Hôm nay,  

Thu Về Trên Đất Cali

22/10/200200:00:00(Xem: 134229)
Người viết: NGUYỆT BÌNH

Bài tham dự số: 3019-667-vb21021

Khi bài viết của Nguyệt Bình gửi tới, mùa thu đã tới trước. Bài viết là những tình cảm nhẹ nhàng, nhiều phần tuỳ bút hoặc tâm bút hơn là kể kinh nghiệm đời thường, còn đượctác giả ghi thêm “Kính dâng cha mẹ, ông bà nội, cô Thúy và bằng hữu Bình Điền Huế-SPQN”. Bốn chữ viết tắt có thể là “Sư Phạm Qui Nhơn. Tác giả không gửi kèm tiểu sử.

*

Tiết trời vần vũ thay đổi qua bốn mùa. Hôm nay trời vào Thu thật là ấm áp, dịu dàng, ôn hòa, dễ chịu. Trả lại cái nóng bức của ngày hè, oi ức, chói chang, khô khốc. Cái ưu điểm của tiết thu dường như cũng hòa điệu với cuộc sống của con người. Nên con người cũng có những cảm giác tương tự như thế. Như mọi khi vào khoảng 3 giờ sáng là giờ tỉnh tâm. Vừa thức dậy, thay vì sửa soạn cho việc tọa thiền, tôi lại dạo một vòng ra sân nhà ngắm trăng thu.

Bầu trời trong vắt, ánh trăng bàng bạc lan tỏa khắp nơi phủ trùm lên vạn vật như chia xẻ sự mát rượi êm đềm. Bầu trời lại điểm xuyết với muôn vạn vì sao lấp lánh như những hạt kim cương tuyệt đẹp. Quanh tôi, những chậu hoa hồng, hoa thược dượt, hoa cúc, hoa cánh bướm, hoa pansé đang đon đả thưởng trăng. Đặc biệt nhất là chậu hoa Ngọc lan tỏa hương thơm ngào ngạt về đêm. Bên cạnh cây hoa kèn lại nở rộ như những cái chuông được mắc lên những cành cây, nó cũng có mùi thơm man mác, thật tuyệt vời cho một đêm trăng.

Chao ôi! Lòng tôi bỗng lâng lâng như lạc vào một cảnh thần tiên đâu đó, như trong huyền thoại "Tây Du Ký" cũng có bao nhiêu cảnh sắc tương tự cho ta thưởng ngoạn vv… Giữa lúc này, tôi ước gì ai ai cũng thưởng thức chứng kiến và cảm nhận được những ân sũng của đất trời dành cho con người, sự trong sáng vui tươi, sự mát rượi dễ chịu, sự lâng lâng thoải mái, sự ngọt ngào nồng nàn, sự yêu thương ấm áp…

Với những ưu điểm tuyệt diệu đó, nên bao nhiêu văn nhân, thi sĩ không ngớt lời ca tụng mùa thu, ca tụng ánh trăng thu. Những ưu điểm của thu thật dễ dàng đưa tâm hồn người trở về nguyên thủy, về sự hồn nhiên thơ ngây, trong sáng như trẻ thơ, về sự vô ưu tuyệt vời như bông hoa nở. Có lẽ đó cũng là lý do mà người ta chọn rằm tháng tám làm "Tết Nhi Đồng".

Thật vậy, không gì sung sướng hơn, thoải mái hơn, khi con người ở tuổi nhi đồng. Ở cái tuổi mà tâm hồn tự nhiên như đất trời dưới ánh trăng thu vậy. Nếu chúng ta đưa tâm hồn mình trở lại tuổi ấu thơ, chúng ta sẽ cảm nhận được sự vô tư, êm ả, thoải mái, dịu dàng. Sự mát mẻ dễ chịu và đầy yêu thương, đẩy lùi những dằn co khắc nghiệt, những đấu tranh áp bức những căng thẳng xung đột đầy đột ngạt của cuộc sống như những ngày hè oi bức, chói chang, khó chịu vì nóng và khô.

Nóng nảy thường làm cho con người trở nên giận dữ, hung hăng táo tợn, dễ gây ra tai họa, khô khốc làm cho ta trở nên khao khát, khó chịu, quay cuồng, bất an, làm cho ta trở nên bệnh hoạn. Nóng làm cho ta nôn nao, hối hả, hấp tấp, chối bỏ thực tại, vươn tới phía trước để chụp bắt, để ước mơ…Nóng làm cho ta trở nên cuồng nhiệt, lao vào mọi tình huống để thu nhiều thắng lợi mà ta cho đó là điều nắm chắc. Nóng làm cho ta hốt hoảng, vội vàng khi quyết định một điều gì bất ổn chưa có lối thoát có khi phải bỏ mạng vì một chuyện không đâu.

Khô làm cho ta trở nên bảo thủ, bám víu, chấp thủ những sai lầm có khi chúng ta không biết được. Khô làm cho ta trở nên rắng rỏi, có khi ác độc thiếu tình người vv…

Với tôi, đất trời Cali là nơi hội tụ những điều kiện tốt đẹp nhất dành cho con người. và tôi là người được may mắn đặt chân nơi vùng đất này đầu tiên sau khi rời xa đất mẹ.

Có người nói: "Về Cali đời sống xô bồ, phức tạp, rộn ràng, tấp nập, lại nữa đắt đỏ khó khăn vv…" đó là cách nhìn cùng quan điểm của họ. Theo tôi, ở đâu thiên nhiên đãi ngộ cho phù hợp với đời sống của con người là quý. Các yếu tố bên ngoài do con người làm nên thì con người có thể tùy tâm mà chuyển cảnh cho phù hợp với cuộc sống của mình. Nếu biết sống tri túc thì không nơi nào là nơi khó khăn cho mình cả. Còn chuyện xô bồ, tấp nập, rộn ràng thì lại càng dễ dàng cho mình giải quyết cho thích hợp.

Cali không đương đầu với tuyết băng lạnh cóng và hiểm trở, Cali không đối diện với bão bùng gió xoáy. Cali không có cái nóng cháy bỏng làm chết người vv…

Những điều kiện thiên nhiên hòa hợp với cuộc sống của con người có khi cũng nhắc nhở cho con người sống hòa điệu theo cảnh sắc thiên nhiên. Thay vì chúng ta đi trên con đường đầy tuyết băng lạnh cóng hay con đường nóng bức cỏ cháy cây khô….ta lại được ung dung trên con đường đầy hoa thơm cỏ lạ với ánh nắng ấm áp hiền hòa lan tỏa. Kèm theo những ngọn gió thu nhè nhẹ đưa hương, ùa vào lòng người như nhắc nhở ta cái thanh thảng, thoải mái khi trở về nguồn cội. Thêm vào đó, Thu về trên đất Cali lại càng điều hợp lòng người. Người ta thường ví lòng người tròn đủ, trong sáng, tươi đẹp như trăng.

Tuy vậy, tôi thiết nghĩ ngắm trăng thu thì rất dễ, mà ngắm trăng lòng thì hơi khó. Chỉ trừ khi ta chịu dừng chân, tức là dừng tâm hướng nội để thưởng ngoạn ánh trăng nội tại ta sẽ thấy vô cùng kỳ diệu tuyệt vời, thông suốt cả trong lẫn ngoài ngoại giới và ta sẽ cảm nhận được sự hỷ lạc vô vàng của trăng tâm. Trăng tâm có khác với trăng ở ngoài vì không có hình có dáng (có mà không, không mà có). Chỉ duy nhất một sự trong sáng diệu mát không có gì có thể so sánh được. Tuyệt diệu vô ưu, hồn nhiên thoải mái, hỷ lạc tràn đầy. Mà muốn được như thế ta phải trả giá bằng thực hành thiền định, và đó cũng là sự đãi ngộ vô cùng quý giá, là ân phước lớn lao mà trời Phật dành cho con người chúng ta.

Suốt kiếp nhân sinh với bao thăng trầm chìm nổi, con người lắm lúc cũng mệt nhoài vì thân phận, khi trở lại chính mình ta bỗng hụt hẫn như thiếu thốn một điều gì, ta bỗng hoang mang lo sợ bởi đối đầu với được mất, hơn, thua cho đến khi xuôi tay ta bỗng rã rồi và rồi lặng lẽ bỏ lại đằng sau tất cả, chẳng còn gì.

Vậy, ngay trong kiếp sống này, bất luận tuổi nào, thời gian nào cũng đều có cơ hội cho ta quay về với chính mình một cách an ổn, vững vàng, khẳng định một cách rõ ràng lý do sự có mặt của mình giữa cuộc đời, với giá trị của sự hiện diện ấy. Để rồi, khi ta ra đi với đầy đủ ý nghĩa. Ra đi trong an vui, mang theo khăn gói là ánh trăng thu tròn đủ, mãn túc kèm với bản hòa tấu vi diệu của nhạc trời nội tại. Lúc đó, ta lại dũng mãnh hăng hái lên đường về quê cũ trong một tình thương bao la của đất trời. Và đó cũng là phần thưởng mà trời Phật đã ban cho chúng tôi qua việc thực hành thiền định Pháp môn Quán Âm.

Chúng tôi thiết nghĩ, đây là một pháp môn vô cùng hy hữu, giúp chúng ta trực diện với trăng tâm. Lúc ấy chúng ta có thể tha hồ thưởng ngoạn sự sung mãn lòng mình với hương lạ, nhạc trời, cảnh Phật Tây Phương rõ bày trước mắt như trong Di Đà sớm nguyên kệ tán đã ghi lại một cách rõ ràng. Trăng tâm ở đây cũng được gọi là tự tánh, là bản lai diện mục, là thiêng đường là thiêng quốc, thiên cung vv…Bên ngoài chỉ có một trắng mà nhiếp hết tất cả trăng qua trăm sông nghìn rạch, ngay cả ly nước mà bạn đang nắm trong lòng bàn tay, nếu bạn đang đứng ngoài trời cũng được ánh trăng rọi vào tròn đủ.

Trăng tâm bên trong chúng ta cũng thế, cũng được nhiếp bởi một trăng và tất cả trăng. Vì trăng tâm cũng là bản thể của vũ trụ. Sự rực rỡ huy hoàng đó, được trả lời một cách chắc chắn, rõ ràng và hoàn mỹ qua việc thực hành thiền định Pháp môn Quán Âm vậy.

Giờ đây, giữa đêm trăng của đất trời này, tôi thật vô cùng cảm tạ ơn trời Phật. Bởi giờ đây, tôi không còn hụt hẩng cô đơn, tôi không còn mặc cảm cái quê mùa thô thiển của mình như ngày đầu đặt chân trên đất Mỹ với mớ hành trang lỉnh kỉnh vụng về, nhất là cái cảm giác đau buồn khi cái bảo tượng Mẹ Hiền Quán Âm mà mẹ tôi đã hết sức cẩn thận gói ghém cho tôi đã bị vỡ tan và lúc ấy lòng tôi cũng tan nát theo những mãnh vụn. Bây giờ tôi mới ý thức được rằng ngắm được trăng tâm thì bất cứ nơi đâu cũng có Phật có Trời. Những gì có hình thể, sự tướng đều là hữu hình hữu loại. Chỉ có trăng tâm là vĩnh cửu cho dù mình ở thế giới này hay thế giới khác bao giờ vẫn tròn lẵng, mát rượi như ánh trăng thu. Hình thể bên ngoài có thể thay đổi theo duyên nghiệp của mình như lời Phật, lời tổ dạy.

Ôi! Tôi thật sung sướng đến biết bao, ôi tôi có thể thốt lên lời nào về ân sủng ấy. Tôi cúi xuống úp mặt vào hai lòng bàn tay và như muốn thu hết cái cảm giác tình thương tràn ngập ấy vào lòng mình và âm thầm tạ ơn, tạ ơn muôn ức vạn lần Đấng vô cùng. Tạ ơn Chư Thầy, Chư Tổ đã nhọc nhằn vì chúng sanh mà giáo hóa. Tạ ơn các đấng sinh thành đời nay và nhiều đời nhiều kiếp.

Cuối cùng tôi xin nguyện cầu cho tất cả được đời đời sung mãn, an vui.

Nguyệt Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến