Hôm nay,  

America, Xin Nói Lời Tri Ân

26/11/200200:00:00(Xem: 169104)
Người viết: HÀ KIM
Bài tham dự số: 357-696-vb71123


Tác giả Hà Kim sinh năm 1950, theo chồng định cư ở Mỹ diện HO năm 1995. Hiện cư ngụ tại San Jose (Bắc Calif). Nghề nghiệp:- Ở quê nhà, giáo viên. Hiện làm một công việc khiêm tốn tại một siêu thị. Bà đã góp cho giải thưởng Viết Vrề Nước Mỹ nhiều bài viết đặc biệt, thể hiện được tấm lòng tử tế. Sau đây là bài viết mới nhất của bà cho mùa Lệ Tạ Ơn. Mong bà Kim sẽ tiếp tục viết.
+
Niềm vui đến được bến bờ tự do rơi rụng nhanh chóng khi Tâm và Kim phải đối diện vớI thực tế cuộc sống ỏkhó khăn để tìm việc làm.õ Kim vô cùng sợ hãi, bàn cùng chồng:
-Tâm ơi, hay là mình bay về Tennesse, cô bạn thân vừa phone cho biết ở đãy dễ tim việc, qua là ngày hôm sau đi làm ngay. Ủất Cali... chim đậu nhiều mà có vẻ không lành vớI mình, anh ạ!
Tâm phân vân mãi, sau cùng 2 vợ chồng quyết định tạm ở lại Calif trong 5 tháng. Nếu chưa có việc, gia đình sẽ làm một cuộc di tản thứ hai. May mắn thay, thời internet bùng nổ, thung lũng San Jose trở thành thung lũng điện tử nổI tiếng. Nhiều building, nhiều hãng xưởng mọc lên, kéo thêm nhiều dịch vụ khai trương như nhà hàng, siêu thị thực phẩm. Và dĩ nhiên, cần tuyển dụng một lực lượng lớn công nhân.
Một ngườI bạn của Tâm đưa thằng Nhân vào làm chung một hãng điện tử, anh có lòng tốt đưa đón nó mỗI ngày. $4.5 giá tối thiểu cho một giờ lao động, nó hưởng mức lương $6/giờ. Làm ca đêm, chưa quen việc, nó thường đẩy xe, đụng đổ vỡ hàng làm. Nhờ sức trẻ và chăm chỉ làm, nó dễ dàng vượt qua nỗI nhọc nhằn, vậy mà Kim vẫn tộI nghiệp con quá. Nó mớI 20 tuổI đã gánh vác gia đình rồi.
Tiếp theo, Tâm đuợc một ngườI bạn khác giớI thiệu vào hãng điện tử ở thành phố kế bên. Tâm vừa đậu bằng lái xe và có sẳn một chiếc xe cũ do ngườI anh tặng. Tâm lái xe đi về mỗI ngày. Ngày đầu tiên đi làm về, Kim đón chồng từ ngoài cổng. Thấy dáng Tâm thiểu não vớI sức hơi tàn, Kim hoảng hốt hỏi:
-Bộ làm cực lắm hả anh". Có khiêng vác gì nặng lắm sao mà trông anh.. hết sức vậy."
Tâm lắc đầu, gượng cườI:
-Việc..nhẹ nhàng thôi, đâu phải khiêng gì nhưng cường độ làm căng thẳng quá. Rồi anh sẽ quen việc thôi mà!
Bằng kiểu nghĩ Việt nam, nuôi con ăn học chứ đâu phải vừa học vừa làm, nên Kim rưng rưng nước mắt khi nhìn con Phương, mỗI tối cuối tuần làm phụ bếp cho một nhà hàng. Nó đứng xuyên suốt 12 tiếng đồng hồ, sưng cả chân. Ngồi dùng cơm chưa quá 10 phút đã được chủ nhắc nhở. Ngày thường con bé đi học bằng xe bus. Khác vớI khí hậu Việt nam, hai mùa mưa nắng rõ rệt, ở đây, mùa Đông rét căm mà còn mưa tầm tả nữa. Nhiều hôm đứng chờ xe, phải mưa ướt nhem, con bé không chịu nổI lạnh, bỏ học chạy ngược về nhà. Kim xót xa cho con gái quá. Kim luôn an ủi, động viên con:
-Còn trẻ phải ráng học, có thông thạo tiếng Anh, có chuyên môn, mớI mong tìm được việc làm khá hơn, con ạ!
Thằng Nhân khờ dại nhất nhà nhưng nó lại hòa nhập vào dòng sống Mỹ nhanh nhất. Nó tự xác định mình không học nổi nữa, nó quyết đem sức trẻ ra làm việc miệt mài. Dù mẹ có khuyên:
-Đây không phải là sự chọn lựa tốt nhất. TuổI trẻ cần phải học hành, làm việc phải có nghĩ ngơi, biết giữ gìn sức khoẻ.
Nó vẫn dứt khoát không nghe. Ủược bàn bè giớI thiệu, nó làm thêm job thứ hai. Tâm và Kim quá tộI nghiệp khi nhìn nó mang đôi ủng to đùng, xách từng xô nước đá lớn. Thằng nhỏ chưa từng cầm dao làm việc gì, nơi đây, nó cần mẫn tập tành làm và chiên cá.
Tưởng thằng Nhân nhút nhát vậy mà nó dám đến gặp ban quản lý chợ, xin việc cho Mẹ. Ở Mỹ, tiến cử ai thì mình phải ca tụng ngườI đó làm giỏi, khoẻ mạnh. Ủằng này, Nhân kể Mẹ nó yếu đuối lắm, xin vào khâu nào nhẹ nhàng. Bà quãn lý ngườI Việt gốc Hoa, thương thằng con hiếu thảo nên bảo:
-Ừ, đưa mẹ đến điền đơn. Tập sự ở đây 5 tuần rồi về chi nhánh sắp mở.
Nghe qua, nó thích chí, giới thiệu luôn chị Phương vào làm nhân viên tính tiền. Nó nói công việc này lương khá và khoẻ hơn làm ở nhà hàng. Vậy là con Phương nhảy job. Kim phải khuyên con:
-Này, con Phương học được, phải tiếp tục lên đại học, không được ham kiếm tiền, chỉ làm cuối tuần thôi.
Kim đi làm bằng xe bus. Lần đầu, con Phương theo cùng, hướng dẫn Mẹ cách mua vé, cách xuống xe. Đoạn đường từ nhà đến chợ phải sử dụng 2 chuyến bus, nó dặn kỹ Mẹ:
-TớI ngã tư này, Mẹ nhớ xuống, băng qua bên kia đường, đón xe bus 22. Qua khỏi công viên kia, Mẹ nhớ giật chuông để tài xế kịp ngừng xe, Mẹ xuống.
Hôm sau, Kim tự đi một mình, xe chạy hoài, cảnh nào cũng giống nhau, Kim quên mất ngã tư nào phải chuyển xe. Bus chỉ đi khoảng 10 phút, đã hơn 20 phút rồi. Nhớ lờI ông anh dặn, Kim xuống nơi có cây xăng. Tìm được điện thoại công cộng, cầm mãi 25 cents, Kim không biết làm sao để gọI phone. May thay, có một ông Mỹ dừng xe đến giúp cho. Nghe Mẹ gọI, giọng con Phương hốt hoảng la lớn:
-Nhân ơi, Mẹ đi lạc rồi.
Con bé lại lên xe bus tìm Mẹ. Buổi tối, cả nhà có một trận cườI nức nẻ vì thuở đời Mẹ đi tìm con đi lạc chứ con nào tìm Mẹ lạc đường đâu. Kim thật xấu hổ, biện hộ:
-Tại vì không ai hướng dẫn Mẹ làm cách nào trở về.
Chẳng những sự di chuyển khó khăn mà công việc của Kim càng nhọc nhằn hơn. Phần việc Kim đảm trách là bao nilon một số loại rau quả và dán nhãn hiệu lên mỗI dĩa hàng. Hàng trăm loại tên bằng tiếng Anh với mã số mà Kim phải nhớ thuộc lòng. Việc nầy sử dụng bằng “cái đầu” thì Kim không vất vả mấy. Nhưng việc dùng “cái thân” đứng suốt 8 tiếng/ngày, đòi hỏi làm nhanh, liên tục 5 tiếng đồng hồ, không phút giải lao đã làm chân Kim sưng vù. Tay phải kéo liên tục cuộn giấy nilon 40 pounds nên mỏi rã rời.
Cơ thể con ngườI xem ra cũng phải thích nghi với hoàn cảnh, sau 2 tuần, Kim đã quen việc. Là 1 siêu thị lớn nằm trong hệ thống thực phẩm gồm 20 chi nhánh trải dài từ Nam lên Bắc Calif. Kim được nhận một số quyền lợi cơ bản theo luật lao động nhưng công nhân cũng không tránh khỏi bị kỳ thị và bóc lột công sức trong việc làm. Chủ và nhân công luôn luôn là 2 lực lượng đối kháng nhau. Thế là công đoàn Union có cơ hộI nhảy vào, tìm đủ số phiếu của nhân viên, đòi thành lập công đoàn. Nhờ có hoạt động của công đoàn lao động mà công nhân mớI được hưởng thêm nhiều quyền lợi, tránh bị hà hiếp, kỳ thị từ chủ và ban quản lý.
Khi con Phương cầm được mảnh bằng kỹ sư cũng là lúc nền kinh tế Mỹ bước vào đợt suy thoái nặng nề, nó rên rỉ:
-Uổng công con học hành mấy năm trời, giờ hảng xưỡng đóng cửa nhiều quá, khó tìm job đúng ngành, chắc con phải học tiếp, lấy thêm bằng chuyên môn khác nữa.
Kim phải giải thích và khuyến khích con:
-Những gi con đầu tư học hành bấy lâu nay sẽ được con sử dụng suốt cuộc đời, không uổng công sức đâu. TuổI trẻ không những cần chăm chỉ mà còn cần phải tài năng và năng động, cùng với sức chịu đựng nữa con gái ạ! ThơiI son trẻ của Mẹ đã qua đi rồi, Mẹ không còn kịp để tiến thân nữa. Đó là điều Mẹ ray rứt hoài.


Nhìn cả nhà quá cực nhọc đi cày, Kim bức rứt mãi và thường kêu thầm “dollars đâu phải dễ tìm”. Và có lẽ Kim sẽ luôn cảm thấy khổ sở nếu như không có một ngày...
Kim như con ếch ngồi đáy giếng chật hẹp, tăm tối, được vực lên bờ cao, ngước nhìn Trời Đất mêng mông. Thông tin được mở rộng, Kim mới thấu hiểu được sự cơ cực của gia đình mình đâu có thấm gì so với nổi thống khổ và mất mát lớn lao của đồng bào mình, của biết bao dân tộc khác trong hành trình tìm tự do trên đất Mỹ.
Không phải những năm tháng của thế kỹ này mà từ thuở xa xưa, từ năm 1620, 104 thuyền nhân Pilgrims trên chiếc Mayflower đã vượt đại dương tìm tự do tôn giáo trên vùng đất Mỹ còn hoang sơ nầy. Họ đã phải trải qua mùa Đông giá rét. Họ thiếu mọI thứ từ thực phẩm, quần áo ấm đến phương tiện để sinh sống. Họ chỉ nhận được sự giúp đỡ ít oi từ ngườI Indian mà thôi. Không như gia đình Kim, không như những di dân sau này, chắc chăn họ không nhận được sự bảo trợ từ người đồng hương đến trước, hay từ hộI thiện nguyện nào. Chắc chắn, họ cũng không nhận được phiếu thực phẩm, thẻ bảo hiểm y tế và những đồng tiền trợ cấp ban đầu. Cả nhà họ không tham dự được những lớp ESL miễn phí (tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2) được tổ chức ở mọi thành phố, quận hạt để họ sớm hoà nhập vào cuộc sống mới. Con cái họ chắc chắn cũng không được nhận trợ cấp giáo dục để học hành.
Khốn khổ là vậy mà những Pilgrims nầy vẫn rất vui mừng cùng ngườI Indian tổ chức lễ Tạ ơn, chỉ với thực phẩm đơn giản, bắp đậu và gà Tây nướng. Không như chúng ta bây giờ, mùa Thankgiving mở hội cho mua sắm tưng bừng, tiệc tùng rôm rả với bia rượu, thực phẩm ê hề.
Và có lẽ Kim sẽ không cảm thấy may mắn hơn, hạnh phúc hơn nếu như không có lần tình cờ Kim được nghe kể về cuốn tiểu thuyết Mỹ nổI tiếng "The Grapes of Wrath" (Chùm nho phẩn nộ), đại văn hào John Steinbeck, đoạt giải thưởng văn chương Nobel năm 1962, đã viết cuốn sách này năm 1938. Dù là chuyện hư cấu nhưng ông đã đưa vào tài liệu, lời chứng rất hiện thực để kể cho chúng ta biết về cuộc sống của những ngườI Mỹ trước đây. Vào khoảng thập niên 20, họ đã tìm đất sống, rong ruổi từ Tây sang Nam Calif, đã trải qua những thử thách, những tranh đãu gay go để sinh tồn như thế nào. Họ, những ngườI Mỹ nghèo khổ đó, cũng đã không tiền, đói khát và sa sút tinh thần.
Bằng những đắng cay, cực nhọc khủng khiếp đó, Kim tự hỏi ỏlàm sao mà ngườI Mỹ có thể đứng vững, vươn lên, và chỉ 200 năm sau đã gầy dựng nên 1 cường quốc đứng đầu thế giớI như ngày nay" "Có sức ngườI, sỏi đá cũng thành cơm", thôi ư" Thật ngu xuẩn khi duy nhất dựa vào sức ngườI để dựng nước. Mở rộng tầm nhìn, Kim nhận thức rằng có trí thức ngườI Mỹ mới có thể vượt lên mọI thử thách đong đầy nước mắt và máu để tạo dựng 1 quốc gia hùng mạnh được. Nếu không có những tranh đãu, những hy sinh bằng máu và ngay cả sinh mạng mình của những nô lệ xa xưa, của những ngườI da đen, của mục sư Martin Luthe King Jr., thì làm sao có được 1 bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ từ tổng thống Abraham Lincoln, thì làm sao ngày nay ta được hưỏng sắc luật ỏcấm kỳ thị chủng tộc, luật lao động để bảo vệ ngườI lao động.
Nếu như chỉ cần có những đôi tay cần mẫn mà không có những trí tuệ năng động, tài năng của những ngườI Mỹ từ hơn 200 năm qua thì chúng ta làm sao hưởng được đòi sống tiện nghi như bây giờ. Trên thế giới, không thể có đất nước tuyệt đối hoàn hảo, cho nên nước Mỹ cũng có những tệ nạn xã hội, những gian dối trong kế toán của các đại công ty nhưng vượt lên trên nhiều mặt ta thực sự nể phục khi nhìn những phi thuyền lao vào không gian thám hiểm mặt trăng, hoả tinh. Ta cũng thật kính trọng nền y khoa tiên tiến vớI độI ngũ bác sĩ hùng hậu, luôn nghiên cứu những loại thuốc trị bệnh đạt hiệu quả nhất. Còn nhiều và nhiều nữa trong phục vụ đờI sống nhân loại. Hàng ngày ta đã đi qua những kiến trúc hoành tráng về giao thông vớI xa lộ chằng chịt nhiều tầng, dập dìu xe cộ. NgườI nghèo cũng sắm được xe hơi, đâu đâu đường xá cũng rộng thênh thang bông hoa cây cối tươi tốt quanh năm, chỗ đậu xe dễ dàng và thoải mái. Trong khi nước Nhật đứng đầu về sản xuất xe hơi mà ngườI dân Nhật rất khó khăn để sắm xe. Ngôi nhà là nơi sum họp đầm ấm trong gia đình thì nhà nào của ngườI dân Mỹ đầy đủ tiện nghi dù chật hẹp hay rộng rãi. Một lao động bình thường biết tiết kiệm cũng có thể mua nhà. Trong khi lương của 1 kỹ sư ở Pháp nhiều năm làm việc vẫn chưa mua nổI 1 căn nhà. NgườI dân được hưởng nền giáo dục, văn hoá đa chủng tộc, phục vụ, mọI sắc dân, giàu nghèo, bất kể tuổI tác, mọI ngườI đều được hưởng trợ cấp giáo dục để học hành. Hệ thống an sinh xã hộI khá hoàn chỉnh, có trợ cấp về y tế và thực phẩm cho con nhỏ, cho ngườI già yếu bệnh tật. Nhất là cơ cấu tổ chức chính quyền rõ ràng, 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt động song song, hạn chế mức thấp nhất nạn tham nhủng và quan liêu cửa quyền
Trong xây dựng đất nước, ngườI Mỹ chẳng những sử dụng trí tuệ của mình mà họ còn biết tận dụng nhiều nhân tài ở khắp nơi. BởI vậy, ta không lấy làm ngạc nhiên khi trên đất Mỹ có sự hiện diện của những nhà bác học, những khoa học gia ngườI Đức, những kỹ sư tài năng ngườI Nhật, Ấn Độ, những thương buôn năng động người Hoa...
Trên hết, nếu nước Mỹ không mở rộng vòng tay nhân ái, cưu mang và tạo điều kiện cho những di dân có cơ hộI học tập và phát triển tài năng thì chúng ta không có ngày hôm nay. Cộng đồng Việt không có cơ hộI làm rạng rở dân Việt có mặt ở mọI nơi từ thương trường đến truyền thông báo chí, y khoa, luật khoa, tư pháp, giáo dục và dần bước vào cả chính trường.
Thật đáng khâm phục và xin được trân trọng Tạ ơn những ngườI Mỹ, những di dân đến trước đã dành cho gia đình Kim, và di dân trên toàn thế giớI được có nơi cư trú tên miền đất tự do và cơ hộI này.
Không phải ngẩu nhiên mà phu nhân của thống đốc tiểu bang Calif, bà Sharon Davis, đã đề nghị "The Grapes of Wrath" là cuốn tiểu thuyết hàng đầu dân chúng tiểu bang nên đọc. Kim như nghe thấy lời nhắn nhủ từ bà "Hỡi những di dân, hỡi những người Mỹ chính gốc, tổ tiên ta đã gầy dựng non nước gian khổ là thế đãy. Các bạn hãy nhìn đó như 1 tấm gương phấn đãu dũng cảm để xây dựng 1 tương lai tốt đẹp. Sá chi 1 chút suy thoái kinh tế, các bạn hãy vượt lên nổi sợ hải, giữ vững lòng tin... sau cơn mưa trời lại sáng."
Bổng chốc, Kim cảm nhận tâm hồn mình thư thái hơn, thoải mái và an vui hơn trong việc làm. Và một lần nữa-America, xin được nói lời Tri Ân.

Mùa Thankgiving 2002
Hà Kim

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến