Hôm nay,  

Hãng May Ở El Monte

18/10/200200:00:00(Xem: 118437)
Người viết: LIÊN AN

Bài tham dự số: 3015-662-vb51016

Tác giả Liên An tên thật là Trần Thị Phương Liên, sinh năm 1954, hiện cư trú và làm việc tại Alhambra, Nam California. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà.

+

Đọc được bài báo của chị Ngọc Hà -cùng sinh sống tại thành phố Alhambra như tôi- trên mục "Viết Về Nước Mỹ" tôi rất thích thú và ngưỡng mộ chị. Đây là lúc tôi còn trong thời gian ở không chờ xin việc, sau hơn 8 tháng cùng chồng và 2 con đến đất Mỹ.

Vốn chữ nghĩa của tôi chưa đầy một lá mít. Nhờ bài báo của chị Ngọc Hà bắt nhịp, tôi bỗng thấy mình cũng có nhu cầu viết. Và thật lạ là lần đầu tôi viết báo, sao tôi thấy thật tự nhiên và không khó khăn lắm như tôi nghĩ. Với bài báo này, tôi thật sự không dám xem nó là sự thi thố chữ nghĩa, mà chỉ xin một lần được trải lòng mình ra.

Cũng như gia đình chị Ngọc Hà, gia đình tôi hay bất cứ gia đình nào đến đây. Sau lưng họ đều có những gian nan, cơ cực lo lắng cho tương lai con cái mình. Mà lý lịch của cha chú mình là rào cản, mà nếu vượt qua được nó cũng bị biến thái và méo mó ít nhiều.

Chồng tôi là một sĩ quan không quân. Sau 7 năm trong trại cải tạo, trở về nhà với nhiều bỡ ngỡ e dè. Hai vợ chồng tôi vào cuộc mưu sinh khó khăn như bao người khác ở một xã hội còn quá ban sơ. Khởi đầu bằng việc ngồi gói từng viên kẹo 100 cục mới được 1 đồng lúc sắp sanh đứa con đầu lòng. Rồi đến lúc anh chị tôi từ Mỹ gởi tiền về (Mẹ và anh chị tôi đã di tản trước ngày 30/4/75 trừ ba tôi và tôi). Được một thời gian, ba tôi mất. Và vì cần thêm vốn tôi đã bán căn nhà của cha mẹ mà không ngờ đó là trở ngại lớn trong chuyến xuất cảnh theo diện H.O vào năm 1992 của chúng tôi. Họ đã yêu cầu phải giao lại nhà trống trước khi lên máy bay. Thế là chuyến đi bị đình lại. Bước chân ra khỏi phòng cách ly Tân Sơn Nhất tôi không khóc được như tôi nghĩ. Mà khi nhìn hai đứa con ôm ba lô ngơ ngác nhìn cha mẹ, tôi mới hiểu được lòng đau như cắt là thế nào.

Thất vọng và chán chường rồi cũng phải dẹp qua. Để lại bắt đầu cho đời sống không lối ra. Xã hội đầy những bất công và tràn lan tệ nạn. Gia đình chúng tôi cũng thế, trôi theo và ít nhiều ảnh hưởng từ đó. Tôi sống dật dờ nhìn con cái lớn dần, với những nhận thức ngày càng rộng hơn về sự chật vật từ tinh thần đến vật chất. Đã nhiều lần chúng phải nhìn cảnh người cha nghiêng ngả đầy mùi bia rượu về nhà, với người mẹ luôn có đôi mày cau có, những lời gấu ó của cha với mẹ. Gia đình hoàn toàn không giống như trong bài luận mà chúng bắt buộc phải viết ra ở nhà trường.

Sau hơn 9 năm sống như thế, chúng tôi lại nhận được giấy báo từ Tòa đại sứ Mỹ gởi báo chuyến đi trong 6 tháng tới. Thế là chúng tôi lại một lần nữa chuẩn bị cho chuyến đi. Bao âu lo cũng tan khi ngồi trên phi cơ đang rời khỏi phi đạo. Cũng là lúc tôi mong được trả lại những thời gian buồn thảm đã qua, chỉ mong đem theo cho mình những chân tình mà mình có được.

Nhìn 2 con thích thú với những mới lạ và gương mặt đăm chiêu lo lắng của chồng với cuộc sống mới sẽ đến, tôi vẫn thấy mọi người thật đáng yêu. Tựa đầu vào thành ghế, nhắm mắt lại, thở một hơi thật nhẹ và nghĩ đến những người ruột thịt sẽ gặp lại nhau sau gần 30 năm xa cách.

Mọi việc đều đến như tôi đã nghĩ, cũng như chuẩn bị cho những khó khăn sắp đến. Chúng tôi đã biết ít nhiều qua những người đến trước. Nhưng tôi cũng phải se lòng khi nhìn con vác balô lần đầu tiên vào sân trường. Lo cho con mình với vốn sinh ngữ quá mỏng, phải khó khăn nhiều để hòa nhập được với thế giới quá khác lạ này.

Qua vài ngày, rồi vài tháng, tôi tạm yên tâm về con cái để quay về vai trò cột trụ của chúng tôi. Chúng tôi đã cầm nắm được những tờ dola đầu tiên trên đất Mỹ bằng công sức của hai vợ chồng khi cưa hai cây thông cao hơn 6m trên một ngọn đồi ở nhà cho một người Mỹ. Nhớ lúc trở về khi đêm đến lại không tìm được ra lối về nhà. Nhiều lần bị lạc như thế đã trở thành kinh nghiệm cần phải có, để cười khi nhớ lại.

Rồi thì công việc làm này đưa đến công việc khác, những giúp đỡ của người thân và bè bạn. Tìm ra đống tiền ở đâu cũng là mồ hôi đôi khi sôi nước mắt. Những lần nhìn chồng về nhà với quần áo, đầu tóc đầy bụi cát bê tông, tôi vẫn thấy anh ấy đáng yêu hơn gấp vạn lần khi còn ở quê nhà vất vưởng say sưa ở bậc cửa thềm nhà. Dĩ nhiên đôi chân mày tôi không có cớ gì để cau lại như trước. Đó là ấn tượng tốt đẹp về nước Mỹ đầu tiên đối với tôi.

Cuộc sống ở Mỹ có thể nói là quần quật vất vả thật, nhưng trước mắt tôi, hàng ngày, nhìn từ góc đường hè phố nào, tôi cũng thấy việc làm và làm việc. Còn nơi quê nhà của chúng ta, không cần phải tìm đâu xa xôi, chỉ cần ngó lại gia đình của chính mình, là đã thấy ngay sự trì trệ. Công việc thì ít, thời gian rảnh quá nhiều, đổ dồn vào những cơn say sưa. Bước chân ra ngoài đầy những quán bia ôm, karaokê ở ngõ ngách nào cũng có. Dìm hiện tại tương lai mình ở những nơi đó, liệu con cái tôi có dễ dàng thoát qua được những tệ nạn đó không nếu còn ở lại.

Cho dù nơi đây, trên đường đến trường, tôi và các con tôi vẫn thấy vài người homeless, tôi có thể mạnh miệng mà bảo chúng rằng không lo học hành mai sau sẽ khổ như họ vậy. Chứ nếu ở quê nhà, nếu với câu nói đó, tụi nó sẽ trả lời cho mình bằng những ví dụ cụ thể nó nhìn biết hàng ngày như cha chú nó có học nhưng có được việc làm đâu.

Tôi không nghĩ nước Mỹ là thiên đường nhưng với hơn nửa đời người đã qua đi trên đất nước của chính mình, dù là còn quá sớm để nhận xét những tốt xấu mình còn chưa biết hết ở nơi đây, tôi vẫn thấy một niềm kỳ vọng cho con cháu tôi, những người chung quanh tôi.

Như con đường buổi chiều dưới cửa sổ nhà tôi vàng ánh nắng chiều với dòng xe xuôi ngược sau một ngày bươn chải mưu sinh tìm về nơi mái ấm, chính những nỗ lực học hành, làm việc tận tụy đang đưa con người tới hạnh phúc.


Trần Thị Phương Liên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,033,749
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến