Hôm nay,  

Hoà Nhập Vào Cuộc Sống Mới

06/10/200200:00:00(Xem: 153681)
Người viết: HOÀNG ĐÌNH MINH LONG

Bài tham dự số: 3004-656-vb61004

Tác giả 29 tuổi, hiện cư ngụ tại California; Công việc: Software Engineer cho hãng PerkinElmer. Lần đầu tiên tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi hai bài viết có nội dung liền lạc, gần như tiếp nối nhaụ. Từng chi tiết từ trên 10 năm đến Mỹ được kể lại tươi tắn, tinh tế và tử tế. Mong Hoàng Đình Minh Long sẽ tiếp tục nhịp viết đang có cho những kỷ niệm và kinh nghiệm của ông.

Qua Mỹ được vài hôm, anh cả tôi (ở Mỹ đã lâu) chở má, anh kế và tôi đi khám bịnh tại nhà thương. Đây là cái thủ tục mà đám di dân phải trải qua khi vừa đến đất Mỹ. Trong lúc chờ đợi đến phiên mình, ông anh cả đi mua nước táo cho mọi người. Nước táo hiệu Martenelli được đựng trong một chai thủy tinh nhỏ, hình giống trái táo. Sau khi uống hết nước trong chai, tuy tiếc vì phải vứt chai đi, tôi cũng phải hòa nhập vào lối sống Mỹ chứ; không lẽ cứ như ở Việt nam, cái gì cũng giữ lại để xài lại (recycle). Tôi mở cái thùng rác bằng sắt, cao ngang hông tôi, trước cửa phòng đợi. Vì thùng rác còn trống, tôi sợ rằng ném cái chai thủy tinh vào đó sẽ làm vỡ cái chai thủy tinh đẹp đẽ kia, thế là tôi nghiêng người...thò cả cánh tay vào thùng rác, nhẹ nhàng, âu yếm...đặt cái chai nước táo xuống đáy thùng rác. Ông anh cả đứng xa xa thấy thế cười thằng em quê mùa:" Sao không ném cái chai mà phải nhẹ nhàng đặt nó xuống như vậy"" Tôi chỉ biết cười trừ.

Sau khi mọi thủ tục với INS xong, anh tôi dắt hai thằng em đi xin học ESL tại El Monte, cách nhà khoảng năm dặm. Vì chưa lái xe được, ông anh cả chỉ hai thằng em cách đi xe bus. Ông anh dặn rằng: "Khi lên xe, trả 1 đô 10 cents. Rồi trả thêm 25 cents để mua vé transfer cho lúc về." Hai thằng em, với tính hiếu học, hôm sau hăng hái ra đón xe bus đi học. Xe bus vừa dừng lại, tôi leo lên trước để trả tiền cho hai anh em. Tôi ngây ngô đưa cho ông tài xế 2 đô (hai tờ đô la được cuộn tròn theo lối ta hay cuộn tròn tiền giấy ờ Việt nam) và 20 cents. Tay tài xế...nham nhở từ chối tiền của chúng tôi: "Put it in the box" (Bỏ tiền vào thùng). Nhìn theo tay hắn chỉ, tôi thấy cái thùng tiền giống thùng tiền hay thấy trong các nhà thờ ở Việt nam. Tôi cuộn hai tờ đô la lại rồi cố nhét vào cái khe trên nắp thùng tiền. Mặc cho tôi có cố gắng cách mấy, hai tờ đô la cứ lì lợm không chịu vào. Thấy thế, tài xế bảo: "Open the dollar" (Mở đồng tiền ra). Ý hắn bảo là thay vì cuộn hai tờ đô la lại thì mở (trải dài) chúng ra rồi bỏ (insert) chúng vào như khi ta đi mua tem ở bưu điện. Thằng tôi lại tưởng hắn bảo mở cái nắp thùng có cái hình đồng đô la ra. Thế là tôi dùng hết sức mình cố cậy cái nắp thùng tiền. Lão tài xế sợ tôi bẻ gãy cái nắp, liền la lên :"Don't break it". Thế rồi hắn giựt lấy hai tờ đô la trong tay tôi rồi mở (trải dài) chúng ra rồi bỏ vào cái khe. Hai tờ đô la chạy tọt vào một cách nhẹ nhàng. Lão tài xế lắc đầu...chịu thua thằng ngố. Sau hôm đó, tôi học được cách bỏ tiền vào máy.

Hai tuần sau, đang ngồi đợi xe bus tới để đi học, thì một bà Mỹ trắng đến ngồi cạnh tôi. Sau mười phút chưa thấy xe tới, bà sốt ruột hỏi tôi "How long have you been here"" Ý bà hỏi tôi là ở đây (trạm xe bus) bao lâu rồi. Tôi lại tưởng là bà hỏi là ở Mỹ bao lâu rồi (vì khi vào lớp ESL cũng như khi đi làm giấy tờ ở INS hay nhà thương, người ta hay hỏi câu này). Tôi phán: "Three weeks!" (Ba tuần). Bà già Mỹ há hốc miệng ngạc nhiên, không lẽ tôi phải chờ xe bus những ba tuần rồi sao.

Vài bữa sau, anh cả tôi hẹn tối thứ bảy dắt tôi đi nhảy đầm. Anh dặn tôi ăn mặc lịch sự, đừng mặc quần jean. Ở Việt nam, đi nhảy đầm, người ta mặc quần jean áo thung là chuyện thường. Anh cả bảo tôi rằng bên Mỹ người ta chỉ mặc quần jean khi đi làm. Anh cũng bảo tôi là nếu muốn dùng bất cứ thứ gì như keo xịt tóc, chapstick (giúp tránh khô môi) thì cứ vô phòng anh mà lấy xài. Nghe thế, chiều hôm đó, tôi tự nhủ mình phải ăn mặc lịch sự. Tôi lấy một chai keo xịt tóc, xịt lên mái tóc đã chải chuốt rất kỹ càng. Quái lạ, tôi nhớ keo xịt tóc ở Việt nam xịt lên là giữ tóc mình cứng đơ ngay tức khắc; còn cái lọ keo này, xịt lên mà sao tóc mình nó cứ tuột xuống. Tôi hỏi ông anh tại sao. Ông anh bảo :"Keo bên Mỹ cũng giữ tóc mình liền tức khắc mà. Ỡâu, em xài chai nào đâu"" Tôi chạy vào phòng ổng, lấy cái chai xịt tôi đã xài đưa cho ổng coi. Vừa thấy mặt cái chai, ông anh tôi lăn ra cười như ông ta chưa được cười lần nào. Tôi chẳng biết tại sao ông anh lại cười dữ tợn như vậy. Sau khi cười đã đời, ổng bảo:"Cái chai này dùng để xịt chân, giầy dép (odor eater) sau khi mang cho chân, giầy dép khỏi hôi; không phải là keo xịt tóc."

Trước khi ra xe với ông anh, thấy trời mùa đông lạnh bên ngoài, môi tôi lại hơi khô, tôi chạy vào phòng ông anh lấy ống chapstick bôi lên môi cho đỡ khô. Bắt chước mọi người, tôi bậm hai môi với nhau cho chapstick trải đều hai môi. Vừa lúc đó, ông anh réo ngoài phòng khách: "Ỡi chưa"". Tôi muốn trả lời nhưng không được: hai môi tôi dính chặt với nhau. Lấy tờ giấy và cây viết, tôi hỏi anh tôi rằng tại sao cái chapstick của ổng làm môi tôi dính chặt. Ổng hỏi tôi :"Em xài cái nào đâu"" Khi tôi đưa cho ông anh cái ống "chapstick" tôi xài khi nãy, ổng lại một lần nữa lăn ra cười sặc sụa: "Cái này là ống superglue dùng để dán nhựa, sắt, gỗ... Chapstick là cái ống màu trắng kia kìa." Ông anh liền lấy bút lông viết bằng tiếng Việt lên các đồ dùng trong nhà, để thằng em không còn xài đồ...lộn chỗ nữa.

Tới vũ trường, thấy bà con thiên hạ nhai kẹo cao su, tôi quay qua ông xin một cây để nhai cho nở mày nở mặt với thiên hạ. Ông anh móc túi đưa tôi một cây. Vừa bỏ vô miệng nhai, tôi lại gặp rắc rối: kẹo cao su kéo cái răng giả của tôi ra khỏi hàng ngũ. Thế là tôi phải vào restroom, lấy cái răng giả ra khỏi miệng rồi gói nó vào tờ giấy, đợi về nhà sửa chữa.

Thấm thoát mà đã đến hè. Tôi được nghỉ ba tháng, không phải đi học. Bà chị tôi ở tiểu bang khác có tiệm tạp hóa, muốn đi du lịch, nhờ tôi qua trông tiệm cho bà cùng với thằng em trai của bà. Sau khi tôi qua một tháng, bà chị họ cùng chồng và các con lên đường đi du lịch. Thằng em bà, cũng là anh họ tôi, và tôi trông cửa tiệm cho bà. Ban ngày, chúng tôi cùng nhau coi tiệm từ 6 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Từ 4 giờ đến 6 giờ, ông anh họ đứng tính tiền, còn tôi vào bếp nấu cơm để tối ăn. Hôm đó, tôi nấu món thịt bò xào trộn rau xà lách. Vì chai dầu bắp trong bếp vừa hết, mà tiệm thì bán đủ thứ từ bánh kẹo cho đến dầu bắp, tôi liền lấy một chai dầu bắp trong tiệm đem xuống bếp. Ông anh họ hỏi :"Mày lấy cái gì vậy""

"Em lấy chai dầu bắp chiên thịt bò hai anh em mình ăn tối"- tôi trả lời

"Mày đưa tao coi" - ông anh họ bảo tôi

Tôi xách chai dầu bắp đưa lại cho ổng coi. Ổng lăn ra cười rồi chửi:

"DM, mày muốn hai anh em mình câm hả""

"Tại sao"" - Tôi ngạc nhiên

"Cái này là xà bông cực mạnh dùng để chùi cầu tiêu, dầu bắp ở phía bên kia."

Một hôm, ông anh họ thèm muffin (bánh ngọt) ở tiệm McDonalds. Tôi xung phong đi mua về hai anh em ăn. Tôi phóng xe ra McDonalds, chạy vào drive-thru để mua cho lẹ.

"Can I help you"" - nhân viên hỏi "Anh cần gì""

"Can I have four mufflers" - tôi trả lời tỉnh bơ

"Sorry, We are not an auto repair shop." - nhân viên -"Chúng tôi không phải là tiệm sửa xe"

Tôi lại bị quê một lần nữa. Thay vì muffin (bánh ngọt), tôi lại lộn với muffler (ống bô xe hơi). Cũng may mà McDonalds không có bán bô xe hơi. Nếu có, không biết chừng nào tôi mới...gặm xong bốn cái ống bô đây.

Hết hè năm đó, tôi trở về và đi học ở Rio Hondo College. Với vốn toán học thu góp được ở Việt nam, tôi xin được một chân kèm (tutor) toán cho các học sinh kém. Với những mánh khóe về toán học ở Việt nam, tôi đã kèm toán hay hơn các tutor khác; vì vậy thu phục được tình cảm của các học sinh. Học sinh thích tôi vì, theo lời họ, phương pháp của tôi dễ hiểu hơn các tutor người ngoại quốc khác. Ví dụ khi có phương trình (- x = -1), các tutor khác liền kết luận (x=1). Tuy nhiên, vài học sinh chậm tiêu không hiểu. Thế là họ chạy đến tôi. Tôi liền bảo họ rằng, chuyển vế cả hai vế của phương trình. Khi chuyển vế phải đổi dấu. Thế là khi chuyển - x từ trái qua phải, ta có x. Khi chuyển -1 từ phải qua trái, ta có 1. Vì vậy 1 = x hay x = 1. Tuy cách dạy của tôi đơn giản và dễ hiểu hơn các tutor khác, yếu điểm của tôi là cách phát âm tiếng anh không hay bằng các tutor khác. Thế là tôi quyết tâm khắc phục yếu điểm của mình bằng cách tập phát âm cho đúng mỗi khi có dịp. Một trong những âm mà tôi phát âm sai là "sh" và "s". Một hôm, khi một học sinh vừa tới, tôi kéo ghế mời cô ta ngồi:

"Please have a sheat"

Đúng ra là "Please have a seat" (Mời cô ngồi) Nhưng vì quá mê mải thực tập âm "sh", tôi đổi thành "please have a shit" (Mời cô... ỉa).

Cũng may mà cô ta chỉ đỏ mặt ngồi xuống. Nếu mà cô làm theo đúng yêu cầu của tôi, thì chắc tôi đã phải mệt nhọc...

Một hôm làm bài kiểm tra, cô giáo không cho học sinh xài giấy của mình để viết bài, mà phải xài giấy do cô cung cấp. Tôi viết bài dài quá nên cần thêm giấy, liền giơ tay: "May I have an extra shit". Cô giáo trợn mắt nhìn tôi, mặt cô đỏ vì mắc cở. Cũng lỗi của thằng tôi. Thay vì "May I have an extra sheet" (Cho em thêm một Tờ giấy), tôi lại phát âm là "May I have an extra Shit" (Cho em thêm một Cục cứt).

Mùa Thu năm đó, tôi đăng ký học lớp toán. Cô giáo lớp toán này thích đưa ra đề bài rồi chỉ một học sinh, bắt trả lời. Hôm đó, cô ra đề rồi chỉ tôi. Bài toán không khó đối với tôi. Tôi kiếm đáp số trong tích tắc. Câu trả lời của bài toán là vô cực . Tuy nhiên tôi không biết vô cực tiếng anh gọi là gì, tôi lo quá, không biết nói sao cho cô hiểu. Bí quá, tôi nói :"Lying 8". Như quí vị biết, vô cực có ký hiệu là số tám nằm ngang. Cả lớp chẳng ai hiểu tôi muốn nói gì, thế là tôi lên bảng, giật lấy cục phấn trong tay bà cô rồi vẽ hình số 8 nằm. Cô giáo gật gù: "Oh, infinity".

Trong một lớp khác, lớp Public Speaking (nói chuyện trước công chúng), tôi lại bị kẹt một lần. Hôm đó, cô giáo bắt tôi phải đứng trước lớp để kể cho lớp nghe về phong tục làm đám ma của người Việt nam. Tới đoạn nhập quan, tôi quên mất cái hòm tiếng anh gọi là coffin; thế là tôi chơi đại nói rằng :"They put the body into a ...box" (Họ bỏ xác chết vào...cái hộp"). Cả lớp trợn mắt nhìn tôi. Ở đoạn khác, tôi bí quá chơi luôn cả tiếng Việt pha lẫn tiếng Anh làm đám bạn cùng lớp người Việt ôm bụng cười.

Sau hơn mười một năm ở Mỹ, giờ đây tôi đã là một kỹ sư điện toán làm cho một hãng lớn. Tuy nhiên, những sự...cố như trên vẫn không buông tha tôi; lâu lâu vẫn bị quê như thường.

Xin cám ơn nước Mỹ đã cho tôi... được quê nhiều lần để giờ đây tôi có thể kể cho quí vị nghe và hy vọng bài này đem lại cho qúi vị một nụ cười thoải mái.


Hoàng Đình Minh Long


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,205,974
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến