ít khi ra khỏi nhà, trừ phi phải đi làm. Ông không thể ngồi máy bay hay đi xe lâu được vì làm cho ông mệt và khó chịụ. Chỉ mới có vài năm thôi mà ba tôi xuống dốc thấy rỏ. Tôi lo lắm, tôi nói ba má bán nhà ở NY dọn về Cali sống với chúng tôi. Lấy lý do là ngày càng lớn tuổi sẽ khó tánh, không muốn làm phiền con cháu nên ông bà từ chối.
Chỉ còn năm ngày thôi, tôi phác họa chương trình cho những ngày còn lại. Ngày mai chúng tôi sẽ điù Canada chơi, định đi Montreal thăm người bạn học củ hồi còn bên Viet Nam, nhưng sau đó tôi thay đổi ý định là sẽ đi Toronto để đi thăm thác Niagra falls bên phía Canada, và cũng để đi...ăn hàng luôn thể.
Ba má tôi vui lắm khi con cháu về thăm, nhất là ba tôi cố gắng theo dụ dổ con gái tôi cho ông ngoại bồng. Nhìn ông đen đủi lại có bộ râu, một phần vì lạ cho nên con bé có vẻ sợ ông, ngồi không lâu thì nó chạy đi tìm tôi. Còn con trai tôi sau khi chào ông bà ngoại, nó chạy biến vô phòng đứa em kế tôi rồi ngồi lỳ trong đó,g hémắt nhìn vào tôi chợt hiểu tại sao: trong phòng em tôi đầy những game mà con trai tôi có thể chơi hoài không chán. Đứa em trai kế tôi, nhà hay gọi nó là Quốc, tuyên bố một câu xanh rờn:
-Thứ sáu Quốc gọi vô xin nghỉ ởnhà đi chơi với Linh.
Má tôi la nó:
-Mày nghỉ vậy coi chừng bị trừ điểm đó, thôi ráng làm thêm một ngày nữa rồi nghỉ.
-Không sao đâu má, có gì thì con nghỉ luôn.
Má tôi chỉ biết lắc đầu, thiệt là một đứa em chịu chơi.
Trưa hôm sau chúng tôi mới chuẩn bị lên đường,bây giờ có thêm hai thành viên mới là bà ngoại và cậu út, tât' cả chất hết lên xe van và trực chỉ Canada. ïKhi tới biên giới thì nhân viên hải quan hỏi chúng tôi có mang nhiều tiền bạc hay súng ống, thấy không có gì khả nghi họ cho chúng tôi quạ. Đi vào địa phận Canada một hồi, tìm không ra đường ra thác cho nên chúng tôi hẹn lại lần khác. Lần trước tôi đến đây thì cũng gần mười năm rồi, nên cũng không nhớ đường xá cho lắm, thôi thì xuống Toronto đễ...ăn hàng vậỵ


Đến nơi trời bắt đầu tối, tôi vội vàng đi tìm chổ đổi tiền Canada để tiêu xài. Tất cả các tiệm vàng đều đóng cửa, may mắn còn một tiệm tạp hóa nằm tận dưới hầm còn mở, tôi hỏi đại xem có đổi tiền không thì họ nói có, thật là hú vía. ïSau khi đổi tiền tôi cắm đầu băng ngang đường mà không sợ cảnh sát bắt gặp sẽ phạt vì không phải nơi đễ băng sang (tôi thấy nhiều người băng ngang như thế thì tôi bắt chước theo, nhập gia tuỳ tục mà lỵ). Má tôi thì đi vào tiệm bánh mì nổi tiếng để mua chả và bánh mì, còn tôi thì rảo bước quanh các sạp trái câỵ.
-Wow! coi nè ông xả, nhiều ghê đi, trông thật hấp dẫn, đễ em mua mổi thứ mọt it.
Sau một hồi lựa chọn, tôi có vài bịch trái cây thật hấp dẩn,má tôi vừa ra tới thấy vậy cũng phụ giúp tôi một taỵ. Nào là chôm chôm, nhãn, măng cụt, trái vải, táo tàu, táo thái lan, ổi.v.v trái nào cũng tươi rói mời gọi. Thấy tôi tay xách nách mang, lemongrass hỏi:
-Em ăn có hết không" Không đem vô Mỷ được đâu nha.
-Em biết rồi, em sẽ tranh thủ và ráng ăn cho hết trước khi đến biên giới.
Đã mua hết những thứ cần mua, chúng tôi đi tìm nhà hàng ăn trước khi lên xe về lại NỴ. Thức ăn thiệt là dở, còn tệ hơn tôi nấu ở nhà mặc dù tôi ăn nhiều hơn là nấu, nhưng đựơc cái ngồi ăn ngoài trời ngắm nhìn thiên hạ đi tới đi lui cũng vui mắt, ởđây đa số là người Hoa.
Trên đường về má tôi nói:
-Anh Mão mày (vừa là bạn ba tôi, mà cũng vừa là bạn của tôi) lần trước chở má nó sang đây chơi, nghe nói đi lên tháp bút chơi, còn đi shopping đâu nữa vui lắm.
-Mom biết đường đi không"
-Không biết.
-Vậy đễ mai mốt con nhờ ảnh chỉ đường, sẽ dẫn mom đi chơi.
Tôi lấy trái cây ra cho mọi người cùng ăn, má tôi thích vải nên tôi nhường hết, sau khi ai củng có phần tôi không "mắc cỡ" gì nên tự mình từ từ thưởng thức.Vừa ăn tôi vừa mong sao mau đến nhà để gặp ba tôi, thương ông vì bệnh mà không thể đi đâu với con cháu, ngày mai lại phải bỏ ba ở nhà một mình vì chúng tôi đi Maryland thăm chị tôi.
Trưa hôm sau chờ ba tôi đi làm rồi chúng tôi mới lên đường, chúng tôi có thể lên đường từ sáng sớm, nhưng tôi không chịu đi vì ba tôi làm ca nhì, tôi muốn ở nhà thăm ông cho đến khi ông đi làm thì chúng tôi đi vẫn chưa muộn, cứ để cho ông cháu gặp nhau vui vẻ được lúc nào thì hay lúc đó.
Hôm nay ba tôi "hy sinh" bộ râu yêu quí vì con gái tôi, trong nhà ba tôi là người ít nói nhất, và rất hiền có lẽ được "di truyền" từ bà nội tôị. Ông rất thương con cháu nhưng không bao giờ nói ra miệng,và cũng chẳng la rầy ai bao giờ. Tôi thì giống ba má tôi đồng đều, tôi giống má ở tính nóng nảy và bộc trực không thích thì nói thẳng dù biết sẽ mất lòng. Còn giống ba tôi ơ ûtánh thương thì không nói ra mặt, chỉ để trong lòng và bằng cử chỉ mà thôi.
Sau khi ba tôi đi làm, gia đình "bác tám" chất lên xe van, em trai tôi giữ lời hứa, called sick ở nhà đi chơi với mọi ngườị. Lần này chia làm hai xe vì một xe không đủ, hai đứa em trai tôi đi xe riêng của nó cho thoải máị. Xe gì mà khủng khiếp, mổi lần đề máy tiếng bô nổ như tiếng đại bác ầm ầm. Nhớ lúc mới sang nó dắt tôi ra sau nhà khoe xe của nó, thấy xe số tay tôi hỏi ai dạy nó lái thì nó trả lời gọn lỏn:
-Linh chứ còn ai, lâu lâu ba tập Quốc chạy freeway, giờ quen rồi.
Tôi giật mình khi nghe nói tôi dạy nó, tôi lâu nay mới về thì làm sau mà dạy, nhưng chợt nhớ lại mấy năm trước lúc mới mua xe, tối nào nó cũng gọi cho tôi hỏi thăm cả buổi, tôi vừa nấu cơm vừa dạy em tôi tập lái xe số tay quạ..điện thoại. Có nhiều hôm đi làm về quá mệt mà còn bị nó lải nhải tôi tính la nó, nhưng thấy tội vì ba tôi ngay đó mà nó không dám nhờ tập, lại phải gọi cho chị để tập lái xẹ... long distance nên tôi đành tắt bếp ngồi nghỉ để dạy cho nó, nhớ lại thiệt buồn cườị
-Lúc trước Quốc phải đem sang Canada họ làm cho nó nổ lớn vì bên đây không ai chịu làm, đến khi lấy xe Quốc giật mình vì tiếng nổ khủng khiếp của nó, phải lên internet mua đồ nhét vô cho kêu nhỏ lại. Quốc bỏ tiền vô xe này hơn mười mấy ngàn tiền phăng xe, đừng cho má biết má la.
Tôi đã nghe má tôi kể nhiều về nó và chiếc xe rồi, y như ba tôi lúc nhỏ thích chơi xe. ïTới giờ này nó vẫn chưa có bạn gái, ngoài chiếc xe là bạn.
Chúng tôi rời Syracuse cũng trưa để đi Maryland thăm chị tôi. Đi lại đoạn đường mà mấy năm về trước lemongrass đã từng lái xe mổi tháng một lần từ NYù đễ sang thăm tôi bất kể bão tuyết hay trời mưa, và vài lần đã may mắn thoát khỏi tai nạn làm cho tôi cảm động mà bấm bụng "dấn bước theo chàng".
Trước khi đến Maryland, chúng tôi dừng chân tại Delaware thăm người bạn trên đường đi, đến khi gặp chị thì trời đã tốị. Sáng hôm sau chúng tôi dắt theo hai đứa cháu, con bà chị đi chơi. Chúng tôi ghé Eden ởVirginia trước để ăn uống, sau đó sang Washington D.C. để tham quan và chụp hình, chiều chạy ra bến tàu đến khu chợ nổi mua hải sản. Chợ đây là những chiếc tàu đậu san sát vào nhau làm thành nhiều sạp, tôi nhìn kỷ mới nhận ra khi sóng làm chiếc tàu nhấp nhô trên nước.
Ngày hôm sau chúng tôi chia tay gia đình chị để về lại NY, tôi nhớ đến ba tôi đang ơ ûnhà một mình. Mặc dù chỉ thiếu một mình ba thôi, nhưng niềm vui của tôi đã mất đi một nửa. Trên đường về chúng tôi ghé lại N.Y city để viếng thăm ground zero của WTC, ghé thăm tượng nữ thần tự do, và mua ít quà lưu niệm, nội tôi chưa đến đây bao giờ. Loanh quanh một hồi chúng tôiù vô phố Tàu định ăn uống, khi vô đến nơi mới thiệt là khổ sở. Chiều chủ nhật vẩn xe cộ đông đúc, chật chội không có chổ đậu xe. ïTrong bải đậu vừa mắc lại không bảo đảm an ninh cho xe nên tôi lo, chúng tôi ngồi nhìn một người khách vừa lấy xe vừa chửi rủa vì xe ông ta bị mất đồ khi gửi. Cuối cùng lemongrass quyết định bỏ tôi xuống để tôi tự đi mua ít hộp cơm ăn đở vì không có chổ đậu xe và trời dần tối.
Lần trước, năm 92 chúng tôi có ghé đây với ba má tôi, sau một hồi loanh quanh tìm chổ đậu xe như hôm nay, chúng tôi chui vô nhà hàng tàu ăn...phở. Ở đây giống như bên Việt Nam, bàn nào trống ghế cứ tự nhiên mà ngồi, không cần biết là quen hay lạ. Sau khi chúng tôi "an tọa" thì có mấy bà xẩm buớc vô nhìn dáo dác, một bà chợt lên tiếng:
-Lông ơi là lông, hết chổ dzồi, li chổ khác li ( đông ơi là đông,hết chổ rồi đi chổ khác đi).
Ba tôi khoái chí cười hích hích vì lạ tai.
Chỉ còn một ngày nữa chúng tôi phải về lại Cali. Tôi tự hẹn lòng nếu không có gì thay đổi năm tới tôi sẽ về thăm ba má tôi thường hơn.
Ngày trởû về ba má và hai đứa em đưa chúng tôi ra phi trường. Trời hôm đó thật lạnh khác thường so với những ngày qua, phải mở máy sưởi mới có thể chịu nổi. Má tôi than:
-Sau mà kỳ vậy, mấy hôm trước tụi nhỏ còn ở đây sao không mát giùm, hôm nay tụi nhỏ về thì lại trơ ûlạnh.
Nhìn ba má tôi bịn rịn tôi cố nuốt nước mắt, sợ không cầm lòng được nên tôi dục:
-Ba má về đi để lạnh.
Và quay sang hai đứa em:
-Thôi hai đứa cũng về đi, khi nào muốn sang chơi thì nói chị book vé.
Lần đi hăm hơ ûbao nhiêu thì lần về buồn bã bấy nhiêu. ïChỉ có con trai tôi là vui nhất vì đêm qua cậu nó thức suốt đêm đễ sang game cho nó mang về chơi. Nhớ lại câu con tôi hỏi cậu nó mà tôi buồn cười:
-Sao cậu tốt với con quá vậy"
-Vì con là cháu của cậu.
Quay lưng đi, tôi bỏ lại sau lưng mình một thành phố buồn, một thành phố mà mùa đông thật đáng sợ, nhưng trong đó còn có ba, mom, và hai đứa em tôi.
Tôi chợt nhớ lại một câu lâu lắm rồi không còn dùng tới sau khi rời bỏ thành phố yên tịnh và những người thân yêu của tôi: Syracuse, xứ lạnh tình nồng.

PHAM HOÀI LINH

Ý kiến bạn đọc
18/02/202122:31:12
Khách
hydroxide chloroquine <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>hydroxychloride medicine</a> hydroxychloroquine sulfate classification
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,170,024
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến