Hôm nay,  

Giờ Giấc Và Thực Đơn Ăn Cưới

12/12/200200:00:00(Xem: 156290)
Người viết: HÀ TUỆ VIỆT
Bài tham dự số: 375-684-vb51212

Tác giả Hà Tuệ Việt đã góp nhiều bài viết ngắn nhưng xúc tích, dứt khoát. Ông cho biết hiện vẫn còn... thất nghiệp - tháng thứ tư. Nên viết tiếp giải buồn,” hi vọng giúp vui quý độc giả. Không mong gì hơn.”

+

Đồng bào ta sống tha hương đã từ gần chục năm cho tới trên một phần tư thế kỉ, mà quả thật không thay đổi gì nhiều.
Cho tới bây giờ, vẫn nguyên si hai “truyền thống” cố thủ không hề chịu thay đổi. Một là tổ chức tiệc cưới vẫn chọn nhà hàng Tàu, và hai là đi dự tiệc (không riêng đám cưới) luôn luôn đến muộn, sơ sơ cũng từ một tới hai giơ đồng hồ.
Lạ thật. Bởi, cố thủ hai thói quen kể trên, chẳng lợi gì. Aên món Tàu thì ai cũng biết là đưa vào cơ thể nhiều chất béo, nhiều cholesterol. Hãy nhìn miếng vịt quay và cái lườn gà quay - bóng lưỡng dầu mỡ! Quanh quẩn bấy nhiêu món, xoay qua đổi lại trên tờ thực đơn bẩy hay tám món. Sau quầy, các “tài chủ” lặng lẽ mỉm cười thu tiền.
Đi ăn tiệc mà đến muộn cũng là điều kỳ cục, mất thì giờ cho nhiều người. Xin lấy thí dụ: nếu mọi người đúng giờ, thì chỉ chừng hai tiếng rưỡi là xong xuôi mọi việc, các phe về nghỉ sớm, khỏe. Cái thời gian "dây thun" nếu được dùng để nghỉ ngơi hay sinh hoạt với người thân thì rõ là hữu ich và thú vị hơn, đó là chưa nói "thời gian là vàng bạc" khi dùng vào việc sản xuất.
Tôi không thể tìm ra lời giải thich về cái truyền thống đi trễ đó - chỉ nhớ mang máng hồi nhỏ nghe cha ông nói rằng đi sớm là vô tình tỏ ra tham ăn, ham uống. Phải chăng "lệ" đi muộn là một hệ quả của cái phê phán "bất thành văn" đó mà mọi người phải ngầm hiểu. Nếu có thế thật, cũng nên đổi đời là vừa.
Trở lại với chuyện tiệc cưới theo kiểu Tàu, thiết nghĩ các bà nội trợ Vietnam giỏi gia chánh nên bỏ chút thì giờ vận dụng óc sáng tạo để cải cách, điều chỉnh một số món ăn Viêt Nam cho hợp với tính trang trọng cần thiết của tiệc cưới.
Nếu các cao thủ nội tướng chịu ngồi lại với nhau tính toán, tôi tin chúng ta có thể tổng hợp một “thực đơn gần thuần-Việt của ba miền,” dư sưc lập ra những thực đơn năm, sáu món (cần gì phải bẩy tám món). Xôi gấc màu đỏ tươi, ép khuôn chẳng đẹp lắm ru" Sao không thử đổi món "bát bửu" bằng một đĩa khai vị gồm nem, ché, chả lụa, chả quế, giò thủ. Có kém ai" Người phục vụ cho mặc áo dài gấm màu xanh, đỏ như hội Tết, lịch sự và bắt mắt biết chừng nào. Được vậy cũng có nghĩa là tại các phố Việt trên đất Mỹ sẽ mọc lên những nhà hàng tiệc cưới kiểu Việt, tạo ra một số việc làm, và để tiền bạc của đồng hương lại chạy sang túi của đồng hương.


Tôi còn nhớ, cách đây không lâu, báo Los Angeles Times đưa tin "phở là một trong mười món ăn quốc tế"tại thành phố lớn này", chữ PHO trong thực đơn được hiểu là một thứ noodle của Vietnam. Hãy xem quán góc đường First và Harbor, thường xuyên có khch Nam Mỹ vào gọi các món thịt bò nấu nướng theo công thức Viêtnam, ngoài món phở. Ở thủ đô Washington, như nhiều người biết (khỏi cần nêu tên ra đây) một ông nhà báo bỏ giấy bút đi bán phở, nay làm chủ bốn, năm tiệm - nhiều người da trắng đã nếm qua món phở bắt đầu chọn món ăn có thịt bò, có nước lèo bốc hơi, ấm bụng, để ăn sáng thay thế hamburger, sandwich. Như vậy, phở đã chẳng nghiễm nhiên trở thành một tên lính xâm nhập nền văn minh ẩm thực Mỹ Quốc một cách ngon ngọt, dịu dàng đó sao "
Mới đây, trong Tháng 10, tôi đọc được ở đâu đó một bài báo nói về cuộc bành trướng của đội quân El Pollo Loco, chuyên bán các món gà làm theo kiểu Nam Mỹ, và đang bắc-tiến thắng lợi, chỉ sau vài năm đã mở hai mươi tám chi nhánh trên đất Mỹ. Các món gà của Vietnam, ướp xả, bóp trộn rau răm hấp dẫn kém gì. Và đừng quên món chả giò - hình như cũng đã xuất hiện trên thực đơn Mỹ với tên "nguyên con Vietnam" như vậy - người da trắng mê lắm. Đề nghị nêm nếm để khỏi phải chấm nước mắm, đồ chua và rau ăn kèm cần dọn thật vệ sinh và đẹp mắt, chắc chắn "ăm trùm". Món này, tôi nghĩ có thể đánh bại bánh pizza của nước Ý, bởi nó đậm đà hơn, và rẻ hơn. Chả giò đi kèm với bia thì hết... xẩy. Chưa hết, bà con nên biết người da trắng đang chuộng các món ăn làm từ thực vật, các món chay Vietnam, nếu biết cách tân và chiều theo khẩu vị của người ngoại chủng, hẳn sẽ được ưa chuộng.
Ước chi tuần này tôi trúng số, liều mạng bỏ vài triệu mở thử một nhà hàng Vietnam, có thế mới bõ tức. Trước mắt một số bạn, tôi sẽ có việc làm. Và làm theo đúng hợp đồng: rửa chén thì chỉ rửa chén, không bị "cân hồ" vào việc phụ bếp, lau nhà.
Cũng xin mơ tiếp một điều: nhà hàng này sẽ sạch bóng như K-mart, Target, Burger King... không như .... và khách tới dự tiệc cưới, ai nấy đều đến thật đúng giờ.

Orange County tháng 10-2002
HÀ TUỆ VIỆT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,357,880
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến