Hôm nay,  

Chiếc Xe Giao Hàng Của Ông Chủ Tôi

14/11/200200:00:00(Xem: 299834)
Người viết: NGUYỄ HỮU THỜI
Bài tham dự số: 339-687-vb41113

Tác giả Nguyễn Hữu Thời, là tác giả nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Trước 1975, ông là cựu sĩ quan, cựu giáo chức VNCH, hiện đang làm công việc một chuyên viên điện toán. Bài viết lần này, theo ông, được viết lại “theo lời kể của em Thụ. Tuy tôi có sắp xếp lại cho thứ tự nhưng tuyệt nhiên không thêm hay bớt ý của em Thụ đã nói với tôi.”

Hai cánh cửa xe "van" phía sau được mở hẳn ra, Thụ đứng trên sàn xe cúi long xuống dùng hai tay cùng lúc cố hết sức kéo cái "Sofa Bed" lên, vừa kéo vừa dật lùi lại gần chỗ ghế ngồi của tài xế. Sofa bed là một loại ghế salon có thể kéo ra thành cái giường ngủ trọng lượng từ 200 pounds đến 250 pounds. Thằng Mễ đứng phụ ở dưới cố nâng lên và đẩy từ từ cho cái sofa lọt hẳn vào trong để kịp giao cho khách hàng chuyến cuối trong ngày.
Chiếc xe "van" của ông chủ tiệm Furniture này như một con trâu già quá mệt mỏi không muốn làm việc nữa. Nó đã được ông chủ cho tháo gỡ hết các ghế ngồi chỉ chừa độc cái ghế cho tài xế. Thằng Mễ phụ di theo phải ngồi dưới sàn xe bất chấp cả luật lệ, an toàn tối thiểu mà Nha lộ vận đã đề ra. Chiếc xe bịt bùng giống như chiếc xe chở bạc của những công ty chuyên thầu chở tiền từ các siêu thị, nhà hàng, hãng buôn lớn vv…đến các nhà bank.
Ông chủ tiệm này có óc kinh doanh rất táo bạo và có nhiều sáng kiến kiếm ra tiền. Có người nói với Thụ rằng: Một hôm ông chủ đi ngoài đường thấy hòn đá lớn và chỉ tay nói: "Hòn đá này tôi cũng biến nó thành đôla Mỹ được đó". Với một người bình thường thì chiếc xe "van" này đã cho vào nghĩa địa hồi lâu rồi nhưng với ông chủ thì khác, ông vẫn xài và lại giao cho Thụ phụ trách lái xe đi giao hàng Furniture cho tiệm, chiếc xe cà rịch, cà tàng, máy khi nổ khi tắt, chạy chừng vài ba tiếng phải ngừng xe lại đổ thêm nước cho nên Thụ ít dám lái nó lên freeway. Xe thường xuyên chảy dầu dưới lòng máy cho nên mỗi khi giao hàng cho khách Thụ không dám đậu nó trên driveway. Hôm ngày đầu mới nhận lại chiếc xe này Thụ không biết nên bị bà khách cự nự mà còn bắt phải rừa sạch driveway cho bà ấy. Chiếc xe ì à, ì ạch, khi chạy, khi ngưng không biết lúc nào. Đã nhiều lần Thụ đề nghị ông chủ cho thay chiếc xe khác như truck chẳng hạn nhưng ông gạt phăng đi mà còn mắng:
- Mày đã nghèo mà còn làm sang. Yù kiến này, ý kiến nọ, thật điên cái đầu. Đi làm việc đi!
Mặt ông trông thỏa mãn và đưa tay phải mân mê mấy sợi râu mép, mắt nhìn ra đường… lim dim, mơ màng và ông nói tiếp giọng trầm xuống, hình như ông nói cho ông nghe:
- Mày không thấy tao "designe" chiếc xe này có khác gì xe UPS của hãng giao hàng lớn ở Mỹ này đâu. Một ngày đẹp trời nào đó cái hãng giao hàng UPS của Mỹ sang tên cho tao đó.
Thụ yên lặng nhìn ra chiếc xe mà khóc thầm trong bụng. Mỗi sáng trước khi dùng xe lại phải hì hục câu bình nó mới chịu nổ máy. Đã vậy còn phải để máy ấm từ 10 tới 15 phút khi vào số nó mới chịu chạy. Khi tống ga để chạy nó còn nổ tiếng to, tiếng nhỏ lẹt đẹt, đì đùng như tiếng đốt lửa trại của anh em hướng đạo sinh ở quê nhà, nhả khòi ra tùm lum cả một vùng như người ta un hang chuột, hang chồn ở đồng quê VN rồi mới chịu từ từ lăn bánh.
Nhớ lại hồi ông chủ mới giao cho chiếc xe này Thụ lên lái lần đầu, cứ theo thứ tự những con số trên trục can số mà gài số thì không đúng, gài vào số 1 thì nó nhảy lên số 3, xe giựt giựt mấy lần, khật khà, khật khưởng rồi ngưng hẳn lại, gài số de thì nó vọt tới trước nếu không nhanh chân đạp thắng thì nó húc vào hàng rào hoặc xe đang đậu phía trước. Mỗi lần vào số Thụ phải trân mình đạp cái thắng và lâm rậm cầu nguyện. Riết rồi Thụ cũng thuộc lòng cách gài số nghĩa là đừng bao giờ gài số theo thứ tự những con số đã ghi trên cần số mà phải gài số theo kinh nghiệm.
Màu sơn của xe là màu xám tro, nó xám như cuộc đời của Thụ. Xe được đậu sau tiệm có nhiều bóng tối lại là chỗ tụ tập của các anh chị bụi đời, băng đảng, xì ke, ma túy, mua son, bán phấn nên hai bên hông xe được vẽ những hình thù kỳ quái, những câu những chữ đọc lên không hiểu gì cả mà người Mỹ gọi là grafitti. Mỗi khi đi giao hàng Thụ có cảm tưởng là mình lái xe đi quảng cáo cho một băng đảng gì đây, chỉ thiếu có cái trống, mấy cái cồ và phèng la thôi. Còn cái radio gắn trong xe thì hoàn toàn vô dụng. Thụ cố mở lên nhiều lần nhưng chỉ nghe tiếng rè rè, đổi qua đài khác thì tiếng rè lại kêu to hơn và thỉnh thoảng còn rú lên rợn người! Chán quá! Thụ quyết định là không bao giờ động đến cái radio nữa. Thụ xem như quên hẳn không có radio trong xe.
Một hôm gặp mưa lại phải đi giao hàng xa, lúc trở về mới có 8 giờ nhưng đang là mùa đông nên trời đã tối lắm rồi, xe chạy qua một khoảng đường vắng rồi tới vùng nghĩa địa… Bỗng nhiên Thụ nghe trong radio phát ra một tràng tiếng Anh rồi tiếp là một bản nhạc Rock, rồi một tràng tiếng Mễ và nhiều tiếng cười sau đó rồi tắt ngấm. Thụ hoảng hốt nhưng nhìn thấy thằng Mễ đang ngồi ngủ gà, ngủ gật trên sàn xe nên yên trí. Chắc là trời mưa cái radio bị chạm dây sao đó. Hôm về tiệm Thụ kể chuyện ấy cho ông chủ nghe và nhân thể xin tiền đem đi sửa cái radio, ông chủ nhìn Thụ như người từ cung trăng xuống và nói:
- Phần nào thôi mày. Mày tới đây làm việc hay để nghe nhạc, nghe radio. Mày có biết khi mày đang lái xe di giao hàng là mày đang làm việc đấy mà mày đòi nghe radio, nghe nhạc như vậy là vi phạm nguyên tắc làm việc, bị đuổi sở ngay đó.
- Tôi thấy mấy người lái xe tải, xe truck họ vẫn mở radio lái xe để họ theo dõi thời tiết và những tin tức cần thiết khi có trường hợp động đất, bão tố hay "tornado" và tránh buồn ngủ khi phải lái xe đường xa.
- Mày lý sự cùn với tao hả" Ở Mỹ này đang trong giờ làm việc mà ngủ gục là bị đuổi ngay đó. Hơn nữa đang lái xe mà buồn ngủ thì mày chỉ có chết thôi mà còn gây tai họa cho nhiều người khác nữa đó. Dẹp đi đừng bao giờ đề nghị sửa chữa cái radio, radi-éc gì cả. nghe chưa!


Thụ lặng lẽ trở lại xe và nghĩ rằng dù sao mình cũng may mắn hơn thằng Bối nhiều. Nó cũng ở đảo qua một lượt với mình mà gần một năm rồi vẫn kiếm chưa ra việc, tháng tháng phải đứng ở sở xã hội mà người ta thường gọi là sở welfare để xin tiền cash và foodstamps. Chán lắm, ngượng muốn chết đi được! Gặp bữa ông bà cán sự nào tử tế thì còn êm, còn khi gặp hôm nào, mấy ông bà "trái gió, trở trời" hay "cơm không lành, canh không ngọt" ở nhà, lúc tới sở ổng bả tra vấn đủ điều, giấy nọ, tờ kia, chạy tới, chạy lui photocopie lôi thôi lắm. Bối nói nó ao ước được có công việc như Thụ khỏi sống nhờ vào ba cái đồng tiền chùa đấy, cứ canh đúng ngày, đúng giờ là ra thùng thơ chờ ông mailman, ngóng đợi ổng như ngóng người yêu trễ hẹn. Đã vậy, còn khi đi chợ nhất là chợ Mỹ nằm trong khu Mỹ trắng, khi lấy foodstamps ra trả mặc cô tính tiền và mấy người khách đứng sắp hàng phía sau nhìn Bối với con mắt khác thường. Bối thấy mắc cỡ quá vì mình có sức khỏe đầy đủ, trai trẻ, không tật nguyền mà phải sống vào sở xã hội nên thấy quê quá. Tháng tháng Bối phải đi vào các chợ có nhiều Mỹ đen và Mễ để mua thực phẩm vì đa phần họ cũng xài foodstamps như mình, họ cũng đồng cảnh ngộ như mình nên nhìn nhau thông cảm, khỏi phải đối phó với những cái nhìn khác lạ như ở chỗ Mỹ trắng.
Hôm Thụ đang lái chiếc "van" này trên đường Western nhìn kiếng chiếu hậu thấy xe cảnh sát chạy sát đàng sau, hai vị cảnh sát nói gì với nhau rồi chỉ trỏ vào xe của Thụ, thôi rồi chắc mẫm thế nào họ cũng mở đèn xanh, đỏ và bảo tấp vào lề biên cho cái giấy phạt vì cái xe bê bối quá làm mất vẻ mỹ quan của thành phố, nhưng họ đổi "line" và vượt lên chạy mất. Hú hồn! Hình dáng cái xe đã vậy còn bốn cái vỏ xe của nó mới thấy thảm làm sao! Chúng mòn đều, không còn răng, láng coóng. Mỗi lần thắng nó chùi tới một chút rồi mới chịu ngừng. Gặp bữa trời mưa nó còn chùi dài hơn nữa như xe đang trợt trên tuyết. Đã nhiều lần Thụ xin ông chủ thay bốn cái vỏ xe để tránh nguy hiểm. Ông đã bác đi và còn nổi sùng:
- Cái gì mày cũng đòi thay cả! Bốn cái bánh xe còn tốt, còn chạy được sao lại phải thay. Nếu có cái nào đạp đinh xì lốp thì lấy bánh sơ-cua thế vào và đem cái lốp bể đi vá là xong ngay. Nè Thụ! Mày lộng lắm rồi! Láng cháng có ngày tao thay mày trước đó. Mày có biết rằng tao có bao nhiêu kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp đại học ở Mỹ này ra kiếm khộng ra việc tới tao xin làm "sale man" hay "đề-li" mà tao có nhận đâu. Mày may lắm đó, nếu tao không nể cô Vân gởi gấm thì mày đã đi chỗ khác chơi lâu rồi đó Thụ.
Nghe ông chủ hăm Thụ lo lắm và thầm cảm ơn chị Vân. Chị Vân lớn hơn Thụ năm tuổi và vượt biên cùng ghe với Thụ. Chị đi với vị hôn phu là anh Toản, ghe thoát được tới hải phận Thái Lan thì bị bọn hải tặc. Chúng "dập liễu, vùi hoa" những người đàn bà, con gái trước mặt mọi người. Anh Toản phẩn uất xông lên tính ăn thua đủ với lũ cướp biển thì liền bị tên hải tặc khác dán cho một búa vào đầu, anh Toản ngã lăn ra bất tỉnh ngay và đêm hôm đó anh lên cơn sốt dữ dội và mấy hôm sau thì từ trần. Chị Vân như người mất hồn, khi tỉnh, khi mê, nói năng lảm nhảm. Thấy vậy, khi đến đảo Thụ hết lòng săn sóc giúp đỡ, đưa chị đi xin thuốc, dẫn chị đi bác sĩ khám bệnh.
Từ đó, chị xem Thụ như người em. Chị được bà cô ruột bảo lãnh qua Mỹ trước Thụ hai tháng. Khi chị từ giã bà con còn ở lại trại tỵ nạn để lên đường đi định cư, chị có viết lại địa chỉ và số phone của bà cô cho Thụ nhưng khi Thụ được vào Mỹ, Thụ vô ý để thất lạc địa chỉ của chị nên chị em mất liên lạc nhau gần năm trời.
Một hôm, Thụ đang ngồi ráp mấy cái ghế nơi tiệm thì chị bước vào mua hàng. Chị em lâu ngày gặp nhau mừng mừng tủi tủi nhưng Thụ không nói chuyện với chị được nhiều vì là đang giờ làm việc. Ông chủ tiếp chị một cách vui vẻ và tỏ ra ân cần, săn sóc, đãi bôi, miệng tươi cười và nói: "Tôi bán bộ bàn ghế này cho cô là bán vốn đấy" Chị có nhan sắc, duyên dáng và tỏ ra cởi mở nên ông chủ muốn lấy lòng người đẹp. Thấy Thụ làm việc ở đó chắc chị có nói gì với ông chủ nên Thụ còn được làm cho đến bây giờ.
Khi ông chủ nổi sùng tiết lộ ra nên Thụ mới biết là chị Vân có lưu tâm giúp Thụ. Tuần qua Thụ và thằng Mễ đi giao hàng cho khách ở trên đồi vùng Glendale. Sau khi giao xong, xe vừa đổ hết dốc thì một bánh sau bị bể, chiếc xe lảo đảo chao đi, chao lại nhưng may không lật, Thụ và Robert (thằng Mễ) phải hì hục thay cái vỏ xe khác nên trở về trễ gần một tiếng đồng hồ. Vừa về đến cửa tiệm đã thấy ông bà chủ đứng chờ trước cửa. Ông chủ hung hăng, giận dữ bước tới và to tiếng quát:
- Sao về trễ vậy" Tụi bay ghé ở đâu đó! Làm ăn như thế hả" Tức thật. Vừa nói ông vừa giơ tay ra:
- Tiền COD (Cash on delivery) đâu"
- Xe bị bể bánh. Tôi và Robert mất gần một tiếng mới thay được cái vỏ sơ-cua.
- Sao không điện thoại về tiệm báo cáo"
- Vùng đó không có điện thoại công cộng, muốn có phải đi bộ gần nửa tiếng.
- Cái gì, mày trả lời suông hả"
Ông vừa nói vừa cúi xuống đếm mấy ngàn bạc COD mà Thụ vừa trao. Bà chủ thấy vậy vội vã chạy đến bên chồng và phụ chồng đếm bạc. Ông vừa đếm xong và bỏ gọn vào túi quần và cùng bà chủ đi ra chỗ chiếc xe đang đậu. Mới đi được mấy bước bà chủ đột nhiên quay lại bảo:
- Nè Thụ! Lần sau mày nhớ lấy giấy 100 đừng lấy giấy 20 mất thời giờ đếm mà chẳng được bao nhiêu.
Nói xong, ông bà chủ hối hả bước vào chiếc xe Cadilac, ông cho nổ máy nhưng ông lại tắt máy bước ra và gọi Thụ:
- À! Tao quên. Còn tiền tip đâu"
- Họ không cho tiền tip hay họ quên!
- Ê! Mày đừng có xạo. Ngày mai tao sẽ điện thoại check lại đó.
Thụ không trả lời và thầm nghĩ rằng lúc về mình hấp tấp quá nên họ chưa kịp cho tip hay họ quên thật chăng, hay họ không muốn cho nhưng cho hay không đối với Thụ không thành vấn đề vì đằng nào về tiệm ông bà chủ cũng lột hết thôi.
Thụ bước lại chỗ dựng chiếc xe đạp và khom người mở khóa, lúc ngẩng lên thì đã thấy thằng Mễ đang đứng phía bên kia đường chờ xe bus. Trên đường đạp xe về chỗ share phòng Thụ lẩn thẩn nghĩ "Ông chủ khoe mình là dân không quân di tản qua Utapao hồi 75 mà sao lối cư xử của ông đối với nhân viên làm việc kỳ cục quá! Đã vậy còn không dám bỏ tiền mua chiếc xe tốt cho nhân viên đi giao hàng. Ông ta sao không giống một chút nào với anh Tuấn anh con bác Cả của Thụ hồi ở Saigon vậy. Mỗi lần anh Tuấn lái máy bay đi trận về thường lên chiếc Vespa, mình còn mặt bộ đồ bay màu đen hay màu xám, cổ mang cấp bậc, trước ngực có thêu chữ "Tổ Quốc, Không Gian" và chiếc máy bay phản lực đang bay thẳng lên trời cùng huy hiệu nhảy dù bằng đồng láng bóng, đẹp quá! Trông anh oai vệ làm sao! Hồi tháng 4/75 anh tham gia những trận đánh cuối cùng với quân Bắc Việt và kẹt lại ở Saigon. Trước khi vượt biên Thụ có đến thăm bác Cả nên mới biết anh đã chết ở trong trại tập trung của CS ngoài Bắc.
Anh Tuấn không còn nữa nhưng Thụ biết mấy người bạn của anh đã di tản qua đây như anh Quí, anh Dũng, anh Nam, anh Phong. Tuy hết bay bổng nhưng phong độ hào hoa của các anh ấy đâu có mất chút nào. Thụ định bụng hôm nào sẽ hỏi các anh ấy có biết ông chủ của Thụ không" Có phải ông ta là dân không quân thứ thiệt không"
Có tiếng chó sủa làm Thụ giật mình mới biết là mình đã về đến nhà!
NGUYỄN HỮU THỜI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,338,033
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”