Hôm nay,  

Ngày Giỗ

11/12/200200:00:00(Xem: 23185)
Người viết: TRƯƠNG NGỌC BẢO XUÂN
Bài tham dự số: 373-682-vb41211

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2001, với bài viết “32 Năm Người Mỹ và Tôi”. Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles thuộc tiểu bang California. Sau đây là một trong những bài viết mới của bà.
+

Trong tiệm Nails
Ngọc Anh bước vô tiệm mặt mày dàu dàu. Thư - cô gái người Trung nhỏ nhẹ dễ thương có lòng để ý người xung quanh, ân cần hỏi:
- Chị Anh nì, mần răng mà ủ dột rựa"
Ngọc Anh nói:
- Tui tội nghiệp má tui quá hà. Hôm qua cúng ba tui.
Phượng, cô em 'Bắc Kỳ bự bự chín nút' nói giọng Sài Gòn, (đây là biệt hiệu mấy chị lén lén đặt cho nó, nó nghe được nó giận lắm đó, nói đúng ra nó chỉ tròn tròn thôi, chưa đến đổi phải kêu là hột sầu riêng!) nhanh nhẩu xen vô:
- Ơ hay! Ngày kỵ ngày giổ ai chả buồn...
Ngọc Anh nói:
- Buồn nầy hổng phải là buồn nhớ ba tui mà buồn mấy người chị người anh.
Chị Lai Huyền thắc mắc:
- Là sao"
Ngọc Anh kể lể:
- Mấy người nghĩ coi... Cúng đúng ngày thì phải cúng chúa nhựt mà chúa nhựt nhằm ngày lễ Labor Day "thiên hạ" đi chơi xa, Má phải đổi lại cúng ngày thứ sáu cho hết thảy con cháu tụ lại. Mấy người nghĩ coi đổi ngày rồi mà trưa thứ sáu thức ăn đâu đó vừa xong ông anh Cả chạy lại đốt nhang ăn lẹ lẹ rồi 'dọt', bà vợ hổng tới! Ông anh thứ nhì vắng mặt nói nhắn là a...a...a...a... "tại thứ sáu cuối tháng bận chạy báo cáo hổng có ai thế." Đỡ cái là bà vợ tới từ sáng sớm phụ nấu nướng. Vợ chồng bà chị Ba cũng hổng tới, chỉ có tui với nhỏ út hà. Chị Tư ở tận North Carolina hổng trách còn mấy người nầy ở tại đây mà như vậy đó mấy người nghĩ coi có đáng giận hông" -Nói xong hít hít mũi - Rốt cuộc có mình tui với Má ngồi trước mâm đồ ăn! Hitttt... Hitttt...
Chị Lai Huyền, gốc Cần Thơ, lớn nhứt trong đám, khuyên:
- Ối. Buồn lạm gì bậu ơiiii. Sống ở đây miết rồi cúng kiếng ngày giổ ngày kỵ gì cũng lần lần tiêu hết. Như wa đây nè hồi wa mới wa wa còn cúng Giao Thừa cúng mùng một mùng hai đầu năm đi hái lộc ngày rằm ăn chay cúng lể Vu Lan lể Phật Đản cúng cô hồn cúng Trung Thu cúng ông Thổ Thần... cúng quanh năm suốt tháng mà bây giờ chế bớt, chế gần hết trơn, một năm giỏi đâu cúng cỡ ba bốn lần, có khi quên coi ngày rồi cũng nghỉ cúng luôn. Gia đình nào cũng vậy nhỏ ơi.
Thư cãi:
- Rựa mà vơ đụa cà nặm" sao 'cũng vậy' được." Kệ bên nhà em cọ hai vợ chồng già người Mỵ. Chiều thự năm tuần nào mậy người con cụng tụ lại ăn buồi tội gia đinh. Chẵng thiệu tuần nào. Lề Giạng Sinh là con chạu từ đâu đâu cũng tụ về đầy nhà. Người ta là người Mỵ mà còn giử được thọi quen đọ kể cùng ngộ quạ chừng mấy chị hỉ.
Chị Lai Huyền thêm:
- Người ta khéo dạy con. Luyện cho con cái có thói quen từ nhỏ rồi.
Tâm sự còn ấm ức Ngọc Anh ngồi xuống lấy khăn giấy xì mũi rột rột kể tiếp:
- Anh Cả em có vợ Việt mới là đáng trách!!! Anh Hai vợ Mỹ bà nầy dễ thương khoái ăn đồ ăn Việt Nam thành ra mỗi lần cúng quẩy bả chạy tới phụ nấu nướng còn vợ chồng anh Ba cùng người Việt hổng biết bả kỵ cái gì mà năm nào cũng kiếm đủ lý do đặng khỏi léo hánh, anh Cả sợ vợ buổi trưa lại cho có lệ chút xíu đốt được cây nhang thằng út thì khỏi kể vô làm chi cho mất công chị Tư ở tuốt dưới North Carolina khi nhớ thì cúng khi quên coi ngày Ta thì kể như huề.
Năm nào Má em cũng khóc bả nói "Tao chưa chết mà tụi bây tứ tán hết tao cúng cha bây mà cũng hổng thấy đủ mặt tới chừng tao chết thì thôi khỏi chôn cất làm chi cho mất công bây... cứ việc đốt tiêu xương đổ xuống biển cho gọn." Tội nghiệp Má em quá hà...
Nói xong lại sụt sịt hỉ mủi. Phượng trọ trẹ ngắt ngang:
- Ối giời ơi chuyện bé tí mà xao mít ướt thế."
Kim Loan, người Tàu Chợ Lớn binh liền:
- Bé xao lược mà bé. Nị Bắc kỳ chín nút lâu hiểu chuyện cúng quảy của người ta.
Phượng thắc mắc:
- Bắc Kỳ chín nút là cái quái gì thế" Cô kia, phải giải thích cho rõ ràng.
Chị Lai Huyền cười hề hề:
- Tưởng Phượng cũng biết như người ta chơooớ. Gia đình Phượng di cư vô Nam từ năm một ngàn chín trăm năm mươi tư, bốn cộng năm hổng phải là chín nút thì là cái gì"
Phượng ngớ ra rồi cười cái khì:
- Aaạ ra thế. Làm em tưởng các chị nói khinh em.
Chị Lai Huyền nói:
- Ai huởn mà khinh với khi.
Kim Loan nói:
- Ngộ nhớ năm 'dồi' cúng ông Thổ Thần cúng Pộ Tam Xên...
Thư ngắt ngang:
- Bộ. Tam. Sên. Là gì rựa"
Kim Loan trợn mắt trả lời:
- Chồi ôi pộ Tam Xên mà nị hổng piết à, là pa cái món: thịt pa dọi, con tôm với cái chứng luột đó... gà vịt gì cũng lược, nếu hổng có tôm thì con cua con mực cũng xang. Năm ngoái má ngộ xạn cái mâm cúng lể dưới gốc cây ngoài lề lường lốt nhang xong dô nhà ngồi coi TiVi. Lang coi tin tức lài nó ngưng ngang lặng cho tin lặc biệt Live nó nói "không biết đây là đạo giáo lạ nào hay là một nhóm Cult gì..." dồi nó chiếu lại ảnh cho mình thấy dĩa Pộ Tam Xên! Mình ngờ ngợ dòm kỷ lại Wỏa... ái da...a... người ta lang nói dề Pộ Tam Xên nhà mình. Ngó da lường thì thấy xáng chưng xe van nó lang quay phim. Dồi một hơi có xe cảnh sát tới liều cha. Cả nhà ngộ xợ bỏ mẹ nghe nó xì xồ Why What... một hồi mới hiểu có người hàng xóm kiêu mét hổng piết nhà mình lể dĩa lồ ăn ngoài lường chù ếm ai. Ái da...a...a... Nó chậm tiêu ngộ phải dừa nói dừa múa một hồi nó mới hiểu. Hiểu dồi nó lắc lầu Nô Nô Nô... Nó piểu mình phải lấy dô nhà hổng cho lể dưới gốc cây. Má ngộ khóc wài nói cúng ông thần Lất mà cúng 'chong' nhà làm 'xao' linh" Mấy nị piết hông người Tàu ngộ 'chọng' phong thủy lất lai hơn tiền pạc. "
Thúy, cô gái văn minh tỉnh thành khoái chứng tỏ là ta đây hiểu xa biết rộng, phụ họa:
- Phải đâu nà. Người ngoại quốc cũng quí đất ruộng lắm mấy chị có nhớ phim Cuốn Theo Chiều Gió hông cái đoạn người cha cầm nắm đất của trang trại Tara đặt vô lòng bàn tay của cô con gái Scarlet đang khóc thất tình hu hu, ổng nói: "Cha cho con vật nầy quí hơn mọi thứ trên đời. Người ta sống vì đất và chết cũng vì đất. Chỉ có đất còn tồn tại sau khi mọi vật đều tan thành cát bụi! " Lúc đó cô bé đâu có hiểu rỏ ý của người cha. Về sau, hết cuộc nội chiến tất cả phải làm lụng cực khổ thay thế cho những người da đen nô lệ đã được quân Yankee giãi phóng, thống khổ quá sức cô rủ người tình trong mộng là Ashley hảy bỏ tất cả trốn đi xứ khác làm ăn anh ta vì bổn phận với gia đình từ chối không đi cô thẩn thờ nói cô -không còn gì nữa- anh chàng Ashley đã cầm tay cô đặt nắm đất Tara vô lòng bàn tay cô và nói: " Còn. Em còn vật nầy vật mà em quí nhứt trên đời. Khi tất cả mất hết em vẫn còn vật nầy vĩnh cửu với thời gian."
Mấy chị nhớ hông" hổng nhớ về mướn phim Gone With The Wind coi lại đi.
Kim Loan sốt ruột nói:


- Hày lá... ngộ coi phim pộ hay hơn. Chở lại chuyện cúng của mình, mỗi lần cúng cô hồn thảy kẹo cho con nít có ai thèm 'lụm'. Pây giờ tục lệ gì má ngộ giận wá pỏ luôn pởi dậy pả cứ pịnh wài. Chế Anh lừng puồn xống ở lâu phải phù theo ló.
Ngọc Anh nói:
- Đó là noí về chuyện cúng Trời Đất trăng sao, còn tui buồn là buồn chuyện gia đạo, chuyện 'thiên hạ' đáng ghét! chuyện cúng cha mình!
Anh chàng Long, người tàu Minh Hương sanh tại Sài Gòn buột miệng hỏi:
- Mà nè, ông xả chị có mặt hông"
Ngọc Anh trề môi:
- Dể gì không. Giổ cha tui mà lặn là li dị liền!
Long giựt mình:
- Trời! phận nử nhi sao mỗi lần há miệng là hăm dọa. Hung quá. Nói thiệt! Làm chung với mấy bà lâu ngày tôi ớn tợn. Mỗi lần nhìn đàn bà con gái tôi thấy nanh nhọn ẫn sau làn môi tươi thắm! Hết muốn lấy 'dơ'ï. "
Thúy cười hề hề:
- Thôi đừng đổ thừa. Chớ hổng phải mi kén cá chọn canh quá cho nên cứ xách xe không chạy long rong hử"
Phượng tiếp:
- Nầy chị Anh ơiii chẵng nên giận cá chém thớt. Phiền anh chị trong nhà xây sang bắt nạt anh chồng đấy à.
Ngọc Anh cải:
- Đâu phải vậy. Mình người Việt Nam hổng giữ gìn tục lệ cúng ông bà cha mẹ thì tới khi mình chết con cái mình nó sẽ để cho mình thành con ma đói.
Long nói lầm thầm:
- Chết rồi mà còn sợ đói! tật ham ăn!
Chị Lai Huyền nói:
- Ờ. Nói làm tui nhớ bài học tập đọc hồi thời tui còn học tiểu học. Có đứa nào còn nhớ hông."
Phượng hỏi:
- Thế bài ấy như thế nào chị có trí nhớ tuyệt vời kể cho chúng em nghe với.
Chị Lai Huyền nói:
- Ừa bài đó tui nhớ sơ sơ như vầy nè, (chị tằng hắng sửa giọng):
- Ngày xửa ngày xưa gia đình ông bà Tư có cha mẹ già lắm ở chung. Cha mẹ ông già còm rụng răng hết trơn tay chân run rẩy bữa ăn nào cũng đổ tháo tùm lum làm rớt chén tô bể nát làm ông Tư tiếc của giận quá chừng. Tính tới tính lui lung lắm ông Tư nảy ra sáng kiến, ổng đi lụm mấy cái mủng vùa đem về rồi tới bửa ăn xài làm chén đổ cơm vô cho hai ông bà già ăn. Ổng nói nếu làm rớt khỏi bể mà nếu có bể thì lụm cái mủng vùa khác khỏi hao tài... rồi.. rồi...
Thư ngắt ngang thắc mắc:
- Nì nì khoan khoan chị ơiiii. Hỏi mấy chị đừng cười em... mủng vùa là cái chi hỉ"
Phượng cười ngạc nhiên:
- Thôi côø nầy hết thuốc chửa rồi. Mủng vùa mà chã biết thì đừng hòng trở về quê hương nhé. Để bà đây giải thích cho thông nầy, biết quả dừa không" -Thư gật đầu nói biết, - Phượng cười, mắng tiếp -tưởng không biết thì chúng tôi phế thải cô za khỏi tiệm đấy, mủng vùa là cái sọ, cái vỏ cứng của trái dừa khô. -xây qua chị Lai Huyền Phượng hỏi "Thế rồi sao nữa"" Chị Lai Huyền tiếp:
- Rồi bữa đó ông Tư thấy đứa con nhỏ ngồi sau hè cầm cây dao gọt gọt trái dừa khô. Ngạc nhiên ông Tư hỏi - con chơi gì đó" phá dao bén coi chừng đứt tay. - Đứa con nhỏ tỉnh bơ trả lời - Con đâu có chơi. Con gọt cái mủng vùa để dành chừng nào cha già run như ông bà nội thì con cho cha ăn cơm bằng cái mủng vùa!
Cả nhóm thợ nhoi nhoi lên:
- Wòa. Hay quá ta. Đúng quá xá. Quả báo nhãn tiền. Mình đối với cha mẹ mình sao thì con cái nó cũng sẽ đối với mình như vậy.
Thúy nói:
- Em nhớ hồi nhỏ mỗi lần Tết là ba em cúng đàng hoàng kỹ lắm. Em nhớ cúng rước ông bà chiều 30 trên bàn thờ tổ tiên có hai cây đèn cầy đỏ một bình bông huệ trắng thơm phứt, hai trái dưa hấu dán hai miếng liểng màu đỏ viết chử Tàu, dĩa trái cây đựng bốn loại Cầu Dừa Đủ Xoài. Ba nói mình chỉ cầu cho đủ xài là được rồi nhưng Ba thêm một trái thơm, Ba nói tụi bây con gái phải biết giử gìn danh giá giử tiếng thơm cho cha mẹ thành ra từ tứ quả trở thành ngủ quả để chưng cho đẹp ba ngày Tết, đâu được rớ tới. Có thêm dĩa mứt đủ thứ, bình trà nóng bốc khói với mấy cái chun. Trên bàn ăn bày thức ăn mặn nhiều món lắm. Ba em thay thế gia đình năm nào cũng đứng cầm nhang đưa ngang trán đứng vái. Nhà có 8 chị em Ba vái bình an cho đám con xong cũng phải lâu lâu... Mấy cây nhang cháy đỏ cong vòng Ba mừng lắm nói ông bà và những người khuất mặt khuất mày về phù hộ nhà mình!. Ba đứng canh, rót đủ ba tuần trà.
Trước 12 giờ khuya nhà nhà đều đặt bàn trước cửa để cúng Tống Cựu Nghinh Tân tiễn năm cũ đi đón năm mới tới. Đêm ba mươi tối thui hai dãy nhà nhang đèn sáng đỏ... Ba lựa đâu được hai cây mía nói thế cho cây nêu ở nhà quê, hai bên bàn Ba dựng cho ngọn cong chụm đầu lại như cái cổng chào mừng. Trên bàn trải tấm vãi màu đỏ, ba em nói màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Cúng đơn giản tinh khiết lắm, em nhớ có bình bông vạn thọ vàng cam thơm hắt, một trái dừa tươi vạt đầu vỏ còn xanh láng, một dĩa mứt, hai điếu thuốc Cô Táp, cái chưn nhang bằng ly đựng gạo, bình trà với mấy cái chun.
Đúng giao thừa Ba đốt nhang vái xong Ba mồi chùm pháo đỏ. Tiếng pháo tẹt tẹt lách tách nghe vui như Tết! Tụi em đứng bụm lổ tai nhảy lưng tưng như khỉ mắc phong đặng tránh pháo cười hắt hắt la á á đợi cúng xong đặng... ăn mứt. Ăn xong là được bận quần áo mới sắp hàng đi theo ba má qua bên chùa gần nhà hái lộc. Bây giờ nhiều khi nhớ tới ba em em ứa nước mắt.
Nói rồi tủi thân Thúy rút tờ khăn giấy một cái rột, chùi mũi.
Kim Loan phụ họa:
- Hày.... Sáng mùng một lảnh tiền lì xì lựng chong pao lỏ.
Long thêm:
- Wính bầu cua cá cọp ăn tiền mấy nhỏ em khờ! khì khì khì...
Ngọc Anh háy Long:
- Tên nầy. Gian manh từ thuở thiếu thời. Đầu còn ba vá mủng vùa đã biết mánh mung.
Kim Loan cười híp hai con mắt mí lót:
- Pa ngày ăn uống hầm pà lằng thả láng xả 'dác' cùng nhà hổng ai la. Mấy chị em thì hẩu hẩu số dách. Cha mẹ anh chị em đông đủ. Nhớ thấy mẹ.
Long chưa chịu thua, cố vớt:
- Thôi mấy chị à. Em thấy ở đây ai cũng phải làm việc chạy theo cái đồng hồ. Thời buổi của khó người khôn nầy cái gì cũng bớt bớt lại cho thích hợp với hoàn cảnh.
Chị Lai Huyền nói:
- Tuy nói là cây trồng ở đâu phải chịu đất ở đó nhưng tục lệ của mình mình phải cố gắng giữ chớ, bỏ lần lần mất đi uổng quá.
Thúy nói:
- Tại vì ngày Tết nhằm ngay ngày thường khó quá mấy chị ơi.
Phượng người thực tế, nói:
- Chã nhằm gìiiì cúng thì cũng mình xơi phì thêm chứ ai vào đây mà ăn"
- Chị Lai Huyền suy tư:
- Thế hệ Việt tị nạn đầu tiên của mình hổng ráng giữ được đầy đủ phong tục tập quán thì hậu vận ra sao"""
Nãy giờ Ngọc Anh lóng tai nghe hết người nầy tới người kia kể chuyện nầy xọ chuyện nọ. Đang nói chuyện đám giổ cha thiêú mặt con cháu chuyễn qua chuyện cúng ông thần Đất nhảy tới phim Mỹ rồi băng qua chuyện Tết...
Tết là lể chung của cả dân tộc mà đôi khi vì lẽ nầy lẽ nọ còn thiếu sót mất mát ít nhiều huống chi là chuyện riêng tư gia đình"
Thì ra đâu phải mình ên mình buồn, gia đình nào cũng có chuyện phiền riêng.
Thôi thì, "Nhập gia tùy tục Nhập giang tùy khúc " là xong. Người trong gia đình 'chuyện nhỏ bỏ qua chuyện lớn làm cho nhỏ lại'. Mang cục giận trong mình giống như chứa con sâu trong bụng để nó xâu xé ruột gan! Thôi. Xí xóa quá lóa cho êm.
Người khách đầu ngày vừa bước vô cửa. Ngọc Anh đôi mắt còn mặn nước mắt nụ cười tự động nở ra chào khách.
Tuy vậy, lâu lâu y cũng bắt thở dài!

Trương Ngọc Bảo Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến