Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_970x250_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Đường Hai Chiều Việt Nam Và Mỹ

24/10/200200:00:00(Xem: 197369)
Người viết: TRẦN ĐÔNG THÀNH

Bài tham dự số: 3021-669-vb41023

Tác giả Trần Đông Thành, trước 30/4/75 là Quân nhân VNCH. Vượt biên qua Mỹ 1982. Công việc hiện tại: Nhân viên thuế vụ ở San Jose, California.

*

Sau 30/4/1975 ở Việt Nam người ta thường đồn với nhau "Thà chết ở biển cả còn hơn sống chung với cộng sản".

Năm 1982, tôi nhất quyết đưa hai đứa con vượt biên qua Mỹ. Thời gian nầy ở Việt Nam nổi dậy phong trào "vượt biên", ai cũng lao xao muốn qua Mỹ. Có một câu nói mọi người đều thuộc lòng, ngay cả đứa con nít cũng nghe "Nếu cây cột đèn đường biết đi nó cũng đi vượt biên".

Qua tới Mỹ mới thấy rõ điều nầy đa số là đàn ông xé lẻ gia đình bỏ vợ ở lại nhà một mình dẫn con đi vượt biên. Sở dĩ có tình trạng nầy là vì họ sợ con trai ở nhà phải đi Nghĩa Vụ Quân Sự nên phải lo cho con đi trước. Nhất là do hoàn cảnh gia đình tiền bạc ít ỏi không đủ tiền đóng cho chủ tàu để đưa cả nhà đi. Còn có nguyên nhân nữa là đàn bà con gái đi vượt biên rất bất tiện, vì sợ cướp biển Thái Lan bắt được nó hãm hiếp, hoặc bắt về làm vợ, hoặc bán cho các động mãi dâm. Có người thì cẩn thận lo xa, để vợ ở nhà cho có mặt, nếu chuyến vượt biên không thành, chồng con về nhà còn có nhà ở, công an không biết mà tịch biên nhà cửa.

Từ khoảng 1980-1990 Mỹ và Việt cộâng có nhiều vấn đề tranh chấp. Như trong vấn đề chánh trị, Quốc hội Mỹ tranh cãi bãi bỏ luật cấm vận ở Việt Nam, Mỹ tìm xác quân nhân Mỹ chết ở Việt Nam (MIA), nhân dân Mỹ ý nguyện muốn được minh bạch danh sách tù nhân Mỹ ở Việt Nam (POW) và nhiều lục đục khác rất phức tạp nên việc bảo lãnh thân nhân trong chương trình ODP (Orderly Departure Program) không được giải quyết yên xuôi, nay thế nầy mai thế khác, như thời tiết lúc trở trời, lúc mở rộng lúc bế tắc tùy tình hình qua lại của hai nước. Do đó, người ở Mỹ thì buồn rầu, thường trông đứng trông ngồi, muốn gia đình được đoàn tụ để mạnh sức chung lo làm ăn. Nhưng cũng có nhiều chuyện xảy ra không lường được như chồng ở Mỹ lấy vợ khác, vợ ở Việt Nam sang ngang vì vợ chồng xa nhau lâu lại mất liên lạc, hơn nữa tránh không khỏi thói thường xa mặt cách lòng. Cũng có nhiều gia đình đạo đức tốt, họ chờ đợi nhau từ năm nầy tới năm khác, chỉ trông cậy vào thư từ qua lại để giữõ tình chồng vợ mà thôi, họ nuôi hy vọng sẽ có một ngày gia đình đoàn tụ, dù ngày đó rất xa, tuổi tác sẽ chồng chất vợ chồng gặp lại nhau trong cảnh già nua.

Sau năm 1990 những gia đình làm đơn báo lãnh được cứu xét cho qua Mỹ càng ngày càng đông. Các diện ưu tiên qua Mỹ là đoàn tụ vợ chồng, HO, con lai Mỹ. Nên ghi thêm vào đây một trạng huống thực tế để đồng bào mình nhớ lại hoặc ghi nhân một bối cảnh lịch sử của đồng bào mình ở hải ngoại là trước đây, trước 1990, người Việt mình "dương thịnh âm suy", đàn ông nhiều nhưng đàn bà con gái rất hiếm, có thể ví họ như vàng, kim cương. Nhưng sau 1990 chương trình ODP giải quyết mạnh, thân nhân ở Việt Nam qua Mỹ đông, càng ngày đàn bà con gái nói chung là phái nữ qua nhiều, nhờ vậy mà đàn ông lúc nầy có giá chút đỉnh trong thống kê thứ tự giá trị xã hội: thứ nhất đàn bà, nhì con trẻ, ba con chó, bốn mới tới... đàn ông, con trai!

Từ 1990 trở về sau, sự giao thương giữa hai nước Việt Mỹ được mở rộng như giải tỏa xiết chặt kinh tế, tạo điều kiện giao thương thương mại, khuyến khích sinh viên Việt du học Mỹ, Việt công dễ dãi cho Việât kiều về nước thăm nhà... và 5 năm trở lại đây Mỹ lại có chương trình du lịch mở rộng cho Viêt Nam nên người mình có dịp qua Mỹ rất đông.

Qua tới Mỹ, biết rõ đời sống ở Mỹ, nhiều người Việt Nam thay đổi những ý nghĩ và có người bỏ hẳn các ước mơ, không muốn qua sống ở Mỹ. Ở Mỹ không phải là thiên đàng thì đừng tưởng tượng cho rằng người công dân Hoa-Kỳ đều là các vì tiên ông, tiên bà. Ở Mỹ làm chết bỏ mới có ăn. Đừng thấy rằng anh chị kia có nhà cao cửa rộng, có xe hơi tân tiến mà ca ngợi họ là nhà triệu phú vì biết đâu đó là tài sản mượn đầu heo nấu cháo, nhà băng có thể tịch thâu tài sản của họ không biết ngày nào. Trước kia khi người Việt chưa qua Mỹ nhiều, chưa rõ đời sống ở bên Mỹ, chỉ nghe và thấy trước mắt các Việt kiều về Việt nam đem đồng đô la về đổi ra tiền Việt xài rộng rãi thì tưởng rằng ở Mỹ đi làm kiếm tiền dễ dàng. Ở Việt Nam có tin đồn tiền đô rải ở ngoài đường tha hồ mà lượm.

Các ôâng các bà, đó là ông bà nội ngoại, cha mẹ chú bác qua Mỹ chạm phải thựïc tế thấy con cái cháu chít mình đi làm việc cực như đi cày. Ở Việt Nam bác nông dân ban ngày ra ruộng cày bừa dù cực nhọc nhưng đêm được về nhà ngủ. Còn ở Mỹõ cha mẹ có khi không thấy mặt con ngay cả trong bữa ăn vì chúng đi "cày ngày" lẫn "cày đêm", nghĩa là đi làm hai jobs để có tiền trả các bills như bill nhà, bill xe, bill điện thoại, bill bảo hiểm, bill của các Master card.

Nhất là ở Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001 xảy ra ở New York làm cho kinh tế Mỹ tuột dốc, nạn thất nghiệp leo thang. Nhiều gia đình con cái trong nhà 7 người thất nghiệp hết 7. Có người không trả tiền vay mượn ngân hàng bị nhà băng kéo nhà, kéo xe. Rất nhiều trường hợp các anh các chị có tiền 401K, IRA nay bị thất nghiệp rút tiền hưu ra "đốt' trong các sòng bạc Las Vegas, Reno, hoặc các sòng bài địa phương. Tai nạn khủng bố 11/9 kéo thêm những lũng đoạn khác. Anh chị kỹ sư thì chết theo kỹ sư, họ mua stock "chết" vì stock. Cảnh nghèo xảy ra nhiều việc buồn phiền từ gia đình ra ngoài xã hội. Vợ chồng bỏ nhau. Con cái bỏ nhà đi hoang. Đối với các người già đã khó khăn càng khó khăn thêm. Thi quốc tịch Mỹ khó đậu. Sở xã hội kiểm soát gắt gao, bắt bớ hay tìm kiếm lỗi lầm để phạt đền tiền các ông bà già SSI.

Tiền thuốc medical có thứ bị hạn chế chớ không được trả đầy đủ như trước. Công việc làm nay có mai không, hoặc các sở làm việc cho xuống giờ nhân công; trong khi đó vật giá bên ngoài leo thang. Xã hội Mỹ xảy ra nhiều hơn trước về vụ cướp của giết người. Người Việt mình thì than van giá thực phẩm nhích lên cao. Điều mà mọi người dân sống ở Mỹ phải lo nơm nớp là bọn khủng bố vẫn tiếp diễn các hành động phá hoại an sinh để khủng bố tinh thần đời sống dân Hoa kỳ như bỏ chất nổ trong thư từ, chất hóa học gây bệnh than. Do hoàn cảnh bất ổn nầy, nhà nước Mỹ kiểm soát gắt gao về an ninh phi trường, các cơ quan quan công quyền, bắt buộc cư dân phải khai báo địa chỉ mới cho sở Di Trú (INS) làm cho sự tự do đi lại của dân chúng gặp muôn điều khó khăn.

Tuần trước tôi đi hớt tóc, thật ra tôi để tóc dài hơn 3 tháng mới đi hớt, hà tiện chút nào hay chút nấy. Thấy ông chủ tiệm buồn buồn tôi hỏi thời thế làm ăn của anh ta:

-Lúc nầy làm ăn ra sao hả anh Ba" Làm nghề hớt tóc chắc chắn không sợ thất nghiệp.

Ông chủ cười mà cái miệng méo xệch trông như là khóc:

-Xuống dốc thê thảm anh ơi! Anh coi từ sáng tới giờ là 3 giờ mấy chiều rồi mà chúng tôi 3 người thợ chỉ cắt có hai cái đầu tóc thì lấy gì ăn"

Thì ra thiên hạ cũng như tôi họï đều tiết kiệm "tích tiểu thành đa". Thực tế tóc dài đâu có sao, không có tiền đóng tiền nhà, tiền điện, tiền xe mới đáng lo ngại.

Hớt tóc xong tôi đi một vòng ở vỉa hè đường phố khám phá ra các tiệm cùng ế ẩm thê thảm. Tiệm phở rộng để hơn 30 bàn mà chỉ có một anh ngồi ăn phở và trên bàn có mỗi ly đá lạnh. Gian nhà đánh banh bi-ja không có khách chơi banh chỉ thấy ông chủ mặt mày nhăn nhó, chắp tay sau đít đi ra đi vào. Ở chợ Việt Nam bán thực phẩm chỉ thấy khách hàng xách túi ny-lông đựng đơn sơ vài thức ăn chớ không đẩy xe chợ vun đầy nhu yếu phẩm như trước đây.

Đi tạt qua quán cà phê gặp một người bạn làm nghề cắt cỏ mướn đón tôi vào uống ly cà phê, vì anh em hai ba năm nay mới gặp lại. Anh tâm sự lúc nầy chủ nhà bị thất nghiệp, họ ở nhà tự cắt cỏ vườn lấy. Business của anh bị cắt giảm 85%. Ngoài ra anh còn thố lộ chuyện gia đình:

-Má tôi đã về lại Viêt Nam ở luôn rồi. Bà than ở Mỹ buồn quá tối ngày chỉ biết đi ra đi vô môt mình. Coi hết phim bộ rồi không biết làm gì nữa. Bả nói nếu không đưa bả về Việt Nam thì bả điên!

-Anh chị định sắp xếp thế nào cho bác gái"

-Còn sắp xếp thế nào hơn nữa. Má tui tuổi chưa 62 không có medical không được hưởng tiền già, trời ơi, má tui còn bị thêm cái bệnh tiểu đường nữa. Ở Mỹ mà không có health insuarance, không medical có bề gì vô nhà thương thì có nước tự vận. Ai mà không thương cha thương mẹ muốn ông bà trong lúc tuổi già ở gần mình, gần con gần cháu để giúp đỡ từ cái ăn cái ngủ nhưng tính tới tính lui vợ chồng tôi bàn bạc lấy nước chót là để cho má tui rút lui về bển. Cho bà về Việt Nam có mấy đứa em tôi săn sóc. Mỗi tháng tôi ráng mót gởi về cho bà 50, 100 đô thế còn tốt hơn ở đây. Ở Mỹ cái gì cũng đắt đỏ. Tiền thì làm không ra.

-Còn hai đứa con trai của anh công việc làm ra sao" Có giúp đỡ gì anh chị"

Lần nầy thì bạn tôi khóc thật rồi:

-Không phải 2 mà là 3. Hai đứa qua với tôi và một đứa gái qua sau tôi bảùo lãnh chung hồ sơ với má nó. Cả 3 không có việc làm cả 3. Thằng lớn thất nghiệp hơn một năm lãnh tiền thất nghiệp hết rồi. Hai đứa nó về Việt Nam rồi anh ơi!

Nghe hoàn cảnh của bạn tôi rất xót nhưng không thể nào không tò mò:

-Tại sao bị thất nghiệp mà tụi nó lại về Việt Nam" Sao không ở đây tìm việc"

Bạn tôi trợn mắt nhìn tôi có vẻ lạ lùng:

-Hỏi câu hỏi chứng tỏ ở Mỹ lâu nhưng anh không biết gì về nước Mỹ hết.

-Anh nói biết về Mỹ mà biết về vấn đề gì"

Bạn tôi nói với vẻ mặt đưa đám:

-Ở Mỹ tìm việc thì bao giờ mới có" Anh biết con của anh hai Trọng là kỹ sư Hardware làm việc ở Mỹ 5, 7 năm nay bị thất nghiệp cả năm nay bây giờ còn nằm nhà chờ thời thì nói gì hai đứa con tôi chỉ là technician. Đi về Việt Nam lúc nầy là thượng sách. Ở Việt Nam giá sinh hoạt rẻ, nó về đó chỗ ăn chỗ ở khỏi lo tốn kém, không tiền ra ngủ gốc dâu gốc chuối cũng xong, đói ra ruộng bắt cua bắt còng hái rau trăm ở sông, ở biền cũng qua bửa. Ở Mỹ hỏi anh chớ ra ngoài sân ngủ được không" Đói không tiền lấy gì ăn" Về Việt Nam tụi nó xài tiền hà tiện một đứa còn lãnh tiền thất nghiệp ở Mỹ gồng nuôi đứa kia. Nói huỵch toẹt ra cho dễ thấy hai đứa nó ở đây tiền nhà cửa, xe cộ, ăn uống có hạn chế lắm cũng phải từ 1000 tới một ngàn rưỡi đô trong khi về Việt Nam hai đứa chỉ cần 200 đô thì ấm lắm rồi. Trước khi đi tui còn biểu chúng đóng hết tiền bảo hiểm xe cho đỡ tốn hao. Bên đây tui cắt bớt đường dây điện thoại hai line cho rẻ. Nhà trước ở 3 phòng bây giờ tui chỉ mướn một phòng ở garage gói ghém cho đủ trả tiền nhà. Ở bên nây tui nhóng nếu kinh tế Mỹ phục hồi tui sẽ gọi tụi nó về apply job.

Bây giờ tôi hiểu ra đồng bào mình ở Mỹ chọn con đường về Việt Nam trong lúc nầy là để tránh cơn khó khăn nền kinh tế Mỹ eo sèo què quặt. Dù sao mình về Việt nam đời sống cũng dễ thở hơn, xứ nghèo tiện nghi giảm thiểu, đời sống vật chất thiếu thốn nhưng đụt mưa đụt gió, tức là lánh nạn kinh tế ở đó an toàn hơn.

Sau khi chào bạn ra về tôi nhớ lại lời bạn bè mong đợi kinh tế Mỹ phục hồi mà thương cảm cho bạn và buồn tủi số phận sắp tới cho tôi, gia đình tôi. Tôi và 3 đứa con đang làm việc cho hãng IBM. Tin mới nhất, hồi trưa nầy radio báo động "Hãng IBM sắp cho sa thải 5000 công nhân".

Nghèo người ta thường "bỏ" tiền mua giấy số để nuôi hy vọng. Tôi, bạn tôi, đồng bào Việt Nam và tất cả US citizen đều hy vọng 'kinh tế sẽ phục hồi", chữ "sẽ" bao giờ mới được Bush tẩy xóa để thành câu xác định "kinh tế Mỹ phục hồi""

TRẦN ĐÔNG THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,334,923
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”