Hôm nay,  

Nhà Quê Lên Tỉnh

02/10/200200:00:00(Xem: 136303)
Người viết: LAN ANH

Bài tham dự số: 3-654-vb31001

Tác giả đang cư ngụ ở Melbourne, Úc châu, cho biết Nam nay BÀ 31 tuoi, computer programmer. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà kể chuyện du lịch lần đầu qua Mỹ từ 1994, nhưng cảm xúc và hồi tưởng về chuyến đi vẫn còn ấm nóng, chân tình. Mong bà sẽ còn tiếp tục viết.

Cầm tấm vé trên tay, tôi khắp khới mừng. Niềm mơ ước được đi du lịch nứơc Mỹ rồi cũng thành sự thật. Mấy đứa bạn ở uni mỗi đứa một tiếng.

“Trời ơi, Lan đựơc đi Mỹ hả, sướng nha, phải chi mình cũng được đi như Lan.”

“Nghe nói ở bên Mỹ hiện đại lắm, chứ không phải quê muà giống như nứơc Úc thòi lòi này đâu. Coi chừng mày qua bên đó giống như là bà già quê lên tỉnh đó.”

Thôi kệ, bà già quê lên tỉnh cũng được, miễn sao tôi được đi qua bên đó, trước nhất là ăn đám cưới ông anh, sau đó là thăm chàng đã gần 5 năm rồi chưa gặp kể từ lúc hai đứa từ giã ở Saigon để gia đình chàng đi Mỹ.

Má tôi đã bay sang Mỹ mấy tuần trước để lo đám cưới, còn tôi lót tót theo sau vì phải thi cho xong mấy cái exams.

Rồi cái ngày chờ đợi cũng đến. Không may cho tôi là vưà bước lên máy bay thì tôi ngã bệnh. Chắc đó là kết quả cuả bao nhiêu ngày thức khuya dậy sớm để học thi, cộng với việc ăn uống thất thuờng do không có Má bên cạnh để nấu cho.

Trên máy bay thấy người ta ăn uống, ngủ nghê mà thèm. Còn tôi suôt ngày chỉ một câu “May I have some ice please” mà nói hoài. Chắc mấy cô tiếp viên hàng không của hãng United Airline cũng không biết con nhỏ này bị cái gì mà không ăn uống, chỉ xin nước đá chườm cho đỡ bị khô môi. Hàng ghế tôi ngồi có bốn cái, tôi ngồi một đầu, có một bà không biết là người nước nào ngồi ở đầu bên kia, còn hai cái ở giữa thì bỏ trống. Thế là một hợp đồng chớp nhoáng đã diễn ra giữa hai người. Tôi sẽ được ngã lưng trên 3 cái ghế trước, sau đó sẽ đến phiên bà kia, và cứ như vậy cho đến khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Los Angeles. Nói là ngã lưng chứ nào tôi có ngủ nghê gì được. Ở nhà ai cũng biết cái tật của tôi, nếu không được nằm trên gường đàng hoàng thì dù có sắp chết đến nơi cũng không thể nào nhắm mắt ngủ được. Thế là mặc dù được chiếm trọn 3 cái ghế, tôi vẫn phải thức trắng cả mười mấy tiếng đồng hồ từ Melbourne đến Los Angeles.

Phi trường Los Angeles sao mà rộng thênh thang. Cũng may là tôi đến từ Úc mà còn có cảm giác bỡ ngỡ như vậy, chắc những người từ VN bay qua chắc còn bỡ ngỡ hơn tôi nhiều lắm.

“May I help you Madam"”

Tôi giật mình ngẩng lên thì thấy một bà Mỹ đen đang nhìn tôi chờ đợi. Trời ơi, sao cũng là tiếng Anh mà nghe lạ tai đến như vậy. Nó lạ cả về cách hỏi lẫn cả giọng nói. Ở Úc, người ta cũng hỏi “May I help you"” nhưng không có chữ Madam hay Sir gì ở phía cuối ráo trọi. Còn ở đây, tôi cảm thấy mình “sang trọng” hẳn lên với chữ Madam phía cuối. Dùng hết vốn liếng tiếng Anh hai năm học ở Úc, cộng với việc múa tay múa chân, rút cuộc rồi bà Mỹ đen cũng hiểu là tôi muốn đi đến cái terminal khác để bay chặng cuối, từ Los Angeles đến Boston. Chàng của tôi, không hiểu sao đi đón tôi bị hụt ở sân bay Los, chắc có lẽ sân bay quá rộng chăng, đành phải ôm bó bông trở về nhà trong niềm tiếc nuối (theo lời chàng).

Vừa tìm ra được cái terminal để bay đi Boston, tôi leo lên máy bay liền. Lúc này tôi chỉ muốn đến Boston lẹ lẹ bởi vì tôi ngán ngồi máy bay lắm rồi. Thử hỏi không ăn không ngủ gần 15 tiếng đồng hồ, ai mà không ngán ngẩm. Vậy mà tôi còn phải chịu đựng thêm 5-6 tiếng bay từ Los đến Boston nữa chứ.

Đến được Boston thì tôi đi không còn vững nữa, cứ như là vừa mới qua được cơn thập tử nhất sinh vậy. Vừa về đến nhà bà chị dâu thì nghe điện thoại chàng

“Sao em ở đâu mà anh đón không được vậy"” Trời ơi, tôi có biết ất giáp gì đâu, ai biểu sao tôi làm vậy. Bà Mỹ da đen biểu tôi đi đến cái terminal kia thì tôi cứ đi, còn việc chàng không tìm được tôi thì là việc của chàng. Chàng ở Los gần 5 năm mà còn tìm không ra được tôi, thì tôi, một con nhỏ ngố từ bên Úc qua thì đành bó tay thôi. Thôi thì phải chờ cho xong đám cưới, rồi tôi sẽ bay trở lại Los thì lúc đó mình hàn huyên tâm sự.

Đám cưới anh chị tôi diễn ra vui vẻ. Mặc dù nhỏ vì không có đàng trai nhưng cũng đầy đủ nghi thức. Mấy ngày hôm sau tôi được chị dâu cho đi tham quan Boston. Đối với tôi lúc đó, sao người Việt của mình ở Boston ít quá, hay là tại tôi không bíêt. Sở dĩ tôi nói ít là tại vì gần chỗ chị dâu tôi ở chỉ có một shop Viet Nam duy nhất, mà lại nhỏ xíu hà, bán đồ khô cộng một ít rau cải. Và một cái tiệm phở cũng không to hơn cái tiệm chạp phô bao nhiêu, và tô phở cũng thuộc loại “tài tử”, “cây nhà lá vườn” không đặc sắc lắm.

Rồi chị dâu tôi chở mọi người đi New York, đến thăm World Trade Center. Tôi vẫn còn nhiều tấm hình chụp hai má con đứng cạnh hai tòa nhà sanh đôi. Những tấm hình đó, đối với tôi quý vô vàn. Bởi vì bây giờ dù có tiền vàng biển bạc cũng không thể nào chụp lại được. Tôi nhớ hoài con đường dẫn tới New York, buildings trải dài từ chân trời này đến chân trời khác. Thật là khác xa với Melbourne nơi tôi đang ở, mấy cái buildings chỉ đếm được trên đầu ngón tay thôi. Lại còn đường xá nữa chứ. Chỉ toàn freeway là freeway. Có những freeway rộng đến 20 lanes, 10 lanes chạy lên và 10 lên chạy xuống. Ở bên Úc này tôi chưa bao giờ thấy những freeway lớn đến như vậy.

Rồi đám cưới cũng qua đi. Mấy Má con líu ríu dắt nhau bay về Los ở nhà chàng 1 tuần. Thật ra Má tôi chỉ ở một ngày thôi rồi đi San Fransico, nơi tôi có bà dì họ đang chờ. Dù ở Los chỉ có một ngày, Má tôi cũng được đi Disneyland, vui ơi là vui. Rồi hai Má con được thưởng thức một tiệm mì có một không hai ở Los này. hình như tiệm tên là Liên Hoa thì phải. Tiệm mì thì rất là sập xệ, vậy mà mì thơm ngon không chỗ chê. Tôi không thể nào kiếm ra được một tiệm mì ngon như vậy ở thành phố Melbourne này.

Má đi San Fransico rồi, chỉ còn một mình tôi ở lại với gia đình chàng. Chàng dẫn tôi đi Sea World, và còn nhiều chỗ khác nữa mà tôi không còn nhớ tên. Đối với tôi lúc đó, nước Mỹ sao mà hiện đại quá, đúng như lời một trong những người bạn của tôi nói trước lúc tôi đi. Tôi thật sự thấy mình là “nhà quê lên tỉnh”.

Những sự khác biệt trong sinh hoạt giữa Mỹ va Úc cũng làm tôi choáng váng. Trước hết là giờ giấc. Lúc mới qua Mỹ tuần đầu, người ta ngủ thì tôi thức, ngưòi ta thức thì tôi ngủ, mãi hơn tuần sau mới quen dần được. Thứ đến là chuyện băng qua đường. Tôi thì cứ quen là trước khi bước qua đường thì nhìn bên phải trước, rồi mới nhìn bên trái. Cũng vì cái thói quen đó mà làm tôi suýt bị xe tông mấy lần. Rồi đến chuyện cân đo đong đếm. Thay vì dùng litre thì ngườI Mỹ lại dùng galon, feet thay cho meter, và pound thay vì kilogram. Tôi có con nhỏ bạn thân ở Mỹ. Lúc tôi sanh đứa con đàu lòng, nó gọi điện thoại chúc mừng rồi hỏi “Con mày được mấy pound"” Tôi trả lời “Tao không biết là nó nặng mấy pound nhưng tao biết nó nặng 3kg7Å.”

Tới lúc nó sanh, tôi hỏi “Con mày nặng mấy ký"” Nó nói “Tao không biết con tao nặng mấy ký nhưng tao biết là nó nặng 7lbs2.”

Tám năm đã trôi qua kể từ cái lần “lên tỉnh” đó, tôi vẫn chưa có dịp trở lại thăm nước Mỹ. Tôi thiết nghĩ, tám năm là một thời gian dài, chắc nước Mỹ cũng thay đổi nhiều lắm, cũng giống như cuộc đời tôi vậy. Chàng bây giờ đã là ông xã của tôi, đành cam chịu phận làm rể ở Úc sau khi tôi nhất quyết không chịu xa Má.

Chúng tôi đã có với nhau hai đứa con trai kháu khỉnh. Còn những tấm hình chụp ở World Trade Center, 3 nhân vật chính trong hình chỉ còn một sống sót. Má tôi đã mất rất đột ngột 3 năm trước. Hai tòa nhà sanh đôi cũng không còn nữa. Chỉ còn tôi ở lại với bao niềm nuối tiếc. Tôi viết những dòng này cũng là lúc giỗ Má 3 năm. Lạy Má. Con kính xin Trời Phật nguyện cho hương linh của Má được về noi vĩnh hằng, nơi không có nghèo khổ hận thù, nơi Má sẽ được sống hạnh phúc mãi mãi để bù lại những ngày cực khổ một mình Má nuôi 6 đứa con nên người.

LAN ANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,351,359
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến