Hôm nay,  

Con Gái Tôi Lấy Chồng Mỹ

07/11/200200:00:00(Xem: 146572)
Người viết: NGUYỄN THỊ DUYÊN

Bài tham dự số: 333-681-vb31105

Ảnh bên là cụ bà Nguyễn Thị Duyên, chụp tháng 12, năm 2001. Năm nay, cụ Duyên đã 87 tuổi, có 73 con cháu, đại gia đình hiện định cư ở Charleston, tiểu bang South Carolina.
Cụ bà cho biết hiện vẫn làm việc nhà cả ngày, chỉ cần nằm khi ngủ. Trong thư kèm bài viết tay gửi Việt Báo, cụ viết “tôi mới đọc 2 cuốn Viết Về Nước Mỹ 2000-2001. Tôi đọc say mê. Và, hôm nay, tôi viết bài và lựa hình gửi đền quí vị.” Bài đầu tiên của cụ bà Duyên đã được phổ biến từ tháng 8-2002, trong đợt Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai. Sau đây là bài viết mới của cụ.

Vậy là anh em nó giấu tôi. Một hôm mẹ con bên nhau đông đủ, đi làm về nó bỗng nói khơi khơi "Mẹ ạ, chị Liên hỏi con có lấy chồng Mỹ thì chị ấy giới thiệu bạn, người làm cùng sở chồng chị ấy." Tôi quắc mắt bảo "Này, đừng có để bà con chửi cho nha." Mọi chuyện tôi chỉ biết có vậy. Ít lâu sau nghe nó báo xin được việc học việc làm gì đó ở bên Mỹ phải lo làm thủ tục đi gấp. Vậy là nó đi mất tiêu.

Mãi sau này tôi mới biết anh em nó tự ý bàn nhau, thu xếp đưa em gái đi làm hôn thú, rồi thuê một căn nhà ở Công Lý sắm đủ tiện nghi, dấu mẹ làm đám cưới. Cưới xong, chỉ
ít hôm là chúng nó dẫn nhau
đi Mỹ, vì anh chàng hết nhiệm vụ ở VN. Căn nhà đã thuê nó giao lại cho anh chị Hai và các cháu ở. Anh chàng còn lo viết sẵn cho mỗi gia đình anh chị em bên vợ một
giấy giới thiệu để có thể
được đi Mỹ bằng máy bay của sở. Vợ chồng con trai thứ sáu của tôi và 4 cháu con của chúng cùng với tôi và hai em gái có chung một giấy được đi Mỹ bằng máy bay của sở này.

Vào lúc bấy giờ, tình hình chiến sự đã rất là gay gắt. Tôi thì chẳng hiểu thời thế ra sao, nên cứ nhất định không chịu đi Mỹ. Mãi cho đến trưa ngày 28/4/75 thì anh Hai chúng vào trại Phi Long Tân Sơn Nhất, thấy mẹ và các em vẫn chưa chịu đi tìm đường đi Mỹ, anh lập tức bắt cả nhà thu xếp nhanh, anh đưa hết qua bên sân bay.

Khu vực sân bay, trời nắng chang chang. Trong các gian nhà đều chật ních người vì trước họ đã có nhiều người ngồi xếp hàng chờ máy bay rồi. Bọn tôi đành ngồi ngoài sân với đông bà con ở đó. Anh Sáu và cô Tám thì đi xem xét tình hình xem mấy giờ có máy bay. Nghe nói trước đó ngày nào cũng có 5 lần máy bay đáp xuống bốc người đi di tản nhưng ngày 28/4/75 thì chưa có chuyến bay nào cả.

Hai anh em đi hỏi thăm về cho biết hôm nay bên Mỹ có lệnh chưa bay được, đành phải chờ. Vào lúc chiều tà thì có pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất nên bà con kéo nhau ra về hết. Tôi mấy lần định về bên nhà ở trại Phi Long nhưng hai anh em nó không cho về, chúng bảo là giấy tờ để vô trại Phi Long chúng đã bỏ lại ở nhà rồi. Bây giờ cứ liều ở lại đây ngày mai sẽ có máy bay thôi.

Cùng với một số gia đình ở lại xem sao, chúng tôi kéo nhau vào nhà bà con trong phi trường tìm nơi nghỉ ngơi. Vừa ghé nằm thì lại có pháo kích, tóe lửa ở cửa sổ, lại chạy xuống hết. Sáu và Tám tìm chỗ cho mấy bà cháu nép ở đó, anh em đi tìm được đồ ăn còn trong bếp nên mọi người ở lại được no.

Sáng hôm sau bà con lại kéo vào tấp nập. Họ cho loa gọi bảo bà con ngồi thứ tự và khi có máy bay mỗi người chỉ được đem lên máy bay một xách tay thôi. Ai mang nhiều hành lý nặng sẽ không được lên máy bay. Thế là có người đem mấy vali cũng đành phải bỏ lại. Có dăm chuyến máy trực thăng đáp đón một số người đi thật. Nhưng xui xẻo bọn tôi chờ đến tối thì mưa tầm tả và không có máy bay nữa.

Rồi có ông Mỹ vẫy gọi bọn tôi đi theo ông. Đi đâu đây, chắc họ cho ra cổng đi về chứ gì nữa. Rồi lại pháo kích xa xa. Nghe bảo cháy máy bay. Bọn chúng tôi vội xuống nép ở cái rãnh nước lõm bõm, lạnh run cũng phải dùi chân ngồi đó. Bà con niệm Phật, cầu kinh xin ơn Chúa và Mẹ Maria om sòm. Rồi may quá sau cùng cũng có một trực thăng ghé xuống, thế là hai con dìu hai bên, đem tôi lên trực thăng. Máy bay không có ghế, tất cả chen chúc nhau ngồi và được đưa ra chiến hạm ngoài khơi.

Tại chiến hạm, chúng tôi được tắm nước nóng, được lên boong tàu. Tàu có phòng ăn rộng bát ngát, mọi người đều được ăn uống ngon lành. Phòng ngủ trên tàu cũng rộng rãi mênh mông, bao nhiêu là giường nệm trắng tinh, mỗi đầu giường còn có radio nữa. Tôi đã nghĩ là tầu này sẽ cho mình đi My. Nhưng sáng mai cho ăn sáng xong là họ dùng xà lan chở chúng tôi qua một tàu buôn.

Đến nơi họ thòng dây xuống kéo lên từng người một, bà con trại Phi Long thấy tôi là các mợ réo gọi vui mừng. Bác ơi! Bác à bọn con ở đây nè. Chao ôi! Bác không dám ở trên này đâu. Bọn trẻ họ ở hết trên boong tàu nhìn ra sóng nước nhấp nhô nhìn hết vía. Thế là mẹ con bà cháu tôi leo xuống ở dưới tàu nhưng dơ bẩn quá,đành trải cái chăn dù ra nằm, ngồi, bà con cũng vậy thôi. Nằm ngồi san sát nhau cho vui. Aên thì cố mà nuốt. Họ nấu một thùng cháo đặc, đem ly giấy đi mình múc về cố bón cho trẻ nhỏ, đi vội vàng chẳng nhớ đem gì đi ăn cả. Người lớn cũng cố ăn cầm hơi.

Hôm sau tôi leo lên boong, mợ Hải ở gần nhà trong trại Phi Long bảo tôi: “Bác chịu khó lên đây nhe bác, chúng con ở đây vì gần nhà bếp đó, chúng con xin đươc hột gà luộc, bánh mì bác ạ. Con dành cho bác một ít đem xuống cho các cháu bé nha bác. Rồi có mợ thì cho mấy gói mì gói ăn liền. Lúc đó quý lắm lắm. Cứ tưởng lên máy bay thì họ cho đi Mỹ thôi, nào ngờ đoạn đường còn lắm gian nan.

Sau bốn ngày đêm, tàu ghé vào Subic B Phi Luật Tân. Lên bờ là có các bà Mỹ cho mỗi người một cặp bánh mì thịt nguội, một quả cam. Có bà
Mỹ đưa mẹ con Sáu đi mặc tã cho cháu bé 8 tháng. Tôi đi theo mới biết cái tã ở Mỹ từ bấy giờ, sạch sẽ qua,ù tối tân thật. r

Nhơ Sáu làm thông dịch viên giúp bà con, nên gia đình chúng tôi
được đưa lên ở một căn nhà đầy đủ tiện nghi, kể cả tủ lạnh có sẵn nước uống, nước trái cây, nước cam. Ba chị em bọn chúng mừng quá, thôi thì tắm giặt sạch sẽ, và ủi quần áo tươm tất.

Ít lâu sau chúng tôi được đưa đi Guam. Sau một đêm phải ở khách sạn, sáng hôm sau thì lên xe bus đi đến trại Eghn Florida. Bọn tôi vào ở lều vải có 12 giường sắt. Nên có 3 chú cùng ở thật vui.

Sau cùng ba chú đó theo anh Sáu cùng đến ở Charleston, cùng đi làm hãng General Dynamic. Đó là sau khi ba chú ở các tiểu bang khác không thích. Nên thư cho Sáu muốn về ở cùng gia đình cho vui. Bây giờ thì các chú đã có gia đình và đi làm ăn xa. Đó là chuyện sau này.

Trở lại chuyện trại tị nạn, một hôm tờ mờ sáng, tôi còn ngủ thì bỗng nghe Sáu gọi tôi: “Má ơi, má dậy có chồng chị Ba đến.”` Tôi giật mình hỏi: “Chồng nào"” Sáu nói: “Má đừng giận nha má, là vì ngày đó má không cho chị Ba lấy chồng Mỹ, nhưng mà anh Hai chợt nghĩ ra đến vội nháy chị Ba, rồi hai anh em đi gặp anh Phillip và giúp cho hai người làm hôn thú. Nên chúng con đã nói dối má. Ngày mà chị Ba đi Mỹ đó là đi theo anh Phillip về quê chồng ở Charleston, chứ không phải chị cùng với mấy người bạn gái xin đươc việc làm tốt ở Mỹ nên mấy chị qua làm thử xem sao.”

Thấy tôi vẫn ngơ ngẩn không hiểu, Sáu phải nói thêm “Má nghĩ coi. Chị Ba
và Phillip thương nhau thiệt tình. Hơn nữa, nếu chị Ba không lấy anh Phillip thì anh chị Hai và 3 cháu và mẹ con bà cháu mình cũng không có ai đi được. Chỉ có anh chị Tư, anh chị Năm và các cháu của hai nhà đó được đi Mỹ mà thôi. Vì hai anh là sĩ quan không quân thì đem được vợ con đi Mỹ chứ không thể đem được mẹ và các em đi. Anh Hai con thì đã giải ngũ để đi thầu cho Mỹ ở Dầu Tiếng rồi. Sự tình là vậy đó mẹ ạ. Anh Phillip
có lo sẵn giấy tờ cho tất cả 8 gia đình nhà mình qua Mỹ. Anh còn lo cả việc nhờ
máy bay của hãng anh ấy đưa cả nhà mình đi My.õ Sau khi chị Ba và Phillip về Mỹ rồi, anh chị Hai vẫn luôn liên lạc với các phi công mà anh Phillip giới thiệu để họ sẽ đón đi Mỹ. Bây giờ anh Phillip và chị Ba đều ở Oklahoma chỗ anh làm việc cho hãng chính từ lâu. Anh phải xin nghỉ về đâu để xin mẹ cho anh ấy bảo lãnh tất cả gia đình mình về ở Charleston. Có bố anh rất quý mến gia đình VN mình và vắng anh thì cụ lo chu đáo cho nhà mình.”

Thấy tôi có mòi hiểu chuyện, Sáu còn dặn dò thêm “Mẹ ơi, mẹ vui vẻ với anh Phillip nghe.”

“Vậy là anh em nó dấu mình” Tôi cứ tự nói thầm vậy hoài trong lần đầu tiên gặp chàng rể Mỹ.

Nhờ Phillip ký bảo lãnh, nên ngày nay cả đại gia đình tôi đều ở tỉnh Charleston này.

Chị Ba lấy chồng Mỹ nay đã có đươc 2 con gái với Phillip rất hạnh phúc. Hai cháu đều đã xong đại học. Các cháu nội ngoại của tôi cũng có những cháu có chồng Mỹ và vợ Mỹ. Cho nên mẹ con bà cháu tôi ở Mỹ và ở tỉnh Charleston đã mấy chục năm qua tôi cảm thấy là không có một điều nào đáng phàn nàn.

Ông con rể Mỹ của tôi đang làm ở Oklahoma thì tháng 8/75 ông cụ cho gọi về Charleston ngay, xin thôi không làm nữa. Tôi thấy chúng dọn về lại giật mình hỏi: “Bộ thất nghiệp hay sao vậy.” Con gái tôi: "Không phải đâu mẹ, cụ ông bảo Phillip xin nghỉ luôn không làm nữa, dọn về đây cho con được gần mẹ và gia đình và Phillip cũng được gần cụ. Vì từ xưa lúc thì đi học, lúc đi làm, cụ ít được gặp Phillip. Nay cụ già rồi, cụ bà lại đã mất. Cụ muốn gọi Phillip về đây ở luôn cho hai gia đình được vui vẻ, cụ sẽ giao hết những sản nghiệp cụ có ở các nơi cho Phillip làm thế.”

Phillip có văn phòng tại nhà ở trên lầu và Phillip sẽ phải đến các nơi có xí nghiệp khi cần họp.

Cụ ông “sui gia Mỹ” của tôi đã mất tháng 2/77, khi cháu gái Amasume 8 tháng. Cụ chia gia tài cho hai anh em Phillip và cô em gái ruột ở Ilinor.

Bây giờ thì tôi không còn dám bảo là không nên cho con lấy Mỹ nữa. Bởi vì con gái tôi và chàng rể Mỹ đã có một gia đình rất hạnh phúc từ đó cho đến nay. Anh chàng mê anh em nhà vợ đến nổi nay hiếm thấy một bạn Mỹ nào. Sáng thứ bảy là phải đến nhà ba anh em vợ ở một khu để bốn anh em cùng ngồi uống cà phê đàm đạo cho đến trưa.

Hai con gái của Phillip cũng rất yêu mến các anh chị em bên mẹ.

Và Thanks Giving- Noel-Tết là cả gia đình tôi đều vui chung ở nhà của vợ chồng Phillip cho đến quá giao thừa.

Tôi muôn vàn
tạ ơn trên đã đem lại cho đại gia đình tôi có được hạnh phúc đến nay.

Tôi cám ơn nước Mỹ đã cho đại gia đình tôi có được cuộc sống an lành, người lớn có việc làm đủ sống, con trẻ được học hành nên người, không cháu nào hư hỏng.

Mấy chục năm qua bà con hàng xóm đều khen đại gia đình tôi rất thân thương vui vẻ.

Bà Nguyễn Thị Duyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến