Hôm nay,  

Vươn Lên Nơi Đất Mỹ

31/12/200200:00:00(Xem: 154696)
Người viết: KIM TRẦN
Bài tham dự số: 389-698-vb31231
Kim Trần, sinh năm 1983, chỉ mới 19 tuổi, định cư tại Santa Ana, đã góp ba bài viết về nước Mỹ. Bài trước đây ghi nhận một cách tinh tế về những kiểu ăn mày “đầy sáng tạo” mà cô thấy ở Mỹ. Lần này, bài thứ tư của cô, là một bình luận ngắn. Cách viết và chữ nghĩa cho thấy cô rời Việt Nam chưa lâu. Mong Kim Trần sẽ viết tới câu chuyện của chính cô trong gia đình, nhà trường, từ Việt Nam tới Mỹ.
*
Luồng di dân của cộng đồng người Việt đến Hoa Kỳ vì đủ thứ nguyên nhân … đã làm dân số người Việt nhất là ở California tăng cơ học với tốc độ chóng mặt.
Khi còn gian nan, cực nhọc vật lộn kiếm một chỗ đứng chân khá để đảm bảo kế sinh nhai, những cư dân "tân tòng" này luôn cố gắng một cách vừa tội nghiệp, vừa đáng kính nể để tự đồng hóa mình với dân cư bản địa.
Đầu tiên là quần áo, giày dép, thứ đến nữa là lời ăn tiếng nói, rồi cách ăn uống giao du. Sâu xa hơn nữa là cách chọn vợ kén chồng, giáo dục con cái theo kiểu …Mỹ.
Cùng với thời gian, bằng nghị lực phi thường, sự nâng đỡ và kinh nghiệm của dân nhập cư đồng hương từ nhiều thế hệ trước cộng với không ít may mắn do thời thế mang lại, cộng đồng Việt tại Mỹ đã khẳng định được sự tồn tại hợp lý, hợp pháp. Nhiều người đã đạt được những vị trí quan trọng trong xã hội hoặc thành công trong ngành nghề chuyên môn và có một đời sống vật chất khá trong xã hội Mỹ.
Từ đây, bắt đầu quá trình đồng hóa ngược. Những cựu dân bản địa bắt đầu từ chỗ tò mò quan sát, tiến tới háo hức tìm hiểu kinh nghiệm thành đạt của những người mới ngày nào còn là dân "nhà quê lên tỉnh". Và như thế, vô hình chung lối sống, phong cách của mọi người đã được áp đặt một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hợp lý vào phong cách sống vốn được coi là "cao hơn" lịch lãm hơn của cư dân Mỹ.
Nếu như cách ăn mặc không bị đồng hóa ngược bởi nó chịu sự tác động không thể cưỡng lại được của mốt, thì lời ăn tiếng nói, nhất là phương ngữ và phát âm, là một khía cạnh quan trọng của văn hóa Việt Nam đã bị Mỹ hóa nhiều nhất. Kiểu chào hỏi "Hi, How are you" or "What's up" từ chỗ nửa đùa nửa thật đã trở thành câu chào hỏi chính thức của người sống ở Mỹ nhất là các vị thành niên, thanh niên không phân biệt màu da chủng tộc. Cách chào theo phong tục Việt dường như dần dà chỉ tồn tại ở những ông cụ bà lớn tuổi với nhau.

Sang Mỹ dĩ nhiên ai ai cũng thương nhớ quê nhà, nhưng những ai sống ở California nhất là miền Nam thì chứng bệnh "thương nhớ đồng quê" dẫu sao cũng thuyên giảm bởi vì đâu đâu cũng là người Việt. Báo chí, âm nhạc, phim ảnh Việt đầy đủ.
Mặc dầu không được tận mắt nhìn thấy "cây đa bến nước con đò, con trâu đi trước, cái cày đi sau" nhưng người dân ở Cali có thể đổ xô đi ăn các món Việt vào mỗi cuối tuần rảnh rỗi, đi chợ mua đồ, cùng nhau xem ca nhạc, triển lãm tranh ảnh về Việt Nam. Dành cho giới trẻ Việt Nam ở Mỹ, quán Bar, karaoke trang trí nửa Mỹ, nửa Việt, các tiếp viên Việt Nam váy ngắn tiếp rượu Tây cùng các món ăn lươn, ếch, cua, rắn… mọc lên như nấm. Người ta lũ lượt kéo nhau đến ăn uống, cười nói bàn chuyện nhân tình thái thế, khẳng định sự sành điệu và tấm lòng hồi nhớ cố hương của mình.
Ngồi gần các cụ già ở một số quán ăn hay cà phê…câu đầu lưỡi thường bao giờ cũng là "Ngày xưa ở quê tôi…" hoặc "cái hồi mới sang Mỹ". Ôn lại quá khứ hàn vị, mang quê hương bản quán cha mẹ họ hàng ra kể với một giọng sót thương tội nghiệp có gia giảm tùy đối tượng người nghe cũng là một cách nói sành điệu kiểu mới.
Sang hơn nữa ấy là tìm hẳn về quê hương Việt Nam theo đúng nghĩa đen, nhưng không phải ai cũng làm được việc này. Phải có thật nhiều tiền mới có thể làm chủ một mãnh đất ở quê, thuê người trông nom, cuối tuần hay ngày lễ dẫn gia đình, bạn bè, khoe tiền một cách kín đáo, sành điệu cho dân làng ngơ ngác. Có những Việt kiều về nước vung tiền cho những cuộc ăn chơi thượng lưu qua đi để lại chốn quê yên tình một chút xáo trộn, một chút mơ tưởng hảo huyền kèm theo tiếng thở dài của ai đó, để lại bãi rác đầu làng những vỏ đồ hộp, vỏ chai, vỏ lon nước ngọt mà hôm sau trẻ con xúm vào tìm tòi, để lại trong tâm trí những người trở lại chốn thị thành một nổi tự hào, mình đã trở thành người dân… cao cấp với cái biệt danh "Việt kiều hồi hương".
Những nhận xét trên chẳng phải để phê phán hay châm chọc gì ai. Bản thân người viết cũng có gốc gác nửa quê nửa tỉnh và mỗi khi tình cảm làng quê trổi dậy thì bao giờ cũng cố gắng kiếm một việc gì đó làm cho quên đi nổi nhớ thương da diết.
Dễ chịu làm sao khi có thể bắt đầu trò chuyện với bạn hữu bằng câu "Ở quê tớ ấy mà…"

Kim Trần

Ý kiến bạn đọc
13/12/202200:26:07
Khách
<a href="https://www.candipharm.com/#
">https://www.candipharm.com/#</a>
26/12/202115:03:59
Khách
cialis pills <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis support 365</a>
20/12/202116:11:20
Khách
cialis without a doctor prescription <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis black is it safe</a>
12/12/202122:52:59
Khách
buy cialis usa https://cialiswithdapoxetine.com/
01/12/202123:34:30
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis generic</a> cialis 20mg
14/11/202110:37:17
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis 20 mg
07/11/202110:04:59
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ buy cialis online
04/11/202102:51:40
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis tadalafil & dapoxetine</a> cialis online
25/10/202107:09:47
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis pills
22/10/202107:03:45
Khách
buy cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis tablets</a>
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến