Hôm nay,  

Góp Một Bàn Tay Cho Mùa Bầu Cử Mỹ

28/10/200200:00:00(Xem: 294464)
Người viết: NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG

Bài tham dự số: 3024-672-vb71026

Nguyễn Trần Diệu Hương là tác giả bài viết “Chương Cuối Của Cuộc Đời”, một trong những giải danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2001. Cô hiện sống và làm việc tại miền Bắc California. Sau đây là viết mới nhất của cô nhân ngày bầu cử tháng 11 sắp tới, kể lại công việc cô từng là một phone bank trong một văn phòng vận động tranh cử tại Mỹ.

+

Hằng năm, cứ vào mỗi độ cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bằng bạc (xin được phép của nhà văn Thanh Tịnh cho tác giả dùng câu này để mở đầu bài viết, cũng là dịp để nhắc nhở bài "Tôi đi học" của một thời dài hạnh phúc ở quê nhà) chúng tôi lại bắt đầu bận rộn với mùa bầu cử chính thức ở Mỹ.

Có hai lần bầu cử trong một năm ở Mỹ: Primary Election (bầu cử sơ bộ) vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng 3 chọn ứng cử viên chính thức cho mỗi Đảng phái chính trị, và General Election (Bầu cử chính thức) vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng 11 bầu những nhà lập pháp của Tiểu bang hay Liên bang.

Chọn ngày thứ ba là ngày bầu cử, vì đó vẫn là một ngày đầu tuần, năng lực mọi người vẫn còn đầy, sau khi được re-charge vào cuối tuần. Ngày thứ hai đầu tuần, với đa số mọi người, hình như vẫn còn là "warm up day" công việc vẫn trì trệ, do ảnh hưởng relax của hai ngày nghỉ cuối tuần, có thể con người chưa bắt được nhịp làm việc của một tuần mới. Vả chăng, nhân viên văn phòng bầu cử cần phải làm nhiều việc để chuẩn bị cho ngày bầu cử.


Tôi không phải là một nhân viên chính thức của văn phòng bầu cử, nhưng bắt đầu từ một project của lớp "Political Science" tôi trở thành một nhân viên không chính thức, tích cực tham gia vào mọi sinh hoạt rất dân chủ của quê hương thứ hai.

Ở năm thứ hai đại học vào khóa học Mùa thu, tôi cùng hai người bạn trong nhóm được thầy chỉ định đi làm campaign (văn phòng bầu cử) cho một ứng cử viên Thượng nghị sĩ Liên Bang như một project của lớp khoa học chính trị.

Sau khi nhận "assigment" của thầy, chúng tôi liên lạc với campaign manager ở địa phương bằng Email lẫn điện thoại. Trong Email, chúng tôi cũng gởi c/c cho thầy và cho chính ứng cử viên đang muốn ngồi vào một trong hai ghế Thượng Nghị Sĩ Liên Bang của tiểu bang California.

Trong vòng một tiếng đồng hồ, chúng tôi nhận được Email trả lời của người campaign manager, và nhận lời làm việc thiện nguyện 5 tiếng mỗi tuần trong vòng 3 tuần lễ trước ngày bầu cử. Vì là việc làm thiện nguyện, để lấy điểm, và viết research cho lớp học, nên chúng tôi có thể làm bất cứ giờ nào chúng tôi muốn. Công việc của chúng tôi là gọi điện thoại đến từng nhà, xin họ ủng hộ, bỏ phiếu cho ứng cử viên chúng tôi đang giúp, như người Mỹ vẫn gọi là "Phone Bank" một loại Telemarketing không phải cho một món hàng, mà là cho một chính trị gia tương lai.

Văn phòng vận động tranh cử bất cứ ứng cử viên nào cũng rực rỡ màu xanh, trắng, đỏ của cờ Hoa Kỳ, mở cửa ít nhất 18 tiếng mỗi ngày trong giai đoạn "chạy nước rút", 3 tuần trước ngày bầu cử. Có hai loại nhân viên làm việc: một loại làm việc được trả lương giờ, tương đương với mức lương của một nhân viên kinh nghiệm bán hàng ở các Department store, và một loại làm việc thiện nguyện vì quyền lợi tinh thần: lấy điểm cho một lớp học như chúng tôi, hoặc lấy kinh nghiệm cho con đường tranh cử của chính mình trong tương lai.

Tất cả chúng tôi, dù làm việc thiện nguyện hay có lãnh lương, đều như là những người khách trong căn nhà "văn phòng vận động tranh cử" mà người chủ là campaign manager. Ông (bà) ta có một văn phòng lớn cửa kính riêng biệt, trong đó chứa đủ thứ văn phòng phẩm, và một núi khẩu hiệu, flyers. Chúng tôi được đón tiếp rất nồng hậu, được phục vụ ăn uống ngay tại góc làm việc của mình.

Làm việc ở bộ phận phone bank, chúng tôi có góc làm việc chuyên nghiệp, yên tĩnh hơn nhóm kê biểu ngữ, hay in flyers. Chúng tôi ăn, uống ngay tại góc làm việc của mình, nhưng dĩ nhiên không để người đầu dây bên kia nghe tiếng nhai, nuốt, không mấy thanh tao.

Mỗi chúng tôi trong bộ phận Phone Bank được cung cấp một danh sách trích ngang có đủ mỗi chi tiết cần thiết, giúp chúng tôi nội dung tâm lý người đi bầu, chinh phục được họ và lấy về một lá phiếu cho ứng cử viên chúng tôi đang vận động. Danh sách này được mua lại từ một vài tổ chức có đầy đủ information cần thiết (như những công ty cung cấp thẻ tín dụng, cung cấp dịch vụ điện thoại, internet hoặc những ngân hàng cho vay) và dĩ nhiên chúng tôi không được quyền copy, hay mang danh sách này về nhà. Chúng tôi ký nhận danh sách này từ người campaign manager và cũng trả lại tận tay họ trước khi rời văn phòng vận động tranh cử.

Mặc dù văn phòng vận động bầu cử chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, không quá 6 tháng, nhưng rất là đàng hoàng, bề thế, với đầy đủ phòng ăn, phòng conference, như mỗi office bình thường khác ở Mỹ.

Được tài trợ bởi quỹ vận động tranh cử, một phần nhờ từ người đóng thuế, và phần lớn từ các buổi tiệc vận động tranh cử, nhân viên vận động tranh cử được phục vụ chu đáo từ điều kiện làm việc, đến thức ăn, nước uống, với yêu cầu duy nhất: tìm được càng nhiều sự ủng hộ từ cử tri càng tốt. Trong phòng ăn luôn luôn có cà phê, chocolate sữa, trà, soda, yogurt, bagels, donut, danish, croissant, pizza… Khoảng 11 giờ sáng, hay 6 giờ chiều có thực đơn từ những catering hay những nhà hàng lân cận đưa đến bàn làm việc của mỗi người, và chúng tôi chỉ cần viết tên mình, với món mình chọn lên trên.

Trong vòng một tiếng đồng hổ, phần ăn trong hộp giấy sẽ được bưng lên tận nơi chúng tôi ngồi.

Về phần tinh thần, lâu lâu video tape ở Conference room chiếu khuôn mặt tươi cười của ứng cử viên, kèm theo lời khích lệ và cám ơn chúng tôi đã góp phần trong việc vận động tranh cử.

Công việc Phone Bank của tôi rất là đơn giản, và đôi khi cũng có nhiều điều lý thú, xen lẫn đôi chút bực mình (Well, not thing is perfect!). Nhờ lời thầy dặn khi giao assigment làm việc 15 tiếng ở văn phòng vận động tranh cử, mỗi khi nghe những lời nói khiếm nhã, tôi cố để những lời nói đó bay từ tai này qua tai kia, về với….hư không.

Nhìn thấy họ Nguyễn của tôi, campagn manager giao cho tôi một danh sách đa số là người Việt Nam. Tôi được ông ta quý hơn hai bạn cùng nhóm vì ở văn phòng vận động tranh cử địa phương đó, tôi là người duy nhất có thể nói tiếng Việt, và dĩ nhiên là có thể nói tiếng Anh với những đồng bào không rành tiếng mẹ đẻ của mình, hoặc với những cử tri người Mỹ.

Danh sách được cung cấp rất là thuận lợi cho nhân viên Phone Bank như chúng tôi. Vì trên danh sách đó, có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, Đảng phái chính trị (thường thuộc hai Đảng lớn là Đảng Cộng Hòa với biểu tượng Con Voi và Đảng Dân Chủ với biểu tượng Con Lừa) và năm sinh. Một đôi khi, có những danh sách chi tiết còn có ghi rõ nghề nghiệp, trình độ học vấn, và tình trạng gia đình. Danh sách càng chi tiết, dĩ nhiên ban vận động tranh cử phải mua với một giá cao hơn, và hiệu quả cũng cao hơn, vì căn cứ vào mỗi tình trạng cá nhân, chúng tôi nói về những điều cử tri quan tâm, và mang lại lợi ích thiết thực cho chính bản thân, hay gia đình họ. Chẳng hạn khi nói chuyện với một người ở độ tuổi trung niên, đã lập gia đình, có con nhỏ, tôi nói về sự cần thiết phải mang lại phẩm chất cao hơn cho trường công, và việc giáo dục trẻ em ở trường tiểu học, hay trung học, như proposal của ứng cử viên để tăng cường chất lượng ở Day Care Center, tax deduction cho những người có con nhỏ. Ngược lại, khi nói với một người còn độc thân, và có thu nhập tương đối (căn cứ vào zipcode cử tri ở và trình độ học vấn, tôi có thể phỏng đoán gần chính xác mức độ thu nhập của đương sự) tôi nhấn mạnh về những tranh đấu để có thể có một tax deduction cao hơn cho những người độc thân, và những phần thưởng vật chất cho việc đầu tư tiền đề danh trong thị trường chứng khoán, hay địa ốc….

Tâm lý con người luôn luôn thích được nghe nói về những đường hướng nên làm cho quyền lợi của cá nhân, hay giai cấp mình, nên họ dễ nhớ lời kết luận (mục đích chính) của chúng tôi, nhân viên vận động tranh cử:

- Để mau chóng đạt được những điều đó, xin ông, bà, anh, chị vui lòng bỏ phiếu cho ứng cử viên XXX trong ngày bầu cử sắp đến. Lá phiếu của ông, bà, anh, chị là một đóng góp của campaign của chúng ta thành thực hiện. Đại diện cho ứng cử viên XXX, chúng tôi xin tri ân sự ủng hộ của ông, bà, anh, chị.

Đối với những cử tri lớn tuổi, hay những cử tri mới đi bầu lần đầu tiên, chúng tôi còn cẩn thận nhắc hồ sơ thứ tự của ứng cử viên trên phiếu bầu.

Thời gian bận rộn nhất của Phone Bank là "prime time" từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối. Sau 9 giờ tối bộ phận Phone Bank ngưng hoạt động, vì có rất nhiều người đã đi ngủ chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau. Thông thường, cuộc điện đàm với mỗi cử tri kéo dài khoảng 2 phút. Cũng có những cú phone rất ngắn, ba mươi giây, vì ở đầu dây bên kia cử tri đã "made up his/her mind" có lập trường rõ ràng sẽ bầu cho ai, hoặc cử tri đang không ở vào "good mood", chúng tôi cũng không phí thời gian để sẽ chuộc lấy bực mình cho cả hai phía. Nếu answering machine trả lời, chúng tôi để lại message ngắn gọn:

- Good evening, chúng tôi gọi từ văn phòng vận động tranh cử cho ứng cử viên XXX, xin nhắc nhở ông, bà, anh, chị đi bầu vào ngày thứ ba sắp tới, và xin dành một lá phiếu cho ứng cử viên XXX, số thứ tự xxx trên phiếu bầu cử, người duy nhất có thể đem lại lợi ích thiết thực cho ông, bà, anh, chị và cộng đồng của chúng ta. Lá phiếu của ông, bà, anh, chị là một đóng góp quý giá cho sự lớn mạnh của tự do và dân chủ. Đại diện cho ứng cử viên XXX, xin chân thành cảm tạ sự ủng hộ của quý vị.

Với cử tri người Mỹ gốc Việt, message kể trên là tiếng Mỹ khi cử tri thuộc khu vực có zipcode vùng trung lưu trở lên, hoặc dưới 30 tuổi, thông tin hoàn toàn bằng tiếng Việt nếu cử tri ngoài 40.

Cũng như những vui buồn "Bên đời lưu lạc" khi làm campaign, cũng có những vui, buồn riêng. Có những cử tri Việt Nam còn rất trẻ, thuộc thế hệ thứ hai, sinh ra ở Mỹ, hay rời đất nước lúc chưa dứt sữa… mẹ, đôi lúc tôi nhận được những chất vấn:

- Tại sao chị ủng hộ Đảng XXX, mà không ủng hộ Đảng XXX"

- Oh, tụi mình sẽ nói về chuyện đó sau. Đó là một chuyện dài, và chúng ta không có thì giờ bàn luận bây giờ. Trước mắt chỉ xin một phiếu của anh chị cho ứng cử viên XXX. Xin cám ơn sự lưu tâm và thì giờ của anh, chị dành cho chúng tôi.

Hay đôi lúc có những cử tri đầy hoài nghi, nhìn đời toàn màu xám:

- Ai cũng vậy thôi, cũng chỉ hứa, mà ít khi giữ đúng lời hứa của mình sau khi đắc cử. Tại sao tôi phải bầu cho ứng cử viên XXX"

- Vâng, thưa ông, bà, anh, chị, ai cũng là người, nhưng ít nhất ứng cử viên XXX là một người có truyền thống đạo đức, và quá trình hoạt động có sức thuyết phục hơn những ứng cử viên khác. Chỉ xin ông, bà, anh, chị một lá phiếu cho ứng cử viên XXX. Xin hãy cho bà ta một cơ hội chứng tỏ khả năng phục vụ cộng đồng.

Thảng hoặc không may "phone bank" không phải là cú điện thoại người ở đầu dây bên kia mong đợi, chúng tôi bị cảnh "giận cá chém thớt".

- Tôi không có giờ nghe chuyện vớ vẩn, bye.

Nặng nề hơn, có lần chúng tôi bị nghe "slang word" hay "tiếng Đan Mạch" giữa đất nước Hoa Kỳ.

Lần đầu tiên, bị "tai nạn nghề nghiệp" tôi ức muốn rơi nước mắt, nhưng nhớ đến lời thầy dặn, tôi đánh lạc dấu để trả những loại ngôn ngữ đó về với …hư không.

Một lần khác, tôi bỗng trở thành cố vấn tâm lý bất đắc dĩ, hay trở thành nhân viên của tổng đài "Information" 411. Người ở đầu dây bên kia là một bác độ tuổi ngoài 60, đang trong tình trạng đau ốm và phải ở nhà một mình, các con đều vắng nhà. Tâm lý của người bệnh vốn dị thường yếu đuối, và nếu là một người bệnh ở đó "tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay" thì tinh thần lại càng suy sụp hơn nữa. Bác rất mừng khi có người nói chuyện với bác, dù chỉ bằng điện thoại, chừng như mỗi phút trên điện thoại với tôi, đẩy lùi được phần nào nỗi cô đơn, phiền muộn của bác. Nhận biết điều đó, tôi đã dành cho bác gần hai mươi phút trên đường dây điện thoại, dài gấp mười lần một cú "phone bank" bình thường. Và dĩ nhiên, nội dung điện đàm không dính dáng gì đến ngày bầu cử, đến ứng cử viên XXX và những chính sách của bà. Tôi đã vấn an sức khỏe bác, lắng nghe những muộn phiền của một người Việt Nam lớn tuổi, phải lưu lạc nơi quê người, không nói được ngôn ngữ mới, và rất là lạc lõng, cô đơn. Khi bác than đau nhức mình mẩy, tôi đành bảo bác thử uống "Aleeve". Khi bác kể về những yếu đuối thấy rõ từng ngày của tuổi già, tôi đề nghị bác uống vitamin "One A Day" cho những người ngoài 55 tuổi. Và kiên nhẫn đánh vần bằng tiếng Việt cho bác từng tên thuốc bán tự do (over the counter) để bác ghi lại, nhờ con đi mua sau đó.

Người Campaign Manager đi ngang, không hiểu được tiếng Việt, thấy tôi chú tâm nói và nghe trên điện thoại, ông ta mang đến cho tôi một hộp sữa chocolate nhỏ, với một ngón tay cái đen đúa như một lời động viên "Good job, keep doing that!".

Tôi hơi ân hận vì mình đang say mê an ủi một đồng bào của mình, chứ không phải đang vận động tranh cử, nhưng thoáng ân hận đó bay nhanh khi tôi nghĩ là mình đang góp một bàn tay cho tự do, và cho cả tình người. Vả chăng, tôi làm cho project, và không có lương nên lâu lâu dành vài phút nâng đỡ tinh thần của những người lớn tuổi cũng không phải là chuyện trái lương tâm.

Uy tín của tôi với ban vận động tranh cử của địa phương năm đó tăng cao khi tôi thuyết phục được hai người Mỹ và ba người Việt Nam đồng ý cho nhóm tranh cử lưu động cắm một khẩu hiệu "Vote for XXX" ở bãi cỏ trước nhà họ.

Phone Bank trở thành yếu tố quan trọng nhất vào đúng ngày bầu cử. Ban vận động bầu cử cử người đến những phòng phiếu (precint) hai lần trong ngày bầu cử để lấy danh sách cử tri được niêm yết trước phòng phiếu. Căn cứ vào danh sách đó, nhân viên phone bank sẽ gọi điện thoại đến những người chưa đi bầu (tên những người đã đi bầu đã được gạch ngang) để vận động lần cuối. Điều này rất quan trọng, vì theo quy luật của bộ nhớ trong bộ não con người, những thông tin mới vào sau, sẽ rất fresh, và có tác dụng mạnh hơn những thông tin cũ. Thường thường, với những người đã có lập trường rõ rệt, khó lay chuyện được quyết định của họ, nhất là đối với những người tuyệt đối ủng hộ cho một Đảng phái nào đó. Tuy nhiên vẫn có một số lớn cử tri chưa dứt khoát lập trường, hoặc nghĩ là "ai thì cũng vậy thôi", phone bank sẽ góp phần quan trọng trong quyết định của họ.

Tháng mười một năm đó, ứng cử viên của chúng tôi đắc cử. Ở địa phương chúng tôi làm việc, tỷ lệ bầu cho bà rất cao. Dĩ nhiên cả nhóm chúng tôi được mời đến "Appreciation Party" của bà, một tiệc mừng chiến thắng có rất nhiều confetti xanh, trắng, đỏ và những cái pin cờ Mỹ hình trái tim. Chúng tôi còn được tặng một tách uống nước có dòng chữ "The best phone bank ever". Nhưng, phần thưởng lớn nhất đối với chúng tôi là "grade A plus" cho lớp khoa học chính trị. Và cũng từ đó, có một "connection" chặt chẽ giữa các ban vận động tranh cử sau đó với chúng tôi, những sinh viên lớp Political Science mùa thu năm đó.

Các bạn tôi theo truyền thống gia đình, trung thành với một Đảng, nên chỉ có "connection" từ "phe ta". Riêng tôi, dạo đó, tôi đăng ký bầu cử như một người không Đảng phái, nên "connection" đến với tôi từ cả hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Cả hai phía đều thấy tôi là một nhân viên Phone Bank "rất được việc" và chưa ngã hẳn về bên nào, nên đều cố kéo tôi về phía họ, để phe ta ngày càng lớn mạnh.

Những năm gần đây, sau khi hiểu rõ hơn về đường lối của tất cả mọi Đảng phái chính trị ở Mỹ, và nhìn vào truyền thống hoạt động của mọi phía, sự chọn lựa của tôi đã nghiêng hẳn về một phía. Và dĩ nhiên, sau đó nếu có thì giờ làm phone bank, tôi chỉ cộng tác với "phe ta" và được trả lương như một nhân viên phone bank có kinh nghiệm. Thu nhập làm thêm đó không đáng kể so công việc chính, nhưng cũng đủ để tôi gởïi về Việt Nam giúp cho một vài gia đình vẫn còn chịu cảnh lầm than.

Vào mùa bầu cử sơ bộ 2004, tháng 3 tiểu bang CA sẽ bắt đầu dùng hệ thống computer với "touch screen" (như hệ thống của máy ATM ở Ngân hàng) để thay cho hệ thống bấm lỗ (Poll Star) hiện nay. Hệ thống "touch screen" sẽ được thử nghiệm ở một số phòng phiếu kể từ tháng 11 năm nay, để rút ưu khuyết điểm.

Quê người với tự do, dân chủ và tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới, tương phản với quê nhà như ngày với đêm, như mặt trời với mặt trăng, nhất là trong hệ thống bầu cử. Xin được góp một bàn tay cho dân chủ ở quê hương thứ hai, nơi cưu mang và nuôi dạy chúng tôi thành người hữu dụng cho cả hai Tổ quốc.

Nguyễn Trần Diệu Hương

(Santa Clara, sinh nhật em tôi 02)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,323,253
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.