Hôm nay,  

Người Việt Lãnh Đạm

30/11/200200:00:00(Xem: 126469)
Người viết: NTJ
Bài tham dự số: 363-672-vb61129

Tác giả N.T.J hiện cư trú tại San Jose, làm công việc lao động trong một hãng Mỹ, cho biết bà không muốn ghi tên thật. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của bà.
+
Tôi có người bác ruột sống bên Tây từ lúc nhỏ. Mấy chục năm rồi, bác vẫn sống ở bên Tây cho đến nay. Bác vừa mất độ vài tháng nay…
Mấy chục năm trước, số người Việt sống tại hải ngoại rất là ít. Đời sống của họ, đối với người trong nước, là một điều xa lạ. Ai cũng tò mò lẫn thích thú khi được nghe chuyện nước ngoài, chúng tôi cũng vậy. Mỗi lần Bác họ tôi về nước thì bà con đều thích được nghe bác kể chuyện bên Tây. Thôi thì đủ thứ chuyện.
Nhưng câu chuyện chánh hôm nay tôi còn nhớ là có lần bác kể vềø kiều bào Việt bên Pháp, có khi bác còn thấy thiên hạ phơi quần đen ở sân sau nữa. Tôi nói như vậy thì vui quá có đồng hương ở gần cũng đỡ buồn nơi xứ người. Bác đã cười và nói "Cũng không hẳn vậy đâu. Dân mình bên Tây gặp nhau ngoài đường thường không bao giờ chào hỏi nhau mà còn tránh nhau nữa". Hồi đó nghe vậytôi nghĩ là họ tiêm nhiễm thói quen "Phớt tỉnh như Ăng-lê" chứ thật ra bản chất người mìnhđâu có vậy. Dẫu sang hèn gì cũng cùng chung một quê hương cùng một mẹ Việt Nam, ngoảnh mặt làm ngơ sao cho đành.
Chuyện tôi nghe từ mấy chục năm trước là vậy. Thoáng chốc, chính bản thân tôi cũng đã sống ở nước Mỹ này tính ra cũng mấy chục năm. Nhớ chuyện xưa, tôi cũng không dám công nhận là câu nói của Bác mình là đúng hoàn toàn, nhưng hình như cũng không thể nói là ông hoàn toàn sai. Thôi thì xin lấy kinh nghiệm của bản thân ra kể lại để tùy mọi người nhận định.
Bỏ qua chuyện lúc tôi mới mới chân ướt chân ráo tới Mỹ. Thời đầu tới nơi xa lạ có thể mình còn bỡ ngỡ, dễ làm những điều không đúng cho nên người qua trước thiếu thân thiện. Tôi chỉ xin kể dăm ba kinh nghiệm thiếu may mắn từ khi chính mình bắt đầu đi làm, bắt đầu tập tành với đời sống mới.
Trước hết là chuiyện đi chợ Việt nam. Một lần, tôi mua được hộp bánh Trung Thu về nhà cắt ra thấy mốc meo xanh lè. Gọi ra tiệm hỏi phải làm sao họ bảo rằng cứ đem trả lại với đầy đủ biên nhận mà phải đem nội trong ngày đừng để lâu" Chợ thì xa, nhìn hộp bánh mốc meo, lười đem trả thì tiếc của, thôi thì kể như đi thêm một vòng dạo phố vậy. Mang hộp bánh và biên nhận tới tiệm, cô bán hàng nói là chỉ có thể trả lại 3 cái thôi, còn cái cắt ra thì không được trả lại. Tiệm cũng không hoàn lại tiền mà phải mua món khác. Vừa mới đi chợ mua đầy một xe, giờ biết mua gì nữa. Bằng credit từ 3 cái bánh, tôi mua đại một bọc nấm rơm. Về nhà hôm sau mở hộp nấm, thấy toàn là con mọt. Hộp nấm đã mở chắc cũng giống như cái bánh lỡ cắt, còn nói gì nữa. Chỉ còn cách cho vào thùng rác kể như bỏ của bỏ công một lần vậy.
Bây giờ xin sang chuyện tại sở làm. Ngày ra trường, tôi được một hãng điện tử mướn. Trong lúc phỏng vấn người xếp biết mình là người Việt liền khoe là có 2 người Việt Nam đang làm. Lúc nhận việc, có màn dẫn đi vòng vòng và giới thiệu 2 người Việt. Tôi được hưởng cảnh tay bắt mặt mừng, như là bạn thân mới gặp. Người xếp cũng hỉ hả vì thấy nhân viên vui vẻ trò chuyện. Bản thân tôi cũng mừng, thầm nghĩ thật là may mắn, mới vô làm mà đã có quới nhân…cái hãng này không thấy dân Việt nhiều mà mình tiếng Anh, tiếng u cũng dở, may mắn có người làm trước có gì thì cầu cứu cũng đở khổ.
Tưởng vậy nhưng rồi sự việc không phải vậy. Mình mới vô thì toàn là làm những công việc nhỏ, đơn giản rồi những việc nhỏ đó sẽ góp lại cho người làm lâu kinh nghiệm làm sau cùng gọi là Final. Trong nhóm người làm Final có anh và chị bạn Việt. Hễ cứ tới anh hay chị Việt Nam ráp là món tôi làm bị trả lại, buộc phải sửa chữa, nhiều lần không phải vì món đồ làm sai qui cách mà hình như chỉ vì kẻ làm là... người Việt. Mới đầu không để ý, nhưng dần dà thì mới hiểu ra là 2 người đồng hương của tôi cứ nhè người Việt mới vô mà kiếm lời mãi thôi.


Dỹ nhiên, một thời gian sau, khi tôi đã thành “ma cũ” rành rẽ việc làm, chuyện kể trên không còn xảy ra. Nhưng nếu thỉnh thoảng tôi cần nhờ anh hoặc chị chỉ một vài cái liên quan đến Job thì luôn luôn là bị khất lại để lần khác vì anh chị bận rộn lắm. Thật ra thì vì muốn nói tiếng Việt cho dễ hiểu, chớ hỏi ai cũng được miễn là người đó từng làm qua là có thể chỉ cho người làm sau.
Tức cười là hai anh chị người Việt trong sở đoàn kết nhau để mà bắt nạt người đồng hương mới vô, nhưng chính cả hai rngười Việt này cũng đối nghịch dữ dội, tới chừng dẫn nhau lên phòng nhân viên kiện cáo thì tôi mới hay… vừa cười mà cũng buồn thay.
Cũng tại sở làm, sau khi tôi đã làm tà tà 2 năm, sở mướn thêm hai người Việt khác. Đó là cặp chị em sinh đôi, bà chị lùn hơn bà em. Một mình giữa đám ngoại quốc xa la,ï thấy đồng hương vào tôi mừng lắm. Nghĩ bản thân lúc mới vô hãng không được đồng hương chỉ vẽ, tôi cố tự mình sửa điều này bằng cách tận tình chỉ vẽ, giúp đỡ họ.
Người mới lúc nào cũng phải làm những cái đơn giản trước, từng việc một, có rất nhiều việc khác nhau cứ mỗi lần nhận việc mới là phải học với người đã làm trước, tên người nào làm sau cùng thì chỉ dẫn người nào mới học. Mỗi khi trúng tên tôi chỉ cho các bà ấy tôi tận lòng chỉ dẫn. Lạ là cứ tới phiên tôi chỉ thì các bà làm rất là miệt mài, chăm chỉ làm tới mức bỏ cả giờ ăn.
Thấy vậy, tưởng là các chị ấy sợ xếp mới nên ráng lo làm, tôi càng cố giúp đỡ đủ thứ, phần nào khó khăn thì ráng gánh vác dùm. Tôi cũng trấn an họ "Từ từ mà làm có tôi giúp mà. Chẳng ai rầy rà đâu, miễn là mình làm đúng thôi." Nghe vậy, chẳng nói chẳng rằng, các bà càng làm mau hơn.
Trong Dept chia ra làm nhiều tổ để làm chung, tổ tôi làm 5 người gồm 3 bà con cháu Bà Trưng và 2 người Mỹ một đen và một trắng. Về sau tôi nhận ra là hai bà cứ miệt mài làm chính là muốn tỏ ra làm nhanh hơn tôi, để được làm cái công việc mà tôi đã làm. Có lần họp thường niên, nghe xếp họp lại hỏi nhân viên cần mua thêm dụng cụ hay cần gì để dễ dàng cho công việc. Việc tụi tôi cũng có phần cồng kềnh, cứ 5 người trong team thay phiên nhau mà làm, đối với 2 đứa Mỹ thì họ làm dễ dàng, còn đối với 3 bà Việt Nam này, nhỏ con ôm mấy cái Job đó cũng có phần vất vả. Nghe hỏi, tôi đề nghị mua thêm vài dụng cụ để cho cả 3 xài chung đỡ phần hao tổn. Vừa nghe tôi đề nghị, tức thì 2 chị em phản đối ngay bảo là không cần mua thêm dụng cụ gì cả, họ có thể làm được. Đa số thắng thiểu số, rốt cuộc là 2 đứa Mỹ cứ nhìn chúng tôi cười mím chi khi thấy tụi tôi ỳ ạch bưng qua bưng lại, ráp tới ráp lui cái bộ phận khá nặng nề đó.
Nghĩ mà tức cười cho cái tật chia rẽ nội bộ của mình.
Mỗi năm cứ tới ngày lễ Giáng Sinh thì trong chỗ làm tổ chức bắt thăm cho quà, rồi đến ngày phát quà thì ai cũng mang gói quà vô để dưới cây thông. Chỉ cần nhìn gói quà cẩu thả hở trước hở sau mà có tên người nhận là Việt Nam là biết ngay là mình được bắt thăm bởi người Việt (Tên người cho phải bắt buộc để bên trong) nói ra thiên hạ tưởng mình tham lam quà cáp, nhưng mấy ai hiểu được nổi ngậm ngùi.
Một đề tài khác mà tôi hy vọng rằng là tôi đoán sai, có phải là khi ăn mặc giản dị, tánh tình xuề xòa là mình bị khi dễ không" Mà cũng là dân mình với nhau mà thôi vô tiệm Việt Nam hay gặp người Việt đang đứng bán hay vào các công sở mà có người mình ăn mặc giản dị là làm khó ngay hoặc ăn nói xẳng lè ngay.
Ôi kể sao cho hết chuyện người Việt lãnh đạm với nhau. Tôi nghe nói có nhiều người còn từ chối không nhận nơi chôn nhau cắt rún hoặc chối bỏ cái nguồn gốc mình nữa. Nhưng dù có lãnh đạm và chối bỏ tới mức nào đi nữa, mình vẫn là tóc đen, là mũi tẹt da vàng.
Người Mỹ trông thấy người khác là chào “Gôd Morning.” Tôi ước mong người Việt mình tại Mỹ ra đường gặp mặt nhau cũng nên cố gắng cào nhau, mỉm cười với nhau. Đồng hương cùng làm trong hãng xưởng thì nếu không muốn đỡ đần nhau, cũng xin đừng nhè cùng màu da mà đè lẫn nhau.
Chỉ cần được vậy thôi, thấy người Việt mình bớt phần lãnh đạm với nhau, sẽ thấy tình đồng hương quả thật là ấm áp.

NTJ

Ý kiến bạn đọc
09/06/201921:15:08
Khách
Tác giả viết rất đúng. Ngày xưa ba mình cũng kể về cảnh người Việt "cạnh tranh" trong sở làm. Chỉ sợ mất việc nên dấu nghề, không giúp đỡ lẫn nhau. Trốn CS nên giờ cái gì cũng sợ, đấu đá ngầm để sống còn. "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau". Buồn thay ở xứ người.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,345,933
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.